intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập môn Thiết bị điện điện tử - Phần II: Máy điện

Chia sẻ: Ninh Ninh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

175
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập môn Thiết bị điện điện tử - Phần II: Máy điện tổng hợp các kiến thức lý thuyết về máy biến áp, động cơ không đồng bộ 3 pha, động cơ điện 1 chiều, máy điện đồng bộ sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên dang học môn học này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Thiết bị điện điện tử - Phần II: Máy điện

  1. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN THIẾT BỊ ĐIỆN ĐIỆN TỬ Phần II: Máy điện SVTH : Nguyễn Mạnh Ninh Lớp     : Điện 6A MSSV : 12104100411 SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  2. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp I. MÁY BIẾN ÁP.      Máy biến áp hay máy biến thế, gọi gọn là biến áp, là thiết  bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện  xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ. 1. Cấu tạo.      Gồm hai bộ phận chính: lõi thép và dây quấn.     ­ Lõi thép Máy biến áp :      Dùng để dẫn từ thông chính của Máy, được chế tạo từ vật  liệu dẫn từ tốt, thường là thép kỹ thuật điện mỏng ghép lại.       Để  giảm dòng điện xoáy trong lõi thép, người ta dùng lá  thép kỹ thuật điện, hai Mặt có sơn cách điện ghép lại với nhau  thành lõi thép.     ­ Dây quấn Máy biến áp      Được chế tạo bằng dây đồng hoặc nhôm có tiết diện tròn  hoặc chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có bọc cách điện.       Máy biến áp có công suất nhỏ thì làm mát bằng không khí       Máy có công suất lớn thì làm mát bằng dầu, vỏ  thùng có   cánh tản nhiệt. 2. Nguyên lý làm việc.          Khi ta nối dây quấn sơ  cấp vào nguồn điện xoay chiều  điện áp U1 sẽ có dòng điện sơ cấp I1 .        Dòng điện I1 sinh ra từ  thông fi biến thiên chạy trong lõi  thép. Từ  thông này Móc vòng đồng thời với cả  hai dây quấn   sơ cấp và thứ cấp được gọi là từ thông chính. SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  3. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp       Theo định luật cảm ứng điện từ:      e1 = ­ W1 dfi/dt      e2 = ­ W2 dfi/dt W1, W2 là số vòng dây quấn sơ cấp  và thứ cấp.      Khi Máy biến áp có tải, dưới tác động của sức điện động  e2, có dòng điện thứ cấp I2 cung cấp điện cho tải.      Từ thông  fi biến thiên hình sin fi = fiMax sinWt Ta có:      k = E1/ E2= W1/ W2 , k được gọi là hệ số biến áp.       ­ Bỏ qua điện trở dây quấn và từ  thông tản ra ngoài không  khí ta có:          U1/ U2 xấp xỉ E1/ E2 = W1/ W2 = k       ­ Bỏ qua Mọi tổn hao trong Máy biến áp, ta có: SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  4. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp          U2 I2xấp xỉ U1 I1 suy ra U1/U2 xấp xỉ I2/I1 =W1/W2 = k   3. Ứng dụng.          Công dụng của Máy biến áp là truyền tải và phân phối  điện năng trong hệ thống điện.      Muốn giảm tổn hao dP = I 2.R trên đường dây truyền tải có  hai phương án:   ­ Phương án 1: Giảm điện trở R của đường dây (R = r.l/S) Muốn giảm R ta tăng tiết diện dây dẫn S, tức là tăng khối  lượng dây dẫn, các trụ  đỡ  cho đường dây, chi phí xây dựng   đường dây tải điện rất lớn ( phương án này không kinh tế)   ­ Phương án 2: Giảm dòng điện I chạy trên đường dây truyền  tải.  Muốn giảm I ta phải tăng điện áp, ta cần dùng máy tăng áp vì  đối với Máy biến áp U1I1 = U2.I2 ( phương án này kinh tế  và  hiệu quả hơn)  Máy biến áp còn được dùng rộng rãi : Trong kỹ  thuật hàn, thiết bị  lò nung, trong kỹ  thuật vô tuyến  điện, trong lĩnh vực đo lường. trong các thiết bị  tự động, làm  nguồn cho thiết bị  điện, điện tử  , trong thiết bị  sinh hoạt gia  đình v.v.   II. ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA. 1. Cấu tạo.       Cơ  cấu động cơ  không đồng bộ  (ĐCKĐB) tuỳ  theo kiểu  loại vỏ  bọc kín hoặc hở, là do hệ  thống làm mát bằng cánh  SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  5. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp quạt thông gió đặt  ở  bên trong hay bên ngoài động cơ. Nhìn  chung motor giam toc có hai phần chính là phần tỉnh và phần  quay.      Nhìn chung nó có hai phần chính là phần tỉnh và phần quay:    ­ Phần tĩnh: phần tĩnh hay còn gọi là stato gồm hai bộ phận  chính là lõi thép và dây quấn.   + Lõi thép:      Là bộ phận dẩn từ của máy có dạng hình trụ rổng, lõi thép  được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện dày 0,35 đén 0,5 mm,  được dập theo hình vành khăn, phía trong có xẻ  rảnh để  đặt  dây quấn và được sơn phủ trước khi ghép lại.   + Dây quấn:          Dây quấn stato làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm (loại  dây email) đặt trong các rảnh của lõi thép.      Hai bộ phận chính trên còn có các bộ phận phụ bao bọc lõi  thép là vỏ  máy được làm bằng nhôm hoặc gang dùng để  giử  chặt lõi thép phía dưới là chân đế để bắt chặt vào bệ máy, hai  đầu có hai nắp làm bằng vật liệu cùng loại với vỏ máy, trong  nắp có  ổ  đỡ  (hay còn gọi là bạc) dùng để  đở  trục quay của   rôto. SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  6. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp    ­ Phần quay: Hay còn gọi là rôto, gồm có lõi thép, dây quấn  và trục máy.   + Lõi thép:      Có dạng hình trụ đặc làm bằng các lá thép kỹ  thuật điện,  dặp thành hình dĩa và ép chặt lại, trên mặt có các đường rãnh  để đặt các thanh dẩn hoặc dây quấn. Lõi thép được ghép chặt  với trục quay và đặt trên hai ổ đở của stato.    + Dây quấn:        Trên rôto có hai loại: rôto lồng sốc và rôto dây quấn.         Loại rôto dây quấn có dây quấn giống như stato, loại này  có  ưu điểm là môment quay lớn nhưng kết cấu phức tạp, giá  thành tương đối cao.        Loại rôto lồng sóc: kết cấu của loại này rất khác với dây  quấn của stato. Nó được chế tạo bằng cách đúc nhôm vào các  rãnh của rôto, tạo thành các thanh nhôm và được nối ngắn   mạch ở hai đầu và có đúc thêm các cánh quạt để  làm mát bên  trong khi rôto quay.         Phần dây quấn được tạo từ  các thanh nhôm và hai vòng  ngắn mạch có hình dạng như một cái lồng nên gọi là rôto lồng  sóc. Các đường rãnh trên rôto thông thường được dập xiên với  trục, nhằm cải thiện đặt tính mở máy và giảm bớt hiện tượng   rung chuyển do lực điện từ tác dụng lên rôto không liên tục. 2. Nguyên lý hoạt động.      Muốn cho động cơ  làm việc, stato của động cơ cần được  cấp dòng điện xoay chiều. Dòng điện qua dây quấn stato sẽ  tạo ra từ trường quay với tốc độ: n=60. f/p (vòng/phút)  trong đó: f­ là tần số của nguồn điện  SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  7. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp                  p­ là số đôi cực của dây quấn stato        Trong quá trình quay từ  trường này sẽ  quét qua các thanh  dẩn của rôto, làm xuất hiện sức điện động cảm  ứng. Vì dây  quấn rôto là kín mạch nên sức điện động này tạo ra dòng điện  trong các thanh dẫn của rôto. Các thanh dẩn có dòng điện lại  nằm trong từ  trường, nên sẽ  tương tác với nhau, tạo ra lực  điện từ đặc vào các thanh dẫn.      Tổng hợp các lực này sẽ tạo ra môment quay đối với trục   rôto, làm cho rôto quay theo chiều của từ trường.       Khi ĐC làm việc, tốc độ của rôto (n) luôn nhỏ hơn tốc độ  của từ trường (n1) ( tức là n )      Kết quả là rôto quay chậm lại nên luôn nhỏ hơn n1, vì thế  động cơ được gọi là động cơ không đồng bộ.       