intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi học kì sắp tới cùng củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Yên Hòa

  1. Trường THPT Yên Hoà ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 Tổ Tự Nhiên MÔN SINH HỌC 12 Phần 1. Lý thuyết Phạm vi nội dung ôn tập: từ chương 1: Cơ chế di truyền cấp phân tử đến hết phầ n Sinh thái ho ̣c SGK Sinh học lớp 12 Câu hỏi gợi ý: 1. Cấu trúc chung của gen? Phân biệt gen nhân thực với gen nhân sơ? Đặc điểm của mã di truyền? 2. Cơ chế và ý nghĩa của các quá trình: tái bản AND, phiên mã, dịch mã, điều hoà hoạt động của gen. 3. Chuyên đề “Biến dị” gồm: - Biến dị di truyền : Đột biến: Các dạng, cơ chế và hậu quả của đột biến gen và đột biến NST. - Biến dị không di truyền: Thường biến 4. Các quy luật di truyền: Nội dung, tỷ lệ chung, cách nhận biết từng quy luật (quy luật phân li, quy luật phân li độc lập, quy luật tương tác gen không alen, liên kết và hoán vị gen, liên kết với giới tính, di truyền ngoài nhân), ý nghĩa của các quy luật di truyền. 5. Phương pháp xác định nhóm gen liên kết, tần số hoán vị gen. 6. Các phép lai để xác định quy luật di truyền: Lai thuận nghịch, lai phân tích. 7. Nguyên tắc áp dụng quy luật nhân xác suất trong giải các bài toán quy luật di truyền. 8. Các đặc trưng di truyền của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối. 9. Khái niệm về tần số tương đối của các alen và tần số kiểu gen. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể tự phối sau n thế hệ, của quần thể giao phối ngẫu nhiên. 10. Nội dung định luật Hardy-Weiberg , điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật. 11. Mô tả đặc điểm một số bệnh di truyền ở người. Nêu phương pháp phòng và chữa các bệnh di truyền ở người. 12. Nêu được các phương pháp ứng dụng di truyền trong chọn, tạo giống 13. Nội dung các học thuyết tiến hóa, các bằng chứng tiến hóa 14. Các con đường hình thành loài mới, hình thành đặc điểm thích nghi theo quan điểm Đác Uyn và quan điểm hiện đại 15. Sự phát sinh phát triển của sinh vật và sự phát sinh loài người 16. Nhân tố sinh thái ? ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật ? 17. Quần thể và các đặc trưng cơ bản của quần thể ? Mối quan hệ giữa các loài trong quần thể ? 18. Quần xã và hệ sinh thái ? đặc trưng và mối quan hệ trong quần xã ? 19. Dòng năng lượng trong HST? Chuỗi thức ăn va lưới thức ăn ? 20. Các chu trình trong HST, Sinh quyển và tài nguyên thiên nhiên/ PHẦN 2 – BÀI TẬP Học sinh ôn lại các dạng bài tập trong SGK sau các bài học và bài ôn tập chương. Tham khảo các bài tập trong sách bài tập sinh học lớp 12. Một số dạng bài tập minh hoạ: Dạng 1: Xác định chiều dài của gen bình thường và gen sau đột biến khi biết số lượng của từng loại Nu và dạng đột biến. Dạng 2: Xác định số NST trong các thể dị bội khi biết bộ NST 2n của loài. Xác định cơ chế hình thành các thể đột biến đó. Dạng 3: Vận dụng thành thạo bảng công thức của Menden, công thức nhân xác suất để tinh số giao tử, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình (không cần viết sơ đồ lai). Dạng 4: Cho biết tỷ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời con của các phép lai, tìm kiểu gen của bố mẹ và xác định quy luật di truyền chi phối. Dạng 5. Cho kiểu gen hoặc kiểu hình của bố mẹ trong các phép lai, biện luận và viết sơ đồ lai. Dạng 6: Xác định tần số tương đối của các alen, tần số KG trong quần thể tự phối, trong quần thể ngẫu phối. Xác định cấu trúc di truyền và trạng thái cân bằng của quần thể? Dạng 7. Phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền tật, bệnh trong sơ đồ. 1
  2. MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HOẠ I. PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây xảy ra trong cơ chế điều hòa hoạt động của Opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ? A. ARN pôlimeraza bám vào vùng khởi động của gen cấu trúc và tiến hành dịch mã B. Gen điều hòa bị ức chế, không hoạt động C. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành để ức chế phiên mã ở gen cấu trúc D. Enzim phân giải lactôzơ được tổng hợp Câu 2: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã. (2) Mọi đột biến gen đều chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của tác nhân đột biến. (3) Tất cả các đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. (4) Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. (5) Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. (6) Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểuhình. (7) Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. A. 1 B. 6 C. 5 D. 3 Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây? (1) Phân tử ADN mạch kép (2) phân tử tARN (3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã A. (1) và (3) B. (1) và (2) C. (2) và (4) D. (3) và (4) Câu 4 : Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là A. thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X B. mất một cặp A - T C. mất một cặp G – X D. thay thế một cặp G - X bằng một cặp A – T Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực? (1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tể bào chất. (2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào chất. (3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng. (4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 6: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân chuẩn? A. Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn B. Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzim nối ligaza. C. Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi. D. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung. Câu 7. Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai? A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục. B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn. D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’. Câu 8. Khi nói về mã di truyền, cho các phát biểu sau (1). Ở sinh vật thực, bộ ba 5'AUG3' có chức năng khởi đầu quá trình dịch mã và mã hóa axit amin mêtiônin (2). Bộ ba 5'UAG3' không mã hóa axit amin và quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. (3). Tính thoái hóa của mã di truyền có nghĩa là mỗi bộ ba có thể mã hóa cho nhiều loại axit amin. (4). Với 3 loại nuclêôtit là A, X, G thì chỉ tạo ra được 26 loại bộ ba mã hóa axit amin vì có 1 bộ kết thúc không mã hóa axit amin. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? 2
