intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa 10

Chia sẻ: Văn Thị Hòa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

120
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo 4 Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa 10 với nội dung xoay quanh: dân số thế giới, Trái Đất và cách thể hiện bề mặt, hệ quả chuyển động của Trái Đất,...để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa 10

  1. ĐỀ KIỂM TRA Thời gian :45 phút I. Trắc nghiệm khách quan (4đ) Khoanh tròn chỉ một chữ cái đứng trước ý đúng trong các câu sau: 1.Tỉ suất sinh thô là: a. số trẻ em sinh ra trong một năm. b. số trẻ em sinh ra trong một năm so với dân số trung bình. c. Số trẻ em sinh ra trong một năm so với dân số trung bình cùng thời gian đó. d. Tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong một năm so với dân số trung bình cùng thời gian đó. 2. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là: a.Sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. b. Sự chênh lệch giữa tỉ suất tử thô và tỉ suất sinh thô. c. Cả hai phương án trên. 3. Gia tăng dân số được xác định bằng: a.Tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. b.Hiệu số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. c. Cả hai phương án trên. 4. Động lực gia tăng dân số là: a.Tỉ suất sinh thô. b. Gia tăng cơ học. c.Gia tăng dân số. d.Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. 5. Kiểu tháp tuổi ổn định thể hiện: a. Tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình thấp. b. Tỉ suất sinh cao, tuổi thọ trung bình cao. c. Tỉ suất sinh thấp,tuổi thọ trung bình cao. d. Tỉ suất sinh thấp, tuổi thọ trung bình thấp. 6.Hoàn thành bảng dưới đây: Châu lục Các chủng tộc chính Châu Á Âu Phi Mĩ Đại Dương
  2. 7.Hoàn thành bảng sau: A.Tôn giáo B.Phân bố chủ yếu 1.Cơ đốc giáo 2.Phật giáo 3.Hồi giáo 4.Hin đu 5.Đao do thái 8.Quần cư nông thôn và quần cư thành thị có sự khác nhau cơ bản về: a. Chức năng b. Mức độ tập trung dân cư. c. Phong cảnh kiến trúc d. Hai ý a và b. 9.ý nào là đặc điểm điển hình của nông nghiệp: a.Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu. b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng vật nuôi. c.Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ. d.Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc điều kiện tự nhiên. 10.Lúa gạo là cây trồng phổ biến của vùng khí hậu nào? a.Ôn đới c. Nhiệt đới gió mùa. b.Cận nhiệt đới d.Nhiệt đới. 11.Nước đứng đầu thế giới về sản lượng lúa mì là: a.Hoa Kỳ b.Trung Quốc c.Ân Độ d.LB Nga 12.Hai nước có sản lượng chè lớn nhất thế giới: a.Ân Độ, Xri Lan-ca b.Ân Độ, Việt Nam c.Ân Độ, Trung Quốc d.Ân Độ, Kê-ni-a 13.Lúa gạo xuất khẩu ít hơn so với lúa mì do: a.Vùng trồng lúa gạo có số dân cư đông hơn. b.Nhân dân có tập quán tiêu dùng gạo. c.Cả hai ý a và b. 14.Điền tên các vật nuôi vào các vùng chăn nuôi thích hợp. a…………… được nuôi nhiều ở vùng đồng cỏ tươi tốt. b…………… được nuôi nhiều ở vùng lương thực thâm canh. c……………
  3. được nuôi nhiều ở vùng đồng cỏ nhiệt đới ẩm. d………….. được nuôi nhiều ở vùng đồng cỏ khô cằn. 15.Ghép tên cơ sở thức ăn với hình thức chăn nuôi tương ứng. Cơ sở thức ăn Hình thức chăn nuôi a.Thức ăn tự nhiên Công nghiệp b.Thức ăn do con người trồng Nửa chuồng trại và chuồng trại c.Thức ăn công nghiệp Chăn thả 16.Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu: a. Gạo, cà phê c. Cà phê, hải sản b. Gạo, cao su d. Cà phê, cao su II. Tự luận (6đ) 17.Vì sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp? 18.Cho bảng số liệu dân số, sản lượng lương thực của nước ta qua các năm: Năm 1981 1984 1986 1988 1990 1996 1999 Số dân(triệu tấn) 54,9 58,6 61,2 63,6 66,3 75,4 76,3 SL lúa(triệu tấn) 12,4 15,6 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4 a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực của nước ta qua các năm. b. Tính bình quân lương thực trên đầu người (kg/người). c. Nhận xét về sản lượng lương thực và lương thực bình quân đầu người qua các năm. Giải thích.
