intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi môn: Ngữ văn 11

Chia sẻ: Ngô Tuấn Vũ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:18

181
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn thi môn "Ngữ văn 11" gồm tổng hợp những bài phân tích những tác phẩm thuộc Ngữ văn 11 như: Phân tích hình ảnh Chí Phèo, phân tích nhân vật Huấn cao,... Mời các bạn học sinh hệ trung học phổ thông ôn thi tốt nghiệp và ôn thi đại học - cao đẳng tham khảo ôn tập để củng cố kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi môn: Ngữ văn 11

  1. CÂU 4 PHÂN TÍCH NHÂN VẬT HUẤN CAO TRONG TRUYỆN NGẮN "CHỮ  NGƯỜI TỬ TÙ" Nguyễn Tuân, một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam; có những sang  tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh  thần như “chiếc ấm đất”, “chén trà sương”… và một lần nữa, chúng ta lại bắt  gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là vẻ đẹp của Huấn Cao trong tác  phầm Chữ người tử tù. Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng của Cao Bá Quát với văn  chương “vô tiền Hán”, còn nhân cách thì “một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai”  làm nguồn cảm hứng sang tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông  dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với  tài năng, nhân cách sang ngời và rất đỗi tài hoa. Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một  nho sĩ đến cái cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu đến tấm  long trong sang của một người biết quý trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao với tư cách là người nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở cái tài viết chữ.  Chữ viết không chỉ là kí hiệu ngôn ngữ mà còn thể hiện tính cách của con  người. Chữ của Huấn Cao “vuông lắm” cho thấy ông có khí phách hiên ngang,  tung hoành bốn bể. Cái tài viết chữ của ông được thể hiện qua đoạn đối thoại  giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Chữ Huấn Cao đẹp và quý đến nỗi viên  quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến “mất ăn mất ngủ”; không nề  hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, “một báu vật trên đời”.  Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn là chủ nhân của nó phải là một người tài  năng xuất chúng có một không hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời  đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách  của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ông là con người tài tâm vẹn toàn. Huấn Cao trong cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ông  theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng.  Nhưng ông đã không trung quân mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào  tội “đại nghịch”, chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la;  ông thương cho nhân dân vô tội nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai  cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu  nỗi thống khổ của người dân “thấp cổ bé họng”. Nếu như Huấn Cao phục tùng 
  2. cho bọn phong kiến kia thì ông sẽ được hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng không,  ông Huấn đã lựa chọn con đường khác : con đường đấu tranh giành quyền sống  cho người dân vô tội. Cuộc đấu tranh không thành công ông bị bọn chúng bắt.  Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào  ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ông có tài “bẻ  khoá, vượt ngục” chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ toàn tài, quả là một  con người hiếm có trên đời. Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lí của Huấn Cao trong những ngày chờ thi  hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng “sa cơ lỡ vận” nhưng Huấn  Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang,kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể  xác nhưng ông Huấn vẫn hoàn toàn tự do bằng hành động “dỡ cái gông nặng  tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỵch một cái” và “lãnh đạm” khong thèm chấp  sự đe doạ của tên lính áp giải. Dưới mắt ông, bọn kia chỉ là “một lũ tiểu nhân  thị oai”. Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ông vẫn tỏ ra  “khinh bạc”. Ông đứng đầu goong, ông vẫn mang hình dáng của một vị chủ soái,  một vị lãnh đạo. Người anh hùng ấy dùng cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế  lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục ! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên “ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn  làm trong hứng bình sinh”. Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai  ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: “Người hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây  nữa thôi” Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao  vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là...”  Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao  rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên  trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nhân cách của Huấn Cao quả là  trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có  “thiên lương” , bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng viên quản ngục, Húan Cao không nhữg nhận  lời cho chữ mà còn thốt ra rằng : “Ta cảm tấm lòng biệt nhãn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như 
  3. thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã  phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì “tính ông vốn khoảnh. Ta không  vì vàng bạc hay quyền uy mà ép cho chữ bao giờ”. Hành động cho chữ viên quản ngụ chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết  quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang tàng với  mình. Quay cảnh “cho chữ” diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng “xưa nay chưa từng  có”. Kẻ tử từ “cổ đeo gông, chân vướng xích” đang “đậm tô từng nét chữ trên  vuông lụa bạch trắng tinh” với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết  tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa  ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt  thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần  trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, tác  giả Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa của  con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu trách  nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người ca  khuyên bảo con: “Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở  đây khó giữ được thiên lương cho lành lắm rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất  cái đời lương thiện”. Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người  chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà  thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi’ Huấn  Cao , người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu  sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông.  Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xoá tan  bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở  nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng  tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi.
