intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Vật lý lớp 8 HK2

Chia sẻ: Nguyen Phuoc Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3.477
lượt xem
981
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương môn Vật lý lớp 8 học kỳ 2 gồm những nội dung: Định luật về công, công suất, cơ năng, nhiệt năng, bức xạ nhiệt, nhiệt lượng... sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức đã học, để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Vật lý lớp 8 HK2

  1. ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 8 – HỌC KÌ II A. LÝ THUYẾT – CÔNG THỨC 1. Định luật về công: Không một Máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi (và ngược lại). Công Thức tính công : A = F.S Trong đó : A là công cơ học đơn vị tính J F là lực tác dụng lên vật theo phương chuyển động đơn vị tính là N S là Quãng đường dơn vị tính m 2. Công suất Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. A Công thức tính công suất : P = t Trong đó : P là công suất, đơn vị W (1W = 1 J/s, 1kW = 1000W , 1MW = 1000 000W ). A là công thực hiện, đơn vị J. t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị (s) (giây). 3. Cơ năng Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó. 4. Các chất được cấu tạo như thế nào? Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. 5. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.
  2. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 6. Hiện tượng khuếch tán Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán. Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng. 7. Nhiệt năng Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công. Truyền nhiệt. 8. Nhiệt lượng - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trinh truyền nhiệt. - Đơn vị của nhiệt năng là Jun (kí hiệu J). 9. Dẫn nhiệt Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. 10. Đối lưu Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 11. Bức xạ nhiệt Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
  3. 12. Công thức tính nhiệt lượng a) Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi. - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. b) Công thức tính nhiệt lượng Công thức tính nhiệt lượng thu vào : Q = m.c.Δt hay Q = m.c.(t2 − t1 ) Q : Nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J. m : Khối lượng của vật, đơn vị kg. Δt : Độ tăng nhiệt độ, đơn vị 0 C hoặc 0 K (Chú ý: Δt = t 2 − t1 ). C : Nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10 C . Bảng nhiệt dung riêng của một số chất Nhiệt dung riêng Nhiệt dung riêng Chất Chất (J/kg.K) (J/kg.K) Nước 4200 Đất 800 Rượu 2500 Thép 460 Nước đá 1800 Đồng 380 Nhôm 880 Chì 130 13. Nguyên lí truyền nhiệt Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì: - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau. - Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. B. TRẮC NGHIỆM Bài 19.1; 19.2; 20.1; 20.2; 21.1; 21.2; 22.1; 22.2; 23.1; 23.2; 25.1; 25.2; 26.1 sách bài tập vật lí 8 Câu 1; 2; 3; 4; 5 trang 102 SGK vật lý 8.
  4. ĐÁP ÁN: 19.1: câu D; 19.2. câu C ; 20.1. Câu C; 20.2. câu D ; 21.1. Câu C; 21.2. Câu B; 22.1. Câu B; 22.2. Câu C; 23.1. Câu C; 23.2. Câu C; 25.1. Câu A; 25.2. câu B; 26.1. Câu C ( Học sinh làm vào vở soạn các bài trên rồi đối chiếu với đáp án đã cho) C. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI SAU: 1) Công suất cho ta biết điều gì ? Một động cơ có công suất 40W cho ta biết điều gì ? Trả Lời : Công suất cho ta biết công thực hiện trong thời gian 1 giây. Một động cơ có công suất 40W cho ta biết công của máy đó thực hiện trong 1 giây là 40 J 2) Trong khi thổi cơm thì gạo nóng lên.Trong khi giã gạo , gạo cũng nóng lên .Trong hai trường hợp trên nội năng của gạo thay đổi như thế nào ? Cho biết nguyên nhân làm biến đổi nội năng . Trả Lời : Cả 2 trường hợp nội năng của vật đều tăng. Trường hợp 1 do truyền nhiệt, trường hợp 2 do thực hiện công. 3) Giải thích vì sao mở một bình nước hoa trong phòng, thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm của nước hoa? Trả Lời : Ta đã biết các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chuyển động không ngừng. Do đó khi mở nắp bình nước hoa trong phòng thời gian sau các nguyên tử, phân tử nước hoa chuyển động và xen vào giữa khoảng cách các phân tử không khí trong phòng, nên trong phòng có mùi nước hoa. 4) Hiện tượng khuếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ hay không? Trả Lời : Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ . Vì khi đó các phân tử chuyển động nhanh hơn. 5) Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt năng,nhiệt lượng là gì? Kí hiệu? Trả Lời : -Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun,kí hiệu: J 6) Nung nóng miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Trả Lời : Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước sẽ tăng. Đây là sự truyền nhiệt. 7) Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là thực hiện công hay truyền nhiệt?