  4. TIẾT 21: KIỂM TRA 1 TIẾT. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN ĐỊA – HỌC KÌ I Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề thấp Hệ quả chuyển động Trình bày đựơc hệ của trái đất. quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất. - Số điểm: 2,5 2,5đ - Tỉ lệ: 25% 25% Sự phân bố khí áp. Trình bày Một số loại gió được đặc chính điểm một số loại gió chính - Số điểm: 3.5 3,5điểm - Tỉ lệ: 35% Một số nhân tố ảnh Vẽ biểu đồ - Giải thích sự hưởng đến lượng và nhận xét phân bố lượng mưa về sự phân mưa bố lượng mưa trên trái đất - Số điểm: 4 3đ 1đ - Tỉ lệ: 40% - Tổng điểm: 10.0 3.5 2,5đ 3đ 1 - Tỉ lệ %: 100% 35% 25% 30% 10% Đề kiểm tra Câu1: Nếu trái đất không tự quay quanh trục thì hiện tượng tự nhiên gì sẽ xẩy ra trên trái đất?( 2,5đ) Câu 2: Trình bày đặc điểm gió tây ôn đới và gió mậu dịch ( 3, 5đ) Câu 3: Cho bảng số liệu: Lượng mưa ở bắc bán cầu ( Đơn vị : mm) Khu vực Xích đạo Chí tuyến Bắc Ôn đới Cực LƯỢNG MƯA 1700 600 800 100 a/ Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lượng mưa ở 1 số khu vực trên? 2đ b/ Rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích? 2đ ĐÁP ÁN
  5. Câu 1 ( 2, 5đ) - Không có ngày và đêm luân phiên 0,5 - Không có sự sống trên trái đất 0,5 - Không có lực côriôlit làm lệch hướng 0,5 - Giờ khác nhau trên trái đất 0,5 - Chuyển động của mặt trời trong một ngày đêm 0,5 Câu 2 ( 3,5đ) Gió Tây ôn đới: - Là loại gió thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới. 0,5 - Hướng gió là tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam 0,5 - Thổi quanh năm, nhiều ẩm và gây mưa 0,75 Gió Mậu dịch: - Là loại gió thổi từ khu áp cao cận nhiệt về xích đạo 0,5 - Hướng gió là đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam 0,5 - Thổi quanh năm, khá đều đặn, tính chất khô 0,75 Câu 3: a, Vẽ biểu đồ hình cột : đúng , chính xác, đẹp, đầy đủ nội dung… 2đ b, Nhận xét: - lượng mưa nhiều nhất ở khu vực xích đạo…..do áp thấp 0,75 - lượng mư tương đối ít ở chí tuyến….do áp cao……. 0,75 - lượng mưa khá nhiều nhất ở khu vực ôn đới…..do áp thấp 0,5 - lượng mưa ít nhất ở cưc….do áp cao……. 0,5 Nếu hay cảm ơn 0988220691
  6. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 10 1. Xác định mục tiêu kiểm tra - Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời. - Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng của học sinh sau khi học 3 nội dung của chủ đề Trái Đất (1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ; 2. Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả; 3. Cấu tạo của Trái Đất) và 1 nội dung của chủ đề Các thành phần tự nhiên của Trái Đất (1. Địa hình). 2. Xác định hình thức kiểm tra Hình thức kiểm tra tự luận 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra Ở đề kiểm tra 1 tiết, Địa lí 10, các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: 1. Chương I. Bản đồ 4 tiết (30%), Chương III có 1 tiết (20%), Chương III 9 tiết (50%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Chủ đề (nội dung, Nhận biết Thông hiểu Vận dụng chương)/Mức độ nhận thức Trái Đất trong hệ Mặt - Biết vị trí của Trái Đất Dựa vào tỉ lệ bản đồ Trời. Hình dạng Trái trong hệ Mặt Trời; hình tính được khoảng cách Đất và cách thể hiện dạng và kích thước của trên thực tế và ngược bề mặt Trái Đất trên Trái Đất. lại. bản đồ - Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. 20% TSĐ = 3 điểm 67% TSĐ = 2 điểm .............% TSĐ=.........điểm 33 % TSĐ = 1điểm; - Trình bày được chuyển Sử dụng hình vẽ để mô Các chuyển động của động tự quay quanh trục và tả chuyển động tự Trái Đất và hệ quả quay quanh Mặt Trời của quay của Trái Đất và Trái Đất và hệ quả các chuyển động của Trái chuyển động của Trái Đất Đất quanh Mặt Trời. 30% TSĐ = 3 điểm ..... TSĐ = điểm 67% TSĐ = 2 điểm 33% TSĐ = 1 điểm Cấu tạo của Trái Đất - Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất. 20% TSĐ = 2 điểm ...% TSĐ =...điểm 100% TSĐ = 2điểm ...% TSĐ =...điểm Địa hình bề mặt Trái - Nêu được khái niệm Đất nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất. 20% TSĐ = 2 điểm 100% TSĐ =2 điểm .............% TSĐ =.........điểm ...% TSĐ =...điểm TSĐ 10 4 điểm = 40% TSĐ 4 điểm = 40% TSĐ 2 điểm = 20% TSĐ Tổng số câu 04 Ma trận có thể xoay lại như sau, tuy nhiên việc xoay lại ma trận như dưới đây sẽ khó hơn khi cần theo dõi các mức độ nhận thức cần đánh giá của các chủ đề Chủ đề (nội dung, Nội dung kiểm tra (theo chuẩn Nhận Thông Vận Cộng chương)/Mức độ KT-KN) biết hiểu dụng nhận thức 1