Độ sai lệch giữa tốc độ rôto và tốc độ từ trường được goi   là hệ số trược, ký hiệu là: S.      Thông thường hệ số trược vào khoảng 2% đến 10% 3. Ứng dụng.     Ưu điểm của động cơ đồng bộ:     ­ Tốc độ không phụ thuộc tải, chỉ phụ thuộc tần số.     ­ Có thể điều chỉnh hệ số công suất cos φ theo ý muốn.        Máy sấy tóc, máy xay sinh tố, máy khoan cầm tay, động cơ  máy may vv... dùng động cơ xoay chiều có vành góp, còn gọi  là động cơ vạn năng (Universal motor). Động cơ này có kết  cấu giống hệt động cơ điện một chiều kích thích nối tiếp. Vì  thế nó sử dụng được ở cả xoay chiều lẫn một chiều. Vì thế  SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  8. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp nên mới gọi là vạn năng. Cổ góp ở động cơ này có nhiều  phiến.      Động cơ trong máy giặt thường là động cơ không đồng bộ  rotor lồng sóc. Động cơ này không có than và cổ góp.      Động cơ đồng bộ cũng có than nhưng không có cổ góp  nhiều phiến, mà có 2 (hoặc 4) khuyên tròn nhận điện. Dòng  điện đi vào Rotor phải là dòng một chiều. Một số động cơ  nhỏ, sử dụng rotor là nam châm vĩnh cửu, nên không có than và  vành góp. III. ĐỘNG CƠ ĐIỆN 1 CHIỀU.      Động cơ điện một chiều là máy điện chuyển đổi năng  lượng điện một chiều sang năng lượng cơ. Máy điện chuyển  đổi từ năng lượng cơ sang năng lượng điện là máy phát điện.       Đối với động cơ điện 1 chiều có loại không chổi than  (BLDC) và động cơ có chổi tha (DC). Do động cơ BLDC thực  chất là động cơ điện 3 pha không đồng bộ vì vậy mình chỉ xét  động cơ điện 1 chiều có chổi than. 1. Cấu tạo.      Động cơ điện một chiều là động cơ điện hoạt động với  dòng điện một chiều.      Gồm có 3 phần chính stator( phần cảm), rotor ( phần ứng),  và phần chỉnh lưu ( chổi than và cổ góp).   ­ Stator của động cơ điện 1 chiều thường là 1 hay nhiều cặp  SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  9. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp nam châm vĩnh cửu, hay nam châm điện.   ­ Rotor có các cuộn dây quấn và được nối với nguồn điện  một chiều.   ­ Bộ phận chỉnh lưu, nó có nhiệm vụ là đổi chiều dòng điện  trong khi chuyển động quay của rotor là liên tục. Thông  thường bộ phận này gồm có một bộ cổ góp và một bộ chổi  than tiếp xúc với cổ góp. 2. Nguyên lý hoạt động. Pha 1: Từ trường của rotor cùng cực với stator, sẽ đẩy nhau  tạo ra chuyển động quay của rotor. Pha 2: Rotor tiếp tục quay Pha 3: Bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa  stator và rotor cùng dấu, trở lại pha 1      Nếu trục của một động cơ điện một chiều được kéo bằng   1 lực ngoài, động cơ  sẽ  hoạt động như  một máy phát điện  SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  10. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp một   chiều,   và   tạo   ra   một   sức   điện   động   cảm   ứng  Electromotive force (EMF). Khi vận hành bình thường, rotor  khi quay sẽ  phát ra một điện áp gọi là sức phản điện động  counter­EMF (CEMF) hoặc sức điện độngđối kháng, vì nó đối  kháng lại điện áp bên ngoài đặt vào động cơ. Sức điện động  này tương tự như sức điện động phát ra khi động cơ được sử  dụng như một máy phát điện (như lúc ta nối một điện trở  tải  vào đầu ra của động cơ, và kéo trục động cơ  bằng một ngẫu  lực bên ngoài). Như  vậy điện áp đặt trên động cơ  bao gồm 2   thành phần: sức phản điện động, và điện áp giáng tạo ra do  điện trở nội của các cuộn dây phần ứng. Dòng điện chạy qua   động cơ được tính theo biều thức sau: I = (V_{Nguon}­V_{Phan Dien Dong})/R_{Phan Ung}     Công suất cơ mà động cơ đưa ra được, được tính bằng: 3. Ứng dụng.  Điều khiển tốc độ.  Điều khiển một số động cơ một chiều có chổi than. IV. MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ.       