SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018-2019<br />
Môn: SINH HỌC Lớp 11<br />
Thời gian làm bài 45 phút<br />
(Không kể thời gian phát đề)<br />
Họ và tên: .............................................................. Lớp .................<br />
Mã đề: 485<br />
Phòng thi: ......................................................... SBD: ................<br />
<br />
I. Phần trắc nghiệm (18 câu = 6 điểm)<br />
Chú ý: Học sinh GHI MÃ ĐỀ và kẻ bảng sau vào bài kiểm tra, chọn một đáp án đúng, trả lời phần trắc nghiệm<br />
theo mẫu:<br />
Câu<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10 11 12 13 14 15 16 17 18<br />
Đáp án<br />
Câu 1: Trong các đặc điểm sau về cơ quan hô hấp<br />
(1) diện tích bề mặt lớn<br />
(2) mỏng và luôn ẩm ướt<br />
(3) có rất nhiều mao mạch<br />
(4) có sắc tố hô hấp<br />
(5) có sự lưu thông khí<br />
(6) miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang<br />
(7) cách sắp xếp của mao mạch trong mang song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua mang.<br />
Những đặc điểm nào chỉ có ở cá xương mà không có ở những động vật khác?<br />
A. (5) và (6)<br />
B. (1) và (4)<br />
C. (6) và (7)<br />
D. (2) và (3)<br />
Câu 2: Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau:<br />
Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa:<br />
Bình 1 chứa 1kg hạt mới nhú mầm.<br />
Bình 2 chứa 1kg hạt khô.<br />
Bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín<br />
Bình 4 chứa 0,5kg hạt mới nhú mầm.<br />
Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm.<br />
Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?<br />
(1) Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.<br />
(2) Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.<br />
(3) Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.<br />
(4) Nồng độ CO2 ở bình 3 không thay đổi.<br />
A. 4.<br />
B. 3.<br />
C. 2.<br />
D. 1.<br />
Câu 3: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?<br />
A. Lá.<br />
B. Thân.<br />
C. Rễ.<br />
D. Hoa.<br />
Câu 4: Trong thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật, khi đưa que diêm đang cháy vào bình chứa hạt sống đang nảy<br />
mầm, que diêm bị tắt ngay. Giải thích nào sau đây đúng?<br />
A. Bình chứa hạt sống thiếu O2 do hô hấp đã hút hết O2.<br />
B. Bình chứa hạt sống có nước nên que diêm không cháy được.<br />
C. Bình chứa hạt sống mất cân bằng áp suất khí làm que diêm tắt.<br />
D. Bình chứa hạt sống hô hấp thải nhiều O2 ức chế sự cháy.<br />
Câu 5: Bón phân hợp lí là<br />
A. phải bón thường xuyên cho cây.<br />
B. phải bón đủ cho cây ba loại nguyên tố quan trọng là N, P, K.<br />
C. sau khi thu hoạch phải bổ sung ngay lượng phân bón cần thiết cho đất.<br />
D. bón đúng lúc, đúng lượng, đúng loại và đúng cách.<br />
Câu 6: Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?<br />
(1) Tạo lực hút đầu trên.<br />
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.<br />
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.<br />
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.<br />
Phương án trả lời đúng là :<br />
A. (2), (3) và (4).<br />
B. (1), (2) và (3).<br />
C. (1), (2) và (4).<br />
D. (1), (3) và (4).<br />
Câu 7: Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể dẫn đến làm tăng huyết áp ở người bình thường?<br />
(1) Khiêng vật nặng.<br />
(2). Hồi hộp, lo âu.<br />
(3). Cơ thể bị mất nhiều máu.<br />
(4). Cơ thể bị mất nước do bị bệnh tiêu chảy.<br />
A. 2.<br />
B. 3.<br />
C. 1.<br />
D. 4.<br />
Câu 8: Cân bằng nội môi là hoạt động<br />
A. duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.<br />
B. duy trì sự ổn định của bạch huyết.<br />
C. duy trì sự ổn định của máu.<br />
D. duy trì sự ổn định trong tế bào.<br />
Câu 9: Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
(1) Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.<br />
(2) Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.<br />
(3) Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.<br />
Trang 1/1 - Mã đề thi 485<br />
<br />
(4) Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.<br />
A. 2.<br />