  7. Trái Đất trong hệ KT: Mặt Trời. Hình - Biết vị trí của Trái Đất trong hệ 33,3% dạng Trái Đất và Mặt Trời; hình dạng và kích thước (1,0đ) 30% tổng cách thể hiện bề của Trái Đất. điểm mặt Trái Đất trên - Biết quy ước về KT gốc, VT gốc, 33,3% (3đ) bản đồ KT Đông, KT Tây ; VT Bắc, VT (1,0đ) 01câu (3 30% TSĐ = 3 điểm Nam ; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, ý) nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam. KN Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính được 33,3% khoảng cách trên thực tế và ngược (1,0đ) lại. Các chuyển động KT: 67% của Trái Đất và - Trình bày được chuyển động tự (2đ) 30% tổng hệ quả quay quanh trục và quay quanh điểm 30% TSĐ = 3 điểm Mặt Trời của Trái Đất và hệ quả (3đ) các chuyển động của Trái Đất KN: 01câu (2 Sử dụng hình vẽ để mô tả chuyển 33,3% ý) động tự quay của Trái Đất và (1,0đ) chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Cấu tạo của Trái KT: 20% TSĐ Đất - Trình bày được cấu tạo và vai trò 100% = 2 điểm 20% TSĐ = 2 điểm của lớp vỏ Trái Đất. (2,0đ) 01câu KN: Địa hình bề mặt KT: 100% Trái Đất - Nêu được khái niệm nội lực, (2,0đ) 20% TSĐ 20% TSĐ = 2 điểm ngoại lực và biết được tác động = 2 điểm của chúng đến địa hình trên bề mặt 01câu Trái Đất. KN: Tổng số: 10điểm 4,0đ 4,0đ 2,0đ 10đ 40% 40% 20% (100%) 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - ĐỊA LÍ KHỐI 10 Câu 1 (3,0 điểm) Em hãy: a) Cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất. b) Dựa vào hình vẽ dưới đây cho biết: - Những kinh tuyến (KT) nằm ở vị trí nào so với KT gốc gọi là những KT Đông, KT Tây? - Những vĩ tuyến (VT) nằm từ đâu đến đâu được gọi là những VT Bắc, VT Nam? 2
  8. Các đường KT, VT trên quả Địa Cầu c) Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây: - Tờ bản đồ A có tỉ lệ 1: 200.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? - Tờ bản đồ B có tỉ lệ 1: 1.000.000, cho biết 15cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? - Tờ bản đồ C có tỉ lệ 1: 2.000.000, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? - Tờ bản đồ D có tỉ lệ 1: 300.000, cho biết 4cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? Câu 2 (3,0 điểm) Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy: Hướng tự quay của Trái Đất Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu a) Hãy cho biết những hệ quả chuyển động của Trái Đất. b) Cho biết hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo. Câu 3 (2,0 điểm) Nêu cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người. Câu 4 (2,0 điểm) Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực; cho biết tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất. 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm - Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. - Hướng dẫn chấm: + Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp. + Ghi chú: * Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. * Trường hợp thiếu ý hoặc sai sẽ không cho điểm. Hướng dẫn trả lời Câu 1. (3,0 điểm) a) (1,0 điểm) - Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời. (0,5đ) - Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. (0,5đ) b) (1,0 điểm) - Những KT nằm bên phải KT gốc là KT Đông, những KT nằm bên trái KT gốc là KT Tây. (0,5đ) - Những VT nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những VT Bắc, những VT nằm từ xích đạo đến cực Nam là những VT Nam. (0,5đ) c) Khoảng cách trên thực địa (1,0 điểm) - Tờ bản đồ A có khoảng cách trên thực địa là 10km. (0,25đ) - Tờ bản đồ B có khoảng cách trên thực địa là 150km. (0,25đ) - Tờ bản đồ C có khoảng cách trên thực địa là 20km. (0,25đ) 3