  4. Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái “tài” và cái “tâm”. Trong cái “tài” có cái  “tâm” và cái “tâm” ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con  người tài hoa. Cái đẹp luôn song song “tâm” và “tài” thì cái đẹp đó mới trở nên  có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn  Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí  tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì  ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau.         CÂU 5  Dàn Ý 1. Bức tranh thiên nhiên: Trước hết là cảnh không gian, tạo vật khi chiều tàn hiện lên dưới ngòi bút :  đẹp, nên thơ, bình dị, gần gũi, quen thuộc nhưng đượm buồn. được hiện lên   với  nhiều âm thanh, màu sắc, hình ảnh và đường nét ( Tiếng trống thu không, tiếng  ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve; phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng , dãy   tre làng đen lại…) . Khung cảnh  ấy được nhà văn thể  hiện qua những câu văn  êm dịu, uyển chuyển, tinh tế.Mỗi câu như  một nét vẽ  đơn sơ  , không cầu kỳ  kiểu cách nhưng lại gợi được cái hồn của cảnh vật , cái thần thái của thiên  nhiên …Mỗi câu văn như mở ra một cảnh : cảnh trước gọi cảnh sau rất độc đáo  và  ấn tượng… Có thể  nói, không gian phố  huyện lúc chiều tàn hiện lên   Một  bức “họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi , bình dị và gợi cảm , không kém phần  thơ mộng, mang cốt cách của hồn quê Việt Nam.Qua đó thể hiện được tình cảm  và gắn bó của nhà văn với một vùng quê nghèo.      2. Cảnh sống của người dân : tiêu điều, nghèo nàn, lam lũ, khổ cực,         ­ Cảnh chợ tàn : người về hết , tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi…      ­ Hình  ảnh người dân xuất hiện với : mấy đứa trẻ  con nhà nghèo đang tìm  tòi, nhặt nhạnh rác, mẹ  con chị Tý nghèo khổ  ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn  hàng nước nhỏ trên cái chõng tre ; bà cụ Thi.., vợ chồng Bác Xẩm…
  5.  Tất cả… đều thể hiện sự  tàn lụi ( cảnh chợ  tàn và những kiếp người tàn tạ);   sự nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại của người dân nơi phố huyện.       3 Tâm trạng của nhân vật liên : buồn, xúc động , cảm thương…     + Liên thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”.     + Liên còn cảm nhận được “mùi riêng của đất, của quê hương này”.        + Liên thấy “động lòng thương” bọn tẻ  con nhà nghèo đi nhặt rác…và xót  thương cho mẹ con chị Tí …  Qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam, Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm ,   tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. =>Bằng sự  quan sát ,miêu tả  tỉ  mỉ, tinh tế  với nhiều biến  đổi tinh vi, phong  phú…nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về cảnh vật nơi phố huyện   lúc chiều tàn như thấm vào lòng người hay nỗi buồn của tâm hồn Liên lan tỏa   nhuốm vào cảnh vật.     Kết bài:      ­ Đây là một đọan văn hay , bởi lẽ, đọan văn đã thể hiện được :          + Tấm lòng của nhà văn  gắn bó, ân tình ; cảm thông ,thương xót. …         + Phong cách viết văn đặc sắc của tác giả trong sự kết hợp giữa   bút pháp  hiện thực­ trữ tình; câu văn mềm mại, giàu chất thơ                          BÀI LÀM Thạch  Lam (1910­1942) là một cây bút truyện ngắn rất tài hoa xuất sắc của nền  văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Trong văn Thạch Lam có sự kết hợp tự  nhiên hài hòa giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, nên văn Thạch Lam vừa  nhẹ nhàng thanh thoát vừa ý vị sâu xa. Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” in trong tập  “Nắng trong vườn” 1938 là một truyện ngắn đặc sắc tiêu biểu cho phong cách  Thạch Lam. Truyện ngắn thông qua cái nhìn của hai đứa trẻ nhà văn đã tái hiện  một bức tranh thiên nhiên và một bức tranh về đời sống của nông thôn Việt Nam  trước cách mạng tháng tám. Qua hai bức tranh này nhà văn đã gợi lên được  nhiều ý nghĩa xã hội sâu xa.
  6. Thạch Lam đã chọn thời gian là “giờ khắc của ngày tàn” khi tiếng trống thu  không gọi buổi chiều để miêu tả những con người nhỏ bé họ dường như càng  buồn bã hơn khi chiều tàn chuyển dần sang đêm tối. Hình ảnh mặt trời lấp ló sau rặng tre những đám mây ánh hồng, dãy tre làng đen  lại, đêm phố huyện với vòm trời ngàn sao lấp lánh, đom đóm nhấp nháy bóng  đêm thăm thẳm dày đặc. Khi chợ tàn thì tiếng ồn cũng mất, trên nền chợ chỉ còn  lại rác rưởi và đầy vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn, sự huyên náo đông vui nhường chỗ  cho sự trống vắng quạnh hiu cảnh chợ tàn gây một nỗi thấm thía. Thông thường  khi muốn biết kinh tế văn hóa của một vùng quê thì người ta nhìn vào cái chợ.  Ở đây Thạch Lam cũng miêu tả theo quan niệm đó. Đầu tiên ông cho người đọc  hình dung về một cái chợ tàn. Điều đó gợi liên tưởng đến một vùng quê rất  nghèo đói và lam lũ. Âm thanh vang lên là tiếng trống thu, tiếng ếch nhái kêu vang ngoài đồng, tiếng  muỗi vo ve, tiếng hoa bàng rụng khe khẽ đã tạo nên cái buồn man mác báo hiệu  một cuộc sống không có nhiều niềm vui. Mùi vị quen thuộc của các bụi, màu  móc ẩm, mùi khói, mùi cỏ, mùi phân trâu ngay ngáy đó là thứ mùi vị riêng của  quê hương này, mùi vị của nghèo khổ lâm than bế tắc. Tóm lại thiên nhiên phố huyện rất êm ả nhưng thấm đậm nỗi buồn và tình cảm  yêu thương trìu mến của một nhà văn luôn nặng tình với những gì là biểu hiện  của hồn xưa. Nhà văn đã dùng bút pháp mượn cảnh tả tình, mượn cảnh tả  người tả đời. Nhờ bút pháp này mà nhà văn đã gián tiếp dựng lên được một hình  ảnh chung của bức tranh đời sống của một vùng quê nông thôn Việt Nam trước  cách mạng tháng Tám. Trong tác phẩm này ngòi bút của nhà văn tập trung đặc tả hình ảnh những cuộc  đời, những con người nghèo đói, lam lũ, tối tăm và lay lắt.
