Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 6 - Phòng GD&ĐT Nam Trà My
lượt xem 11
download
Đề kiểm tra học kỳ Ngữ Văn 6 của Phòng GD&ĐT Nam Trà My mời các bạn học sinh và quý thầy cô giáo cùng tham khảo để chuẩn bị ôn luyện thật tốt và bổ trợ kiến thức ra đề kiểm tra môn Ngữ Văn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 6 - Phòng GD&ĐT Nam Trà My
- PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ MAI Năm học: 2013 - 2014 Môn: Ngữ văn 6 -Thời gian: 90 phút Họ và tên:…………………… Lớp:…………………………. Điểm: Nhận xét của giáo viên: ĐỀ CHÍNH THỨC I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Đọc các câu sau và trả lời bằng cách khoanh tròn một đáp án đúng. Câu1. Trong những truyện sau, truyện nào không phải là truyền thuyết? A. Thánh Gióng B.Con Rồng, cháu Tiên C. Thạch Sanh D. Sơn Tinh, Thủy Tinh . Câu 2. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? A. Là chi tiết tiêu biểu có trong truyện. B. Là những chi tiết liên quan đến nhân vật, do nhân dân tưởng tượng ra. C. Là chi tiết không có thật. D. Là chi tiết do con người tưởng tượng ra. Câu 3. Sự thông minh của em bé trong truyện “Em bé thông minh” được thử thách qua mấy lần? A. 2 lần B. 3 lần C. 4 lần D. 5 lần Câu 4. Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyên cổ tích? A. Nhân vật dũng sĩ, tài năng. C. Nhân vật là động vật. B. Nhân vật bất hạnh.. D. Nhân vật thông minh. Câu 5. Năm ông thầy bói trong truyện “Thầy bói xem voi” đã phán về voi bằng cách gì? A. nhìn B. sờ C. nghe D. suy đoán Câu 6. Do đâu con Ếch trong truyện “Ếch ngồi đáy giếng” bị con trâu đi qua giẫm bẹp? A. Do mưa to làm nước giếng tràn bờ đưa ếch ra ngoài. B. Do ếch tưởng mình oai như vị chúa tể. C. Do ếch nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời chả thèm để ý đến xung quanh. D. Do ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi. Câu 7. Em có suy nghĩ gì về người mẹ của Mạnh Tử trong việc dạy con? A. Nghiêm khắc, quyết liệt C. Thương yêu con B. Thông minh và tế nhị D. Tất cả A, B, C đúng Câu 8. Từ " Chúa tể " được giải thích dưới đây theo cách nào? Chúa tể: kẻ có quyền cao nhất, chi phối kẻ khác. A. Đưa ra khái niệm mà từ biểu thị B. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích
- C. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích D. Cả ba trường hợp đều sai Câu 9. Tổ hợp từ nào sau đây không phải là " Cụm danh từ" ? A. hai đôi mắt. C. nhợt nhạt. B. cả hai môi. D. năm sau. Câu 10. Văn bản "Thánh Gióng" được trình bày theo phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 11. Nhận xét nào đúng về kể chuyện tưởng tượng sáng tạo? A. Dựa vào một câu chuyện cổ tích rồi kể lại B. Kể lại một câu chuyện đã được học trong sách vở C. Nhớ và kể lại một câu chuyện có thật D. Tưởng tượng và kể một câu chuyện có lôgic tự nhiên và có ý nghĩa Câu 12. Điều gì cần tránh trong cuộc sống được rút ra từ câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”? A. Phải có ước mơ, và hãy biến ước mơ thành hiện thực dù phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức. B. Đừng tham lam, vô ơn bạc nghĩa vì điều đó có thể biến một con người hiền lành thành một kẻ nhẫn tâm, độc ác. C. Không nên để tình nghĩa, sự thuỷ chung và lòng nhân hậu thay đổi theo hoàn cảnh sống. D. Hãy sống và hành động theo tham vọng của mình, dẫu tham vọng đó không phù hợp với khả năng của mình. II. TỰ LUẬN:(7điểm). Câu 13. (1 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 4 câu (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng một cụm tính từ. Câu 14. (1 điểm) Viết lại mô hình đầy đủ của cụm danh từ. Cho ví dụ minh họa. Câu 15.(5 điểm). Đóng vai bà đỡ Trần trong truyện " Con Hổ có nghĩa" để kể lại câu chuyện? …………….Hết…………
