intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 năm học 2015-2016 – Trường THPT Phan Văn Trị (Mã đề 571)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

14
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 năm học 2015-2016 – Trường THPT Phan Văn Trị (Mã đề 571)" để hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 12 năm học 2015-2016 – Trường THPT Phan Văn Trị (Mã đề 571)

  1. Trường THPT Phan Văn Trị ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG Tổ Sinh – KTNN MÔN: SINH HỌC 12 NĂM 2015-2016 THỜI GIAN: 60 PHÚT ĐỀ 571 Câu 1. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN có bao nhiêu loại nuclêôtit tham gia? A. 16 loại. B. 8 loại. C. 1 loại. D. 4 loại. Câu 2. Thể đột biến là những cá thể A. mang những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử. B. mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. C. mang đột biến phát sinh ở giao tử, qua thụ tinh vào một hợp tử ở trạng thái dị hợp. D. mang những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ tế bào. Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng? A. Chỉ các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho thế hệ sau. B. Các đột biến lặn gây chết có thể truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp tử . C. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN. D. Những đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Câu 4. Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng? A. Mã di truyền là mã bộ ba B. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ. C. Mã di truyền có tính thoái hóa. D. Một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin. Câu 5. Ở sinh vật nhân sơ, bộ ba AUG là mã mở đầu có chức năng quy định điều khiển khởi đầu dịch mã và quy định axit amin A. Mêtiônin B. Foocmin mêtiônin C. Phêninalanin D. Foocmin alanin Câu 6.Trên phân tử mARN có số nuclêôtit các loại như sau: 450A, 150U, 600G, 300X. Phân tử mARN được dịch mã bình thường tạo thành 4 chuỗi polipeptit. Xác định số lượng liên kết hydrô được hình thành giữa anticodon và codon, biết bộ ba kết thúc trên mARN là UAG. A. 3900 B. 15572 C. 15600 D. 15593 Câu 7. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì ? A. Mang thông tin quy định prôtêin điều hòa. B. Nơi tiếp xúc với enzim ARN – polimêraza khởi động phiên mã các gen cấu trúc. C. Mang thông tin quy định enzim phân giải đường. D. Nơi liên kết với vùng điều hòa ức chế phiên mã các gen cấu trúc. Câu 8. Cho các sản phẩm: (1) mARN, (2) chuỗi polipeptit, (3) tARN, (4)rARN, (5)axit amin. Quá trình phiên mã tạo ra những sản phẩm nào? A. (1), (3) và (4) B. (1), (2) và (3) C. (2), (3) và (5) D. (1), (4) và (5) Câu 9. Cho một số trường hợp bộ ba mã hóa axit amin như sau: (1) Ser được mã hóa bởi UXU, UXX, UXA, UXG; (2) Val được mã hóa bởi GUU, GUX, GUA, GUG; (3) Gly được mã hóa bởi GGU, GGX, GGA, GGG. Các ví dụ này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền? A. Tính phổ biến. B. Tính liên tục. C. Tính đặc hiệu. D. Tính thoái hóa. Câu 10. Chiều phiên mã trên mạch mang mã gốc của ADN là A. chiều 3' → 5' B. chiều 3' → 5' có đoạn theo chiều 5'→ 3' C. chiều 5' → 3' D. chiều 3' → 5' trên mạch gốc và 5' → 3' trên mạch bổ sung. Câu 11. Trong các bộ ba nuclêôtit được liệt kê dưới đây, có những bộ ba nuclêôtit chắc chắn không có bộ ba đối mã (anticodon) trên các phân tử tARN. (1) 5´AUU3´ (2) 5´UUA3´ (3) 5´AUX3´ (4) 5´UAA3´ (5) 5´AXU3´ (6) 5´UAG3´ (7) 5´UXA3´ (8) 5´XUA3´ (9) 5´UGA3´ Mã đề 571 trang 1/5
  2. Đáp án đúng là: A. (1), (3), (5) B. (2), (5), (9) C.(4), (6), (9) D.(2), (7), (8) Câu 12. Trong cơ chế điều hòa sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có lactôzơ (có chất cảm ứng) thì diễn ra các sự kiện nào? 1. Gen điều hòa chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế 2. Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hóa chất ức chế. 3. Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN. 4. Vùng vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các chuỗi pôlipeptit. Phương án đúng là: A. 1, 2. B.1, 3. C.1, 4. D.1,2,4. Câu 13. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là A. A liên kết với T, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. C. A liên kết với U, U liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G. D. A liên kết với T, T liên kết với U, G liên kết với X, X liên kết với G. Câu 14. Pôlixôm có vai trò gì ? A. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục B. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại C. Làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin khác loại D. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác Câu 15. Một gen có khối lượng 720000đv.C và mạch mã gốc của gen có A:T:G:X =1:3:2:4. Gen này tiến hành nhân đôi 3 lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là A. 1680. B. 1440. C. 720. D. 5040. Câu 16 : Cấu trúc của một opêron bao gồm A. gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành B. gen điều hòa, vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc C. gen điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành D. vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành Câu 17. Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc; (2) các loại nucleotit A, U, G, X (3) ARN polimeraza; (4) ADN ligaza (5) ADN polimeraza Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc của operon Lac ở E.coli là A. (3) và (5) B. (1), (2) và (3) C. (2) và (3) D. (2), (3) và (4) Câu 18. Chức năng nào dưới đây của ADN là không đúng? A. Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành các tính trạng của cơ thể. B. Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin. C. Nhân đôi nhằm duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể. D. Mang các gen tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin. Câu 19. Một gen có 1824 liên kết hidrô. Trên mạch 1 của gen có T=A; X=2T; G=3A. Gen bị đột biến làm giảm 1 liên kết hidrô. Số nuclêôtit loại A của gen đột biến là A. 191 B. 193 C. 95 D. 97 Câu 20. Trên mạch mang mã gốc của gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau: 5´ AGG-GGX-TTA-XAG-TAA-XTX-GGT-XAT-GXT-3´ Một đột biến điểm xảy ra không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen này chỉ còn 2 axit amin. Đây là dạng đột biến A. thay cặp A-T bằng cặp T-A xảy ra ở bộ ba thứ 4. B. thay cặp A-T bằng cặp T-A xảy ra ở bộ ba thứ 3. Mã đề 571 trang 2/5
  3. C. thay cặp A-T bằng cặp X-G xảy ra ở bộ ba thứ 5. D. thay cặp T-A bằng cặp G-X xảy ra ở bộ ba thứ 6. Câu 21. Hãy chọn phát biểu đúng A. Một mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin. B. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nu là A, T, G, X. C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu cho chuỗi polipeptit là mêtiônin. D. Phân tử mARN có cấu trúc mạch kép. Câu 22. Một gen có số nuclêôtit là 3000, khi gen này thực hiện 3 lần phiên mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp bao nhiêu nuclêôtit tự do? A. 4500. B. 9000. C. 1500. D. 21000. Câu 23. Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn? A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’. B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch. C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 3’→5’. D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’. Câu 24. Cho các thông tin sau đây: (1) mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin (2) Khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất (3) Nhờ một enzim đặc hiệu, axit amin mở đầu được cắt khỏi chuỗi polipeptit vừa tổng hợp (4) mARN sau phiên mã được cắt bỏ intron, nối các exon lại với nhau thành mARN trưởng thành. Các thông tin về sự phiên mã và dịch mã đúng với cả tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là: A. (1) và (4) B. (2) và (4) C. (2) và (3) D. (3) và (4) Câu 25. Nhận xét nào đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử? (1)Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch khuôn ADN được phiên mã là mạch có chiều 3´-5´. (2)Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5´-3´. (3)Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3´-5´là liên tục. (4)Trong quá trình dịch mã tổng hợp prôtêin, phân tử mARN được dịch mã theo chiều 3´-5´ A. (1),(3),(4). B. (2),(3),(4) C. (1),(2),(3) D. (1),(2),(4) Câu 26. Với 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. Số mã di truyền mã hóa được các axit amin là A. 18 B. 61 C. 27 D. 64 Câu 27. Một gen có 4800 liên kết hidro và có 2A=G, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hidrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là A. A=T=601, G=X=1199. B. A=T=600, G=X=1200. C. A=T=1199, G=X=601. D. A=T=599, G=X=1201. Câu 28. Trong mô hình cấu trúc của Opêron Lac, vùng vận hành là nơi A. mang thông tin qui định cấu trúc prôtêin ức chế. B. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. C. chứa thông tin mã hóa các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc. D. ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. Câu 29. Gen là một đoạn của phân tử ADN A. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN. B. mang thông tin di truyền của các loài. C. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. D. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin. Câu 30. Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ? A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế. B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng. C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế. D. ARN polimeraza liên kết với vùng khởi động của Operon Lac và tiến hành phiên mã. Mã đề 571 trang 3/5
  4. Câu 31. Trong qúa trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là A. bẻ gãy các liên kết hidrô giữa 2 mạch của phân tử ADN. B. nối các đoạn Okazaki để tạo mạch liên tục. C. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. D. tháo xoắn và làm tách 2 mạch của phân tử ADN. Câu 32. Ở sinh vật nhân thực, quá trình tổng hợp các loại ARN xảy ra ở đâu trong tế bào? Thời điểm nào? A. Nhân tế bào, kỳ cuối. B. Tế bào chất, kỳ trung gian. C. Nhân tế bào, kỳ trung gian D. Tế bào chất, kỳ đầu. Câu 33. Alen B dài 221nm và có 1669 liên kết hidrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X B. mất một cặp G-X C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T D. mất một cặp A-T Câu 34. Ôpêron là A. một nhóm gen trên 1 đoạn ADN có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hoà. B. một đoạn phân tử ADN có một chức năng nhất định trong quá trình điều hoà. C. một đoạn phân tử axit nuclêic có chức năng điều hoà hoạt động của gen cấu trúc. D. một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hoà nằm cạnh nhau. Câu 35. Một gen có số liên kết hiđrô là 3450, có hiệu số giữa A với một loại nucêlôtit không bổ sung là 20%. Gen nói trên tự nhân đôi liên tiếp 5 đợt thì số lượng từng loại nucêlôtit môi trường đã cung cấp cho quá trình tự nhân đôi trên của gen là A. ATd = TTd = 13950, XTd = GTd = 32550 B. ATd = TTd = 35520, XTd = GTd = 13500 C. ATd = TTd = 32550, XTd = GTd = 13950 D. ATd = TTd = 13500, XTd = GTd = 35520 Câu 36. Tế bào của một loài sinh vật khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, tạo nên một đột biến điểm làm cho gen B biến đổi thành alen b có 1200 nuclêôtit và có 1400 liên kết hidrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen B là A. A=T=399;G=X=201 B. A=T=401;G=X=199 C. A=T=402;G=X=198 D. A=T=398;G=X=202 Câu 37. Trong quá trình nhân đôi ADN, các enzim tham gia gồm (1) enzim ADN polimeraza ; (2) enzim ligaza ; (3) các enzim tháo xoắn ; (4) enzim ARN polimeraza tổng hợp đoạn mồi Trình tự hoạt động của các enzim là : A. (4);(3);(2);(1) B. (3);(4);(1);(2) C. (4);(3);(1);(2) D. (3);(2);(1);(4) Câu 38. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự nhân đôi của ADN? A. Sau 1 lần nhân đôi, từ 1 phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó 1 phân tử ADN có 2 mạch được tổng hợp mới hoàn toàn. B. Sự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của qúa trình phân bào. C. Cơ chế nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. D. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3' - 5'. Câu 39. Một phân tử ADN tự nhân đôi liên tiếp 4 lần sẽ tạo ra số mạch ADN là A. 6. B. 32. C. 16. D. 64. Câu 40. Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng? (1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã. (2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. (3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit (4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính với thể đột biến. (5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường. A. (3),(4), (5) . B. (2), (4), (5) . C. (1), (2), (3) . D. (1), (3), (5). …Hết… Mã đề 571 trang 4/5
  5. ĐÁP ÁN 1 D 11 C 21 C 31 C 2 B 12 D 22 A 32 C 3 A 13 B 23 A 33 A 4 C 14 B 24 C 34 A 5 B 15 D 25 C 35 C 6 B 16 D 26 B 36 B 7 A 17 C 27 D 37 B 8 A 18 B 28 B 38 C 9 D 19 B 29 A 39 B 10 A 20 C 30 C 40 B Mã đề 571 trang 5/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2