  9. - Tờ bản đồ D có khoảng cách trên thực địa là 12km. (0,25đ) Câu 2. (3,0 điểm) a) Sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất. (2,0 điểm) HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Chuyển động tự quay Chuyển động quanh Mặt Trời - Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp... - Hiện tượng các mùa ... (0,5đ) (0,5đ) - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác - Sự lệch hướng chuyển động của nhau theo mùa.... (0,5đ) các vật thể... (0,5đ) b) (1,0 điểm) Hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất không đổi trong khi chuyển động trên quỹ đạo. Câu 3. (2,0 điểm) - Cấu tạo bên trong của lớp vỏ Trái Đất bao gồm lớp vỏ, lớp trung gian và lõi Trái Đất. (0,5đ) - Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau. (0,5đ) - Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật…) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. (1,0đ) Câu 4. (2,0 điểm) - Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất...; Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái Đất... (1,0đ) - Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề. (1,0đ) 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 4
  10. SỞ GD VÀ ĐT KIÊN GIANG ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10 Trường THPT Hòa Hưng Thời gian: 45 phút NỘI DUNG ĐỀ CÓ MỘT TRANG Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy: a) Cho biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất. b) Dựa vào hình vẽ dưới đây cho biết: - Những kinh tuyến (Kinh tuyến) nằm ở vị trí nào so với Kinh tuyến gốc gọi là những Kinh tuyến Đông, Kinh tuyến Tây? - Những vĩ tuyến (Vĩ tuyến) nằm từ đâu đến đâu được gọi là những Vĩ tuyến Bắc, Vĩ tuyến Nam? Các đường Kinh tuyến, Vĩ tuyến trên quả Địa Cầu c) Dựa vào số ghi tỉ lệ của các tờ bản đồ sau đây: - Tờ bản đồ A có tỉ lệ 1: 200.000, cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? - Tờ bản đồ B có tỉ lệ 1: 1.000.000, cho biết 15cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? - Tờ bản đồ C có tỉ lệ 1: 2.000.000, cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? - Tờ bản đồ D có tỉ lệ 1: 300.000, cho biết 4cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa? Câu 2 (3,0 điểm). Dựa vào hình vẽ dưới đây hãy: Hướng tự quay của Trái Đất Sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các mùa ở Bắc bán cầu a) Hãy cho biết những hệ quả chuyển động của Trái Đất. b) Cho biết hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất khi chuyển động trên quỹ đạo. Câu 3 (2,0 điểm). Nêu cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người. Câu 4 (2,0 điểm). Nêu khái niệm nội lực, ngoại lực. Cho biết tác động của chúng đến địa hình trên bề mặt Trái Đất. Bài làm …………….……………………………………………………………………………………………………. 5
  11. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. …………….……………………………………………………………………………………………………. 6
  12. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM - Điểm toàn bài kiểm tra tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. - Hướng dẫn chấm: + Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp. + Ghi chú: * Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. * Trường hợp thiếu ý hoặc sai sẽ không cho điểm. Câu 1. (3,0 điểm) a) (1,0 điểm) - Trái Đất đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời. (0,5đ) - Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. (0,5đ) b) (1,0 điểm) - Những KT nằm bên phải KT gốc là KT Đông, những KT nằm bên trái KT gốc là KT Tây. (0,5đ) - Những VT nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những VT Bắc, những VT nằm từ xích đạo đến cực Nam là những VT Nam. (0,5đ) c) Khoảng cách trên thực địa (1,0 điểm) - Tờ bản đồ A có khoảng cách trên thực địa là 10km. (0,25đ) - Tờ bản đồ B có khoảng cách trên thực địa là 150km. (0,25đ) - Tờ bản đồ C có khoảng cách trên thực địa là 20km. (0,25đ) - Tờ bản đồ D có khoảng cách trên thực địa là 12km. (0,25đ) Câu 2. (3,0 điểm) a) Sơ đồ hệ quả chuyển động của Trái Đất. (2,0 điểm) HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT Chuyển động tự quay Chuyển động quanh Mặt Trời - Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp..(0,5đ) - Hiện tượng các mùa ... (0,5đ) - Sự lệch hướng chuyển động của các vật - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo thể…(0,5đ) mùa.... (0,5đ) b) (1,0 điểm) Hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất không đổi trong khi chuyển động trên quỹ đạo. Câu 3. (2,0 điểm) - Cấu tạo bên trong của lớp vỏ Trái Đất bao gồm lớp vỏ, lớp trung gian và lõi Trái Đất. (0,5đ) - Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau. Các mảng di chuyển rất chậm. Hai địa mảng có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau. (0,5đ) - Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật…) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người. (1,0đ) Câu 4. (2,0 điểm) - Khái niệm: Nội lực là những lực sinh ra bên trong Trái Đất...; Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài bề mặt Trái Đất... (1,0đ) - Do tác động của nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi bằng phẳng, có nơi gồ ghề. (1,0đ). 7