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM HỌC: 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN 6 I/TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng ghi 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C D C A B C B A D A D B II/TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 13/ (1 điểm) Viết đoạn văn đảm bảo nội dung, đúng chính tả, ngữ pháp. (0,5 điểm) Có sử dụng cụm tính từ (0,5 điểm) Câu 14/ (1 điểm) Viết lại mô hình đầy đủ của cụm danh từ gồm ba phần (như Sgk trang 118)- 0,5 điểm. Cho ví dụ đúng.(0, 5 điểm) Câu 15/ (5 điểm) Yêu cầu: 1. Hình thức: Viết đúng thể loại kể chuyện tưởng tượng, kể theo ngôi thứ nhất, đảm bảo bố cục 3 phần, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp… 2. Nội dung: Kể được các sự việc nhân vật, hành động chính trong phần đầu truyện " Con Hổ có nghĩa" . Cụ thể + Giới thiệu hoàn cảnh: ban đêm đang ở nhà, đột nhiên Hổ xuất hiện bắt đi. Người kể xưng Tôi + Kể quá trình đỡ đẻ theo trình tự : Ban đầu sợ, sau đó Hổ đưa tôi đi đâu? Gặp tình trạng gì? Tôi giúp Hổ đỡ đẻ như thế nào? Sau khi đẻ được Hổ đực làm gì? 3. Biểu điểm: -Bài đạt (4- 5,đ): Hiểu đề, bài viết giàu cảm xúc, đúng thể loại, bố cục rõ ràng 3 phần. -Bài đạt (2,5- 4đ): Hiểu đề, đúng thể loại. -Bài đạt (1- 2,5đ): Hiểu đề, viết sơ sài, trình bày cẩu thả. - Bài đạt (0- 1đ): Bỏ giấy trắng,lạc đề, viết sơ sài.
- Phòng GD-ĐT Phù Cát ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I-Năm học: 2013 - 2014 Môn: Ngữ Văn - Lớp 6 Thời gan làm bài: 90 phút ( không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra: 19/12/2013 ……………………………………………………………………. I. Trắc nghiệm (3 điểm): Đọc và trả lời bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu câu trả lời em cho là đúng. Câu 1: Yếu tố nào không thể thiếu trong văn bản tự sự: A. Bàn luận, đánh giá. B. Cảm xúc, suy nghĩ. C. Sự việc, nhân vật. D. Nhân vật chính, nhân vật phụ. Câu 2: Ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”: A. Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. B. Ca ngợi dân tộc ta có nhiều nhân tài. C. Khẳng định nhân tài làm vẻ vang đất nước. D. Phải trọng vọng nhân tài. Câu 3: Nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên thuộc kiểu nhân vật: A. Nhân vật ngốc nghếch. B. Nhân vật dũng sĩ, tài năng. C. Nhân vật có nguồn gốc xuất thân từ loài vật. D. Nhân vật thông minh. Câu 4: Mục đích giao tiếp của phường thức tự sự:
- A. Tái hiện trạng thái sự vật, con người. B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. C. Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận. D. Trình bày diễn biến sự việc. Câu 5: Những cụm từ dưới đây, đâu là cụm danh từ: A. Đùng đùng nổi giận B. Đòi cướp Mị Nương. C. Một biển nước. D. Ngập ruộng đồng. Câu 6: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất của Tiếng Việt là: A. Tiếng Pháp. B. Tiếng Nga. C. Tiếng Hán. D. Tiếng Anh. Câu 7: Dòng nào dưới đây có chứa lượng từ: A. Trong túp lều cũ. B. Một lưỡi búa. C. Mọi phép thần thông. D. Dưới gốc đa. Câu 8: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” thuộc thể loại gì? A. Ngụ ngôn. B. Cổ tích. C. Thần thoại. D. Truyền thuyết. Câu 9: Trong truyện “Em bé thông minh”, yếu tố nào giúp em bé vượt qua mọi thử thách? A. Sự giúp đỡ của thần linh. B. Sự yêu mến của nhà vua và mọi người C. Sự thông minh, tài năng. Câu 10: Bài học nào sau đây đúng với truyện “Treo biển”? A. Phải tự chủ trong cuộc sống. B. Nên nghe nhiều người góp ý. C. Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên. D. Không nên nghe ai.
