intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014-2015 môn Sinh học lớp 12 (Mã đề thi 839) - Trường THPT Thông Nguyên

Chia sẻ: Dinhtuan Dinhtuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

63
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỳ thi học kì sắp đến mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014-2015 môn Sinh học lớp 12 (Mã đề thi 839)" của Trường THPT Thông Nguyên. Đề thi gồm có 40 câu hỏi trắc nghiệm để các bạn tiện tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ I năm học 2014-2015 môn Sinh học lớp 12 (Mã đề thi 839) - Trường THPT Thông Nguyên

  1. SỞ GD&ĐT HA GIANG ̀ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HOC KY I ̣ ̀ TRƯƠNG THPT THÔNG NGUYÊN ̀ NĂM HOC 2014 ­ 2015 ̣ ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC LỚP 12 – GIÁO DỤC TRUNG HỌC (Đề thi có 03 trang Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) gồm 40 câu trắc nghiệm) Mã đề: 839                                                                                                      Họ, tên thí sinh:……………………………………………………… Số báo danh:…………………………………………………………. Mỗi câu có 04 phương án trả lời sẵn A; B; C; D. Thí sinh chỉ chọn một phương án được cho là  đúng nhất.  Câu 1: Ở đậu Hà lan, cho đậu hạt vàng, thân cao giao phấn với hạt xanh, thân thấp. F1 thu  được 100% hạt vàng, thân cao. Cho F1 tự thụ phấn, kiểu hình hạt xanh, thân thấp thu được  chiếm bao nhiêu? Biết rằng mỗi tính trạng do 1 gen quy định phân bố trên mỗi NST khác nhau. A. 25%. B. 6,25%. C. 3,125%. D. 12,5%. Câu 2: Đột biến nào trong cấu trúc NST không làm thay đổi chiều dài của NST? A. Đảo đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 3: Trong công tác chọn giống, người ta áp dụng tạo đa bội lẻ đối với nhóm cây nào? A. Cà phê, lúa. B. Nho, dưa hấu. C. Ngô, điều. D. Lạc, đậu tương. Câu 4: Trong các bộ ba sau, bộ ba nào không tổng hợp axit amin? A. UAA, UGA, UGU. B. UAG, UGG, GGG. C. UAA, UAG, UGA. D. UAA, UAG, UUA. Câu 5: Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng: A. Phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. B. Kiểu gen ngày càng phong phú, đa dạng. C. Tồn tại chủ yếu ở dạng dị hợp. D. Ngày càng ổn định về thành phần kiểu gen. Câu 6: Chất côsixin ngăn cản sự hình thành thoi phân bào nên được dùng để gây đột biến: A. Cấu trúc NST. B. Tạo thể lệnh bội. C. Tạo thể ba. D. Tạo thể đa bội. Câu 7: Gen có G = 900 nuclêôtit và có A = 20%. Đột biến xảy ra làm cho gen đột biến có chiều  dài không đổi so gen ban đầu nhưng có 601 nuclêôtit loại A, vậy đột biến thuộc dạng: A. Mất cặp G ­ X. B. Lắp thêm cặp G – X. C. Thay cặp A ­ T bằng cặp G – X. D. Thay cặp G ­ X bằng cặp A ­ T. DE Câu 8: Ở một loài sinh vật có kiểu gen AaBb , theo lý thuyết loài này giảm phân tạo được  de tối đa bao nhiêu giao tử, biết không xảy ra đột biến: A. 32. B. 16. C. 8. D. 4. Câu 9: Cơ chế nào làm giảm số biến dị tổ hợp? A. Liên kết gen. B. Hoán vị gen. C. Phân ly độc lập. D. Tương tác gen. Câu 10: Cho hoa đỏ và hoa trắng đều thuần chủng giao phấn với nhau, F1 thu được 100% hoa  đỏ. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được 56,25% hoa đỏ, 43,75% hoa trắng. Màu sắc  hoa di truyền theo quy luật nào? A. Di truyền trung gian. B. Tương tác cộng gộp. C. Phân li của Menđen. D. Tương tác bổ sung. Trang 1/3 – Mã đề thi 839
