intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Mã đề ST001)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Mã đề ST001)” giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập để nắm vững được những kiến thức cơ bản chuẩn bị cho kì kiểm tra đạt kết quả tốt hơn. Để làm quen và nắm rõ nội dung chi tiết đề thi, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Mã đề ST001)

  1. SỞ GD ­ ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2022­2023 TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN: SINH HỌC. NGUYỄN BỈNH KHIÊM Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)                             (Đề có 03 trang) – Mã đề SI001 PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 điểm) Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của sinh học là  A. các ngành thực vật và các cấp độ phân loại khác nhau của thế giới sống. B. các ngành động vật và các cấp độ tổ chức khác nhau của thế giới sống. C. các nhóm vi sinh vật và các cấp độ tổ chức khác nhau của thế giới vi sinh vật. D. các sinh vật sống và các cấp độ tổ chức khác nhau của thế giới sống. Câu 2: Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm là phương pháp A. chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu và những hoạt động của đối tượng đó nhằm kiểm  soát sự phát triển của chúng một cách có chủ đích. B.  sử  dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc  an toàn trong phòng thí nghiệm để  thực hiện các thí  nghiệm khoa học. C. thực hiện  dựa trên căn cứ:  đo trực tiếp, phương pháp phân tích hóa trị, phương pháp tính toán  (tính năng suất, hiệu quả, giá thành, tuổi thọ, hao phí nguyên liệu…). D. sử  dụng giác quan hay sử  dụng các công cụ  hỗ  trợ  để  thu thập thông tin của đối tượng được   quan sát. Câu 3: Cấp độ tổ chức của thế giới sống được hiểu là  A. tập hợp các cấp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống. B. các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống. C. tập hợp các cấp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống. D. cấp tổ chức có biểu hiện đầy đủ chức năng của sự sống. Câu 4: Cho các cấp tổ chức của thế giới sống sau đây: I. Quần xã. II. Quần thể.             III. Cơ thể. IV. Hệ sinh thái. V. Tế bào. Trật tự các cấp tổ chức cơ bản của thế giới sống tính từ thấp đến cao theo thứ tự là: A. V  III II I  IV. B. V  III  I  II  IV. C. V  II  III  I  IV. D. V  II  III  IV  I. Câu 5: Học thuyết tế bào cho rằng: Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ ..(1).. Tế bào là đơn vị  nhỏ nhất, đơn vị  …(2).. và đơn vị …(3)… cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. T ế bào chỉ được sinh ra từ  …(4) .. của tế bào có trước. (1), (2), (3), (4) theo thứ tự là: A. tế bào  cấu trúc  chức năng  sự phân chia. B. hệ cơ quan  cơ sở  chức năng  sự nhân đôi. C. các mô  cấu trúc  chức năng  sự phân chia. D. tế bào  cơ sở  chức năng  sự nhân đôi. Câu 6: Các nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây là các nguyên tố đại lượng? A. C, O, Mn, Cl, K, S, Fe. B. Zn, Cl, B, K, Cu, S, Mg. C. C, H, O, N, P, S, Ca, Mg. D. C, H, O, K, Zn, Cu, Fe. Câu 7: Mạch "xương sống" của các hợp chất hữu cơ chính có trong tế  bào như: protein, nucleic acid,   carbohydrate, lipid được tạo nên bởi nguyên tố nào sau đây?  A. Hydrogen. B. Carbon.       C. Nitrogen.  D. Oxigen. Câu 8: Cellulose được cấu tạo bởi đơn phân là A. glucose.   B. fructose. C. glucose và fructose.    D. saccharose. Câu 9: Nhóm phân tử đường nào sau đây là đường đơn? A. Fructose, galactose, glucose.  B. Tinh bột, cellulose, chitin. C. Galactose, lactose, tinh bột. D. Glucose, saccharose, cellulose. Câu 10: Một phân tử phospholipid có cấu tạo bao gồm
  2. A. 1 phân tử glycerol liên kết với 1 phân tử acid béo. B. 1 phân tử glycerol liên kết với 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate. C. 3 phân tử glycerol liên kết với 2 phân tử acid béo và 1 nhóm phosphate. D. 3 phân tử glycerol liên kết với 3 phân tử acid béo. 