  13. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ 10 1. Xác định mục tiêu kiểm tra - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề của học kì I Địa lí 10. - Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp; - Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần nội dung học kì I; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS; - Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể; - Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục. 2. Xác định hình thức kiểm tra Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 10, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Thổ nhưỡng quyển, sinh quyển 3 tiết (21,5%); Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ Địa lí 2 tiết (14,3); Địa lí dân cư 4 tiết (28,6%); Cơ cấu nền kinh tế 1 tiết (7,2%); Địa lí nông nghiệp 4 tiết (28,6%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Chủ đề (nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng dung)/mức độ TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL nhận thức Thổ nhưỡng Biết được khái niệm Hiểu quy quyển và sinh đất, thổ nhưỡng luật phân bố quyển quyển 1 số loại đất và thực vật chính Tỉ lệ 15% Tỉ lệ 33,3% Tỉ lệ 66,7% Số điểm Số điểm 0,5đ Số điểm 1,0đ 1,5điểm Một số quy Trình bày quy luật chủ yếu luật thống của lớp vỏ Địa nhất và hoàn lí chỉnh của lớp vỏ ĐL Tỉ lệ 15% Tỉ lệ100% Số điểm 1,5 Số điểm 1,5đ điểm Địa lí dân cư Biết được các Phân biệt được Nguyên nhân thành phần tạo quần cư nông ảnh hưởng tỉ nên sự gia tăng thôn và thành lệ sinh, tử và dân số thị GTTN Tỉ lệ 25% Số Tỉ lệ 20% Tỉ lệ 20% Tỉ lệ 60% điểm Số điểm 0,5đ Số điểm 0,5đ Số điểm 1,5đ 2,5điểm Cơ cấu Biết được các hợp Nhận nền kinh tế phần tạo nên CC xét sự thành phần KT chuyển dịch CC ngành 8
  14. KT Tỉ lệ 20% Tỉ lệ 25% Tỉ lệ Số điểm Số điểm 0,5đ 75% 2,0 điểm Số điểm 1,5đ Địa lí nông Phân tích các Vẽ nghiệp nhân tố tự biểu đồ nhiên tác về sản động đến lượng SXLT LTTG và nhận xét Tỉ lệ25 % Tỉ lệ 40% Tỉ lệ Số điểm Số điểm 1,0đ 60% 2,5 điểm Số điểm 1,5đ Tổng số Số điểm 3,0 Số điểm 4,0 Số điểm 3,0 100%= 10điểm 30% 40% 30% 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 10 I. Phần trắc nghiệm (2,0điểm) Câu 1. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng là A. thổ nhưỡng B. độ phì của đất C. lớp phủ thổ nhưỡng D. lớp vỏ phong hóa Câu 2. Thành phần tạo nên sự gia tăng dân số tự nhiên là A. tỉ lệ xuất cư và nhập cư B. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô C. quy mô dân số D. chính sách dân số của mỗi quốc gia Câu 3. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị có sự khác biệt rất lớn về A. chức năng và mức độ tập trung dân cư B. quy mô dân số C. cấu trúc các điểm quần cư D. lối sống Câu 4. Khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là các bộ phận hợp thành A. cơ cấu ngành kinh tế B. cơ cấu thành phần kinh tế C. cơ cấu lãnh thổ D. cơ cấu nền kinh tế II. Phần tự luận (8,0 điểm) Câu 1. ( 2,5 điểm) Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm những thành phần tự nhiên ảnh hưởng qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Anh (chị) hãy: a. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các loại đất chính và thảm thực vật theo vĩ độ. b. Trình bày quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. 9