  2. Câu 11: Để xác định một bệnh di truyền nào đó ở người có liên kết với giới tính hay không thì  dùng phương pháp nghiên cứu: A. Tế bào. B. Phả hệ. C. Trẻ đồng sinh cùng trứng. D. Trẻ đồng sinh khác trứng. Câu 12: Thuận tay phải là tính trội hoàn toàn so với tính trạng thuận tay trái. Gen quy định tính  trạng nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp. Khả năng cặp vợ  chồng này sinh con trai đầu lòng thuận tay trái là bao nhiêu? A. 12,5%. B. 50%. C. 25%. D. 37,5%. Câu 13: Gen nào tổng hợp prôtêin ức chế trong các gen sau? A. Gen Z. B. Gen Y. C. Gen R. D. Gen A. Câu 14: Quần thể nào dưới đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng? A. 1Bb. B. 0,3BB + 0,5Bb + 0,2bb = 1. C. 0,3BB + 0,7bb = 1. D. 1BB. Câu 15: Thể nào dưới đây là thể dị đa bội? A. Thể 2nA + 2nB. B. Thể 5n. C. Thể 3n. D. Thể 4n. Câu 16: Hai cháu đồng sinh cùng trứng, kết luận nào sau là chưa chính xác? A. Hai cháu này cùng giới tính. B. Hai cháu này có cùng kiểu gen. C. Hai cháu này cùng đặc điểm tâm lí. D. Hai cháu này cùng nhóm máu. AB Câu 17: Kiểu gen   giảm phân có hoán vị với tần số 20% sẽ tạo loại giao tử ab chiếm bao  ab nhiêu? A. 10%. B. 40%. C. 30%. D. 20%. Câu 18: Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do 1 gen nằm trên X qui định. Cho ruồi giấm cái mắt  đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng, F1 thu được toàn mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau,  F2 thu được A. 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng chỉ có ở ruồi cái. B. 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng. C. 3 mắt trắng: 1 mắt đỏ chỉ có ở ruồi đực. D. 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng chỉ có ở ruồi đực. Câu 19: B quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với b qui định quả vàng. Cây BBbb thụ phấn với  cây có cùng kiểu gen, tỷ lệ kiểu hình phân li ở đời lai sẽ là: A. 11 đỏ: 1 vàng. B. 5 đỏ: 1 vàng. C. 35 đỏ: 1 vàng. D. 3 đỏ: 1 vàng. Câu 20: Đối tượng MenĐen sử dụng để nghiên cứu di truyền là cây: A. Đỗ tương. B. Ngô. C. Lạc. D. Đậu Hà Lan. Câu 21: Ở một loài sinh vật có kiểu gen AaBbCCDd, loài này giảm phân tạo giao tử ABCD  chiếm tỉ lệ: A. 6,25%. B. 12,5%. C. 50%. D. 25%. Câu 22: Điều nào sau không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi –  Vanbec? A. Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau. B. Quần thể đủ lớn, các cá thể giao phối tự do. C. Không phát sinh đột biến. D. Không có di – nhập gen. Câu 23: Trong quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa = 1, tần số các alen p(A) và q(a) là: A. P(A) = 0,2 và q(a) = 0,8. B. P(A) = 0,64 và q(a) = 0,36. C. P(A) = 0,75 và q(a) = 0,25. D. P(A) = 0,4 và q(a) = 0,6. Câu 24: Từ NST có cấu trúc  a   b  x  c    d    e    g, đột biến cấu trúc tạo nên NST có thành phần  gen    a   b  x  c    e    d    g. Đột biến đó thuộc dạng gì? A. Đảo đoạn chứa tâm động. B. Lặp đoạn. Trang 2/3 – Mã đề thi 839
