Trường THPT Tam Đảo 2<br />
Họ và tên :..................................................................... Lớp : .............................<br />
Câu 1: Câu nào sau đây không có yếu tố biện chứng ?<br />
A. Trời sinh voi trời sinh cỏ.<br />
B. Có thực mới vực được đạo.<br />
C. Môi hở răng lạnh.<br />
D. Rút dây động rừng.<br />
Câu 2: Vai trò chủ thể của con người thể hiện ở:<br />
A. Sáng tạo ra mọi nguồn cảm hứng.<br />
B. Sáng tạo ra của cải vật chất.<br />
C. Sáng tạo ra giá trị văn hoá.<br />
D. Sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần.<br />
Câu 3: Lịch sử loài người được hình thành khi:<br />
A. Con người biết săn bắn, hái lượm.<br />
B. Con người biết sản xuất của cải vật chất.<br />
C. Con người tách mình khỏi thế giới loài vật.<br />
D. Con người biết chế tạo ra công cụ lao động.<br />
Câu 4: Để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, người ta căn cứ vào :<br />
A. Việc con người có nhận thức được thế giới hay không .<br />
B. Quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.<br />
C. Vấn đề coi trọng lợi ích vật chất hay coi trọng yếu tố tinh thần .<br />
D. Việc con người nhận thức thế giới như thế nào .<br />
Câu 5: Thực tiễn là:<br />
A. Hoạt động vật chất của con người, mang tính lịch sử, xã hội.<br />
B. Toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử, xã hội của con người.<br />
C. Hoạt động vật chất mang tính lịch sử, xã hội của loài người.<br />
D. Hoạt động vật chất có mục đích nhằm cải tạo thế giới tự nhiên của con người.<br />
Câu 6: Trước dịch bệnh H5N1, rất nhiều người đã mắc bệnh và tử vong, để phòng và chữa H5N1 con<br />
người tìm ra vacxin và đưa vào sản xuất. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?<br />
A. Cơ sở.<br />
B. Mục đích.<br />
C. Động lực.<br />
D. Tiêu chuẩn của chân lý.<br />
Câu 7: Đâu không phải là đặc trưng của sự phủ định biện chứng ?<br />
A. Cái mới ra đời phủ định hoàn toàn cái cũ.<br />
B. Nguyên nhân của sự phủ định nằm bên trong sự vật, hiện tượng<br />
C. Cái mới ra đời có sự kế thừa những yếu tố tiến bộ, tích cực của cái cũ<br />
D. Là sự phủ định có tính khách quan<br />
Câu 8: Hãy chỉ ra câu phát biểu sai :<br />
A. Chất và lượng luôn luôn thống nhất với nhau trong một sự vật.<br />
B. Sự biến đổi về chất bắt đầu từ sự biến đổi về lượng.<br />
C. Sự biến đổi về lượng bao giờ cũng dẫn đến sự biến đổi về chất .<br />
D. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng.<br />
Câu 9: Trong cuộc sống em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?<br />
A. Dĩ hòa vi quý.<br />
B. Một điều nhịn chín điều lành.<br />
C. Kiên quyết bảo vệ cái đúng.<br />
D. Tránh Voi chẳng xấu mặt nào.<br />
Câu 10: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, khái niệm mâu thuẫn là :<br />
A. Những quan điểm tư tưởng, trước sau không nhất quán.<br />
B. Hai mặt vừa đối lập, vừa thống nhất bên trong sự vật, hiện tượng.<br />
C. Một chỉnh thể, trong đó hai mặt vừa đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.<br />
D. Quan hệ đấu tranh lẫn nhau của hai mặt đối lập trong sự vật hiện tượng.<br />
Câu 11: Bác Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”<br />
Câu nói trên thể hiện vai trò nào của thực tiễn đối với nhận thức?<br />
A. Động lực.<br />
B. Mục đích.<br />
C. Tiêu chuẩn của chân lý.<br />
D. Cơ sở.<br />
Câu 12: Hãy chỉ ra ý nghĩa triết học trong các câu thành ngữ sau: “Dao có mài mới sắc ”.<br />
A. Lượng đổi chất đổi.<br />
B. Đấu tranh giữa các mặt đối lập.<br />
C. Cái mới thay thế cái cũ .<br />
D. Giải quyết mâu thuẫn của sự vật.<br />
<br />
Câu 13: Hiện tượng thanh sắt bị han gỉ thuộc hình thức vận động nào ?<br />
A. Hoá học<br />
B. Sinh học<br />
C. Cơ học<br />
D. Vật lý<br />
Câu 14: Khái niệm dùng để chỉ việc xoá bỏ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng là gì ?<br />
A. Phủ định siêu hình B. Phủ định.<br />
C. Diệt vong.<br />
D. Phủ định biện chứng<br />
Câu 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết : ‘ ...Xã hội từ chỗ ăn lông, ở lỗ, tiến đến xã hội nô lệ, tiến đến chế<br />
độ tư bản, rồi tiến đến xã hội chủ nghĩa’ . Trong đoạn văn trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát :<br />
A. Tính khách quan của xã hội loài người<br />
B. Các kiểu chế độ xã hội<br />
C. Quy luật vận động của xã hội<br />
D. Sự phát triển của xã hội loài người.<br />
Câu 16: Trong triết học, chất có nghĩa là :<br />
A. Tính hiệu quả của hoạt động .<br />
B. Tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng<br />
C. Độ tốt ,xấu của sự vật hiện tượng.<br />