  5. Trả Lời : Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. 8) Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát, đĩa thường làm bằng sứ? Trả Lời : Nồi xoong dùng để nấu chín thức ăn. làm nồi xoong bằng kim loại vì kim loại dẫn nhiệt tốt làm cho thức ăn mau chín. Bát đĩa dùng để đựng thức ăn, muốn có thức ăn lâu bị nguội và bưng đỡ nóng tay thì bát đĩa làm bằng sứ là tốt nhất vì sứ là chất dẫn nhiệt kém. 9) Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng lại ấm hơn mặc một áo dày? Trả Lời : Tác dụng của áo trong mùa lạnh là giữ nhiệt cho cơ thể. Nếu mặc cùng một lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí khác nhau giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt rất kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn. 10) Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày lại dễ vỡ hơn rót vào cốc thủy tinh mỏng? Trả Lời : Thủy tinh là chất dẫn nhiệt kém. Khi rót nước vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh ở thành trong cốc nóng lên nhanh và nở ra, trong khi đó lớp thủy tinh ở thành bên ngoài cốc chưa kịp nóng lên và chưa nở ra. Kết quả là sự dãn nở không đều của thủy tinh làm cho cốc vỡ. Để cốc không bị vỡ khi rót nước sôi thi trước khi rót ta tráng trên cốc ( cả trong lẫn ngoài) bằng nước nóng để cốc dãn nở đều. 11) Tại sao về mùa lạnh sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải nhiệt độ của đồng thấp hơn của gỗ hay không? Trả Lời : Đồng là chất dẫn nhiệt tốt hơn gỗ. Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ bên ngoài thấp hơn nhiệt độ của cơ thể nên khi sờ vào miếng đồng, nhiệt truyền từ cơ thể sang miếng đồng và bị phân tán nhanh, làm cho ta có cảm giác bị lạnh đi một cách nhanh chóng, trong khi đó khi sờ vào miếng gỗ, nhiệt truyền từ cơ thể ít bị phân tán nên ta có cảm giác ít lạnh hơn. Thực chất trong điều kiện như nhau, nhiệt độ của miếng đồng và gỗ như nhau. 12) Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo có màu sáng mà không mặc áo màu sẫm tối ? Trả Lời : Về mùa hè ta thường mặc áo có màu sáng mà không mặc áo màu sẫm tối vì để giảm sự hấp thụ các tia nhiệt. 13) Một viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã được học? Trả Lời : Viên đạn đang bay trên cao sẽ có động năng ( vì viên đạn có vận tốc so với mặt đất), thế năng ( vì viên đạn có độ cao so với mặt đất ), nhiệt năng( vì các phân tử cấu tạo nên viên đạn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng) .
