intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An

Chia sẻ: Trương Kiệt | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2019-2020 được biên soạn bởi Trường THCS Phú An với mục tiêu cung cấp các tư liệu hỗ trợ cho học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức. Mời các bạn và các em học sinh cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Phú An

  1. Phòng GD & ĐT Bến Cát Trường THCS Phú An ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II (NH: 2019­2020) MÔN: VẬT LÝ 8 A. LÝ THUYẾT:  Câu  1   . *Công suất cho biết công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian   *Công thức tính công suất:  P =  + A là công thực hiện (J) + t là thời gian (s) + P  là công suất (J/s  hoặc W) * Công thức tính công cơ học: A=F.s=P.h  Câu  2    . *Khi vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng       (Cơ năng gồm thế năng và động năng)      * Thế năng trọng trường: phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất. Vật có khối  lượng càng lớn và ở càng cao thì thê năng trọng trường càng lớn.       * Thế năng đàn hồi: phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi của vật.       * Động năng: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Động năng   phụ thuộc vận tốc và khối lượng của vật.  Câu  3    . Các chất được cấu tạo như thế nào? Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử  cấu tạo nên các chất? * Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. * Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng; giữa các nguyên tử, phân   tử có khoảng cách. Câu 4.  Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên  vật có mối quan hệ như thế nào? Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển  động càng nhanh. Câu 5. Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay  giảm? Tại sao? * Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. * Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng  nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Câu 6. Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Tìm ví dụ cho mỗi cách. Có 2 cách: thực hiện công và truyền nhiệt. ­ Thực hiện công: Lưỡi cưa nóng lên, xát gạo, vỗ  tay, bơm xe làm ống bơm nóng  lên,  chà đồng xu lên bàn ... ­ Truyền nhiệt: Thả thanh đồng nóng vào cốc nước... Câu 7. Có 3 hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt. Đề cương ôn tập Lý 8­HKII (Năm học: 2019­2020)
  2.            * Dẫn nhiệt: là hình thức truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một  vật, từ vật này sang vật khác. ( chủ yếu ở chất rắn)            * Đối lưu: là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc khí, đó là hình thức  truyền nhiệt chủ yếu ở chất lỏng và khí            * Bức xạ nhiệt: là sự  truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ  nhiệt có  thể xảy ra ở cả trong chân không ( chủ yếu ở chất khí và chân không)  Câu  8.     Nhiệt lượng là gì?  * Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi  trong quá trình truyền nhiệt.  Câu 9. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm 1kg chất đó  tăng thêm 10C. Ví dụ:  Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, có nghĩa là   muốn cho 1kg   nước nóng lên thêm 10C cần nhiệt lượng 4200J.         Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K) Chất Nhiệt dung riêng(J/kg.K) Nước 4200 Đất 800 Rượu 2500 Thép 460 Nước đá 1800 Đồng 380 Nhôm 880 Chì 130 Câu 10. Viết công thức tính nhiệt lượng thu vào và nêu tên đơn vị  của các đại lượng có  mặt trong công thức. *Công thưc: Q=m.c.∆t0      Hoặc Q=m.c.(to2­to1) Trong đó:  Q:nhiệt lượng vật thu vào(J)  m: khối lượng vật (kg)  to= to2–to1: độ tăng nhiệt độ (oC hoặc độ K); to1 là nhiệt dộ ban đầu còn to2 là nhiệt  độ cuối trong quá trình truyền nhiệt.  c: nhiệt dung riêng (J/kg.K)  Câu  11    . Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lý này thể  hiện sự  bảo toàn năng lượng? ­ Nhiệt tự truyển từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. ­ Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau thì ngừng lại. ­ Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. *Nội dung thứ ba của nguyên lý thể hiện sự bảo toàn năng lượng.  Câu  12.     Phương trình cân bằng nhiệt : Qtoả = Qthu + Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào:     Qthu = mc to = mc(to2 – to1) + Công thức tính nhiệt lượng vật tỏa ra:     Qtỏa = mc to = mc(to1 – to2) Đề cương ôn tập Lý 8­HKII (Năm học: 2019­2020)
  3. B. BÀI TẬP:  * Dạng 1: Công và công suất. Ví dụ: Một máy nâng một vật có khối lượng 2000kg lên cao 3m trong thời gian 2 phút.  Tính công của máy nâng và công suất của máy nâng? Tóm tắt: m = 2000kg  P =10.m =10 2000 = 20000N h = s = 3m t = 2ph = 120s A= ? J P =? W Giải Công thực hiện của máy nâng là  A = P.h = 20000.3 = 60000 J Công suất của máy nâng là 60000 P =     = 500W  120 Đáp số : A = 60000J; P = 500W Bài 1: Một con ngựa kéo một cái xe đi đều với một lực không đổi bằng 80N và đi được  quãng đường 4,5km trong nửa giờ. Tính công và công suất trung bình của con ngựa ?  Bài 2: Một người thợ dùng lực đẩy 200N đẩy xe cát đi quãng đường 1,2km trong thời gian  30 phút. Tính công và công suất của người thợ ? Bài 3: Một cần cẩu nâng một vật có khối lượng 1500kg lên cao 5m trong thời gian 1 phút.  Tính công và công suất của cần cẩu? * Dạng 2: Công thức tính nhiệt lượng. + Ví dụ 1: Người ta cung cấp cho 5kg nước một nhiệt lượng là 600kJ. Hỏi nước sẽ nóng  lên bao nhiêu độ? Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, con số này có nghĩa là gì? Tóm tắt: m = 5kg Q = 600 kJ = 600000J c = 4200J/kg.K to = ?  Bài làm: Q Áp dụng công thức ta có: Q = m.c. to   to =  m.c 600000 to =   28,570C 5.4200 Vậy độ tăng nhiệt độ của nước là 28,570C + Ví dụ 2: Để đun nóng 2 lít nước từ 20oC lên tới 80oC cần một nhiệt lượng là bao nhiêu?  Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K Tóm tắt: V=2 lít=> m=2kg to1 = 20oC Đề cương ôn tập Lý 8­HKII (Năm học: 2019­2020)
  4. to2 = 80oC c = 460J/kgK Q = ? J              Bài làm: Nhiệt lượng nước thu vào là Q = m.c.(to2­ to1) = 2.4200.(80­20) = 504000J Đáp số: Q = 504000J + Ví dụ 3: Một ấm nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2,5 lít nước ở 20  .  Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?   Tóm tắt m1 = 0,5kg V = 2 lít   m2 = 2kg = 880 J/kg.K = 4200J/kg.K t 1 = 25oC o to2 = 100oC Q = ? J Giải Nhiệt lượng ấm thu vào là Q1 = m1.c1.(to2­ to1) = 0,5.880.80 = 35200J Nhiệt lượng nước thu vào là Q2 = m2.c2.(to2­ to1) = 2,5.4200.80 = 840000J Nhiệt lượng cả ấm và nước thu vào là Q = Q1 + Q2 = 875200J Đáp số: Q = 875200J Bài 4: Dùng một  ấm nhôm có khối lượng 0,2kg để  đun sôi 2 lít nước  ở  20oC. Cho nhiệt  dung riêng của nước và của nhôm là 4200J/kg.K và 880J/kg.K. Tính nhiệt lượng cần để  đun sôi ấm nước này.  Bài 5: Một  ấm nhôm khối lượng 250g chứa 1 lít nước  ở  250C. Tính nhiệt lượng cần để  đun   sôi   lượng   nước   nói   trên.   Biết   nhiệt   dung   riêng   của   nhôm   và   nước   lần   lượt   là  880J/kg.K; 4200J/kg.K. Bài 6:  Một vật làm bằng kim loại có khối lượng 2kg  ở  200C, khi cung cấp một nhiệt  lượng khoảng 10,5kJ thì nhiệt độ   của nó tăng lên 60 0C. Tính nhiệt dung riêng của một  kim loại? Kim loại đó tên là gì? Bài 7: Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 1 lít nước ở 30 0C. Tính  nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K,  nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K (bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường). ­­Hết­­ Đề cương ôn tập Lý 8­HKII (Năm học: 2019­2020)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2