Những Máy điện xoay chiều có tốc độ  quay rôto n bằng   đúng tốc độ quay của từ trường stato n1 gọi là Máy điện đồng  bộ        Ở chế độ xác lập, Máy điện đồng bộ có tốc độ  quay rôto   luôn không đổi khi tải thay đổi. SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  11. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp 1. Cấu tạo.      Cấu tạo Máy điện đồng bộ gồm hai bộ phận chính là stato   và rôto .       Stato là phần tĩnh (còn gọi là phần ứng ), rôto là phần quay (còn gọi là phần cảm ).      ­ Phần tĩnh ( STATO)      Stato của Máy điện đồng bộ giống như stato của Máy điện  không đồng bộ     + Lõi thép:        Lõi thép stato hình trụ  do các lá thép kỹ  thuật điện được  dập rãnh bên trong, ghép lại với nhau tạo thành các rãnh theo  hướng  trục. lõi thép được ép vào trong vỏ Máy    + Dây quấn            Dây quấn stato làM bằng dây dẫn điện được bọc cách   điện (dây điện từ) được đặt trong các rãnh của lõi thép    ­ Phần quay ( RÔTO)       Rô to Máy điện đồng bộ  bao gồm lõi thép, cực từ  và dây  quấn kích từ. Dây quấn kích từ được cấp bởi nguồn điện Một  chiều để tạo ra từ trường cho máy. SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  12. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp      Hai đầu của dây quấn kích từ nối với hai vòng trượt đặt ở  đầu trục, thông qua hai chổi than để nối với nguồn 1 chiều.      Có hai loại: rôto cực từ ẩn và rôto cực lồi.   + Rôto cực lồi:      Dùng ở Máy có tốc độ thấp, có nhiều đôi cực. Rôto cực lồi   dây quấn kích từ quấn xung quanh thân cực từ   + Rôto cực ẩn:        Thường dùng  ở  Máy có tốc độ  cao 3000v/ph có Một đôi  cực. Rôto cực ẩn dây quấn kích từ được đặt ẩn trong các rãnh.    2. Nguyên lý làm việc.      Dòng điện kích từ (dòng điện không đổi) vào dây quấn kích   từ sẽ tạo nên từ trường rôto fio      Khi quay rôto bằng động cơ sơ cấp, từ trường của rôto sẽ  cắt dây quấn phần ứng stato và cảM ứng sức điện động xoay  SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  13. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp chiều hình sin có trị số hiệu dụng: E0=4,44fiW1kdqfio . Nếu rôto  có p đôi cực, tần số fi của sức điện động: fi = pn/60       Dây quấn ba pha stato có đặt  lệch nhau trong không gian  một góc 1200 điện, cho nên sức điện động các pha lệch nhau  góc pha 1200      Trong dây quấn stato xuất hiện Một nguồn điện ba pha đối  xứng     Khi dây quấn stato nối với tải, trong các dây quấn có dòng  điện ba pha: iA = IMax sinWt  iB = IMaxsin(Wt – 1200) iC = IMaxsin(Wt – 2400)     Dòng điện ba pha được tạo ra giống như ở Máy điện không  đồng bộ sẽ tạo nên từ trường quay, với tốc độ là n1 = 60fi/p (n  = 60fi/p =n1), đúng bằng tốc độ quay n của rôto.     Do đó máy điện này gọi là Máy điện đồng bộ. 3. Ứng dụng.    ­ Chế độ máy phát:      Máy phát điện đồng bộ là nguồn điện chính của lưới điện  quốc gia, trong đó động cơ sơ cấp là các tua bin hơi, tuabin khí  hoặc tuabin nước.   SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
  14. Trường Kinh tế Kỹ Thuật Công Nghiêp     Ở  các lưới điện công suất nhỏ, máy phát điện đồng bộ  được kéo bởi các động cơ  điêzen hoặc xăng, có thể  làm việc  đơn lẻ hoặc hai ba Máy làm việc song song    ­ Chế độ động cơ:      Động cơ  đồng bộ  công suất lớn được sử  dụng trong công  nghiệp luyện kim, khai thác mỏ, thiết bị lạnh, truyền động các  máy bơm, nén khí, quạt gió .v.v.      Động cơ  đồng bộ  công suất nhỏ  được sử  dụng trong các  thiết bị như đồng hồ điện, dụng cụ tự ghi, thiết bị lập chương   trình, máy bù đồng bộ.                          Cảm ơn thầy đã kiểm tra. SVTH: Nguyễn Mạnh Ninh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2