  6. 14) Nếu đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nào sẽ chóng sôi hơn ? vì sao ? Trả Lời : Nếu đun như vậy thì nước trong ấm nhôm sẽ chóng sôi hơn. vì âm có tác dụng dẫn nhiệt từ lửa sang nước. Ấm làm bằng nhôm dẫn nhiệt tốt hơn ấm làm bằng đất nên ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn. D. GHÉP NỘI DUNG CỘT A VỚI NỘI DUNG CỘT B CHO THÍCH HỢP CỘT A CỘT B TRẢ LỜI 1. Các chất được cấu tạo a. dẫn nhiệt tốt. 1+ 2. Các nguyên tử, phân tử b. nhờ dòng đối lưu trong không khí. ……… 3. Thực hiện công c. chuyển động không ngừng. 2+ 4. Đèn kéo quân quay được là d. bức xạ nhiệt. ……… 5. Chất rắn e. Có thể làm thay đổi nhiệt năng của 3+ 6. Ở chân không cũng xảy ra vật. ……… g. những hạt riêng biệt rất nhỏ. 4+ f. đối lưu. ……… 5+ ……… 6+ ……… E. BÀI TẬP THAM KHẢO Bài 1: Một người kéo một vật từ giếng sâu 14m lên đều trong 40giây .Người ấy phải dùng một lực 160 N. Tính công suất của người kéo . Gợi ý : A = F.S = 2240 (J) P = A:t = 56 (w) Bài 2: Một người kéo một vật từ giếng sâu 8m lên đều trong 20 giây. Người ấy phải dùng một lực F = 180N. Hãy tính công và công suất của người đó. Gợi ý : Tóm tắt: Giải s = h = 8m Công của người đó là: t = 20 s A = F .s = F .h = 180.8 = 1440( J ) F = 180 N Công suất của người đólà: A=? P= A 1440 = = 72(W ) t 20 P=?
  7. Đáp số: A = 1440 J P = 72W Bài 3: Dùng động cơ điện kéo một băng truyền từ thấp lên cao 5 m để rót than vào miệng lò .Cứ mỗi giây rót được 20 kg than . Tính: a/Công suất của động cơ. b/Công mà động cơ sinh ra trong 1giờ Gợi ý : a/ Công thực hiện trong 1s: A=F.s = 10.m.s = 1000(J) Vậy, công suất của động cơ là 1000 (W) b/ Công thực hiện trong 1h: A=p.t = 1000.1.3600 = 3.600.000 (J). Bài 4: Một con Ngựa kéo một xe với lực kéo không đổi là 200 N đi quãng đường 4,5 km trong 30 phút Tính công và công suất của con ngựa ? Gợi ý : Công lực kéo của ngựa là A=F.s=200.4500=900 000 J Công suất của ngựa là p=A/t=900 000/1800=500 W Bài 5: Tính nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ từ 200C lên 500C biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/Kg.K Gợi ý : Nhiệt lượng cần truyền cho 5 kg đồng để tăng nhiệt độ lên từ 200C đến 500C là: Q = m. c.Δ t = mc (t2 - t1) Q = 5308 (50- 20) = 57 000(J) Bài 6: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào nước . Miếng đồng nguội từ 800C xuống còn 200C . Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 150C , nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K của nước là 4200J/Kg.K . Tính khối lượng của nước. Gợi ý : Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 800c xuống 200C Ta có : Q1= m1c1( t1- t)
  8. = 0,5 .380.( 80-20)=11400(J) Q2= m2c2( t-t2) = m2 4200 ( 20-15) = 21000m2 (1,0đ) Theo phương trình cân bằng nhiệt Ta có: Q1=Q2 , 11400 = 21000m2 => m2 = 11400/21000= 0,54 (Kg) Bài 7: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1 lít nước ở 20 0C. Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K ( bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường). Gợi ý : a) Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm Q1 = m1.c1.