intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình cơ bản)

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình cơ bản) được chia sẻ nhằm giúp các em tổng hợp kiến thức đã học, luyện tập kỹ năng ghi nhớ chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình cơ bản)

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I TỔ: NGỮ VĂN MÔN: NGỮ VĂN 11 - CƠ BẢN Năm học: 2019 – 2020 A. NỘI DUNG KIẾN THỨC I. TIẾNG VIỆT Nắm vững nội dung các bài đã học: - Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Thực hành về thành ngữ, điển cố - Ngữ cảnh - Phong cách ngôn ngữ báo chí - Thực hành về lựa chọn các bộ phận trong câu Ngoài ra cần nhận biết được : biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, thể thơ, xác định nội dung và tiêu đề văn bản …để làm tốt phần Đọc hiểu. II. ĐỌC VĂN Ôn kĩ các văn bản sau: - Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) - Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng) - Chí Phèo (Nam Cao) Cần ghi nhớ những nét chính về : - Tác giả: tiểu sử, con người, thời đại, văn phong, đóng góp nổi bật… - Tác phẩm: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, tóm tắt văn bản, hệ thống luận điểm, nhân vật, nghệ thuật - ý nghĩa văn bản, nhất là ghi nhớ những dẫn chứng tiêu biểu đắt giá để có tư liệu viết bài nghị luận văn học. III. LÀM VĂN 1. Nghị luận xã hội a. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội. - Đặc biệt là cách xây dựng đọan văn theo đúng yêu cầu đề (nội dung, hình thức), lâp luận vững chắc, dẫn chứng thuyết phục, văn phong trong sáng. b. Yêu cầu về kiến thức Đề ra hướng đến nghị luận về một tư tưởng đạo lí: lòng dũng cảm, đức hi sinh, lòng nhân ái, tình yêu quê hương đất nước, lí tưởng sống, ý chí, nghị lực, niềm tin, ước mơ… 2. Nghị luận văn học: a. Yêu cầu về kỹ năng - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Xác định đúng yêu cầu đề. - Biết lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu để phân tích và chứng minh; cảm nhận tinh tế, sâu sắc, sáng tạo, độc đáo. - Bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ; văn phong lưu loát; giàu hình ảnh cảm xúc; không mắc lỗi diễn đạt. b. Yêu cầu về kiến thức - Tập trung phân tích nhân vật. Vì thế cần giới thiệu được: - Những nét chính về tác giả, tác phẩm, yêu cầu chính của đề. 1
  2. - Triển khai hệ thống luận điểm, luận cứ và cập nhật dẫn chứng đầy đủ, toàn diện. - Cảm nhận cá nhân. - Khẳng định và nêu ảnh hưởng, tác động của nhân vật đối với cá nhân, văn học, thời đại. B. CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI I. Đề thi gồm hai phần - Phần đọc hiểu (3.0 điểm) (Ngữ liệu lấy ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 11) - Phần làm văn : gồm hai câu: Câu 1: Nghị luận xã hội (2.0 điểm): Viết một đoạn văn Câu 2: Nghị luận văn học (5.0 điểm) : Viết một bài văn (Những văn bản giới thiệu ở phần đọc văn) II. Thời gian làm bài Thời gian viết bài 90 phút C. ĐỀ THAM KHẢO I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bản thân mỗi người cũng phải biết nhẫn nhịn. Muốn đi chơi nhưng việc chưa xong, phải kìm nén ham muốn lại. Muốn học cao, giàu sang, nhưng thời cơ chưa tới, đều phải đợi chờ. Con người sinh ra có số phận khác nhau. Người đẹp kẻ xấu, người yếu kẻ khỏe, có người không may lại bị tật nguyền. Mỗi người phải tự chấp nhận thực tế của mình mà đi lên. Trong cùng một hoàn cảnh, người nhẫn nhịn chịu thương chịu khó, phấn đấu liên tục, có lí tưởng cao đẹp, nghịch cảnh biến thành thiên đường. Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục. Nói gọn lại, nhẫn nhịn khiến con người từ bị động chuyển sang chủ động, từ thế yếu chuyển sang thế mạnh, trong đắng cay nếm được vị ngọt ngào. Nhẫn nhịn là học phí phải trả để có được thiên nhiên, xã hội và cả bản thân mình. Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa. (Mạnh Chiêu Quân, Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXBGD Việt Nam 2017, tr 155) Câu 1. Gọi tên phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng: Con người sinh ra có số phận khác nhau? Câu 3. Cách hiểu của cá nhân về ý kiến: Người không biết nhẫn nhịn thì nôn nóng đòi hỏi, bất chấp quy luật, đi đâu cũng vấp, nghịch cảnh là địa ngục? Câu 4. Nhẫn nhịn là phẩm chất của kẻ mạnh có tầm mắt nhìn xa. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 15 dòng) để thuyết phục mình và mọi người nên sống nhẫn nhịn. Câu 2 (5.0 điểm): Phân tích hình ảnh hai chị em Liên và An trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam). 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1