intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với "Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên" sau đây, các em được làm quen với cấu trúc đề thi tuyển sinh chuẩn, luyện tập với các dạng bài tập có khả năng ra trong đề thi sắp tới, nâng cao tư duy giúp các em đạt kết quả cao trong kỳ thi. Mời các em cùng tham khảo đề cương dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Hàn Thuyên

  1. TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN TỔ : NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 (GIỮA HỌC KÌ II) NĂM HỌC 2022-2023 A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH:Nội dung đến hết bài « Chiều tối» trong SGK B) KIẾN THỨC CƠ BẢN: I. Đọc văn 1. Văn học trung đại *Các văn bản: Lưu biệt khi xuất dương( Phan Bội Châu) * Yêu cầu: Mỗi văn bản cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. 2. Thơ Mới a) Các văn bản: Hầu trời, Vội vàng, Tràng Giang, Đây thôn Vĩ Dạ * Yêu cầu: Mỗi văn bản cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. 3. Văn học Cách mạng Các văn bản: Chiều tối * Yêu cầu: Mỗi văn bản cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, nhan đề, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. II. Tiếng Việt -Nghĩa của câu. III. Làm văn -Thao tác lập luận bác bỏ C) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1. Phần Đọc – hiểu: a) Lưu ý: * Về văn bản: - Những văn bản, đoạn văn bản được học trong chương trình, (bao gồm tất cả văn bản đọc thêm) - Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học) và những văn bản nhật dụng. * Về kiến thức: - HS cần nắm vững: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản (đoạn văn bản) - GV ôn tập cho học sinh kiến thức về: Các phong cách ngôn ngữ (đã học); Các biện pháp tu từ; Các phương thức biểu đạt; Các thể loại tác phẩm ….. b) Phương pháp làm bài: Phần này chỉ kiểm tra năng lực đọc – hiểu một số khía cạnh của văn bản nên HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn. 2. Phần Nghị luận xã hội: - Viết đoạn văn ngắn về một vấn đề được đặt ra trong văn bản đọc – hiểu. - Diễn đạt theo kiểu diễn dịch (hoặc: quy nạp, tổng phân hợp …) 3. Phần Nghị luận văn học: - Các văn bản học trong chương trình: Cả văn học trung đại và văn học hiện đại.
  2. - Ngoài những đề hỏi theo cách truyền thống, GV cung cấp thêm cho học sinh kĩ năng làm bài đối với đề bài đưa ra những vấn đề có tính chất tranh luận, buộc người viết phải bộc lộ quan điểm (đồng tình hay không đồng tình). → Một trong những hướng ra đề theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Ví dụ: Phân tích vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương ( Phan Bội Châu) Dàn ý: a. Mở bài: - Giới thiệu ngắn gọn về Phan Bội Châu, bài thơ Lưu biệt khi xuất dương ( Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ này để từ giã bạn bè, đồng chí. Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật…) - Nêu vấn đề cần nghị luận: bài thơ thể hiện vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. b. Thân bài: Thí sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện được các ý như sau: - Về nội dung vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu: + Hai câu đề: Người chí sĩ yêu nước có quan niệm về chí làm trai cao đẹp ++ Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống với khát vọng, mong muốn làm nên điều kì lạ: “ yếu hi kì”, không cam chịu để cho trời đất xoay chuyển mình. Đó là tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình, là tuyên ngôn về chí làm trai. ++Ý nghĩa: Ý tưởng lớn lao, mới mẻ này đã giúp Phan Bội Châu thể hiện cái tôi đầy trách nhiệm của mình trong những câu thơ tiếp theo. + Hai câu thực: Người chí sĩ yêu nước khẳng định ý thức trách nhiệm của cá nhân trước thời cuộc ++ Câu 3: “Tu hữu ngã” (phải có trong cuộc đời): ý thức trách nhiệm của cái tôi cá nhân trước thời cuộc, ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của cá nhân đối với vận mệnh trăm năm. Điều này đối lập với sự tự cao cá nhân. ++ Câu 4: Tác giả lại chuyển giọng nghi vấn “cánh vô thuỳ” (há không ai?) nhằm khẳng định cương quyết hơn khát vọng sống hiển hách, phi thường, phát huy hết tài năng trí tuệ dâng hiến cho đời. ++Ý nghĩa: Ý thức sâu sắc thể hiện vai trò cá nhân trong lịch sử: sẵn sàng gánh vác mọi trách nhiệm mà lịch sử giao phó. + Hai câu luận: Người chí sĩ yêu nước quan niệm về nguyên tắc hành xử mới trước vận mệnh đất nước ++ Tình cảnh đất nước: “Non sống đã chết”, đất nước đã rơi vào tay giặc; ++ Quan niệm mới mẻ, đối lập với các tín điều xưa cũ: ý thức về lẽ vinh nhục gắn với sự tồn vong của đất nước: “sống thêm nhục: “Hiền thánh còn đâu cũng học hoài”; ++Ý nghĩa: Người cách mạng cảm nhận sự tồn vong của mình trong mối quan hệ trực tiếp với sự tồn vong của dân tộc. Đó là hành động cởi mở, luôn tiếp thu những tư tưởng mới mẻ, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đối lập với quan điểm cứu nước trì trệ, lạc hậu của các nhà Nho đương thời. + Hai câu kết: Người chí sĩ yêu nước với tư thế và khát vọng buổi lên đường: ++ Tư thế lên đường của người chí sĩ thật sự hoành tráng: Những hình tượng kì vĩ được sử dụng: “trường phong”- ngọn gió dài, lớn; “Thiên trùng bạch lãng” (ngàn lớp sóng bạc) gợi tư thế hiên ngang, mong muốn lớn lao mang tầm vũ trụ của người cách mạng. ++Ý nghĩa: Hình ảnh đầy lãng mạn hào hùng, đưa nhân vật trữ tình vào tư thế vượt lên thực tại đen tối với đôi cánh thiên thần, vươn ngang tầm vũ trụ. Đồng thời thể hiện khát vọng lên đường của bậc đại trượng phu hào kiệt sẵn sàng ra khơi giữa muôn trùng sóng bạc tìm đường cứu sống giang sơn đất nước. - Về nghệ thuật: +Ngôn ngữ khoáng đạt: hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ, thể hiện chí khí, quyết tâm, khát vọng. +Gịong thơ tâm huyết sâu lắng mà sục sôi, hào hùng; động từ mạnh, ngắt nhịp dứt khoát, câu khẳng định, từ tình thái; lời thơ rắn rỏi, cảm xúc mãnh liệt. c. Kết bài: - Khái quát về những nét đặc sắc nghệ thuật đem lại thành công cho tác phẩm, đó là vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước qua bài thơ: thể hiện lí tưởng cứu nước cao cả, nhiệt huyết sôi sục, tư thế đẹp đẽ và khát vọng lên đường cháy bỏng của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước. - Liên hệ ý nghĩa lý tưởng sống đối với thanh niên ngày nay được rút ra từ hình tượng trong bài thơ. D) THỜI GIAN, HÌNH THỨC:
  3. - Thời gian làm bài: 90 phút - Hình thức: Tự luận Tham khảo các đề thi giữa kì 2 năm học 2021-2022 (đính kèm) Bắc Ninh, ngày 04 / 03 /2023 Nhóm trưởng Đặng Thị Thu Phương TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN TỔ : NGỮ VĂN NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 (GIỮA HỌC KÌ II) NĂM HỌC 2022-2023 A) GIỚI HẠN CHƯƠNG TRÌNH: -Nội dung đến hết bài Rừng xà nutrong SGK - Thời gian : 90 phút -Cấu trúc : Phần I : Đọc hiểu (3.0 điểm) Phần II : Làm văn ( 7.0 điểm) Câu 1(2.0 điểm) : Nghị luận xã hội Câu 2 (5 điểm) : Nghị luận văn học B) KIẾN THỨC CƠ BẢN: I. Đọc văn *Các văn bản: Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài ; Vợ nhặt –Kim Lân ; Rừng xà nu –Nguyễn Trung Thành; Những đứa con trong gia đình –Nguyễn Thi ; Chiếc thuyền ngoài xa -Nguyễn Minh Châu. *Yêu cầu: Mỗi văn bản cần nắm được kiến thức về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa. II. Tiếng Việt , Làm văn Nghị luận về 1 tác phẩm, 1 đoạn trích văn xuôi; Rèn luyện kỹ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận. C) CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP: 1. Phần Đọc – hiểu: a) Lưu ý: * Về văn bản: - Những văn bản, đoạn văn bản được học trong chương trình, (bao gồm tất cả văn bản đọc thêm) - Những văn bản, đoạn văn bản nằm ngoài chương trình (cùng thể loại với những văn bản đã học) và những văn bản nhật dụng.
