intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 8 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC ÔN TẬP PHẦN I. ĐỌC HIỂU 1. Truyện ngắn - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện;...) của truyện ngắn. - Học sinh cần hiểu và nắm vững kiến thức tưởng tượng trong tiếp nhận tác phẩm văn học, nhan đề và cách đặt nhan đề văn bản văn học. 2. Thơ sáu chữ, bảy chữ - Học sinh nhận biết và phân tích được một số yếu tố hình thức của thơ sáu chữ, bảy chữ (số chữ ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh; bố cục, mạch cảm xúc....) và tình cảm, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua bài thơ. + Bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ thường có nhiều vần. Vần thường là vần chân (được gieo ở cuối dòng thơ thứ nhất, thứ hai, thứ tư ở mỗi khổ), có thể gieo vần liền (vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ) hoặc vần cách (vần không được gieo liên tiếp mà thường cách ra một dòng thơ). + Bố cục là sự tổ chức, sắp xếp các dòng thơ, khổ thơ tương ứng với một nội dung nhất định để tạo thành một bài thơ. Các bài thơ Đường luật thường có bố cục cố định, chẳng hạn: thơ thất ngôn bát cú thường có bốn phần: đề, thực, luận, kết (mỗi phần hai câu); thơ tứ tuyệt cũng gồm bốn phần: khởi, thừa, chuyển, hợp (mỗi phần một câu). Thơ hiện đại (nói chung) thường bố cục theo nội dung mạch cảm xúc, mỗi phần có thể gồm nhiều câu, nhiều khổ. + Mạch cảm xúc là diễn biến dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả trong bài thơ + Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt được thể hiện xuyên suốt tác phẩm nhằm bộc lộ tư tưởng của tác giả. 3. Phần Tiếng Việt - Nhận biết và sử dụng được trợ từ, thán từ trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe. - Nhận biết được sắc thái nghĩa của từ ngữ và hiệu quả lựa chọn từ ngữ. 1
  2. PHẦN II. PHẦN VIẾT 1. Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. 2. Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ, bước đầu làm được bài thơ sáu chữ, bảy chữ. 3. Biết trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội phù hợp với lứa tuổi. 4. Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. LƯU Ý: - Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội là kể lại một sự kiện đã diễn ra, để lại cho bản thân người tham gia nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. - Chuyến đi có thể là đi du lịch cùng gia đình; đi tham quan một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử cùng bạn bè; đi thăm quê hương, gia đình của bạn bè trong dịp nghỉ; … - Hoạt động xã hội có thể là các sinh hoạt đoàn, đội; các việc làm công ích, tình nguyện như hoạt động tham quan di tích lịch sử, thiện nguyện, làm sạch môi trường, ngày hội đọc sách… - Biết kết hợp kể với miêu tả, bộc lộ cảm xúc. B. ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CÚC ÁO CỦA MẸ Nhất Băng (Trung Quốc) Cậu còn nhớ sinh nhật 12 tuổi. Vừa sáng tinh mơ, đã nghe thấy mẹ nói: “Con trông đây là cái gì?”. Cậu mở to mắt, trước mặt là một chiếc áo mới, kiểu quân phục như cậu từng mơ ước, hai hàng cúc đồng, trên vai áo có ba vạch màu xanh, đó là mốt quần áo “thịnh hành” trong học sinh. Cậu bỗng mừng rơn, vội mặc áo quần. Cậu muốn đến lớp, ra oai với các bạn. Từ nhỏ đến lớn, cậu toàn mặc quần áo cũ của anh, vá chằng vá đụp nữa! Quả nhiên đúng như dự kiến, khi cậu bước vào lớp, ánh mắt của các bạn đều trố lên. Các bạn đều không ngờ được rằng, cậu bạn lúc nào cũng mặt mày lọ lem, đầu bù tóc rối bụi bặm cũng có lúc vẻ vang rạng rỡ như thế. Cậu hoàn thành tiết học đầu tiên một cách vui vẻ, hởi lòng hởi dạ. Trong giờ giải lao, các bạn đều vây quanh cậu. Có bạn bỗng hỏi: “Ô hay! Tại sao khuy áo của bạn không giống của chúng mình nhỉ?” Lúc ấy, cậu mới nhìn kỹ cúc áo của mình, quả thật không giống cúc áo của người khác, hai dãy thẳng đứng. Còn cúc áo của cậu lại nghiêng lệch, hai dãy xếp thành hình chữ “vê” (V). 2