  7. Cảnh sống của con người trước hết thông qua đôi mắt của chị em Liên nhà văn  đã cho xuất hiện những đứa trẻ con nhà nghèo lom khom trên nền chợ tàn. Sau  khi chợ tan những đứa trẻ con nhà nghèo này đã tìm đến nền chợ nhặt những  thứ còn sót lại để phục vụ đời sống của chúng, nhung vì chợ nghèo nên tàn dư  của chợ chẳng có gì chúng chỉ nhặt được một vài thanh nứa, thanh tre rất ít ỏi  còn sót lại trên nền chợ. Từ đó ta thấy cuộc sống của những đứa trẻ này chẳng  hứa hẹn một điều gì tốt đẹp. Sự đặc tả về thân phận cuộc sống của người lao  động, tác giả đã giành nhiều sự quan sát và diễn tả về mẹ con chị Tý. Chị Tý là  một người nông dân suốt ngày chỉ biết “mò cua bắt tép” tối đến chị đội chõng ra  dọn hàng nước bán cũng chẳng được bao nhiêu, nhưng tối nào chị cũng dọn  hàng để bán và hy vọng. Cảnh sống ở phố huyện đêm nào cũng thế lại xuất  hiện vợ chồng bác Xẩm nghèo ngồi trên manh chiếu rách, với cái thau trắng  trước mặt để đợi chờ. Bà cụ Thi khổ lúc nào cũng đi về trong bóng tối. Khá hơn  là chị em Liên có quầy hàng tạp hóa nhưng mỗi ngày cũng chẳng bán được là  bao cuộc đời cũng xập xệ trên chiếc võng nát. Tất cả những cảnh đó đều là một cái chung đó là sự nghèo nàn tột bật, tột cùng.  Đó là một sự lam lũ tối tăm không có một chút lóe sáng với tương lai. Nhưng  chúng ta đã biết con người là linh hồn của một vùng quê vùng đất. Miêu tả con  người trong nghèo đói nhọc nhằn nhà văn đã gợi tả được những tầng lớp người  dân nông thôn trước cách mạng tháng tám nghèo nàn  thật đáng thương, thật  đáng lưu tâm, thật đáng nặng lòng. Để miêu tả bức tranh đời sống nghèo đói tối tăm nhà văn đã đặt trong cái nền  bóng tối của trời đất. Mặc dù thiên nhiên thì muôn đời vẫn đẹp “một đêm mùa  hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát” những bóng đêm đó vẫn cứ ôm siết  bao trùm những cuộc đời lam lũ. Để miêu tả bóng đêm này nhà văn đã dùng  những chi tiết rất gợi khi thì những con đường về làng, những con đường ra ngã  sông đều sẫm đen bóng tối, khi thì tất cả đều chìm vào bóng tối, khi thì trời tối  sẫm đen. Bằng những chi tiết đó nhà văn đã cho giăng mắt bao trùm bóng tối lên  phố huyện nghèo trong đêm tối, để nhấn mạnh sự nhỏ nhoi,leo lắt nhà văn có  khi dùng hình ảnh những “hột sáng” từ dãy tạp hóa của chị em Liên phát ra  những “khe sáng” từ những nhà hàng đối diện phát ra, “đóm lửa vàng” của gánh  lửa bác Xiêu, có khi là “quần sáng nhỏ” từ ngọn đèn của chị Tý. Đặc biệt để  nhấn mạnh những đóm sáng nhỏ nhoi leo lắt nhà văn đã miêu tả ngọn đèn của  chị tý sáng một vùng đất nhỏ đến bảy lần.Đó là một hình ảnh thể hiện sự ám  ảnh về sự nhỏ nhoi,lẻ loi của ánh sáng trong đêm tối mong manh vô tận, miêu tả  bóng tối bao trùm ánh sáng, ánh sáng nhỏ nhoi lay lắt trong bóng tối,nhà văn  nhằm diễn đạt một bức tranh đời sống tăm tối.
  8. Cảnh sống của con người trong “Hai đứa trẻ” không chỉn nghèo nàn tối tăm mà  còn đơn điệu nhàm chán. Ngày nào cũng thế khi chợ tàn lũ trẻ nhà nghèo lại ra  chợ tìm kiếm nhặt nhạnh những rát rưởi tàn dư của chợ còn sót lại. Ngày nào  cũng thế chị Tý, bác phở Siêu, bác Xẩm nghèo rồi chị em Liên vẫn cứ dọn hàng  và chờ đợi, khách hàng của họ không ai khác ngoài người nhà của cụ Thừa, cụ  Lục đi gọi người đánh tổ tôm tạc qua. Rồi mấy bác phu xe ghé qua uống nước,  cứ thế ngày này qua ngày khác nhịp điệu cuộc sống cứ diễn ra đều đặn. Từ  người bán hàng đến khách hàng đều là những ông chủ lớn nhưng vẫn nghèo sát  mặt đất. Cảnh sống ấy đúng như nhà thơ Huy Cận viết: “Quanh quẩn mãi cũng  vài ba dáng điệu, tới hay lui cũng từng ấy mặt người”. Trong cảnh sống đó nhà văn Thạch Lam có miêu tả cảnh chị em Liên thức đợi  chuyến tàu. Đó là thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân của những con người này  muốn khát khao vươn ra ánh sáng, nhưng ánh sáng cuộc đời họ phía trước cũng  giống ánh sáng đoàn tàu lửa thoáng qua chốc lát rồi lại chìm ngay vào bóng tối.  Hình ảnh cuối tác phẩm, ngọn đèn con của chị Tý lại chập chờn trong giấc ngủ  của Liên điều đó nhà văn cũng nhằm khẳng định những cuộc đời nơi phố huyện  vẫn là những cuộc đời leo lắt, tất cả đều chìm trong bóng tịt mịt. Thông qua câu chuyện của hai đứa trẻ con nhà nghèo nhìn phố huyện trong buổi  chiều xuống và đêm đến, nhà văn đã lặng lẽ đưa ra một không gian sống của  một vùng quê phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Từ không gian  sống này nhà văn đã gợi cho người đọc liên tưởng đến cảnh sống nghèo đói  quẩn quanh, bế tắc của những người dân quê “trong cái giời tối đất của đồng  lúa ngày xưa”. Qua cảnh sống này nhà văn Thạch Lam gián tiếp lên án giai cấp  thống trị thời bấy giờ đã vô trách nhiệm với người dân quê và nhà văn cũng thể  hiện tình cảm nhân đạo sâu sắc đối với họ.                         CÂU 6 Vẻ đẹp tâm hồn của Liên qua ngòi bút của Thạch Lam trong Hai đứa trẻ Vẻ đẹp tâm hồn của Liên qua ngòi bút của Thạch Lam trong Hai đứa trẻ
