intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 189)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 189)" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển (Mã đề 189)

  1. SỞ GD&ĐT CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA HKI - NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 Phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Phe tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là: A. Đồng minh – Hiệp ước B. Liên minh – Hiệp ước C. Đồng minh – Phát xít D. Liên minh – Đồng minh Câu 2: Cuộc duy tân Minh Trị được thực hiện trên các lĩnh vực: A. Chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. B. Kinh tế, giáo dục, văn hóa, chính trị . C. Kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục. D. Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục. Câu 3: Năm 1823, tổ chức nào ra đời ở Mĩ Latinh? A. “Châu Mĩ của người châu Mĩ”. B. “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ”. C. “Liên minh tôn giáo các nước cộng hòa châu Mĩ”. D. “Châu Mĩ là sân sau của Mĩ”. Câu 4: Hiến pháp năm 1889 quy định thể chế của nước Nhật là chế độ nào? A. Dân chủ cộng hòa.   B. Quân chủ lập hiến. C. Cộng hòa tư sản.     D. Dân chủ đại nghị. Câu 5: Từ năm 1885 đến 1905, Đảng Quốc đại ở Ấn Độ phản đối phương pháp đấu tranh nào trong sự nghiệp chống thực dân Anh? A. Phương pháp đấu tranh bạo lực. B. Phương pháp đấu tranh chính trị. C. Phương pháp đấu tranh ôn hòa. D. Phương pháp đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang. Câu 6: Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc là : A. Trung Quốc Liên minh hội. B. Trung Quốc Đồng minh hội. C. Trung Quốc Quang phục hội. D. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội. Câu 7: Quốc gia nào là nước cộng hòa da đen đầu tiên ở Mĩ Latinh? A. Mê-hi-cô. B. Ha-i-ti. C. Ác-hen-ti-na. D. Cu-ba. Câu 8: Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa, nữa phong kiến? A. Nhâm Ngọ. B. Nam Kinh. C. Tân Sửu. D. Bắc Kinh. Câu 9: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa: A. Anh và Đức. B. Mĩ và Đức. C. Anh và Áo-Hung. D. Pháp và Đức. Câu 10: Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là : A. Học thuyết Tam dân của Từ Hi Thái hậu. B. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn. C. Học thuyết Tam dân của Khang Hữu Vi. D. Học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu. Câu 11: Ý không phản ánh điểm giống nhau trong chin sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á là : A. Thực hiện chính sách “chia để trị”. B. Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp. C. Cấu kết với phong kiến và các thế lực tay sai. D. Chế độ cai trị hà khắc. Câu 12: Ý nghĩa nào dưới đây không phải của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc? A. Cách mạng đã thủ tiêu chế độ phong kiến, đánh bại hoàn toàn các đế quốc xâm lược. B. Cách mạng đã ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á. C. Cách mạng đã lật đổ triều đại Mãn Thanh ở Trung Quốc. D. Cách mạng đã chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.. Câu 13: Thực dân Pháp đã chiếm những quốc gia nào ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX?
  2. A. Philíppin, Brunây, Xingapo B. Xiêm (Thái Lan), Inđônêxia C. Việt Nam, Lào, Campuchia D. Malaixia, Miến Điện (Mianma) Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu Cam-pu-chia trở thành thuộc địa của Pháp? A. Pháp gây áp lực buộc vua Nô-rô-đôm chấp nhân quyền bảo hộ. B. Các giáo sĩ Phương Tây xâm nhập vào Cam-pu-chia. C. Pháp gạt bỏ ảnh hưởng của Xiêm. D. Pháp buộc Vua Nô-rô-đôm kí Hiệp ước năm 1884. Câu 15: Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây để: A. Dự định nhanh chóng đánh bại Anh, rồi quay sang tấn công Nga. B. Dự định nhanh chóng đánh bại Ba Lan, rồi quay sang tấn công Nga. C. Dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga. D. Dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga. Câu 16: Cuộc khởi nghĩa nào thể hiện tinh thần đoàn kết hai nước Việt Nam và Cam - pu - chia trong cuộc đấu tranh chống thực dân pháp? A. Khởi nghĩa Si vô tha. B. Khởi nghĩa Pu–côm-pô. C. K hởi nghĩa Ong kẹo. D. Khởi nghĩa Pha-ca-đuốc. Câu 17: Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa của Pucômbô bao gồm : A. Người Khơme, Chăm, Xtiêng, Kinh. B. Người Khơme, Chăm, Xơđăng, Chứt. C. Người Khơme, Chăm, Xtiêng, Bana. D. Người Khơme, Chăm, Êđê, Kinh. Câu 18: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Vec-đoong năm 1916 diễn ra ở nước nào? A. Anh. B. Mĩ. C. Đức. D. Pháp. Câu 19: Sự kiện nào đã diễn ra ở Đức ngày 11-11-1918? A. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. B. Cách mạng bùng nổ. C. Chính phủ mới được thành lập. D. Hoàng đế Vinhem II bỏ chạy sang Hà Lan. Câu 20: Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì: A. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ. B. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa. C. Nước Đức có nền kinh ế phát triển mạnh nhất Châu Âu. D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác. Câu 21: Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào? A. Tuyên chiến với Pháp. B. Tuyên chiến với Đức.       C. Tuyên chiến với Anh. D. Kí Hiệp ước liên minh với Đức.        Câu 22: Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V? A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản. B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để. C. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa. D. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để. Câu 23: Cuộc khởi nghĩa nông dân nào lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc? A. Khởi nghĩa Vũ Xương. B. Nghĩa Hòa đoàn. C. Khởi nghĩa Thiên An môn. D. Thái Bình Thiên quốc. Câu 24: Ý nào không phải là chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ? A. Du nhập và tạo điều kiện cho sự phát triển của Thiên Chúa giáo ở Ấn Độ. B. Khơi gợi sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội. C. Chia để trị, chia rẽ người Ấn với các dân tộc khác ở Ấn Độ. D. Mua chuộc tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: Vì sao trong khu vực Đông Nam Á, Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước phương Tây ? Câu 2: Nguyên nhân và kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)? Tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất đến Việt Nam như thế nào ? ------ HẾT ------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2