intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 - THPT Hương Sơn

Chia sẻ: Bachtuoc999 Bachtuoc999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp cho học sinh đánh giá lại kiến thức đã học của mình sau một thời gian học tập. Mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra giữa HK1 môn GDCD lớp 10 - THPT Hương Sơn để đạt được điểm cao trong kì kiểm tra sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 - THPT Hương Sơn

  1. TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 TỔ GIÁO DỤC CÔNG DÂN MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 10 Thời gian làm bài: 45 phút; (40 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp: ............................. Hãy chọn phương án duy nhất đúng và tô đen bằng bút chì vào các ô tương ứng dưới đây 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D Câu 1: Nếu xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, cô lập, không vận động, không phát triển sẽ thuộc vào phương pháp luận nào dưới đây? A. Biện chứng. B. Siêu hình. C. Duy tâm. D. Duy vật Câu 2: Hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó được gọi là gì?. A. Triết học. B. Xã hội học. C. Văn học. D. Toán học. Câu 3: Phương án nào dưới đây là vai trò của Triết học đối với mọi hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người? A. Thế giới quan, phương pháp luận chung. B. Khoa học của mọi tư duy. C. Khoa học của mọi khoa học. D. Lý luận dẫn đường. Câu 4: Nếu đánh giá, nhận xét một con người mà nhìn toàn diện, chỉ rõ những được những mặt tích cực, vạch ra được những sai lầm, khuyết điểm và nguyên nhân ở người đó thì chúng ta đã làm theo phương pháp luận nào dưới đây? A. Duy vật B. Duy tâm. C. Siêu hình. D. Biện chứng. Câu 5: Về mùa đông, có rất nhiều loài chim đã bay từ phương bắc về phương nam để tránh rét. Việc thay đổi địa bàn sinh sống để cơ thể phù hợp với điều kiện môi trường đó của một số loài chim là ví dụ cho hình thức vận động nào dưới đây? A. Vận động hóa học B. Vận động sinh học. C. Vận động vật lý. D. Vận động cơ học. Câu 6: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại là : A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng B. Thế giới quan. C. Vấn đề cơ bản của Triết học. D. Vấn đề cơ bản của nhận thức. Câu 7: Mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội được gọi là gì? A. Vận động B. Chuyển động. C. Chuyển hóa. D. Chuyển biến. Câu 8: Trí tuệ con người cũng phát triển không ngừng, từ chỗ người nguyên thủy chỉ biết chế tạo các công cụ bằng đá, ngày nay con người đã chế tạo ra được các máy móc tinh vi, đưa được các con tàu bay vào vũ trụ. Đó là nội dung của sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Sinh vật. B. Giới tự nhiên. C. Tư duy. D. Xã hội. Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. Câu 9: Đối lập với thế giới quan duy vật là thế giới quan A. biện chứng. B. siêu hình. C. mê tín dị đoan. D. duy tâm. Câu 10: Khẳng định: «Ý thức có trước, quyết định vật chất; con người không có khả năng nhận thức» là thế giới quan nào dưới đây? A. Duy vật. B. Tôn giáo. C. Thần thoại. D. Duy tâm. Câu 11: “Loài người đã phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đến xã hội chủ nghĩa”, đó là sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Triết học. B. Tự nhiên. C. Tư duy. D. Xã hội. Câu 12: Sự vận động của dòng điện trong dây dẫn là minh chứng cho hình thức vận động nào dưới đây? A. Vận động cơ học. B. Vận động hóa học. C. Vận động vật lý. D. Vận động sinh học. Câu 13: Theo Triết học Mác-Lênin, những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn được gọi là A. vận động. B. đổi mới. C. phát triển. D. tiến bộ. Câu 14: “Từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống đến các loài thực vật, động vật, đến con người”, đó là sự phát triển trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Xã hội. B. Sinh vật. C. Giới tự nhiên. D. Tư duy. Câu 15: “Muốn chữa bệnh dứt điểm, người bệnh phải uống hết thuốc, đúng liều, tuyệt đối không được tự ý ngừng uống thuốc nửa chừng”. Đây là sự áp dụng nguyên tắc nào dưới đây trong giải quyết mâu thuẫn? A. Điều hòa. B. Đấu tranh. C. Dĩ hòa vi quý. D. Làm ngơ. Câu 16: Đối lập với phương pháp luận biện chứng là phương pháp luận A. mê tín dị đoan B. siêu hình. C. duy vật. D. duy tâm. Câu 17: Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố siêu hình ? A. Nước chảy đá mòn. B. Tre già măng mọc. C. Trông mặt mà bắt hình dong. D. Rút dây động rừng. Câu 18: Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng có quan hệ như thế nào