(t2 – t1) = 0,5.880.80 = 35200 (J) Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước Q2 = m2.c2.(t2 – t1) = 1.4200.80 = 336000 (J) Nhiệt lượng cần thiết là Q = Q1 + Q2 = 35200 + 336000 = 371200 (J) Bài 8: Người ta thả một thỏi nhôm có khối lượng 105 g được đun nóng ở nhiệt độ 1420C vào một bình nhiệt lượng kế đựng nước ở 200C .Sau một thời gian nhiệt độ của vật và nước trong bình đều bằng 420C .Tính khối lượng nước .Coi vật và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau .Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880 J/kg .k , của nước là c2 =4200J/kg.K Gợi ý : Nhiệt lượng do thỏi nhôm toả ra Q1 = m1.c1.(t1 – t) = 0,105.880 . (142 – 42 ) = 9240 (J) Nhiệt lượng do nước thu vào Q2 = m2.c2.( t– t2 ) = m2 .4200. (42 – 20 ) = 92400. m2 Phương trình cân bằng nhiệt ta có
  9. Q1= Q2 9240 = 92400.m2 => m2 = 0,1 kg Bài 9: Dùng một bếp dầu để đun sôi 2kg nước ở 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng là 0,5 kg. Tính nhiệt lượng bếp dầu cần tỏa ra để đun nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.k, của nhôm là 880J/kg.k.(Bỏ qua môi trường ngoài hấp thụ) Gợi ý : Nhiệt lượng thu vào của nước Q=m1 c 1 (t2-t1) +m2 c 2 (t2-t1) =707200J Qthu =Qtỏa =707200J Bài 10: Người ta thả một miếng đồng khối lượng 0,5 kg vào nước nĩng . Miếng đồng nguội từ 800C xuống cịn 200C . Biết nhiệt độ ban đầu của nước là 150C , nhiệt dung riêng của đồng là 380J/Kg.K của nước là 4200J/Kg.K . Tính khối lượng của nước. Gợi ý : Nhiệt lượng của miếng đồng tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 800c xuống 200C Ta có : Q1= m1c1( t1- t) = 0,5 .380.( 80-20)=11400(J) Q2= m2c2( t-t2) = m2 4200 ( 20-15) = 21000m2 Theo phương trình cân bằng nhiệt Ta có: Q1=Q2 , 11400 = 21000m2 => m2 = 11400/21000= 0,54 (Kg)
  10. Bài 11: Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310g được nung nóng tới 1000C vào 0,25 lít nước ở 58,50C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 600C. a. Tính nhiệt lượng nước thu được.biết nhiệt dung riêng của nước là b. Tính nhiệt dung riêng của chì. Gợi ý : a)nhiệt lượng do nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 58,50C lên 600C là: Q1 = m1.c1(t-t1)=Dn.V.c1(t-t1)= 1000.0,00025.4200(60-58,5)=1575J b)Nhiệt lượng chì tỏa ra để hạ nhiệt độ từ 1000C xuống 600C là: Q2 = m2.c2(t1-t)= 0,31.c2 (100-60)=12,4.c2 Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Q1 = Q2 Hay 1575 = 12,4.C2 C2 = 1575/12,4 = 127,02(J/kg.k) Bài 12: Dùng một bếp than để đun sôi 2 lit nước có nhiệt độ ban đầu 200C đựng trong ấm nhôm có khối lượng 400g. Tính khối lượng than cần dùng. Cho biết hiệu suất của bếp than là 35%, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200J/kg.K, năng suất toả nhiệt của than đá là 27.106 J/kg. Gợi ý : Nhiệt lượng mà ấm và nước thu vào là: Qthu = (c1.m1+ c2.m2). Δ t = ( 4200. 2 + 880. 0,4).( 100 – 20 ) = ( 8400 + 352). 80 = 8752 . 80 = 700160 J Vì hiệu suất của bếp là 35% nên nhiệt lượng của bếp toả ra là: Qthu 700160.100 Qtoả = .100 = = 2000457 J 35 35 Mặt khác, ta có: Qtoả = q. m m = Qtoả/ q = 2000457/ 27.106 = 0,074 kg.