  3. Các bạn bỗng đều cười òa lên. Thì ra, chỗ đính khuy trên chiếc áo trắng của cậu là một miếng vải cũ màu vàng. Cậu cũng hiểu ra, chắc là mảnh vải mẹ mua không đủ may áo, đành phải lót bên trong bằng mảnh vải khác, sợ người khác nhìn thấy cúc áo đành phải đính sang bên cạnh. Và cũng để người khác không nhìn thấy, mẹ đã khéo léo đính chéo hàng cúc kia, tự nhiên thành hình chữ “vê” (V). Biết rõ sự thực, các bạn lại giễu cợt, khiến cho lửa giận bốc lên ngùn ngụt trong lòng cậu. Buổi trưa về đến nhà, cậu cắt nát vụn chiếc áo mới của mình. Mẹ cậu lao đến trước mặt con, giơ cao tay, nhưng cuối cùng không giáng xuống. Cậu liếc nhìn, thấy nước mắt mẹ chảy quanh trong khóe mắt, vội quay đầu chạy biến…(...) Từ hôm ấy trở đi, mẹ làm việc ít nghỉ tay. Cậu tận mắt thấy mẹ gầy sọp đi, thấy mẹ nằm bẹp rồi ra đi mãi mãi… Cậu rất muốn nói một câu: “Con xin lỗi mẹ”, mà không còn cơ hội nữa. Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần. Một hôm, cậu tham gia một cuộc trình diễn thời trang của nhà thiết kế bậc thầy. Có một người mẫu nam bước lên sàn diễn khiến mắt cậu bỗng căng lên, đầu óc kêu ong ong hỗn loạn. Bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V). Bên trong có phải là…? Cậu không làm chủ được mình, lao lên sàn diễn, lật ra xem tấm áo của người mẫu nam, lót bên trong tự nhiên cũng là một mảnh vải vàng! Cậu quỳ sụp trước mặt người mẫu nam, òa khóc thống khổ. Sau khi nghe cậu kể hết câu chuyện, tất cả những người có mặt tại hội trường đều trầm ngâm suy nghĩ mãi. Cuối cùng, một nhà thiết kế bậc thầy nói: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!”. (Vũ Phong Tạo dịch, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 3/2011, tr.45-46) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản trên là: A. truyện vừa C. truyện dài B. truyện ngắn. D. truyện đồng thoại Câu 2. (0,5 điểm) Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba. B. Ngôi thứ hai D. Cả A và C Câu 3. (0,5 điểm) Nhân vật chính trong truyện là ai? A. Là “cậu”. C. Là các bạn B. Là mẹ của cậu D. Là nhà thiết kế bậc thầy Câu 4. (0,5 điểm) Dòng nào nêu đầy đủ các sự việc chính có trong văn bản? A. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ; mẹ qua đời, cậu vô cùng ân hận. 3
  4. B. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ rồi chạy biến. C. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu chạy biến; mẹ qua đời cậu vô cùng ân hận. D. Cậu được mẹ tặng áo mới và rất hãnh diện; khi bị bạn giễu cợt, cậu cắt nát vụn chiếc áo trước mặt mẹ. Câu 5. (0,5 điểm)Vì sao tác giả đặt nhan đề cho văn bản là: “Cúc áo của mẹ” A. Vì muốn ca ngợi chiếc cúc áo với đường chỉ khéo léo của mẹ. B. Vì muốn ca ngợi tấm lòng yêu thương con của người mẹ. C. Vì muốn ca ngợi tính khí kiên cường của người con. D. Vì muốn ca ngợi buổi trình diễn thời trang ấn tượng, xúc động. Câu 6: (0,5 điểm) Đâu không phải là lí do khiến nhân vật “cậu” lại “quỳ sụp” trước mặt người mẫu và “òa khóc thống khổ” khi tham gia buổi trình diễn thời trang? A. Vì bộ áo màu trắng với hai dãy khuy đồng hình chữ “vê” (V) giống y chan chiếc áo mà mẹ cậu đã may cho cậu. B. Vì cậu ân hận, xót xa, đau khổ trước hành động thiếu suy nghĩ của mình ngày trước với mẹ. C. Vì cậu cảm nhận được sự khéo léo, tình yêu thương của mẹ. D. Vì cậu muốn mẹ chứng kiến thành công của mình. Câu 7(0,5 điểm): Tác dụng của thành phần trạng ngữ in đậm trong câu văn là gì? “Sau này, cậu cố gắng học tập, cậu có rất nhiều, rất nhiều tiền, rồi sửa sang phần mộ của mẹ nhiều lần”. A. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt thời gian. B. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt nguyên nhân. C. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt cách thức. D. Bổ sung cho nòng cốt câu về mặt không gian. Câu 8: (0,5 điểm) Nhân vật “cậu” có thái độ như thế nào khi được mẹ tặng chiếc áo mới? A. mừng rơn, vội mặc quần áo B. muốn đến lớp ra oai với các bạn C. vội mặc quần áo D. mừng rơn, vội mặc quần áo muốn đến lớp ra oai với các bạn; Trả lời câu hỏi/Thực hiện yêu cầu: Câu 9: (1,0 điểm) Em có đồng tình với câu nói của nhân vật nhà thiết kế bậc thầy trong văn bản: “Thực ra, tất cả những người mẹ đều là các nhà nghệ thuật!” không? Vì sao? Câu 10: (1,0 điểm) Nêu bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện. Em sẽ làm gì để thực hiện bài học đó? 4
