SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
QUẢNG NAM<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019<br />
MÔN: SINH HỌC – LỚP 11<br />
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề<br />
<br />
(Đề thi có 02 trang)<br />
Mã đề thi 403<br />
Họ, tên thí sinh:................................................................................ Số báo danh: ..............................<br />
I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)<br />
Câu 1. Hình thức hô hấp nào sau đây có ở côn trùng (cào cào, châu chấu)?<br />
A. Hô hấp bằng mang.<br />
B. Hô hấp bằng phổi.<br />
C. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.<br />
D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.<br />
Câu 2. Bào quan nào sau đây không tham gia vào quá trình hô hấp sáng ở thực vật?<br />
A. Ti thể.<br />
B. Lục lạp.<br />
C. Lizôxôm.<br />
D. Perôxixôm.<br />
Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về tiêu hóa ở động vật ăn thịt?<br />
I. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.<br />
II. Dạ dày có một ngăn hoặc 4 ngăn.<br />
III. Ống tiêu hóa có ruột ngắn, manh tràng không phát triển.<br />
IV. Có răng nanh, răng trước hàm phát triển.<br />
A. I, III, IV.<br />
B. II, III, IV.<br />
C. I, II, IV.<br />
D. I, II, III.<br />
Câu 4. Khi cho que diêm đang cháy vào bình chứa hạt đang nảy mầm thì ngọn lửa sẽ tắt ngay. Thí nghiệm<br />
này chứng minh quá trình hô hấp thực vật<br />
A. hút O2.<br />
B. tạo ra nhiệt.<br />
C. tạo ra năng lượng ATP.<br />
D. hút CO2.<br />
Câu 5. ‟Vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau<br />
của cơ quan thực vậtˮ gọi là<br />
A. ứng động không sinh trưởng.<br />
B. ứng động.<br />
C. hướng động.<br />
D. ứng động sinh trưởng.<br />
Câu 6. Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại?<br />
A. Dạ tổ ong.<br />
B. Dạ cỏ.<br />
C. Dạ múi khế.<br />
D. Dạ lá sách.<br />
Câu 7. Nước được vận chuyển từ rễ lên lá nhờ các động lực nào sau đây?<br />
I. Lực hút do thoát hơi nước ở lá.<br />
II. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ.<br />
III. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ…).<br />
IV. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.<br />
A. II, III, IV.<br />
B. I, II, IV.<br />
C. I, II, III.<br />
D. I, III, IV.<br />
Câu 8. Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về quá trình quang hợp ở thực vật C3?<br />
I. Phân tử ôxi (O2) được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O.<br />
II. Sản phẩm ôxi (O2) của pha sáng không đi vào pha tối.<br />
III. Nguyên tử ôxi nằm trong chất hữu cơ C6H12O6 tạo ra bởi quá trình quang hợp có nguồn gốc từ CO2 ở<br />
pha tối.<br />
IV. Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối..<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 9. Khi ta hoạt động cơ bắp mạnh thì vận tốc máu, huyết áp và hoạt động của tim thay đổi như thế nào?<br />
A. Vận tốc máu và huyết áp giảm, tim đập nhanh và mạnh.<br />
B. Vận tốc máu và huyết áp tăng, tim đập nhanh và mạnh.<br />
<br />
Trang 1/2 - Mã đề thi 403<br />
<br />
C. Vận tốc máu tăng, huyết áp giảm, tim đập nhanh và mạnh.<br />
D. Vận tốc máu giảm, huyết áp tăng, tim đập nhanh và mạnh.<br />
Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về hô hấp ở động vật?<br />
A. Ở chim, phổi luôn có không khí giàu CO2 cả khi hít vào và thở ra.<br />
B. Cơ chế trao đổi khí qua bề mặt cơ thể là thẩm thấu.<br />
C. Thú là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất.<br />
D. Hệ thống ống khí ở côn trùng không có hệ thống mao mạch bao quanh.<br />
Câu 11. Có bao nhiêu trường hợp sau đây, rễ cây trên cạn hấp thụ ion K+ cần phải tiêu tốn năng lượng ATP?<br />
Trường hợp<br />
Nồng độ ion K+ ở rễ<br />
Nồng độ ion K+ ở đất<br />
1<br />
0,2%<br />
0,5%<br />
2<br />
0,3%<br />
0,2%<br />
3<br />
0,4%<br />
0,1%<br />
4<br />
0,5%<br />
0,2%<br />
A. 1.<br />
B. 3.<br />
C. 4.<br />
D. 2.<br />
Câu 12. Người ta thường bảo quản hạt giống bằng phương pháp bảo quản khô. Nguyên nhân là do hạt khô<br />
A. không còn hoạt động hô hấp.<br />
B. không còn nước nên sinh vật gây hại không xâm nhập được.<br />
C. giảm khối lượng nên dễ bảo quản.<br />
D. có cường độ hô hấp đạt tối thiểu giúp hạt sống ở trạng thái tiềm sinh.<br />
Câu 13. Trật tự nào sau đây đúng khi nói về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở?<br />
A. Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim.<br />
B. Tim → động mạch → khoang cơ thể → mao mạch → tim.<br />
C. Tim → tĩnh mạch → khoang cơ thể → động mạch → tim.<br />
D. Tim → khoang cơ thể → động mạch → tĩnh mạch → tim.<br />
Câu 14. Ở thực vật, con đường thoát hơi nước qua tầng cutin có đặc điểm:<br />
A. vận tốc lớn, không được điều chỉnh.<br />
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh.<br />
C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.<br />
D. vận tốc lớn, được điều chỉnh.<br />
Câu 15. Có bao nhiêu hiện tượng sau đây thuộc dạng hướng động ở thực vật?<br />
I. Thân cây gỗ ở bìa rừng mọc cong ra phía ngoài.<br />
II. Tua cuốn của dây bí quấn vào giàn.<br />
III. Hoa thanh long nở vào ban đêm.<br />
IV. Cây họ đậu có lá khép lại vào ban đêm.<br />
A. 3.<br />
B. 1.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)<br />
Câu 1. (2 điểm)<br />
Trình bày vai trò của gan trong cơ chế điều hòa glucôzơ huyết (đường huyết) của cơ thể.<br />
Câu 2. (2 điểm)<br />
Phân biệt thực vật C3 và thực vật CAM theo các nội dung sau: Điều kiện sống, cường độ quang hợp,<br />
thời gian cố định CO2, năng suất sinh học.<br />
Câu 3. (1 điểm)<br />
Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá<br />
(đặc biệt, thường thấy ở lá cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện<br />
tượng ứ giọt?<br />
----------- HẾT ---------Trang 2/2 - Mã đề thi 403<br />
<br />