  9. Trong truyện ngắn nhà văn luôn chọn một nhân vật để làm điểm nhìn cho tác  phẩm của mình. Tất cả những sự kiện tình tiết hay biến cố đều được nhìn nhận  và đánh giá qua góc nhìn của nhân vật ấy. Nếu như Nguyễn Thi chọn điểm nhìn  qua nhân vật Việt trong truyện ngắn những đứa con trong gia đình thì Thạch  Lam chọn nhân vật Liên để nhìn nhận sự kiện tình tiết trong tác phẩm hai đứa  trẻ. Qua đó ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Liên – một cô gái vẫn còn rất nhỏ  nhưng sớm thấm nhuần được sự cực khổ của miền quê mình. Chọn Liên là điểm nhìn tác phẩm nhà văn cho thấy dụng ý của mình. Tại sao lại  không chọn An một trong hai nhân vật chính của truyện. Điều này cũng rất dễ  lý giải bởi vì An còn quá nhỏ thì không thể nào cảm nhận được hết những hiện  thực diễn ra. Hay cũng không thể chọn chị Tý hay Bác Siêu vì họ mải mê kiếm  tiền và không hiểu hết được những cảm nhận của hai đứa trẻ. Vậy cho nên chỉ  có thể là Liên. Chính cuộc sống và hoàn cảnh gia đinh đã khiến cho Liên có một vẻ đẹp tâm  hồn nhất định. Liên trước kia sống ở Hà Nội và có một cuộc sống khá đày đủ  nhưng do cha thất nghiệp nên cả nàh phải dọn về quê ngoại sinh sống tại đây  Liên được trải qua cuộc sống mưu sinh cho nên sớm hiểu chuyện và cảm nhận  được những vất vả của cuộc đời con người. Có lẽ chính vì thế mà Liên hình  thành những vẻ đẹp tâm hồn mình một cách hoàn thiện nhất. Trước hết Liên là một cô gái nhạy cảm. Là một cô gái còn nhỏ và sơm phải  bước vào cuộc sống mưu sinh, sống nơi phố huyện nghèo ảm đạm Liên cảm  nhận được rất nhiều thứ. Có thể nói chỉ những người có tâm hồn nhạy cảm  mới cảm nhận được cái buồn phảng phất của cảnh tượng phố huyện.Cảnh  tượng phố huyện cứ hiện lên qua con mắt của Liên, nói cách khác Liên đang  dẫn người đọc bước đi cùng dòng thời gian từ cảnh chiều tàn, chợ tàn cho đến  đêm tối và đoàn tàu từ hà Nội về. Cảnh phố huyện khi chiều về với tiếng trống thu không trên cái chòi của phố  huyện văng ra để gọi buổi chiều và những hình ảnh của dãy tre làng, mặt trời  đỏ rực. Không chỉ có màu sắc mà bức tranh phố huyện nghèo còn hiện lên với  những âm thanh như tiếng muỗ vo ve, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng hay  nhịp điệu chiều về qua câu văn “chiều, chiều rồi”. Tất cả những điều ấy được  nhìn qua ánh mắt của Liên, cảm nhận bằng giác quan của Liên. Phải nói Liên  quả thật là một cô gái nhạy cảm lắm mới có thể cảm nhận được một bức tranh  thiên nhiên quê hương đẹp êm ả như ru đến như thế. Không những thế bức  tranh ấy giống như một bức họa đồng quê giản dị đơn sơ mộc mạc nhưng lại  đậm chất thơ và nhạc. Tuy nhiên bức họa đồng quê ấy cũng mang một nét buồn  phảng phất “Liên không hiểu sao lòng mình buồn man mác”. Trước hình ảnh 
  10. thiên nhiên của phố huyện Liên cảm thấy lòng mình buồn. Tại sao ư? Có lẽ là  tại cảnh tượng đó đẹp nhưng nó ấn định cái nghèo, xơ xác, cái tiêu điều trên  từng cảnh vật khiến cho tâm trạng của Liên thấy buồn man mác. Không những thế đến cảnh chợ tàn điểm nhìn Liên lại cho ta thấy được những  cảnh tượng của rác rưởi vỏ bưởi vỏ thị. Đặc biệt chi tiết thể hiện rõ sự nhạy  cảm của tâm hồn Liên chính là chi tiết Liên cảm nhận được cái mùi âm ẩm bốc  lên. Đó có lẽ là mùi của đất cát và đó cũng chính là mùi quê hương. Đến đêm tối về Liên cảm nhận được những hột sáng, khe sáng leo lắt phát ra từ  đèn của bác phở Siêu hay ngọn đèn chị Tý. Nhưng những ánh sáng ấy cũng  không thể nào xua tan đi được bóng tối. “Tối hết cả. đường từ nhà ra sông”.  Thế nhưng tâm hồn liên vẫn cứ ngập tràn trong ánh sáng của “những ngôi sao  ganh nhau lấp lánh”. Và cứ thế “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua  gió mát” đã thể hiện sự nhạy cảm trong tâm hồn liên. Hay khi ánh đèn của xe lửa về, Liên cảm nhận được sự sang trọng trong những  toa có điện sáng trưng và những người lố nhố trên đó. Nó khiến cho Liên được  an ủi và nhớ về những kỉ niệm khi còn được sung túc. Phải nói liên nhạy cảm  lắm thì mới có thể lấy niềm vui từ ánh sáng của chiếc xe lửa để nhớ lại những  kí ức đẹp của tuổi thơ. Không chỉ là một cô gái nhạy cảm Liên còn là một cô gái giàu lòng yêu thương  con người. Cụ thể là chị thấy hình ảnh những đứa trẻ nghèo lang thang lom  khom nhặt nhạnh những mảnh nứa mảnh tre còn sử dụng được. Nhìn thấy  chúng Liên thương lắm nhưng hoàn cảnh của Liên cũng chắng hơn gì chúng nó.  Liên thương bà cụ Thi điên nên đã rót đầy cốc rượu cho bà. Đó chỉ là một cử chỉ  nhỏ để Liên xót thương cho số phận một người đàn bà đã già mà không nơi  nương tựa. Không chỉ vậy Liên còn thương cho mẹ con chị Tý sáng vất vả mò  cua bắt tép chiều tối về lại dựng quán nước bán tới tận đêm. Liên thương gia  đình bác Sẩm hát dong nhưng chưa hát vì không có khách hay bác Siêu dọn gánh  hàng nhưng cũng chưa ai ăn vì theo Liên thì phở của bác là một món quà xa xỉ tại  nơi phố huyện nghèo này. Có lẽ chính hoàn cảnh đã khiến cho Liên đồng cảm  với những số phận con người ấy. Vẻ đẹp tâm hồn còn được thể hiện qua khoảnh khắc cố thức đợi đoàn tàu từ Hà  Nội về. Cụ thể là nét đẹp của một cô bé sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng  vẫn luôn nhớ về quá khứ và hướng tới một tương lai tươi sáng hơn. Nếu như  những người dân trong phố huyện đợi đoàn tàu về để kiếm thêm vài đồng mưu  sinh thì chị em Liên đợi đoàn tàu về để hưởng lấy thứ ánh sáng mà phố huyện  này không có. Đoàn tàu như thắp sáng cho niềm tin về một tương lai đầy ắp ánh 
