intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Mã đề 104)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Mã đề 104)" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Mã đề 104)

  1. SỞ GD& ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH NĂM HỌC 2022 ­ 2023 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ MÔN: SINH 10 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Số báo  Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 104 danh: ............ I.Trắc nghiệm(7.0đ) Câu 1. Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố: A. C, H, O, P. B. C, H, O. C. C, H, O, N. D. C, H, N, P. Câu 2. Loại lipid nào sau đây làm tăng tính ổn định cấu trúc tế bào? A. Sáp. B. Dầu mỡ. C. Cholesteron. D. Phospholipid . Câu 3. Tại sao các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng lại có đặc tính hoá hoc khác nhau.  ̣ Có bao nhiêu giải thích sau đây đúng? I.Vì nó chứa các nguyên tố đa lượng C, H, O chủ yếu của tế bào, cơ thể. II. Bộ khung carbon liên kết với các nguyên tử hydrogen tạo khung hydrocarbon đa dạng. III. Bộ khung hydrocarbon liên kết với các nhóm chức khác nhau tạo nên các hợp chất hữu cơ đa dạng.  IV. Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị ở vòng ngoài nên có thể đồng thời tạo bốn liên kết cộng hoá trị  với các nguyên tử carbon khác, hình thành nên bộ khung carbon đa dạng.  A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 4. Cacbohidrat và lipit giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N; là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. B. Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O;đều là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào. C. Có thể tan trong nước và trong dung môi hữu cơ. D. Không thể tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Câu 5. Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào? A. Chỉ một số ít tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào. B. Các tế bào có thành phần hóa học tương tự nhau, có vật chất di truyền là DNA. C. Hoạt động sống của tế bào là sự phối hợp hoạt động của bào quan trong tế bào. D. Tất cả các tế bào được sinh ra từ tế bào trước đó bằng cách phân chia tế bào. Câu 6. DNA có chức năng nào sau đây? A. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. B. Cấu trúc nên các tính trạng của cơ thể. C. Cấu trúc nên enzim, hormone, kháng thể. D. Mang và truyền đạt thông tin di truyền. Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng về các nguyên tố chủ yếu của sự sống (C, H, O, N)? A. Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên. B. Có khả năng liên kết với nhau và với các nguyên tố khác. C. Hợp chất của các nguyên tố này luôn hòa tan trong nước. D. Có tính chất lý, hóa phù hợp với các tổ chức sống. Câu 8. Đối tượng nghiên cứu của sinh học là: A. các giống cây trồng. B. các giống vật nuôi. C. các sinh vật cùng các cấp độ tổ chức của thế giới sống.D. môi trường sống của tất cả các sinh vật. Câu 9. Đơn phân của DNA khác đơn phân của RNA ở thành phần nào? A. Đường, Nitrogenous base. B. Nitrogenous base. Mã đề 104 Trang 3/3
  2. C. Glucose. D. Nhóm phosphate, đường. Câu 10. Bộ tranh cơ thể người, bộ tranh các cấp tổ chức sống, mô hình tế bào, mô hình DNA, bộ tiêu  bản quan sát NST,… thuộc loại vật liệu, thiết bị nghiên cứu và học tập nào của môn Sinh học? A. Thiết bị an toàn. B. Dụng cụ thí nghiệm C. Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật D. Máy móc thiết bị. Câu 11. Trong cấu trúc các bậc protein, bậc nào có cấu trúc quan trọng nhất? A. Bậc 4. B. Bậc 2. C. Bậc 1. D. Bậc 3. Câu 12. Sinh học trong cuộc sống có các vai trò nào sau đây? (1).Chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh. (2).Cung cấp lượng thực, thực phẩm. (3).Phát triển kinh tế xã hội. (4).Tạo không gian sống và bảo vệ môi trường. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 13. Muc tiêu của môn sinh học là gì? (1).Tìm hiểu về thế giới sống. (2).Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. (3).Chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tốt nhất cho con người. (4). Cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho vật nuôi và con người. A. (1), (3). B. (2), (4). C. (2), (3). D. (1), (2) Câu 14. Liên kết hóa học giữa các phân tử nước là? A. Liên kết cộng hóa trị B. Liên kết hidro C. Liên kết peptit D. Liên kết photphodieste Câu 15. Các cấp độ tổ chức sống cơ bản được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là: A. Hệ sinh thái ­ Quần thể ­ Quần xã – Cơ thể ­ Tế bào. B. Hệ sinh thái ­ Quần xã – Cơ thể ­ Tế bào – Quần thể. C. Tế bào ­ Cơ thể ­ Quần thể ­ Quần xã ­ Hệ sinh thái. D. Cơ thể ­ Tế bào ­ Quần thể ­ Quần xã ­ Hệ sinh thái. Câu 16. Yếu tố quan trong nh ̣ ất tạo nên tính đa dạng và đặc thù của phân tử DNA là gì? A. Số lượng, thành phần các nucleotide trong phân tử DNA. B. Trình tự sắp xếp các nucleotide trong phân tử DNA C. Thành phần các nucleotide trong phân tử DNA. D. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotide trong phân tử DNA. Câu 17. Đâu là tiến trình theo đúng các bước nghiên cứu khoa học? A. Hình thành giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm  báo cáo kết quả nghiên cứu. B. Kiểm tra giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Làm  báo cáo kết quả nghiên cứu. Mã đề 104 Trang 3/3
  3. C. Quan sát và đặt câu hỏi → Hình thành giả thuyết khoa học → Kiểm tra giả thuyết khoa học → Làm  báo cáo kết quả nghiên cứu. D. Hình thành giả thuyết khoa học → Quan sát và đặt câu hỏi → Làm báo cáo kết quả nghiên cứu →  Kiểm tra giả thuyết khoa học. Câu 18. Tập hợp cá thể nào sau đây là quần thể? A. Một tổ mối. B. Một giỏ cua. C. Một chậu cá. D. Một lồng gà. Câu 19. Các cấp độ tổ chức sống có chung đặc điểm nào sau đây A. Thế giới sống liên tục tiến hóa, được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, là những hệ đóng và tự  điều chỉnh. B. Là những hệ đóng và tự điều chỉnh, thế giới sống liên tục tiến hóa. C. Được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, là những hệ mở và không tự điều chỉnh. D. Thế giới sống liên tục tiến hóa, được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, là những hệ mở và tự điều  chỉnh. Câu 20. Các cấp tổ chức sống đều là hệ mở vì chúng: A. thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa. B. thường xuyên trao đổi chất với môi trường. C. có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động. D. có khả năng sinh trưởng và phát triển. Câu 21. Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sống của cơ thể. B. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào. C. Là những nguyên tố có trong tự nhiên. D. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.  II. Tự luận (3.0đ)    :  Câu 1(1.0đ) : Tại sao chúng ta nên ăn nhiều loại rau xanh khác nhau trong khi thành phần chính của các  loại rau là cellulose ­ chất con người không thể tiêu hoá được?   Câu 2 (2.0đ): Trong các loại đại phân tử sinh học mà em đã học, đại phân tử sinh học nào có tính đa  dạng cao nhất? Vì sao? ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Mã đề 104 Trang 3/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2