intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thuận Thành Số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

25
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thuận Thành Số 1 giúp các bạn học sinh tự đối chiếu, đánh giá sau khi thử sức mình với đề thi giữa học kì 1. Cùng tham khảo nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Thuận Thành Số 1

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1  TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Địa lí ­ lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút, không tính thời gian phát đề I . PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3,0 điểm) Câu 1: Để thể hiện thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ  ta dùng phương pháp     A. kí hiệu.             B. kí hiệu đường chuyển động. C. chấm điểm. D.  bản đồ­biểu đồ. Câu 2: Bề mặt Trái Đất được chia ra làm    A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.      B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.     C. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.       D. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến. Câu 3: Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây? A. Vùng nội chí tuyến. B. Xích đạo. C. Vùng ngoại chí tuyến. D. Chí tuyến Bắc, Nam. Câu 4: Nơi nào sau đây không có sự chênh thời gian giữa ngày và đêm? A. Xích đạo. B. Hai cực. C. Chí tuyến. D. Vòng cực. Câu 5: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là từ     A. các đại dương lớn.                       B. trong lòng Trái Đất.     C. bức xạ Mặt Trời.            D. các vụ thử hạt nhân. Câu 6: Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở A. trên các vùng núi lửa hoạt động mạnh. B. các vực sâu của đáy đại dương. C. nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo. D. khu vực trung tâm của các lục địa. Câu 7: Dạng địa hình cacxto là kết quả của quá trình nào sau đây? A. Phong hoá. B. Bóc mòn. C. Vận chuyển. D. Bồi tụ. Câu 8: Tính chất rất nóng (kí hiệu: T) là khối khí A. chí tuyến. B. cực. C. ôn đới. D. xích đạo. Câu 9: Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường  A. mưa ít. B. mưa trung bình. C. mưa nhiều. D. không mưa. Câu 10: Loại gió nào sau đây thổi quanh năm, có tính chất khô?              A. Gió mùa. B. Gió đất. C. Gió Tây ôn đới.  D. Gió mậu dịch. Câu 11: Cho bảng số liệu:  LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI                                                                                                                          (Đơn vị: mm) Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lượng  18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 230,9 288,2 310,0 265,4 130,7 43,4 23,4
  2. mưa ( Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê,2020) Căn cứ bảng số liệu, tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất của Hà Nội là A. tháng II.                 B. tháng V                 C. tháng VIII.                 D. tháng X Câu 12: Biên độ nhiệt độ năm ở các vĩ độ trên bề mặt Trái Đất thay đổi theo hướng A. tăng dần từ chí tuyến về xích đạo. B. tăng dần từ xích đạo lên cực. C. giảm dần từ chí tuyến lên cực. D. giảm dần từ xích đạo lên cực. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13.(4 ,0 điểm)  a. Phân tích ảnh hưởng của khí áp đến lượng mưa trên Trái Đất. b. Trình bày đặc điểm của gió biển và gió đất. Tại sao khu vực ven biển lại có sự đổi chiều gió  giữa ngày và đêm? Câu 14. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:  LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: mm) Địa điểm Hà Nội( Việt Nam) U­ Pha( LB Nga) Va­len­xi­a( Ai­len) Lượng mưa 1694 584 1416                               (Nguồn: Trang 54­ SGK Địa lí 10, NXB Giáo dục VN) a. Vẽ biểu đồ cột so sánh lượng mưa trung bình năm của Hà Nội, U­ pha và Va­len­xi­a. b. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy so sánh lượng mưa trung bình năm của 3 địa điểm trên. ­­­­­ HẾT ­­­­­
  3. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN ĐỊA LÍ I –LỚP  10  Nội dung  Đơn vị  Nhận biết Thông  Vận dụng Vận dụng  Tổng số  Tổng điểm kiến thức/  kiến thức hiểu cao câu kĩ năng TN TL I. Bản đồ 1.Bản đồ 1 1 0.25 ( 1) II. Vũ trụ, hệ  1. Vũ trụ. Hệ Mặt Trời. Chuyển  2 1 3 0,75 quả các  động tự quay quanh trục của TĐ. ( 2,4) (3) chuyên động  2. Hệ quả chuyển động xung quanh  của TĐ Mặt Trời của TĐ III. Cấu trúc  1. Cấu trúc của TĐ. Thạch quyển.. 6 2 1( 13­ 6 2 5.75 của TĐ, Các  2. Nội lực. (5,7,6,8,9 ( 12,13­ b) quyển của lớp  3. Ngoại lực ,10) a) vỏ địa li 4. Khí quyển 5. Khí áp, gió 6. Mưa IV. Kĩ năng 1. Kĩ năng làm việc với bảng số liệu  1     1(14) 1 1 3.25 và vẽ biểu đồ (11) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ NĂM HỌC 2021 ­2022 Môn thi : Địa lí 10 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm ­ mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D B C A B C A A C D C B II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 13 a. Phân tích ảnh hưởng của khí áp đến lượng mưa trên Trái Đất.      2,0 ( 4,0  ­ Khu vực áp thấp là nơi hút gió và đẩy không lên cao sinh ra mây, mây gặp nhiệt độ  1.0 điểm) thấp sinh ra mưa. Các vùng áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất. ­ Khu vực áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, chỉ có gió thổi đi không có gió thổi   đến, nên mưa rất ít hoặc không mưa. 1.0
  4.      b. Trình bày đặc điểm của gió biển và gió đất. Tại sao khu vực ven biển lại có sự đổi   2,0 chiều gió giữa ngày và đêm? ­ Đặc điểm gió biển và gió đất: được hình thành ven biển, thay đổi hướng theo ngày và  1,0 đêm.    + Gió biển: Thổi từ biển vào đất liền, vào ban ngày    + Gió đất: Thổi từ đất liền ra biển vào ban đêm 1,0 ­ Khu vực ven biển có sự  đổi chiều gió giữa ngày và đêm, do: sự  nóng lên và lạnh đi   không đều giữa vùng đất và bề mặt biển ven bờ theo ngày và đêm.     + Ban ngày: mặt đất ven bờ  hấp thụ nhiệt tốt hơn mặt biển, khí áp mặt đất ven bờ  thấp hơn trên bề mặt biển. Gió từ áp cao ven biển thổi vào áp thấp ven đất liền.    + Ban đêm: mặt đất ven bờ toả nhiệt nhanh hơn mặt biển, khí áp mặt đất ven bờ cao  hơn trên bề mặt biển. Gió từ áp cao từ bề mặt đất ven bờ thổi ra áp thấp trên mặt biển. Câu 14 a. Vẽ biểu đồ: 2,0 ( 3,0  ­ Vẽ BĐ cột. điểm) (Các dạng khác không cho điểm) Nếu thiếu tên BĐ, các đơn vị  trục tung, trục hoành, số  liệu trên mỗi cột trừ 0,25 điểm   ( điểm trừ không quá 1,0 điểm) b. Nhận xét: 1,0 ­ Lượng mưa của 3 địa điểm trên có sự chênh lệch. 0,5 ­ Hà Nội có lượng mưa lớn nhất, U­pha có lượng mưa nhỏ nhất (dẫn chứng) 0,5 Tổng: 10 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2