  11. F. BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 1 : Một anh công nhân đưa một vật nặng 65kg lên độ cao 20m trong thời gian 120s. Tính công và công suất của anh công nhân đó. Bỏ qua ma sát. Bài 2 : Một người đi xe đạp với lực không đổi 70N trên quãng đường 800m với vận tốc trung bình 3,5m/s. Bỏ qua lực cản. Tính công và công suất của người đó. Bài 3 : Một người đi xe máy, động cơ có công suất 6KW, trong 5 phút đi được 12km. Tính công và lực kéo của động cơ. Bài 4 : Một người dùng động cơ có công suất 0,25KW để đưa một vật nặng 120kg lên độ cao 8m. Tính công và thời gian vật lên đến nơi. Bài 5 : Một cái máy khi hoạt động với công suất P = 850W thì nâng được một vật nặng m = 75kg lên độ cao 14m trong 20 giây. a) Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật. b) Tìm hiệu suất của máy. Bài 6 : Khi đưa một vật lên cao 2,5m bằng mặt phẳng nghiêng dài 24m người ta phải thực hiện công là 3600J. Biết hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là 0,75. a) Tính trọng lượng của vật. b) Tính công để thắng lực ma sát khi kéo vật lên và độ lớn của lực ma sát đó. Bài 7 : Người ta phải dùng một lực 400N để được một vật nặng 75 kg lên cao bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 3,5m độ cao 0,8m a) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng. b) Tính công thắng lực ma sát và độ lớn của lực ma sát đó Bài 8 : Người ta kéo một vật khối lượng 24kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m và độ cao 1,8m. Lực càn ma sát trên đường là 36N a) Tính công của người kéo. Coi chuyển động là đều b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng Bài 9 : Người ta cung cấp cho 2,5l nước một nhiệt lượng 18KJ. Hỏi nước tăng thêm bao nhiêu độ? Bài 10 : Để đun 5l nước từ 200C lên 400C cần cung cấp nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Bài 11 : Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2kg nước ở 300C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 250g.
  12. Bài 12 : Thả một quả cầu nhôm có khối lượng m1= 4,3kg ở nhiệt độ ban đầu 270C vào nước có khối lượng m2 = 1,5kg . Sau một thời gian nhiệt độ cân bằng là 320C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1 =880J/kg.K nước C2= 4200J/kg.K (chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau) a) Tính nhiệt lượng thu vào của quả cầu b) Tính nhiệt độ ban đầu của nước. Bài 13 : Để xác định nhiệt dung riêng của chì, người ta thả một miếng chì có khối lượng 300g được nung nóng tới 1000C vào 0,25 kg nước ở nhiệt độ 58,50C, nước nóng tới 600C. a) Tính nhiệt lượng của nước thu vào. ( Lấy nhiệt dung riêng của nước 4200J/kg.K) b) Tính nhiệt dung riêng của chì. c) Tại sao kết quả thu được gần đúng với sách giáo khoa vật kí Bài 14 : Dùng một ấm nhôm khối lượng 500g để đun nóng 2 kg nước từ 200C đến 800C . Biết nhiệt dung riêng của ấm 880J/kg.K, của nước 4200J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần đun nóng ấm nước. Bài 15 : Dùng bếp than gỗ.để đun sôi 1,5 lít nước ở 200C chứa trong ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. a) Tính nhiệt lượng cần đun sôi ấm nước, biết nhiệt dung riêng của ấm là 880J/kg.K, của nước 4200J/kg.K. b) Tính lượng than gỗ cần đốt. Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do than gỗ cháy tỏa ra là làm nóng ấm và nước, biết năng suất tỏa nhiệt của than gỗ là 34.106J/kg Bài 16 : Người ta đốt 0,3kg củi khô để đun sôi 2kg nước ở 200C. a) Tính nhiệt lượng cần để đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200/kg.K b) Tính hiệu suất của bếp. Biết năng suất tỏa nhiệt của củi là 10.106J/kg Bài 17 : Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì có khối lượng 0,31kg ở 1000C vào 0,25kg nước ở 58,50C. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 600C. a) Tính nhiệt lượng nước thu vào, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K b) Tính nhiệt dung riêng của chì. c) Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng với giá trị ở bảng nhiệt dung rêng? Bài 18 : Dùng một ấm nhôm nặng 0,4kg chứa 2 kg nước ở 200C. a) Muốn đun sôi ấm nước này thì cần một nhiệt lượng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước 4200J/kg.K.
  13. b) Người ta chỉ cần 30% nhiệt lượng cung cấp cho nước dùng để nung một quả cầu nhôm nóng thêm 1140C. Hỏi quả cầu nặng bao nhiêu kg? Bài tập SGK: 24.4; 24.5 SBT ; C9; C10 SGK; 25.3; 25.5 SBT – C2 SGK 26.3; 26.4; 26.5; 26.6 SBT; Bài 29: Bài 1, 2 trang 103 SGK
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2