D. Chất là vật liệu cấu thành sự vật.<br />
Câu 17: Sự biến đổi nào sau đây được coi là sự phát triển ?<br />
A. Tất cả đáp án đều đúng.<br />
B. Cây cối khô héo, mục nát .<br />
C. Sự biến hoá của sự vật từ đơn bào đến đa bào. D. Sự thoái hoá của một động vật .<br />
Câu 18: Điều kiện để hình thành một mâu thuẫn là:<br />
A. Hai mặt đối lập phủ định nhau trong một sự vật hiện tượng.<br />
B. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật ,hiện tượng.<br />
C. Hai mặt đối lập đấu tranh với nhau trong một sự vật hiện tượng.<br />
D. Hai mặt đối lập trái ngược nhau trong một sự vật.<br />
Câu 19: Cái mới theo nghĩa Triết học là:<br />
A. Cái ra đời sau so với cái trước<br />
B. Cái mới lạ so với cái trước<br />
C. Cái phức tạp hơn cái trước<br />
D. Cái ra đời sau tiên tiến hơn, hoàn thiện hơn cái trước.<br />
Câu 20: Quan niệm cho rằng: giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, cái quyết định ý<br />
thức. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không do ai sáng tạo ra,<br />
không ai có thể tiêu diệt được thuộc thế giới quan của trường phái triết học nào sau đây:<br />
A. Duy tâm.<br />
B. Nhị nguyên luận.<br />
C. Duy vật.<br />
D. Duy tâm chủ quan.<br />
Câu 21: Quan điểm nào dưới đây phù hợp với quan điểm biện chứng ?<br />
A. Con người là sản phẩm của thần linh .<br />
B. Tất cả đều sai.<br />
C. Con người là sản phẩm của tự nhiên.<br />
D. Thần linh quyết định mọi sự biến hoá của xã hội.<br />
Câu 22: Nhận thức cảm tính được tạo nên do:<br />
A. Sự tiếp xúc ngẫu nhiên của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.<br />
B. Sự tiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.<br />
C. Sự tiếp xúc liên tục của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.<br />
D. Sự tiếp xúc bên ngoài của các cơ quan cảm giác với sự vật, hiện tượng.<br />
Câu 23: Theo triết học Mác lênin như thế nào là vận động ?<br />
A. Mọi sự biến đổi nói chung của các sự vật hiện tượng.<br />
B. Mội sự thay đổi vị trí của các sự vật, hiện tượng.<br />
C. Mọi sự di chuyển nói chung của các sự vật hiện tượng.<br />
D. Mọi sự thay đổi về vật chất của các sự vật hiện tượng.<br />
Câu 24: Hoạt động thực tiễn cơ bản nhất của con người là :<br />
A. Hoạt động sản xuất vật chất.<br />
B. Hoạt động chính trị xã hội.<br />
C. Hoạt động thực nghiệm khoa học.<br />
D. Hoạt động nghệ thuật, giáo dục.<br />
Câu 25: Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là :<br />
A. Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật hiện tượng mới.<br />
B. Sự vật, hiện tượng bị tiêu vong.<br />
C. Sự vật, hiện tượng không còn các mặt đối lập.<br />
D. Sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ.<br />
Câu 26: Trong 4 câu ca dao dưới đây, câu nào có nội dung biểu hiện phủ định siêu hình ?<br />
<br />
A. Còn da lông mọc ,còn chồi cây lên.<br />
B. Chớ than phận khó ai ơi.<br />
C. Con diều tha ,con quạ bắt ,con cắt xơi.<br />
D. Còn 3 trứng nở 3 con.<br />
Câu 27: Câu “Sống chết có số, giàu sang do trời” thuộc :<br />
A. Chủ nghĩa duy tâm.<br />
B. Thế giới quan duy tâm.<br />
C. Phương pháp luận biện chứng<br />
D. Thế giới quan duy vật.<br />
Câu 28: Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển của xã hội ?<br />
A. Vì hạnh phúc con người.<br />
B. Con người cần được bảo vệ.<br />
C. Con người là chủ thể xã hội.<br />
D. Mọi sự phát triển xã hội đều vì con người.<br />
Câu 29: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa :<br />
A. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình .<br />
B. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng.<br />
C. Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.<br />
D. Thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình.<br />
Câu 30: Con người quan sát thấy ánh sáng mặt trời chứa nhiệt nên đã chế tạo ra các thiết bị sử<br />
dụng năng lượng mặt trời. Điều này thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?<br />
A. Mục đích.<br />
B. Động lực.<br />
C. Tiêu chuẩn của chân lý.<br />
D. Cơ sở.<br />
-----------------------------------------------<br />
<br />
----------- HẾT ----------<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
<br />
CÂU<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
28<br />
29<br />
30<br />
<br />
ĐỀ 134<br />
A<br />
D<br />
D<br />
B<br />
B<br />
C<br />
A<br />
C<br />
C<br />
C<br />
D<br />
A<br />
A<br />
B<br />
D<br />
B<br />
C<br />
B<br />
D<br />
C<br />
C<br />
B<br />
A<br />
A<br />
A<br />
C<br />
B<br />
D<br />
C<br />
D<br />
<br />