  11. sáng hi vọng ấy. Đoàn tàu cũng gợi nhắc cho Liên về một quá khứ với ban đêm  đi chơi bờ hồ được ăn những cốc kem xanh đỏ mát lạnh. Nói tóm lại truyện ngắn hai đứa trẻ nổi bật lên hình ảnh nhân vật Liên với  những nét đẹp tâm hồn đáng quý. Dù sống trong nơi bùn lầy nước đọng, sống  trong khốn khó và mưu sinh nhưng bóng tối, nghèo khổ của phố huyện không  làm giảm đi sự mộng mơ lãng mạn nhạy cảm của một cô gái mới lớn cũng như  lòng thương người và khát khao về một tương lai tươi sáng. Trái lại nó còn làm  cho những nét đẹp tâm hồn ấy sáng lên mạnh mẽ dạt dà CÂU 7 PhâN TíCh TáC PhẩM HạNh PhúC CủA MộT Tang Gia (BàI Hay)  ôn thi văn đại học Trackbacks (0)    Thêm góp ý        Vũ Trọng Phụng (1912­1939) với 27 tuổi đời, 10 năm cầm bút, nhưng sự nghiệp  văn chương của ông để lại cho đời thật vô cùng lớn lao: 7 tập phóng sự, 9 cuốn  tiểu thuyết, 6 vở kịch và khoảng 30 truyện ngắn. Hơn nửa thế kỉ trước, ông  từng được ca ngợi là "ông vua phóng sự đất Bắc", là một "văn tài lỗi lạc" (Lưu  Trọng Lư), là một "thiên tài" (Thanh Châu)... Tiểu thuyết "Số đỏ", "Giông tố"  của Vũ Trọng Phụng được đánh giá là kiệt tác văn chương trong nền văn học  Việt Nam hiện đại.  Vũ Trọng Phụng viết "Số đỏ" vào năm 1936, qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ, một  tên hạ lưu, một gã "ma cà bông", ông đả kích cay độc cái xã hội trưởng giả tư  sản thành thị đang chạy theo lối sống "Âu hóa" văn minh rởm, hết sức đồi bại,  nhố nhăng đương thời. Mỗi chương trong "Số đỏ" đều được đặt những cái tên trào phúng châm biếm  sâu cay. Cuốn tiểu thuyết gồm 20 chương; chương 15 mang cái tên rất dài:  "Hạnh phúc của một tang gia"­ Văn minh nữa cũng nói vào một đám ma gương  mẫu". Chương này kể về cái chết và đám ma Cụ tổ như một màn bi hài kịch. Có  biết bao tình tiết, biết bao bộ mặt xuất hiện trong đám ma khác nào những vai  hề. Cái chết của Cụ tổ và đám ma vừa đáng khóc vừa đáng cười. Khóc vì đạo lí  suy đồi đến cực độ. Cha chết, ông chết mà "bọn con cháu vô tâm ai cũng sung  sướng thỏa thích". Cái chết của ông già hơn 80 tuổi "đã làm cho nhiều người  sung sướng lắm. Ai cũng nghĩ đến cái lợi do cái chết và đám tang của Cụ tổ  mang lại, đúng là "Hạnh phúc của một tang gia". Sự báo hiếu của bọn con cháu  của Cụ tổ chỉ là để khoe giàu, khoe sang với thiên hạ. Cái chết và đám ma Cụ tổ  như một đám rước, với bao vai hề hiện lên dưới ngòi bút trào phúng, châm biếm  đả kích của tác giả "Số đỏ" sao không đáng cười?
  12. Cái chết của Cụ tổ được bọn con cháu mong đợi từ lâu. Trong lúc Cụ tổ ốm  thập tử nhất sinh, đốc tờ Xuân chỉ dùng một lọ nước ao tanh bẩn, mấy lá thài lài  và rau sam ­ thuốc thánh đền Bia, thế mà Cụ tổ, chỉ độ nửa giờ sau khi dùng  thuốc "đã tỉnh táo khác thường", tự ngồi dậy được, ăn được nửa bát cháo. Và  cũng chỉ bằng một câu chào: "Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng!",  Xuân đã làm cho Cụ tổ "nấc một cái to, ngã xuống giường", bất đắc kì tử! Ông  già hơn 80 tuổi, trước lúc nhắm mắt còn giăng giối: "Để ta chết! Sống cũng  nhục! Có chạy chữa thì chạy chữa cho cái thanh danh nhà tao mà bọn chúng mày  đã trót bôi nhọ! Thế!". Cái chết của Cụ tổ vừa đáng khóc vừa đáng cười. Văn  Minh, cháu đích tôn của Cụ tổ cứ băn khoăn mãi về tội và ơn của Xuân Tóc Đỏ:  "Xuân tuy phạm tội quyến rũ em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của  một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già  đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to... Làm thế nào?" Cái băn khoăn ấy của  Văn Minh sao không đáng khóc và đáng cười. Đám tang của Cụ tổ khác nào một đám rước? Có kiệu bát cống, có lợn quay che  lọng. Có kèn ta, kèn tàu, kèn tây. Còn có hai viên quan chức nhà nước Min­đơ,  Min­toa giữ trật tự! Bọn con cháu hạnh phúc lắm, sung sướng lắm! Cụ cố  Hồng hút liền một chặp 60 điếu thuốc phiện, gắt 1872 câu gắt: "Biết rồi! Khổ  lắm, nói mãi!" mà thằng bồi tiêm đã đếm được! Cụ nhắm nghiền đôi mắt, mơ  màng nghĩ đến lục lụ khụ chống gậy, mặc bộ đồ xô gai, vưa ho khạc vừa khóc  mếu sẽ làm cho ai cũng phải "ngợi khen một cái đam ma như thế, một cái gậy  như thế!". Văn Minh chồng lấy làm hạnh phúc vì cái món lợi chia gia tài của Cụ tổ mang  lại "cái chúc thư kia sẽ đi vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển  vông nữa". Ông Phán mọc sừng chỉ nhờ "đôi sừng hươu vô tình trên đầu" mà  ông được bố vợ là cụ cố Hồng sẽ chia thêm cho một số tiền là vài nghìn đồng.  Ông sung sướng muốn gặp ngay ông Xuân để "trù tính ngay một công cuộc  doanh thương". Cô Tuyết tuy "đau khổ... muốn tự tử được" vì không thấy anh  Xuân đến đưa ma, nhưng cô cũng không kém phần hạnh phúc như mọi người  khác. Tuyết mặc bộ y phục "Ngây thơ" với"vẻ buồn lãng mạn" đi mời trầu cau  và thuốc lá các quan khách, để cho thiên hạ phải biết rằng "mình chưa đánh mất  cả chữ trinh". Có vai hề là bầy con cháu! Có vai hề là những quan khách. Là bạn của cô Tuyết,  bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan vân vân, những "giai thanh gái lịch" 