  3. Câu 11. Có bao nhiêu nội dung sau đây giải thích tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của cơ  thể sống? (I). Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào.  (II). Tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước. (III). Sự sống được tiếp diễn nhờ sự chuyển hóa và di truyền xảy ra bên trong các tế bào.  (IV). Các quá trình sống như  trao đổi chất năng lượng, cảm  ứng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản  đều được thực hiện ở tế bào. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 12: Thứ tự các bước trong tiến trình nghiên cứu môn Sinh học là I. Quan sát, thu thập dữ liệu. II. Thiết kế và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng. III. Báo cáo kết quả nghiên cứu và xử lí dữ liệu.  IV. Đặt câu hỏi. V. Xây dựng giả thuyết. VI. Rút ra kết luận A. II → V → I → IV → III  VI. B. IV → I → III → V → II  VI. C. I → IV → V → II → III  VI. D. I → II → IV → III → V  VI. Câu 13: “Tổ  chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ  chức sống cấp cao hơn” giải  thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống? A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc mở. C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.     D. Nguyên tắc thứ bậc.    Câu 14. Cấu trúc phân tử đặc trưng sau đây là của phân tử sinh học nào? A. Phospholipid. B. Steroid. C. Kitin.  D. Carotenoid. Câu 15: Thông qua quá trình thoát hơi nước mà thực vật hấp thụ khí CO 2 cung cấp cho quá trình quang  hợp. Đồng thời hơi nước thoát ra làm giảm nhiệt độ  môi trường; O2 được giải phóng góp phần điều  hòa khí quyển. Đây là ví dụ cho đặc điểm nào của tổ chức sống? A. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. B. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. C. Thế giới tiến hóa liên tục. D. Tương tác với môi trường.  Câu 16: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có A. nhiệt dung riêng cao.    B. lực gắn kết. C. nhiệt bay hơi cao. D.  tính   phân  cực. Câu 17: Trong tế bào và cơ thể, lipit có vai trò nào sau đây?     (I) Dự trữ năng lượng trong tế bào.    (II) Tham gia cấu trúc màng sinh chất.    (III) Tham gia vào cấu trúc của hoocmon, diệp lục.    (IV) Tham gia vào chức năng vận động của tế bào.       A. I, II, III. B. II, III, IV.  C. I, II, III, IV.  D. II, III. Câu 18: Chuỗi polypeptid cuộn xoắn lại hoặc gấp nếp tạo nên bậc cấu trúc nào của phân tử protein?       A. Bậc 1. B. Bậc 2.  C. Bậc 3.  D. Bậc 4. Câu 19: Đường mía (saccharose) là loại đường đôi được cấu tạo bởi  A. hai phân tử glucose.   B. một phân tử glucose và một phân tử fructose.  C. hai phân tử fructose.   D. một phân tử glucose và một phân tử galactose. Câu 20: Protein nào dưới đây có chức năng tiêu diệt mầm bệnh và bảo vệ cơ thể? A. Protein hormon.    B. Protein enzym.     C. Protein kháng thể.     D. Protein vận động. 
  4. Câu 21: DNA có chức năng nào sau đây? A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào.      B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan. C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào.  D. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
  5. PHẦN 2. TỰ LUẬN (3,0 điểm). Câu 1. (1,0 điểm). Dựa vào tính chất của nước, em hãy giải thích vì sao con gọng vó có thể di chuyển  được trên mặt nước?  Câu 2. (1,0 điểm). Nêu điểm khác nhau giữa DNA và RNA dựa vào các tiêu chí sau: DNA RNA Đường   cấu   tạo   nên   đơn  phân Nitrogenous base Số chuỗi polynucleotide Chức năng Câu 3. (1,0 điểm). Một gen có tổng 3000 nucleotide và adenine (A) chiếm 30% tổng số nucleotide của  gen. a. Tính chiều dài của gen. b. Tính số nucleotide mỗi loại của gen. c. Tính số liên kết hidrogen của gen. d. Vì sao chỉ có 4 loại nucleotide nhưng kiểu gen của các sinh vật khác nhau thì không giống nhau?  ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2