intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Mã đề 320)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Mã đề 320)” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Hồ Nghinh (Mã đề 320)

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH NĂM HỌC: 2022 ­ 2023 MÔN: VẬT LÝ 10 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề)   Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... I. Trắc nghiệm (7đ) Câu 1. Đại lượng cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của sự thay đổi vận tốc được gọi là Mã đề 320 A.  gia tốc. B.  độ dịch chuyển. C.  quãng đường. D.  vận tốc. Câu 2. Một học sinh  dùng thước để đo khoảng cách giữa hai điểm A và    B   H .   ọc sinh đó tính được sai số   ngẫu nhiên tuyệt đối trung bình qua 5 lần đo bằng 0,025 m. Biết sai số dụng cụ đo là 0,001 m. Khi đó, sai   số tuyệt đối của phép đo bằng A. 0,024 m.                         B.  0,026 m.                       C.  0,006 m. D.  2,52% m. Câu 3. Gọi  ∆A  là sai số tuyệt đối của phép đo đại lượng A ,  A  là giá trị trung bình của đại lượng  A  qua  n lần đo. Khi đó, sai số tỉ đối của phép đo được xác định bởi ∆A A A ∆A A.   δ A = .100 %           B.   δ A = .100 % . C.   δ A = .100 .   D.   δ A = .100 . A ∆A ∆A A Câu 4. Theo đồ thị ở hình bên, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian A.  từ  t1  đến  t 3 .                 B.  từ  t1  đến  t 2 .   C.  từ  0  đến  t 2 . D.  từ  t 2  đến  t 3 . Câu 5. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật Lí? A.  Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. B.  Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn. C.  Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. D.  Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau. Câu 6. Chuyển động thẳng chậm dần có đặc điểm r r A.  tích a.v > 0. B.   a  ngược chiều với  v . r r C.  gia tốc a luôn âm. D.   a  cùng chiều với  v . Câu 7. Trong phòng thí nghiệm, biển báo nào dưới đây cảnh báo nơi nguy hiểm về điện? (1)                      (2)                            (3) A.  (3). B.  (1). C.  (2). D.  (1), (2), (3). 1/4 ­ Mã đề 320
  2. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Một học sinh dùng thước và đồng hồ bấm giây để  đo tốc   độ chuyển động của một chiếc xe ô tô đồ chơi. A.  Phép đo tốc độ chuyển động của xe là phép đo trực tiếp. B.  Phép đo tốc độ chuyển động của xe là phép đo gián tiếp. C.  Phép đo thời gian xe chuyển động là phép đo trực tiếp. D.  Phép đo quãng đường đi được của xe là phép đo trực tiếp. Câu 9. Cặp đồ thị nào ở hình dưới đây là của chuyển động thẳng đều? A.   II  và  IV. B.   I và  IV. C.   I  và III. D.   II  và  III. Câu 10. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật Lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở  đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai? A.  Nghiên cứu về hiện tượng cảm ứng điện từ. B.  Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. C.  Nghiên cứu về nhiệt động lực học. D.  Nghiên cứu về thuyết tương đối. Câu 11. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A.  Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. B.  Mang đồ ăn vào phòng thực hành. C.  Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất. D.  Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bạn bè trong lớp. Câu 12. Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng? A.  Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận. B.  Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận. C.  Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận. D.  Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận. Câu 13. Đồ thị ở hình bên mô tả sự thay đổi vận tốc theo thời gian của một vật chuyển động thẳng biến   đổi. Gia tốc của chuyển động bằng A.  14 m/s2 B.  12,5 m/s2. C.  20 m/s2. D.  10 m/s2. Câu 14. Một vật chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 ở thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 ở thời  điểm t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là 1 �d d � d1 − d 2 d 2 − d1 d1 + d 2 A.   � 1 + 2 �. B.   . C.   . D.   . 2 �t1 t2 � t1 + t2 t2 − t1 t2 − t1 2/4 ­ Mã đề 320
  3. Câu 15. Tính chất nào sau đây là của vận tốc, không phải   của   tốc  độ của một vật chuyển động? A.  Có đơn vị km/h. B.  Không thể có độ  lớn  bằng 0.  C.  Có hướng xác định. D.  Đặc trưng cho sự  nhanh  hay chậm của chuyển động. Câu   16.  Một   chiếc   thuyền   chuyển   động   thẳng   ngược  dòng  nước với vận tốc 15 km/h đối với dòng nước, vận tốc  chảy  của   nước   đối   với   bờ   sông   bằng   3   km/h.   Vận   tốc   của   thuyền  đối với bờ sông bằng A.  8km/h. B.  12km/h. C.  5km/h. D.  18km/h. Câu 17. Một học sinh khảo sát chuyển động thẳng của một vật thu được bảng số liệu sau Độ dịch chuyển (m) 0 2 4 4 4 3 Thời gian (s) 0 1 2 3 4 5 Dựa vào bảng số liệu ta có A.  vật chuyển động thẳng đều từ giây thứ 2 đến giây thứ 4. B.  sau 3 s, độ dịch chuyển của vật là 4 m. C.  sau 5 s, quãng đường vật đi được là 17 m. D.  trong 2 s đầu, vật chuyển động thẳng nhanh dần theo chiều dương. Câu 18. Quãng đường đi được và độ lớn của độ dịch chuyển bằng nhau khi vật A.  chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 2 lần. B.  chuyển động thẳng và không đổi chiều. C.  chuyển động thẳng và chỉ đổi chiều 1 lần. D.  chuyển động tròn. Câu 19. Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên A.  quan sát và suy luận chủ quan. B.  phương pháp thực nghiệm. C.  mô hình lí thuyết và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng. D.  phương pháp mô hình. Câu 20. Một người đi thẳng 12 m về phía Đông sau đó đi ngược lại 5 m về phía Tây. Độ  dịch chuyển   tổng hợp của người đó là A.   2,4 m. B.  7 m. C.  13 m.  D.   17 m. Câu 21. Đại lượng vừa cho biết độ dài, vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật được gọi là A.  quãng đường. B.  độ dịch chuyển. C.  gia tốc. D.  vận tốc. II. Tự luận (3đ) Câu 1: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga, ô   tô chuyển động thẳng nhanh dần. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 25 m/s. a. Tính gia tốc của xe? b. Giả sử xe chuyển động với gia tốc không đổi, sau bao lâu kể từ khi tăng ga, xe đạt vận   tốc 40m/s? Câu 2: Hai vật (1), (2) chuyển động thẳng đều có đồ thị  độ dịch chuyển ­ thời gian như  hình  vẽ  a. Viết phương trình chuyển động của mỗi vật. b. Xác định độ dịch chuyển và thời điểm hai vật       gặp nhau. 3/4 ­ Mã đề 320
  4. 4/4 ­ Mã đề 320
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2