  13. đến đưa tang là để "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai  nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau,...". Là những người bạn của cụ cố Hồng  đến đưa ma Cụ tổ "ngực đầy những huy chương như Bắc đẩu bội tinh, Long  bội tinh... để khoe tài, khoe đức" (!), với những bộ râu ria "hoặc dài hoặc ngắn,  hoặc đen, hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quoăn...". Ngòi bút  biếm họa của Vũ Trọng Phụng thật hiếm có. Ông đã làm cho độc giả phải ôm  bụng mà cười về những bộ râu ấy! Sụ cụ Tăng Phú với ông Xuân ­ cố vấn báo Gõ mõ đến đưa tang giữa đường,  với sáu chiếc xe, xe nào cũng che hai lọng có hai vòng hoa đồ sộ. Sư cụ Tăng  Phú "sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe" vì đây là "cuộc đắc thắng  đầu tiên của báo Gõ mõ" đã đánh đổ được Hội Phật giáo. Còn Xuân Tóc Đỏ đã  được Tuyết "liếc mắt đưa tình cho nó để tỏ ý cảm ơn!". Hắn đã làm cho bà cụ  Hồng cảm động cực độ, sung sướng kêu: "Ấy giá không có món ấy thì là thiếu  chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi!". Đó là cảnh hài sao không đáng  cười được! Cảnh hạ huyệt mới thật sự là một cảnh trong vở bi hài kịch. Cậu Tú  Tân luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng, với chiếc máy ảnh trong tay, cậu  bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng... để  cậu chụp ảnh lúc hạ huyệt! Cụ cố Hồng thì "mếu máo và ngất đi!". Ông Phán  mọc sừng "oặt người đi, khóc mãi không thôi: "Hứt!... Hứt!... Hứt!...". Thế  nhưng ông ta rất tỉnh táo đã bí mật dúi vào tay Xuân tờ bạc 5 đồng gấp tư để  "giữ chữ tín" và cũng là để "tri ân" người đã đem đến cho mình món lợi to! Vũ Trọng Phụng đã sử dụng biến hóa nhiều thủ pháp châm biếm trào phúng cay  độc. Lúc thì phóng đại, lúc thì biếm họa. Có cử chỉ đáng cười! Có ngôn ngữ  buồn cười! Có cảnh gây cuời! Từ tang chủ, bọn con cháu đến quan khách, tất cả  đều trở thành những vai hề. Vì thế mới có hình ảnh "người chết nằm trong quan  tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu...". Qua chương "Hạnh phúc của một tang gia", ta thấy được nghệ thuật trào phúng  bậc thầy của Vũ Trọng Phụng trong "Số đỏ". Tiếng cười trên trang văn của ông  có giá trị tố cáo mãnh liệt, đả kích sâu cay cái nhố nhăng, đồi bại của xã hội  thực dân phong kiến tư sản, cái xã hội "khốn nạn", "chó đểu" như ông đã phỉ  nhổ, nguyền rủa. Thật vậy, cái chết và đám ma Cụ tổ là một vở bi hài kịch, vừa đáng khóc, vừa  đáng cười, nhưng cái đáng cười là chủ yếu!
  14.                          CÂU 8 Phân tích nhân vật Chí Phèo của Nam Cao lớp 11 Phân tích nhân vật Chí Phèo Là một nhà văn luôn băn khoăn trăn trở về cách sống và cách viết, Nam Cao đã  từng tuyên ngôn “Sống đã rồi hãy viết”.Một nhà văn muốn viết được nhân đạo  trước hết phải sống cho nhân đạo bởi cuộc đời quyết định đến văn  chương.Nam Cao luôn nhìn đời bằng đôi mắt của tình thương , đôi mắt của lòng  nhân ái. Với cách nhìn đời này, Nam Cao bắt đầu cầm bút sáng tác.Trước Cách  Mạng, Nam Cao viết về hai đề tài, đè tài người nông dân và đề tài người trí thức  tiểu tư sản. Ở đề tài nông dân hay nhất, tiêu biểu nhất phải kể đến sáng tác đầu  tay của Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo.Linh hồn của câu chuyện là nhân vật cùng  tên được nhà văn miêu tả với một tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:Sinh  ra là người nhung không được làm người, cả đời khao khát lương thiện ,cuối  cùng trỏ thành kẻ bất lương.Thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của  hắn nông dân Chí, ngòi bút Nam Cao bộc lộ là một ngòi bút nhân đạo, nhân văn,  sâu sắc và cao cả. com Người ta thường nói bi kịch là một hoàn cảnh bi thảm, bi thương,bi đát nào đó,  điều này không chính xác.Bi kịch vốn được hiểu là những khát vọng chân chính,  cháy bỏng, mãnh liệt của một con người nhung không có điều kiện thực hiên  trên thực tế, cuối cùng người mang khát vọng bị rơi vào kết cuc của một thảm  kịch. Bi kịch là cuộc đáu trhắn dai dẳng, không khoan nhượng giữa thiện và ác,  giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa chính nghĩa và phi  nghĩa.Trong cuộc sống thường ngày, thương nhật, bi kịch không diễn ra giữa các  lực lượng xã hội đấu trhắn với nhau, trái lai nó là lực lưọng tinh thần trong đời  sống tâm hồn của một con người , ví như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm  cùng tên của nhà văn Nam Cao, cả đời hắn khao khát lương thiện, cuối cùng trở  thành kẻ bất lương , sinh ra là người nhưng không dược làm người, để rồi hắn  chết trên con đường trở về lương thiện. Cuộc đời con người là một chuỗi vân đọng liên hoàn mà chúng ta không thể  phân tách hay chia cắt được.Tuy nhiên cuộc đời mỗi con người được hình thành 