  4. * Về kiến thức: - HS cần nắm vững: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản (đoạn văn bản) - GV ôn tập cho học sinh kiến thức về: Các phong cách ngôn ngữ (đã học); Các biện pháp tu từ; Các phương thức biểu đạt; Các thể loại tác phẩm ….. b) Phương pháp làm bài: Phần này chỉ kiểm tra năng lực đọc – hiểu một số khía cạnh của văn bản nên HS không trình bày dài dòng, chỉ trả lời trọng tâm vào nội dung câu hỏi một cách ngắn gọn. 2. Phần Nghị luận xã hội: - Viết đoạn văn ngắn về một vấn đề được đặt ra trong văn bản đọc – hiểu. - Diễn đạt theo kiểu diễn dịch (hoặc: quy nạp, tổng phân hợp …) 3. Phần Nghị luận văn học: - Các văn bản học trong chương trình (nêu ở trên) - Ngoài những đề hỏi theo cách truyền thống, GV cung cấp thêm cho học sinh kĩ năng làm bài đối với đề bài đưa ra những vấn đề có tính chất tranh luận, buộc người viết phải bộc lộ quan điểm (đồng tình hay không đồng tình). → Một trong những hướng ra đề theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Đề tham khảo: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: Cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên gấp gáp với những thay đổi chóng mặt. Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé. Cánh cửa mở ra xã hội rộng lớn đôi khi che khuất giá trị nhỏ bé của mỗi cá nhân. Có những người bị cuốn theo vòng xoáy của cuộc đời để rồi cuối cùng không biết mình là ai, đang đi về đâu và mục đích lớn lao của đời mình là gì. Và trong quá trình mải mê tìm kiếm những giá trị vật chất, tinh thần của cuộc sống, họ đã bỏ rơi chính giá trị của bản thân. Chỉ đến khi bừng tỉnh, rời khỏi giấc mộng phù du, họ mới nhận thức được con người mình, trở về với những giá trị sống đích thực và cảm nhận được ý nghĩa, hạnh phúc cuộc sống này... Vậy các bạn hãy nhớ, đừng làm mòn giá trị của bản thân bằng việc so sánh mình với người khác, bởi vì mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt. Cũng đừng đề ra những mục tiêu lớn lao chỉ vì người khác cho đó là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết điều gì là tốt nhất cho mình, và hãy nhận thức nó một cách đúng đắn.(Chương trình FM Sức Khỏe (Kênh VOV giao thông quốc gia)) Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính. (0,5 điểm) Câu 2.Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “giấc mộng phù du”. (0,5 điểm) Câu 3.Theo tác giả, nguyên nhân nào khiến con người đánh mất giá trị của bản thân? (1.0 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, tại sao tác giả nói: “Thế giới đang trở thành một ngôi làng nhỏ bé”? (1.0 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Mỗi người trong tất cả chúng ta đều là người đặc biệt.” Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về cách xây dựng không gian trong truyện ngắn Vợ nhặt– Kim Lân qua những đoạn văn sau: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. ...Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ.
  5. ...Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu. Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập.Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới... (Vợ nhặt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) D) THỜI GIAN, HÌNH THỨC: - Thời gian làm bài: 90 phút - Hình thức: Tự luận 4.Tham khảo các đề thi giữa kì 2 năm học 2020-2021 (đính kèm) Bắc Ninh, ngày 04/ 03 /2023 Nhóm trưởng Nguyễn Thị Vân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2