  3. A. 3. B. 2. C. 1 D. 4. Câu 9: Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 9, 11, 16 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp có khả năng: A. mất một axitamin và khả năng xuất hiện tối đa 3 axitamin mới. B. mất một axitamin C. thay đổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi. D. thay thế một axitamin khác Câu 10 Điều không đúng về điểm khác biệt giữa thường biến và đột biến là: thường biến A. phát sinh do ảnh hưởng của môi trường như khí hậu, thức ăn... thông qua trao đổi chất. B. di truyền được và là nguồn nguyên liệu của chọn giống cũng như tiến hóa. C. biến đổi liên tục, đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với đều kiện môi trường. D. bảo đảm sự thích nghi của cơ thể trước sự biến đổi của môi trường. Câu 11: Trong quần thể người có một số bệnh, tật và hội chứng di truyền như sau: (1) Bệnh ung thư máu. (2) Bệnh hồng cầu hình liềm. (3) Bệnh bạch tạng. (4) Hội chứng Claiphentơ. (5) Tật dính ngón tay số 2 và 3. (6) Bệnh máu khó đông. (7) Hội chứng Tớcnơ. (8) Hội chứng Đao. (9) Bệnh mù màu. Có bao nhiệu đột biến lệch bội trong các bệnh, tật và hội chứng trên : A. 2 B. 3 C. 4. D. 5 Câu 12: Xét các dạng đột biến sau: (1) Mất đoạn NST. (2) Lặp đoạn NST. (3) Chuyển đoạn không tương hỗ. (4) Đảo đoạn NST. (5) Thể một. Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng một gen trong tế bào? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13: Sự co xoắn ở các mức độ khác nhau của nhiễm sắc thể tạo điều kiện thuận lợi cho A. sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. B. sự tổ hợp nhiễm sắc thể trong phân bào. C. sự biểu hiện hình thái NST ở kì giữa. D. sự phân li và tổ hợp NST trong phân bào. Câu 14 : Trong mô ̣t tế bào sinh tinh, xét hai că ̣p nhiễm sắ c thể đươ ̣c kí hiê ̣u là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, că ̣p Aa phân li biǹ h thường, că ̣p Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra biǹ h thường. Các loa ̣i giao tử có thể đươ ̣c ta ̣o ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là A. ABb và A hoă ̣c aBb và a B. ABb và a hoă ̣c aBb và A C. Abb và B hoă ̣c ABB và b D. ABB và abb hoă ̣c AAB và aab Câu 15 : Ở cà độc dược (2n = 24) người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này : A. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình giống nhau B. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình giống nhau C. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma khác nhau và có kiểu hình khác nhau D. có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma giống nhau và có kiểu hình khác nhau Câu 16 : Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có chiều ngang 30nm là A. sợi ADN. B. sợi cơ bản. C. sợi nhiễm sắc D. cấu trúc siêu xoắn. Câu 17: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn. C. đảo đoạn. D. hoán vị gen. Câu 18: Mức độ gây hại của alen đột biến đối với thể đột biến phụ thuộc vào A. tác động của các tác nhân gây đột biến. B. điều kiện môi trường sống của thể đột biến. C. tổ hợp gen mang đột biến. D. môi trường và tổ hợp gen mang đột biến. Câu 19: Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit nếu xảy ra trong một bộ ba giữa gen, có thể A. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp. B. làm thay đổi nhiều nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp. C. làm thay đổi ít nhất một axit amin trong chuỗi pôlypeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp. D. làm thay đổi một số axit amin trong chuỗi pôlypeptít do gen đó chỉ huy tổng hợp. Câu 20: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là A. lặp đoạn. B. mất đoạn. C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn. Câu 21: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? A. Đột biến gen. B. Mất đoạn nhỏ. C. Chuyển đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội. Câu 22: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là: A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D.UUG,UAA, UGA Câu 23: Trong mô ̣t lầ n nguyên phân của mô ̣t tế bào ở thể lưỡng bô ̣i, mô ̣t nhiễm sắ c thể của că ̣p số 3 và mô ̣t nhiễm sắ c thể của că ̣p số 6 không phân ly, các nhiễm sắ c thể khác phân ly bình thường. Kế t quả của quá triǹ h này có thể ta ̣o ra các tế bào con có bô ̣ NST là: 3
  4. A. 2n + 2 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 2 - 1. B. 2n + 1 - 1 và 2n - 2 - 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n - 1 + 1. C. 2n + 1 + 1 và 2n - 1 - 1 hoặc 2n + 1 - 1 và 2n - 1 + 1. D. 2n + 1 + 1 và 2n - 2 hoặc 2n + 2 và 2n - 1 - 1. Câu 24: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân. B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội. C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8. D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân. Câu 25: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ? A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n). B. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n+1). C. Giao tử (n-1) kết hợp với giao tử (n+1) D. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). II. PHẦN QUY LUẬT DI TRUYỀN Câu 1. Cho phép lai P: AaBbddEe x AaBBddEe (các gen trội là trội hoàn toàn). Tỉ lệ loại kiểu hình mang 2 tính trội và 2 tính lặn ở F1 là A. 9/16 B. 6/16 C. 6/16 D. 3/16 Câu 2. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Giả sử đột biến làm phát sinh thể một ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu dạng thể một khác nhau thuộc loài này? A. 12. B. 24. C. 25. D. 23. Câu 3. : Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Tính theo lí thuyết, trong số bí quả tròn thu được ở F2 thì số bí quả tròn đồng hợp chiếm tỉ lệ A. 1/4. B. 3/4. C. 1/3. D. 1/8. Câu 4: Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình? A. Dd x Dd B. DD x dd C. dd x dd D. DD x DD Câu 5: Ở đậu Hà Lan, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai? A. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình B. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình C. Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. D. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. Câu 6. Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%? A. Thế hệ F3. B. Thế hệ F2. C. Thế hệ F4. D. Thế hệ F5. Câu 7. Ở một loài động vật, màu sắc lông do 2 locus nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau chi phối. Kiểu hình của cá thể được chi phối theo mô hình: khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho lông đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho lông hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho cá thể lông hồng thuần chủng giao phấn với cá thể lông đỏ (P), thu được F1 gồm có tỷ lệ lông đỏ: lông hồng =1:1. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên? (1) AAbb × AaBb (3) AAbb × AaBB (5) aaBb × AaBB (2) aaBB × AaBb (4) AAbb × AABb (6) Aabb ×AABb 4
  5. Đáp án đúng là: A. (3), (4), (5), (6). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3), (5). D. (3), (4), (6). Câu 8: Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình có người mắc bệnh máu khó đông. Xác suất đứa trẻ có dấu “?” trong sơ đồ là con trai và mang bệnh là bao nhiêu biết bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X gây ra A. 1/8 B. 1/10 C. 1/12 D. 1/2 Câu 9. Cho các bệnh, hội chứng, tật di truyền dưới đây: (1). Thiếu máu hồng cầu hình liềm (2). Mù màu (3). Máu khó đông (4). Hội chứng tớc nơ (5). Hội chứng Đao (6). Túm lông ở tai Số lượng các bệnh, tật, hội chứng có liên quan đến NST giới tính là: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 A a a Câu 10. Phép lai P: ♀X X x ♂X Y, thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp NST giới tính không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; quá trình giảm phân hình thành giao tử đực diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong số các cá thể F1, có thể xuất hiện cá thể có kiểu gen nào sau đây? A. XAXAY. B. XAXAXa. C. XaXaY. D. XAXaXa. Câu 11. Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tất cả các ruồi đực đều mắt đỏ? A. X aX a × XAY. B. X AX A × XaY. C. X AX a × XaY. D. X AX a × XAY. Câu 12: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, cho các kết luận sau: (1) Chỉ có tế bào sinh dục mới có nhiễm sắc thể giới tính. (2) Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể. (3) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể Y thường tồn tại theo cặp alen. (4) Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X không tồn tại theo cặp alen. (5) Gen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y luôn tồn tại theo cặp alen. (6) Đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST giới tính Y. Số kết luận đúng là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13. Theo định luật Hacđi - Vanbec, có bao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở trạng thái cân bằng di truyền? (1) 0,5AA : 0,5aa. (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. (3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa. (4) 0,75AA : 0,25aa. (5) 100% AA. (6) 100% Aa. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 14. Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%? A. Thế hệ F3. B. Thế hệ F2. C. Thế hệ F4. D. Thế hệ F5. Câu 15: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ sau A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen Câu 16: Dùng cônsixin để xử lí các hợp tử lưỡng bội có kiểu gen Aa thu được các thể tứ bội. Cho các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trường hợp các cây bố mẹ giảm phân bình thường, tính theo lí thuyết tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: A. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa : 1aaaa. B. 1AAAA : 8AAaa : 18AAAa : 8Aaaa : 1aaaa. C. 1AAAA : 4AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa. D. 1AAAA : 8AAAa : 18Aaaa : 8AAaa : 1aaaa. 5
  6. Ab Câu 17: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể (hoán vị gen aB với tần số f = 20%) lai phân tích. Xác định tỉ lệ loại kiểu hình lặn được hình thành ở Fa. A. 20% B. 10% C. 40% D. 5% Câu 18: Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Phép lai nào dưới đây sẽ cho tỷ lệ phân tính 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi đực mắt trắng? A. ♀XWXW x ♂XwY B. ♀XWXw x ♂XwY C. ♀XWXw x ♂XWY D. ♀XwXw x ♂XWY Câu 19: Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho ngẫu phối, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là: A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa. Câu 20: Trên quần đảo Mađơrơ, ở một loài côn trùng cánh cứng, gen A quy định cánh dài trội không hoàn toàn so với gen a quy định không cánh, kiểu gen Aa quy định cánh ngắn. Một quần thể của loài này lúc mới sinh có thành phần kiểu gen là 0,25AA: 0,6Aa: 0,15aa, khi vừa mới trưởng thành các cá thể có cánh dài không chịu nổi gió mạnh bị cuốn ra biển. Tính theo lí thuyết thành phần kiểu gen của quần thể mới sinh ở thế hệ kế tiếp là: A. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa B. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa C. 0,3025AA: 0,495Aa: 0,2025aa D. 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa Câu 21: Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội. (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp  - carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến? A. 1 B .2 C. 3 D. 4 Câu 22: Cho các phương pháp sau: (1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài. (3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1. (4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội. Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là: A. (1), (2). B. (1), (4). C. (2), (3). D. (1), (3). Câu 23: Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm. C. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi. D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại. Câu 24: Enzim cắt sử dụng trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có tên là A. restrictaza. B. ligaza. C. ADN-pôlimeraza. D. ARN-pôlimeraza. Câu 25: Khi nói về ADN tái tổ hơ ̣p, điề u nào sau đây là không đúng? A. ADN tái tổ hơ ̣p là phân tử ADN chứa thể truyề n và gen cầ n chuyể n. B. ADN tái tổ hơ ̣p đươ ̣c ta ̣o ra do gắ n gen cầ n chuyể n vào thể truyề n. C. Trong tự nhiên, ADN tái tổ hơ ̣p làm nhiê ̣m vu ̣ tái tổ hơ ̣p la ̣i vâ ̣t chấ t di truyề n của các loài. D. Khi chuyể n vào tế bào nhâ ̣n, ADN tái tổ hợp nhân đôi đô ̣c lâ ̣p với hệ gen nhân của tế bào nhận. III - TIẾN HÓA Câu 1. Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau: Thế hệ Cấu trúc di truyền Thế hệ Cấu trúc di truyền P 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1 F3 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 F1 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 F4 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1 F2 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1 Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này? A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn. B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội. 6
  7. C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử. D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Câu 2. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên A. kiểu gen. B. alen. C. kiểu hình. D. gen. Câu 3.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá đồng quy. C.sự tiến hoá song hành. D.phản ánh nguồn gốc chung. Câu 4.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A.sự tiến hoá phân li. B.sự tiến hoá đồng quy. C.sự tiến hoá song hành. D.nguồn gốc chung. Câu 5: Cho các thông tin sau : (1) Cơ chế tiến hóa là sự tích lũy biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. (2) Cơ chế tiến hóa là đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động (3) kết quả của chọn lọc tự nhiên là tạo nên lòai sinh vật có khả năng thích nghi với môi trường (4) động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn. Có bao nhiêu nội dung nói về quan niệm của Đác uyn A.1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6. Cơ quan thóai hóa là cơ quan A.phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. B.biến mất hòan tòan. C. thay đổi cấu tạo phù hợp chức năng. D. thay đổi cấu tạo. Câu 7 . Hai cơ quan tương đồng là A. gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan B. mang của loài cá và mang của các loài tôm. C. chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi. D. gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. Câu 8. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể. (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. (6) Làm nhanh hay chậm tốc độ tiến hóa Có bao nhiêu thông tin nói về vai trò của CLTN ? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 9. Theo Đácuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các A. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 10. Theo Đacuyn, loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian A. và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống. C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung. D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. Câu 11. Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể. Câu 12. Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là A. đấu tranh sinh tồn. B. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên. C.đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. D. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể. Câu 13. Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp A. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp. B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. C. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. Câu 14: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ A. Pecmi. B. Cacbon (than đá) C. Silua. D. Cambri. Câu 15: Cho nhân tố sau : (1) Biến động di truyền (2) Đột biến (3) Giao phối không ngẫu nhiên 7
  8. (4) Giao phối ngẫu nhiên (5) Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là A. (2), (4) B. (1), (3) C (1), (4) D. (1), (2) Câu 16. Cho các phát biểu sau về thuyết tiến hóa hiện đại : (1) Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể (2) Cơ quan thoái hóa là cơ quan có cùng chức năng nhưng khác nguồn gốc (3) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện (4) Tất cả các biến dị đều là nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên. (5) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng có thể cùng hay khác nhau chức năng (6) Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi. Có bao nhiêu phát biểu không đúng A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. nguồn gen du nhập. C. biến dị tổ hợp. D. quá trình giao phối. Câu 18. Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể. Câu 19. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. đột biến. B.giao phối không ngẫu nhiên. C. chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen Câu 20. Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải A. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. B. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội. C. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội. D. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. Câu 21. Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên .D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 22. Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc. B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể. Câu 23: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên A. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. B. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. C. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định D. là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa Câu 24. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, lịch sử hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của A.Đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. B.Biến dị, di truyền và phân li tính trạng. C. Biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. D. Biến dị, di truyền và giao phối. Câu 25. Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì nhân tố đóng vai trò sàng lọc và giữ lại kiểu gen thích nghi là A. Đột biến. B. chọn lọc tự nhiên C. giao phối. D. cách li. Câu 26. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới? A. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến D. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới Câu 27. Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen. B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc. C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D.củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen. Câu 28. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng A. Thực vật B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa C. Động vật D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển Câu 29. Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp. C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. Câu 30: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là 8
  9. A. axit nuclêic và lipit. C. prôtêin và axit nuclêic. B. saccarit và phôtpholipit. D. prôtêin và lipit. Câu 31: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời. D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. Câu 32: Bằ ng chứng nào sau đây phản ánh sự tiế n hoá hô ̣i tu ̣ (đồ ng quy) ? A. Gai cây hoàng liên là biế n da ̣ng của lá, gai cây hoa hồ ng là do sự phát triể n của biể u bì thân B. Gai xương rồ ng, tua cuố n của đâ ̣u Hà Lan đề u là biế n da ̣ng của lá. C. Chi trước của các loài đô ̣ng vâ ̣t có xương số ng có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. D. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhi,̣ ở giữa hoa vẫn còn di tić h của nhuy.̣ Câu 33 Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật? A.Dột biến và di – nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen. B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. Câu 34: Nếu một alen đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong quá trình giảm phân thì alen đó A. được tổ hợp với alen trội tạo ra thể đột biến. B. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình. C. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối. D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết. Câu 35: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định. C. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi. D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. Câu 36: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: (1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. (2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. (3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. (4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể. (5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. Có bao nhêu thông tin nói về vai trò của đột biến gen A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 37: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về tiến hoá nhỏ? (1) Tiến hoá nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp (2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. (4) Tiến hoá nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 38: Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây sai? A. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi. B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. C. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá. D. Cách li địa lí không nhất thiết dẫn đến cách li sinh sản. Câu 39: Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, trong khí quyển của Trái Đất nguyên thuỷ không có khí nào sau đây? A. H2. B. Hơi nước. C. O2. D. NH3. Câu 7: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành loài mới A. bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức chủ yếu nhất ở mọi loài sinh vật. B. là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc. 9
  10. C. là một quá trình lịch sử, chịu sự chi phối của ba nhân tố là thường biến, biến dị tổ hợp và các cơ chế cách li. D. chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi, quần thể hoặc loài ban đầu chịu áp lực của các tác nhân gây đột biến. IV – SINH THÁI HỌC Câu 1: Giới hạn sinh thái là: A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được. Câu 2: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ? A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. Câu 3: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ A. hội sinh. B. ký sinh. C. cộng sinh. D. cạnh tranh. Câu 4 Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng? A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối. B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể. C. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu...). D. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột...). Câu 5: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở: A.cộng sinh, hội sinh, hợp tác B.quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm C.kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm D.cộng sinh, hội sinh, kí sinh Câu 6. Xét các yếu tố sau đây: (1) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. (2) Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể trong quần thể . (3) Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. (4) Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể : A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật? A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng. Câu 9: Cho các hiện tượng sau : (1) Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng (2) Cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở (2) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ (3) cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ (4) Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu (5) Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. (6) Cua biển mang trên thân những con hải quỳ Có bao nhiêu mối quan hệ cộng sinh ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 10