với nhau? A. Mâu thuẫn với nhau. B. Vừa thống nhất, vừa đấu tranh. C. Thống nhất hữu cơ với nhau. D. Đối lập nhau. Câu 19: Những mặt, thuộc tính, đặc điểm…mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, chúng phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau được gọi là gì ? A. Mâu thuẫn B. Mặt đối lập C. Mặt đối diện D. Mặt phản chiếu. Câu 20: “Thể, khối thống nhất, trong đó các bộ phận có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời nhau” được gọi là gì? A. Chỉnh thể. B. đồng bộ. C. Tương đồng. D. Mâu thuẫn. Câu 21: Sự hoen rỉ của thanh sắt dưới tác động của môi trường là nội dung của hình thức vận động nào? A. Hóa học. B. Sinh học. C. Cơ học. D. Vật lý. Câu 22: Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường là nội dung của hình thức vận động nào? A. Cơ học. B. Vật lý. C. Hóa học. D. Sinh học. Câu 23: Nếu đánh giá, nhận xét một con người mà ta chỉ că cứ vào những sai lầm, khuyết điểm của họ thì đó là sự đánh giá theo phương án nào dưới đây? A. Thế giới quan duy tâm. B. Phương pháp luận siêu hình. C. Thế giới quan duy vật. D. Phương pháp luận biện chứng. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. Câu 24: Thế giới vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua phương án nào dưới đây? A. các sự vật hiện tượng. B. Các dạng tồn tại cụ thể. C. Các sự vật hiện tượng cụ thể. D. vận động. Câu 25: Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ví dụ cho hình thức vận động nào dưới đây? A. Vận động hóa học. B. Vận động cơ học. C. Vận động xã hội. D. Vận động vật lý. Câu 26: Những sự vật, hiện tượng nào sau đây được coi là hai mặt đối lập của mâu thuẫn? A. Cao và thấp. B. Đồng hóa và dị hóa. C. Dài và ngắn. D. Tròn và méo. Câu 27: Câu thơ: “Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập” (Bình Ngô đại cáo) là hình thức vận động nào? A. Vận động sinh học. B. Vận động xã hội. C. Vận động hóa học. D. Vận động cơ học. Câu 28: Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là A. cái sau thay thế cái trước. B. cái không mới thay thế cái cũ. C. cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu. D. cái có sau thay thế cái có trước. Câu 29: Đối với sự vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng, mâu thuẫn chính là A. nguồn gốc. B. khuynh hướng tất yếu. C. động cơ. D. nguyên nhân kìm hãm. Câu 30: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống được gọi là gì?. A. Nhân sinh quan. B. Phương pháp. C. Phương pháp luận. D. Thế giới quan. Câu 31: Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi là ví dụ tiêu tiểu cho phương pháp luận nào dưới đây? A. Duy vật. B. Biện chứng. C. Siêu hình. D. Duy tâm Câu 32: Nếu xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau, luôn vận động và phát triển không ngừng là phương pháp luận A. biện chứng. B. duy vật. C. siêu hình. D. duy tâm Câu 33: Trong mâu thuẫn, các mặt đối lập được coi là đấu tranh với nhau khi chúng A. tác động bài trừ, gạt bỏ lẫn nhau. B. đối đầu với nhau. C. tương tác với nhau. D. xung đột, triệt tiêu nhau. Câu 34: Theo Triết học Mác – Lê nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập A. thống nhất với nhau. B. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. C. triệt tiêu nhau. D. đấu tranh với nhau. Câu 35: Các mặt đối lập được coi là thống nhất khi chúng A. liên hệ gắn bó, làm tiền đề tồn tại cho nhau B. cùng tồn tại trong một sự vật C. liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. D. hợp lại thành một khối. Câu 36: Ma sát sinh ra nhiệt là ví dụ cho hình thức vận động nào dưới đây? A. Vận động xã hội. B. Vận động sinh học. C. Vận động cơ học. D. Vận động vật lý. Câu 37: Câu nói: «Không ai tắm hai lần trên một cùng dòng sông » (Hê-ra-clít) là ví dụ tiêu biểu cho phương án nào dưới đây? A. Phương pháp luận siêu hình. B. Phương pháp luận biện chứng. C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. Câu 38: Khẳng định: «Vật chất có trước, quyết định ý thức; con người có khả năng nhận thức » là quan điểm của thế giới quan nào dưới đây? A. duy vật. B. tôn giáo. C. duy tâm. D. thần thoại. Câu 39: Quan điểm: coi cơ thể con người giống như các bộ phận của một cỗ máy (T. Hốp-xơ, 1588-1679) là ví dụ cho phương án nào dưới đây? A. Phương pháp luận siêu hình. B. Phương pháp luận biện chứng. C. Thế giới quan duy vật. D. Thế giới quan duy tâm. Câu 40: Đối với các sự vật hiện tượng, vận động được coi là A. khuynh hướng tất yếu. B. cách thức phát triển. C. hình thức phổ biến. D. phương thức tồn tại. ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2