  15. bởi những điều kiện, hoàn cảnh . Ở những điều kiện lớn, hoàn cảnh lớn,bản  chất con người mới được bộc lộ bởi nói như H.Balzac: “Bản chất của con  người thường bị bánh xe của số phận che đậy, và khi lao vào bão tố, dù tốt hay  xấu, tự nó bộc lộ.” Cuộc đời Chí Phèo tù lúc sinh ra đến lúc chết đi đươc chia  làm hai chặng đường: chặng đường đầu tiên từ lúc Chí sinh ra đến năm hai  mươi tuổi và sau khi ra tù. Lai lịch Chí Phèo đươc mỏ ra trong câu chuyện là một đứa trẻ xám ngắt,  đượcbọc trong một tấm váy đụp bên cạnh lò gạch bỏ hoang, được người thả  ống lươn đem về trong một buổi sớm tinh sương.Lớn lên, Chí Phèo được cưu  mang bởi những con người nghèo khổ,Chí Phèo đi ở hết nhà này cho đến nhà  khác, từ bà goá mù cho đến ông Phó Cối.Quá khứ ấy không khiến Chí Phèo trở  thành một đứa trẻ hư hỏng, trái lại, đến năm hai mươi tuổi, khi đi làm hắn chắn  điền cho nhà lí Kiến, Chí Phèo vẫn giữ nguyên bản tính của một người nông  dân thuần hậu.Cũng như biết bao người nông dân làng Vũ Đại, Chí Phèo ước  mơ có được một cuộc sống bình dị bởi mơ ước của một con người phần nào  bộc lộ bản tính của người ấy. Ở đây,Chí Phèo ước mơ có một cuộc sống nho  nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ con lợn để nuôi, khá  giả mua năm ba sào ruộng cấy.Mơ ước ấy chứng tỏ rằng hắn là một người  nông dân thuần hậu, thậm chí làng Vũ Đại còn gọi hắn là người “lành như cục  đất”.Ta còn thấy Chí phèo là một người trong sáng và trọng dhắn dự.Làm hắn  chắn điền cho nhà lí Kiến, rồi một lần bị bà Ba Kiến gọi lên bóp chân,Chí Phèo  chỉ thấy nhục, thấy sợ .Trái tim của Chí Phèo hai mươi tuổi đau còn là gỗ đá,  Chí Phèo đã nhận thức đượcđâu là tình yêu chân chính, đâu là thói dâm ô. Bị gọi  “đấm bóp cho bà 3 quỷ quái hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Như vậy, rõ  ràng, đến đây ta có thẻ khẳng định hắn là một người nông dân thuần hậu, là  người trong sáng và trọng dhắn dự nhưng xã hội ấy không cho Chí Phèo sống  yên ổn với bản tính nông dân thuần hậu của hắn.Chí Phèo đang sống trong cái  xã hội mà “Kiếp người cơm vãi cơm rơi­ Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi.”,  trong cái xã hội mà cạm bẫy người giăng giăng như mắc cửi thì những ngời  hiền lành như Chí Phèo bao giờ cũng phải chịu thiệt thòi.Vì một cơn ghen bóng  gió,Chí Phèo đã bị Bá Kiến tống vào ngục tù, con người xảo quyệt này sẵn sàng  chà đạp lên cuộc đời người khác không thương tiếc, không ghê tay.Bắt đầu từ 
  16. đây, Chí Phèo chuyển sang một trạng thái khác, một cuộc sống khác.Nhân đây  cũng phải nói qua cái nhà tù, đây là nhà tù thực dân, đồng loã với lão Bá tha hoá  Chí Phèo.Nhà tù này có bản chất xã hội trái hoàn toàn với bản chất xã hội của  một nhà tù mà loài người đang mong đợi.Nhà tù này chỉ thu nạp tù nhân khi hắn  ta còn lành như cục đát, vào nhào năn, đào tạo đến khi thánh con quỉ dữ thì thả  họ ra.Nhà tù này tiếp tay cho lão Bá tha hoá Chí Phèo, nhà tù này đã biến hắn Chí  “lành như cục đất” giờ đây ra tù…hãy nghe Nam Cao mô tả diện mạo của CChí  Phèo lúc ra tù:”Caí đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà  rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực và tay chạm trổ đầy những hình rồng  phượng, có cả một ông tướng cầm chuỳ.Trông Chí Phèo đặc như một tên săng  đá”.Hình ảnh này đã làm tái hiện một Chí Phèo khác hoàn toàn, thay thế hắn  nông dân thuần hậu ngày xưa giờ đây là một Chí Phèo sinh ra làm người nhưng  không được làm người, hiền lành chân chất là thế giờ dây trở thành con quỷ dữ  của làng Vũ Đại. http;//+++++++++++ Đây là bi kịch đầu tiên của Chí Phèo bởi bi kịch là khát vọng chân chính, mãnh  liệt của một con người nhưng không có điều kiện thục hiện trên thực tế , Chí  Phèo cả đời khao khát lương thiện nhưng giờ đay thành kẻ bất lương mất rồi,  thành con quỷ dũ mất rồi. Hình ảnh của Chí say rượu vừa đi vừa chửi hết sức  buồn cười, phải chăng đằng sau sự lãm nhãm của hắn là tiếng kêu gào tuyệt  vọng của sự thèm khát được giao tiếp với đồng loại. Trong cơn say hắn nhận ra  được sự cô đơn khủng khiếp của 1 con người bị xh ruồng bỏ. “Hắn thèm được  người ta chửi, chửi hắn có nghĩa là còn công nhận hắn là người”. Thế nhưng  hắn cứ chửi, xung quhắn hắn là sự im lặng đáng sợ, hắn chửi rồi lại nghe: “ chỉ  có 3 con chó dữ với 1 thằng say rượu”. Hắn đã bị từ chối quyền làm người  tuyệt đối. Bản chất của hắn đâu phải là kẻ l/mhắn, nát rượu. Khi còn trẻ hắn  đã “ao ước có 1 mái gđ nho nhỏ, chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải nuôi  heo”. Mơ ước của hắn thật bình dị bằng sức lao động chân chính, cái hạnh phúc  đơn sơ nhưng ấm cúng tình người tưởng chừng ai cũng có được nhưng với Chí  lại quá xa vời. Giờ đây, hắn muốn sống trong cái Làng Vũ Đại “đầy bọn ăn thịt  người không thắn” thì hắn phải gây gổ, cướp giật, ăn vạ, muốn thế hắn phải có  gan, phải mạnh, thế là hắn mượn rượu để say như hủ chìm, như thế hắn sẽ làm  “bất cứ điều gì người ta muốn hắn làm”, xh đã vằm nát bộ mặt người của hắn 