  15. Câu 2. (1,5 điểm) Trình bày nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. Câu 3. (1,5 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam năm 1995 và 2007 (Đơn vị %) Khu vực kinh tế Năm 1995 Năm 2007 Nông – lâm – ngư nghiệp 27,2 20,3 Công nghiệp – xây dựng 28,8 41,5 Dịch vụ 44 38,2 Nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2007. Câu 4. (2,5điểm) Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Anh (chị) hãy a. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp b. Vẽ biểu đồ thể hiện số lượng đàn bò trên thế giới giai đoạn 1980-2007 dựa vào bảng số liệu sau đây: Năm 1980 1992 2002 2007 Bò (Triệu con) 1218 1281 1360 1558 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5điểm Câu 1 2 3 4 Ý đúng B B A B II. Phần tự luận Câu 1. (2,5 điểm) a. ( 1,0 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các loại đất chính và thảm thực vật theo vĩ độ - Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố đất và thảm thực vật - Tương ứng với các kiểu khí hậu sẽ có các thảm thực vật và nhóm đất chính. HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. b. (1,5 điểm) Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. - (0,5đ) Khái niệm: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ - (0,5đ) Nguyên nhân: + Do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực, nội lực, chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. + Những thành phần này luôn thâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh. 10
  16. HS làm được 1 ý cho 0,25đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. - (0,5đ) Biểu hiện: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ Câu 2. (1,5 điểm) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. - (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô: các yếu tố tự nhiên-sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách phát triển dân số của các quốc gia. - (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô: các tiến bộ khoa học kĩ thuật về y tế, điều kiện sống, thu nhập, thiên tai, chiến tranh,... - (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là sự biến động của tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Ở mỗi nguyên nhân HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ Câu 3. (1,5 điểm) - ( 0,75đ) Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và 2007 + Năm 1995 chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, thấp nhất là khu vực nông nghiệp. + Năm 2007 chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp, thấp nhất là khu vực nông nghiệp. HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. - (0,75đ) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2007. + Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp tăng (dẫn chứng) + Tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và dịch vụ giảm (dẫn chứng) HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. Câu 4. (2,5điểm) a. (1,5điểm) Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp - (0,5đ) Đất trồng: quỹ đất ảnh hưởng đến quy mô và mức độ tập trung của sản xuất nông nghiệp; tính chất đất ảnh hưởng đến phân bố cây trồng và vật nuôi; độ phì của đất ảnh hưởng đến năng suất sản xuất. - (0,5đ) Khí hậu, nước: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa ảnh hưởng đến phân bố sản xuất nông nghiệp; các điều kiện thời tiết tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất; nguồn nước ngầm, nước mặt tạo điều kiện cung cấp nước tưới cho sản xuất. - (0,5đ) Sinh vật: các loài cây, con trong tự nhiên là những nguồn gen tốt cho lai tạo giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp; đồng cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn cho phát triển chăn nuôi. Ở mỗi điều kiện sản xuất HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ b. (1,0điểm) Vẽ biểu đồ thể hiện số lượng đàn bò trên thế giới giai đoạn 1980-2007 11
  17. Biểu đồ số lượng đàn bò trên thế giới giai đoạn 1980-2007 Vẽ biểu đồ dạng cột, hoặc đường với đầy đủ nội dung, chính xác, có khoảng cách năm, tên biểu đồ, chú giải cho điểm tối đa, thiếu mỗi nội dung trừ 0,25 điểm. Vẽ các dạng khác không cho điểm. 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau: 1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác. 2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không? 3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện). 4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm. 12