  5. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội để lại cho em ấn tượng sâu sắc. ĐỀ 2 PHẦN I. ĐỌC- HIỂU (6,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: BÁC ƠI Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa... Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu Chiều nay con chạy về thăm Bác Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa! Cho hôm nay và cho mai sau... Con lại lần theo lối sỏi quen Bác sống như trời đất của ta Đến bên thang gác, đứng nhìn lên Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa? Tự do cho mỗi đời nô lệ Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn! Sữa để em thơ, lụa tặng già. Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội Bác nghe từng bước trên tiền tuyến Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười! Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa. Trái bưởi kia vàng ngọt với ai Bác vui như ánh buổi bình minh Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài! Vui mỗi mầm non, trái chín cành Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm Vui tiếng ca chung hoà bốn biển Quanh mặt hồ in mây trắng bay... Nâng niu tất cả, chỉ quên mình. Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi Bác để tình thương cho chúng con Năm canh bớt nặng nỗi thương đời Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Mong manh áo vải hồn muôn trượng Ôm cả non sông, mọi kiếp người. Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. (Tố Hữu, Ra trận, NXB Văn học, 1972) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1 (0,5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ tự do C. Thơ 7 chữ D. Thơ 8 chữ Câu 2 (0,5 điểm): Em hiểu sắc thái tình cảm của người nói thể hiện qua từ “đi” trong câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” là gì? 5
  6. A. Giảm bớt cảm giác đau buồn, mất mát, giúp câu thơ trở nên nhẹ nhàng hơn. B. Sắc thái lịch sự, nhã nhặn. C. Thân mật, gần gũi. D. Lễ phép, kính trọng. Câu 3 (0,5 điểm): Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ “Bác ơi” là: A. Biết ơn, ngợi ca công lao của Bác với đất nước nhân dân. B. Sự ngậm ngùi, tiếc thương của tác giả trước giờ phút tiễn đưa Bác. C. Tự hào của nhà thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh. D. Sự ngậm ngùi, tiếc thương của tác giả khi về thăm lại nhà Bác. Câu 4 (0,5 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong hai câu thơ sau là gì? “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...” A. Thể hiện nỗi buồn đau của dân tộc trước sự ra đi của Bác. B. Thể hiện nỗi buồn đau của nhà thơ trước sự ra đi của Bác. C. Diễn tả khung cảnh bi thương và sự đau xót của toàn dân tộc trước sự ra đi của Bác. D. Miêu tả khung cảnh thiên nhiên ngày đưa tiễn Bác. Câu 5 (0,5 điểm): Câu thơ “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!” thể hiện cảm xúc gì của tác giả? A. Cảm xúc nhớ thương, đau xót khi Bác ra đi. B. Đau xót, chưa muốn tin vào sự thật Bác ra đi. C. Tiếng gọi Bác từ sự đau xót, tiếc thương khi Bác ra đi. D. Tất cả các ý trên. Câu 6 (0,5 điểm): Câu thơ nào Tố Hữu ca ngợi lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la của chủ tịch Hồ Chí Minh? A. “Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha” B. “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...” C. “Bác nghe từng bước trên tiền tuyến Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa” D. “Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa” Câu 7 (0,5 điểm): Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Bác ơi!”? A. Bài thơ có kết cấu ba phần rõ ràng. B. Giọng điệu trữ tình đặc trưng, ngọt ngào, thiết tha của tình thương mến. C. Nghệ thuật biểu hiện của bài thơ đậm đà bản sắc dân tộc. 6
  7. D. Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ; sức gợi mở đa dạng, phong phú về hình ảnh và sự mởi mẻ về ngôn từ. Câu 8 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Biểu cảm B. Tự sự C. Miêu tả D. Nghị luận Trả lời câu hỏi/Thực hiện các yêu cầu: Câu 9 (1,0 điểm): Em hiểu câu thơ “Bác sống như trời đất của ta” như thế nào? Câu 10 (1,0 điểm): Từ bài thơ trên, em rút ra bài học gì về cách biểu đạt cảm xúc khi tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ? PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ mà em yêu thích. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1