  17. để hắn không còn được coi là c/người nữa “ai cũng tránh mỗi lần hắn đi qua”. Trong cơn say rượu, Chí đã gặp TNở và họ đã ăn năm với nhau …. Sau khi tỉnh  cơn say, hắn nhận được sự t/yêu c/sóc của TNở làm cho trong sâu xa t/hồn hắn  lay động 1 tia chớp lóe sáng trong c/đ t/tăm dài dằn dặt của hắn và hắn nhận ra  được tình trạng bi thương của số phận mình. “Hắn mơ hồ thấy rằng sẽ có 1 lúc  mà người ta k/thể liều lỉnh được nữa, bấy giờ mới nguy”, hắn tủi thân vì hắn  nhận ra sự trơ trọi của chính mình. Đó những ân hận khi CP hiểu ra hắn đã làm  quá nhiều điều tội lỗi, khốn nổi khi gây ra những điều này Chí triền miên trong  những cơn say nên nào biết gì! TY của TNở làm cho hắn “bổng thèm lương  thiện”, b/cháo hành đã đưa Chí rẽ vào bước ngoặc mới, b/cháo hành là biểu  tượng của sự cảm thông y/t giữa những c/người cùng cảnh ngộ, nó mãi mãi đi  vào c/s văn chương với tư cách là biểu tượng của CN nhân đạo. Hắn cảm động  quá! cảm động vì lần đầu tiên hắn được ăn 1 thứ ngon như thế. Hơn nữa muốn  có cơm ăn, rượu uống chí phải dọa, cướp giật. lần đầu tiên có người tự nguyện  cho hắn ăn, đặc biệt hơn đó lại là đ/bà nên con quỹ dữ đã mềm ra thành từng  giọt nước mắt. Cùng với những giọt nước mắt là Chí nghe được tiếng chim hót  b/sáng, tiếng gõ mái chèo của người thuyền chày đuổi cá trên sông, tiếng trò  chuyện của những người đi chợ sớm. Cái đẹp của tự nhiên, c/đẹp của l/đ chứa  chan tình người, tất cả thật đ/sơ nhưng cũng thật gần gủi thân thiết, những âm  thhắn này ngày nào cũng có nhưng đây là l/đầu tiên chí cảm nhận được. Giọt  nước mắt của chí cùng những âm thhắn b/sáng đã làm nên 1 CP khác hẳn, có  nghĩa là hắn chắn điền l/thiện năm nào đã sống lại. Đây là lần đ/tiên Chí tỉnh và  lần đ/tiên nhận thức được t/lỗi, sự ân hận muộn màng nhưng dù sao cũng đáng  ghi nhận. Đó là biểu hiện của sự làm lành “hắn muốn làm hòa với mọi người  biết bao” Chí m/muốn được mọi người bỏ qua cho tất cả. Thị Nở sẽ giúp hắn  làm loại từ đầu, niềm khát khao mới người làm sao!. TY của TNở làm cho hắn thức tỉnh và mở đường cho hắn trở lại làm người,  nhưng thật trớ trêu, bà cô TNở đã đóng sầm cánh cửa lại, bà không cho cháu bà  “đi lấy 1 thằng ăn vạ”. Cách nhìn của bà cũng chính là cách nhìn của Làng VĐ,  linh hồn của Chí vừa trở về thì bị cự tuyệt, không ai nhận ra. K/vọng của Chí đã  bị đã bị xh từ chối, điều này cũng dễ hiểu vì xh quen nhìn Chí trong bộ dạng quỹ  dữ, k/thể chấp nhận một CP hiện lên với tư thế con người. Sự từ chối của xh đầy định kiến, xh không độ lượng bao dung đón đứa con lạc 
  18. loài trở về v/tay cộng đồng, hoàn cảnh đặt Chí trước 2 con đường để l/chọn:  “hoặc sống làm q/dữ hoặc chết để k/định g/trị làm người”. Thực chất Chí chỉ có  1 con đường để đi, khi g/trị làm người thức tỉnh thì chí không thể làm quỹ dữ, đó  chính là bi kịch thân phận con người không được quyền làm người. Sự từ chối của TNở đã đóng sập cánh cửa hoàn lương của Chí. Lúc này hắn đã  uống rất nhiều rượu “càng uống càng tỉnh ra” để thấm thía thân phận mình “hắn  ôm mặt khóc rưng rức”. Trong cơn say Hắn xách dao ra đi, hắn lãm nhãm đến  nhà Tnở để đâm chém nhưng bước chân lại tìm đi tìm “kẻ gây ra tình trạng  tuyệt vọng cho đời mình”. Thực trạng nnày đòi hỏi chúng ta phải x/đ Chí say  hay tỉnh? Nếu bảo hắn tỉnh thì k/thuyết phục vì ý thức của hắn không còn  k/năng điều khiển hành vi, bảo hắn say cũng không thỏa đáng vì người say  không thể biết đòi l/thiện “tao muốn làm người l/thiện” và biết rất rõ không ai  cho hắn l/thiện, nghịch lý này là rượu đã làm cho thế giới t/thần hắn mụ mị đi,  nhưng 1 bộ phận mà rượu k/thể làm tê liệt được là ý thức làm người, cho nên  hđ đòi l/thiện là vô cùng tỉnh táo vì vậy Chí đã giết BK và tự hủy diệt mình. Cái kết thúc thật rùng rợn vì máu chảy nhưng cũng thật nhân bản vì tội ác đã  được trừng trị và g/trị làm người được khẳng định. Một CP tỉnh đã giết chết 1  CP say . CP bằng xương , bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người đọc  là CP đòi quyền sống , đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi  ý thức nhân phẩm đã trở về , CP không bằng lòng sống như trước nữa . Và CP  chết trong bi kịck đau đớn , chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống . Đây khong  thể là hành động lưu mhắn mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân  khi thức tỉnh cuộc sống. Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã  hội cũ, một con người điển hình. Ở cuối tác phẩm, “đột nhiên thị thoáng thấy  hiện ra một cái lò gạc cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người qua lại…”, chi  tiết ấy muốn nói với chúng ta rằng, một ngày gần đây thôi,Thị Nở lại bụng  mang dạ chửa vượt cạn giữa đồng không mông quạnh,giữa con mắt thờ ơ của  người dân làng Vũ Đại,lai một Chí Phèo con xuất hiện. Điều này chứng tỏ rằng  “Chí Phèo” không phải là bi kịch của một con người mà là bi kịch của người  nông dân tồn tai trong lòng nông thôn trước Cách mạng tháng Tám. Mang đậm  giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp pk thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy  sẽ còn tiếp diễn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2