  3. C. Đảo đoạn  không chứa tâm động. D. Chuyển đoạn. Câu 25: Các gen phân li độc lập, mỗi gen quy định 1 tính trạng và đều có tính trội hoàn toàn. Số  loại kiểu hình, số loại kiểu gen thu được ở thế hệ lai của phép lai AaBb x AaBb là bao nhiêu? A. 2 loại kiểu hình, 9 loại kiểu gen. B. 4 loại kiểu hình, 9 loại kiểu gen. C. 2 loại kiểu hình, 4 loại kiểu gen. D. 4 loại kiểu hình, 4 loại kiểu gen. Câu 26: Phân tử ADN tái tổ hợp là gì? A. Là thể truyền. B. Là ADN lạ được chuyển vào tế bào nhận. C. Là ADN cần chuyển vào tế bào nhận. D. Là ADN cần chuyển kết hợp với thể truyền. Câu 27: Cấu trúc di truyền của quần thể xuất phát là: 0,5AA : 0,5aa, thành phần kiểu gen của  quần thể này sau 4 thế hệ tự thụ phấn là: A. 50%AA : 50%aa. B. 50%AA : 50%Aa. C. 75%AA : 55%Aa : 25%aa. D. 25%AA : 50%Aa : 25%aa. Câu 28: Một loài có bộ NST 2n = 8, vậy loài này có số nhóm gen liên kết là: A. 6. B. 8. C. 2. D. 4. Câu 29: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng của: A. Kĩ thuật vi sinh. B. Công nghệ tế bào. C. Công nghệ sinh học. D. Công nghệ gen. Câu 30: Bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST X quy định, bố có máu đông bình thường, mẹ  bị bệnh máu khó đông. Xắc suất sinh ra người con trai bị máu khó đông của cặp vợ chồng này là: A. 0% B. 50% C. 100% D. 25% Câu 31: Để xác định hội chứng Đao, hội chứng Tơcnơ, hội chứng Claiphentơ giai đoạn phôi thì  dùng phương pháp nghiên cứu: A. Phả hệ. B. Trẻ đồng sinh cùng trứng. C. Tế bào. D. Trẻ đồng sinh khác trứng. Câu 32: Người ta thường nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì: A. Bệnh do đột biến gen trội trên NST X. B. Bệnh do đột biến gen lặn trên NST X . C. Bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y . D. Bệnh do đột biến gen trội trên NST Y. Câu 33: Loài sinh vật có 2n = 26. Một tế bào sinh dưỡng của loài này bị đột biến tạo thể không,  vậy trong tế bào này có bao nhiêu NST? A. 25. B. 22. C. 24. D. 27. Câu 34: Kĩ thuật chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai là để phân tích NST và ADN của: A. Tế bào dịch ối. B. Tế bào phôi. C. Tế bào nhau thai. D. Tế bào người mẹ. Câu 35: Dạng đột biến nào sau rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra giống có năng  suất cao, phẩm chất tốt lại không có hạt: A. Đột biến đa bội chẵn. B. Đột biến lệch bội. C. Đột biến đa bội lẻ. D. Đột biến gen. Câu 36: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc chỉ áp dụng có  hiệu quả đối với: A. Vật nuôi, cây trồng. B. Bào tử, hạt phấn. C. Vật nuôi, vi sinh vật. D. Cây trồng, vi sinh vật. Câu 37: Quần thể nào sau đang ở trạng thái cân bằng? A. 0,81AA : 0,16Aa : 0,01aa. B. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa. C. 0,25AA : 0,59Aa : 0,16aa. D. 0,36AA : 0,18Aa : 0,01aa. Câu 38: Quần thể thực vật có thế hệ xuất phát 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ  % ở thể dị hợp của thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là: Trang 3/3 – Mã đề thi 839
  4. A. 50%; 25% B. 0,75%; 0,25% C. 0,5%; 0,5% D. 75%; 25% Câu 39: Tạo giống thuần chủng bằng phương pháp dựa trên nguồn biến dị tổ hợp chỉ áp dụng  có hiệu quả đối với: A. Vật nuôi, vi sinh vật. B. Vật nuôi, cây trồng. C. Cây trồng, vi sinh vật. D. Bào tử, hạt phấn. Câu 40: Hội chứng bệnh nào sau đây cặp NST số 21 ở người có 3 chiếc? A. Máu hồng cầu lưỡi liềm. B. Ung thư. C. Đao. D. Claiphentơ. HẾT Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/3 – Mã đề thi 839
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2