intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

22
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam” để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN  NĂM HỌC 2022 – 2023 NGUYỄN BỈNH KHIÊM MÔN: NGỮ VĂN 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I.ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản: BÀI HỌC ĐẦU CHO CON ­ Đỗ Trung Quân ­ Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều? Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông. Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè. Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt
  2. Màu hoa sen trắng tinh khôi. Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ… (Dẫn   theo  https://mamnonhoami.edu.vn/tho­thieu­nhi/bai­hoc­dau­ cho­con­que­huong.html) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì? A. Lục bát. B. Sáu chữ. C. Thất ngôn. D. Tự do. Câu 2.  Trong khổ  thơ  thứ  2, 3, 4 tác giả  đã lựa chọn những hình  ảnh nào để  diễn tả về quê hương? A. Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ. B. Chùm khế ngọt, đường đi học, bướm vàng bay, con diều biếc, con đò  nhỏ. C. Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ,  hương hoa đồng cỏ nội. D. Chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ,  đôi bờ dâm bụt. Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 5 là A. phép điệp, so sánh, liệt kê, nhân hóa. B. phép điệp, so sánh. C. liệt kê, so sánh. D. phép điệp, so sánh, liệt kê. Câu 4.Anh/ chị hiểu khổ thơ thứ 2 như thế nào? A. Quê hương là nguồn sống ngọt lành nuôi dưỡng con người. B. Quê hương là những gìthân thuộc, gắn bó vớituổi thơmỗi người. C. Quê hương là tình cảm gia đình sâu nặng. D. Quê hương là nguồn sáng ấm áp soi đường cho con người.
  3. Câu 5.Đâu là câu thơmang ý nghĩa “đối với mỗi con người, quê hương là duy  nhất”? A. Quê hương là con đò nhỏ/ Êm đềm khua nước ven sông. B. Quê hương là cầu tre nhỏ/ Mẹ về nón lá nghiêng che. C. Quê hương là vàng hoa bí/ Là hồng tím giậu mồng tơi D. Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi. Câu 6. Dòng nào sau đây nhận xét đúng nhất về ngôn ngữ  được sử  dụng trong  bài thơ? A. Giản dị, giàu cảm xúc. B. Cổ kính, trang trọng. C. Hiện đại, đầy sáng tạo. D. Trừu tượng, mơ hồ. Câu 7. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình cảm gì đối với quê hương? A. Tự hào về truyền thống của quê hương. B. Yêu quý, trân trọng quê hương. C. Nhớ thương quê hương da diết. D. Đau xót vì xa cách quê hương. Trả lời câu hỏi/ thực hiện yêu cầu: Câu 8. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ nổi bật trong bài thơ. Câu 9. Anh/ chị có đồng tình với nhận định của tác giả qua ý thơ sau đây không?  Vì sao? Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Câu 10.  Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu lên thông điệp mà  anh/ chị rút ra được từ bài thơ. II. VIẾT (4.0 điểm) Đọc truyện ngắn: Einstein đến Đại học Princeton nhận việc. Giáo sư  chủ  nhiệm dẫn ông   đến văn phòng làm việc dành riêng cho ông. Giáo sư chủ nhiệm hỏi ông cần những giáo cụ gì và Einstein nói:   ­ Tôi thấy chỉ cần một cái bàn đọc sách, một cái bục giảng, một cái ghế   và một số giấy, bút chì là được rồi. À, đúng rồi, còn cần một cái thùng rác to.
  4. ­ Tại sao phải cần đến thùng rác to? ­ Bởi vì tôi phải ném bỏ rất nhiều sai lầm của mình. (Theo Những mẫu chuyện hài hước trong xử thế của người Do Thái,  NXB Thanh Hóa, 2018) Thực hiện yêu cầu: Anh/ Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày ý nghĩa của câu  chuyện trên. ***HẾT***
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2