  11. Câu 10: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: A.cạnh tranh cùng loài B.khống chế sinh học C.cân bằng sinh học D.cân bằng quần thể Câu 11: Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô  sâu ăn lá ngô  nhái  rắn hổ mang  diều hâu. Xét các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về chuỗi thức ăn trên ? (1) Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ bậc 3 (2) Đây là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất (3) Nhái thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 (4) chuỗi thức ăn có 5 mắt xích (5) Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang, diều hâu là các động vật ăn thịt A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 12: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia ? A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn Câu 13: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3 thành nitơ ở dạng NH 4 ? A. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất B. Thực vật tự dưỡng C. Vi khuẩn phản nitrat hoá D. Động vật đa bào Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? A.Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa. C. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt. D.Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình. Câu 15: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal Hiệu suất sinh thái giữa bật dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bật dinh dưỡng cấp 4 với bật dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là : A.9% và 10% B. 12% và 10% C. 10% và 12% D. 10% và 9% Câu 16: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái (1) Thực vật nổi ; (2) Động vật nổi ; (3) Giun ; (4) Cỏ ; (5) Cá ăn thịt Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là: A. (2) và (3) B. (1) và (4) C. (2) và (5) D. (3) và (4) Câu 17: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng: A.cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit B.thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ C.động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt D.phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình Câu 18: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn. III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4. IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G. A. 2. B. 1. C. 3.(I sai vì có 6 chuỗi) D. 4. Câu 19: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì: A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. 11
  12. C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. D. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. Câu 20: Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và cùng thuộc một bậc dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng. II. Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N III. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. A. 1 B. 3 (gồm I, II, III) C. 2 D. 4 Câu 21: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau : (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là A. (3) và (4). B. (1) và (4). C. (1) và (2). D. (2) và (3). Câu 22: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, thỏ, nai. C. cào cào, chim sâu, báo. D. chim sâu, mèo rừng, báo. Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? A. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ D. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. Câu 24: Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình nitơ trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa thực hiện. (2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit hóa thực hiện. (3) Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nitơ cung cấp cho cây sẽ giảm. (4) Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định đạm thực hiện. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái ? A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Câu 26: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái là A. sinh vật phân huỷ B. động vật ăn thịt C. động vật ăn thực vật D. sinh vật sản xuất Câu 27: Trong một hệ sinh thái A. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình B. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình D. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn. Câu 28: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? 12
  13. A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. Câu 29: .Cho các hoạt động sau của con người: I. Tăng cường khai thác rừng nguyên sinh. II. Bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. III. Xử lí chất thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường. IV. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động góp phần duy trì đa dạng sinh học? A.2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 30. Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm bởi thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào sẽ bị nhiễm độc nặng nhất? A. Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → chim → người B. Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người C. Tảo đơn bào → cá → người D. Tảo đơn bào → thân mềm → cá → người. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2