B. 1.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
Câu 10: Phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát và lưỡng cư vì phổi thú có<br />
A. Cấu trúc phức tạp hơn<br />
B. Khối lượng lớn hơn<br />
C. Kích thước lớn hơn<br />
D. Rất nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn<br />
Câu 11: Thân và rễ của cây có kiểu hướng động nào dưới đây?<br />
A. thân hướng sáng âm và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm<br />
B. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương<br />
C. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương<br />
D. thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương<br />
Câu 12: Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
(1) Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân tử H2O.<br />
(2) Để tổng hợp được 1 phân tử glucôzơ thì pha tối phải sử dụng 6 phân tử CO2 .<br />
(3) Pha sáng cung cấp ATP và NADPH cho pha tối.<br />
(4) Pha tối cung cấp NADP+ và glucôzơ cho pha sáng.<br />
A. 4.<br />
B. 1.<br />
C. 3.<br />
D. 2.<br />
Câu 13: Khi nói về quang hợp thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
(1) Quang hợp quyết định 90% đến 95% năng suất cây trồng.<br />
(2) Diệp lục b là sắc tố trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP.<br />
(3) Quang hợp diễn ra ở bào quan lục lạp.<br />
(4) Quang hợp góp phần điều hòa lượng O2 và CO2 khí quyển.<br />
A. 1.<br />
B. 3.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
Câu 14: Trình tự tiêu hóa đặc trưng của động vật nhai lại như thế nào?<br />
A. Biến đổi cơ học - Biến đổi hóa học - Biến đổi sinh học.<br />
B. Biến đổi cơ học - Biến đổi sinh học - Biến đổi hóa học.<br />
C. Biến đổi hóa học - Biến đổi cơ học - Biến đổi sinh học.<br />
D. Biến đổi sinh học - Biến đổi cơ học - Biến đổi hóa học.<br />
Câu 15: Cho các hiện tượng sau đây:<br />
(1) Cây luôn vươn về phía có ánh sáng.<br />
(2) Rễ cây luôn mọc hướng đất và mọc vươn đến nguồn nước, nguồn phân.<br />
(3) Cây hoa trinh nữ xếp lá khi mặt trời lặn, xòe lá khi mặt trời mọc.<br />
(4) Rễ cây mọc tránh chất gây độc.<br />
(5) Sự đóng mở của khí khổng.<br />
Hiện tượng thuộc hình thức ứng động là:<br />
A. (3) và (4).<br />
B. (1) và (5).<br />
C. (2) và (4).<br />
D. (3) và (5).<br />
Câu 16: Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?<br />
(1) Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.<br />
(2) Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.<br />
(3) Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.<br />
(4) Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.<br />
A. 3.<br />
B. 2.<br />
C. 1.<br />
D. 4.<br />
Câu 17: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì<br />
A. Thức ăn được tiêu hóa nội bào.<br />
B. Một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.<br />
C. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.<br />
Câu 18: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?<br />
A. Ốc sên.<br />
B. Trai sông.<br />
C. Gà.<br />
D. Châu chấu.<br />
II. Phần tự luận (2 câu = 4 điểm)<br />
Câu 1. (2 điểm)<br />
Trong thí nghiệm phát hiện diệp lục và carotenoit em hãy giải thích:<br />
- Tại sao lại chọn lá xanh để chiết sắc tố diệp lục và chọn lá vàng để chiết carotenoit? (0,25 điểm)<br />
- Giải thích tại sao phải cắt nhỏ lá và dùng cồn làm thí nghiệm và dùng nước làm đối chứng trong thí nghiệm chiết<br />
rút diệp lục và carotenoit? Hiện tượng xảy ra ở cốc thí nghiệm và cốc đối chứng? (1 điểm)<br />
- Vai trò của hệ sắc tố diệp lục và carotenoit với cây xanh và con người? (0,75 điểm)<br />
Câu 2. (2 điểm)<br />
- Em hãy trình bày cấu trúc và hoạt động của hệ tuần hoàn hở ở động vật? (1 điểm)<br />
- Tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ phù hợp với các động vật có kích thước nhỏ, hoạt động chậm, yếu?(0,5 điểm)<br />
- Tại sao côn trùng có hệ tuần hoàn hở mà vẫn hoạt động tương đối nhanh, mạnh? (0,5 điểm)<br />
-------------------------------------------------------------- HẾT -----------------------------(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm)<br />
<br />
Trang 2/2 - Mã đề thi 485<br />
<br />