  18. SỞ GD VÀ ĐT KIÊN GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 10 Trường THPT Hòa Hưng Thời gian: 45 phút NỘI DUNG ĐỀ CÓ MỘT TRANG I. Phần trắc nghiệm (2,0điểm) Câu 1. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng là: A. thổ nhưỡng B. độ phì của đất C. lớp phủ thổ nhưỡng D. lớp vỏ phong hóa Câu 2. Thành phần tạo nên sự gia tăng dân số tự nhiên là: A. tỉ lệ xuất cư và nhập cư B. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô C. quy mô dân số D. chính sách dân số của mỗi quốc gia Câu 3. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị có sự khác biệt rất lớn về: A. chức năng và mức độ tập trung dân cư B. quy mô dân số C. cấu trúc các điểm quần cư D. lối sống Câu 4. Khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là các bộ phận hợp thành: A. cơ cấu ngành kinh tế B. cơ cấu thành phần kinh tế C. cơ cấu lãnh thổ D. cơ cấu nền kinh tế II. Phần tự luận (8,0 điểm) Câu 1. ( 2,5 điểm) Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm những thành phần tự nhiên ảnh hưởng qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Anh (chị) hãy: a. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các loại đất chính và thảm thực vật theo vĩ độ. b. Trình bày quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Câu 2. (1,5 điểm). Trình bày nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. Câu 3. (1,5 điểm). Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam năm 1995 (Đơn vị %) Khu vực kinh tế Năm 1995 Năm 2007 Nông – lâm – ngư nghiệp 27,2 20,3 Công nghiệp – xây dựng 28,8 41,5 Dịch vụ 44 38,2 Nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2007. Câu 4. (2,5điểm). Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Em hãy: a. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp. b. Vẽ biểu đồ thể hiện số lượng đàn bò trên thế giới giai đoạn 1980-2007 dựa vào bảng số liệu sau đây. Năm 1980 1992 2002 2007 Bò (Triệu con) 1218 1281 1360 1558 BÀI LÀM 13
  19. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. 14
  20. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5điểm Câu 1 2 3 4 Ý đúng B B A B II. Phần tự luận Câu 1. (2,5 điểm) a. ( 1,0 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các loại đất chính và thảm thực vật theo vĩ độ - Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố đất và thảm thực vật - Tương ứng với các kiểu khí hậu sẽ có các thảm thực vật và nhóm đất chính. HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. b. (1,5 điểm) Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. - (0,5đ) Khái niệm: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí. HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ - (0,5đ) Nguyên nhân: + Do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực, nội lực, chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. + Những thành phần này luôn thâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn bó mật thiết tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh. HS làm được 1 ý cho 0,25đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. - (0,5đ) Biểu hiện: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ. HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ Câu 2. (1,5 điểm) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên. - (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô: các yếu tố tự nhiên-sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã hội, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách phát triển dân số của các quốc gia. - (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô: các tiến bộ khoa học kĩ thuật về y tế, điều kiện sống, thu nhập, thiên tai, chiến tranh,... - (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là sự biến động của tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Ở mỗi nguyên nhân HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ Câu 3. (1,5 điểm) - ( 0,75đ) Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và 2007 + Năm 1995 chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, thấp nhất là khu vực nông nghiệp. + Năm 2007 chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp, thấp nhất là khu vực nông nghiệp. HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. - (0,75đ) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2007. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2