- II. Tự luận (7 điểm) Em hãy đóng vai nhân vật Thánh Gióng, kể lại câu chuyện “Thánh Gióng”.
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013 - 2014 MÔN NGỮ VĂN – LỚP 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (1điểm) Truyện truyền thuyết thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Em hãy nêu một chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện truyền thuyết đã học và cho biết ý nghĩa của chi tiết ấy. Câu 2: (1 điểm) a) Giải thích nghĩa của từ lỗi lạc và đặt câu với từ đó. b) Xác định cụm danh từ trong ví dụ sau và chỉ ra danh từ trung tâm trong cụm danh từ ấy: Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương. (Bánh chưng, bánh giầy) Caâu 3: (3 ñieåm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về một thú nuôi mà em yêu thích. Câu 4: (5 điểm) Kể một truyện cổ tích đã học hoặc đọc thêm với một kết thúc mới. … ..Heá… .. t
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN BÌNH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013– 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Câu 1: (1 điểm) Em hãy nêu một chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện truyền thuyết đã học và cho biết ý nghĩa của chi tiết ấy. Học sinh nêu đúng chi tiết tưởng tưởng, kì ảo trong truyện truyền thuyết đã học: - Đúng chi tiết (0,5 điểm). Nêu không đúng tên truyện trừ (0,25 điểm). - Nêu đúng ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng, kì ảo (0,5 điểm). Câu 2: (1điểm) a) Giải thích nghĩa của từ lỗi lạc và đặt câu với từ đó (0,5 điểm). - Giải thích đúng nghĩa từ lỗi lạc: tài giỏi khác thường, vượt trội mọi người (theo SGK) 0,25 điểm. Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng đúng ý. - Đặt câu đúng (0,25 điểm). b) Xác định cụm danh từ trong ví dụ sau và chỉ ra danh từ trung tâm trong cụm danh từ ấy: Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương. - Cụm danh từ: hai thứ bánh ấy (0,25 điểm). - Danh từ trung tâm: bánh hoặc thứ bánh (0,25 điểm). Câu 3: (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về một thú nuôi mà em yêu thích. - Học sinh viết đúng nội dung (1 điểm). - Viết đúng số câu (1 điểm). Nhiều hơn 1 câu không trừ điểm. Quá 2 câu trở lên trừ (0,25 điểm). Thiếu 1 câu trừ (0,25 điểm). - Bố cục rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, văn có cảm xúc (1điểm). + 2 lỗi chính tả, ngữ pháp (trừ 0,25điểm). + Lỗi diễn đạt (trừ 0,25 điểm). Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét cho điểm. Câu 4: (5 điểm) Kể một truyện cổ tích đã học hoặc đọc thêm với một kết thúc mới. A.Yêu cầu: - Học sinh chọn và kể được một truyện cổ tích đã học hoặc đọc thêm. - Sáng tạo được một kết thúc mới cho truyện. Kết thúc độc đáo, ấn tượng thể hiện sự tưởng tượng phong phú. Ngôi kể phù hợp. - Trình tự câu chuyện được sắp xếp hợp lí. - Bài làm phải đủ 3 phần của văn tự sự.
- - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. Từ dùng chính xác. Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, dễ đọc, không sai phạm lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp. B. Biểu điểm: Điểm Nội dung 5 Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên. Chữ viết rõ đẹp. 4 Bài làm khá tốt. Kết thúc có sáng tạo, khá ấn tượng. Diễn đạt khá. Ngôi kể phù hợp. Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp. 3 Bài làm khá. Kết thúc mới hợp lí, thể hiện nét riêng, Diễn đạt trôi chảy. Ngôi kể phù hợp. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. 2,5 Bài làm trung bình. Có kết thúc hợp lí. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. 2 Bài làm yếu. Kết thúc chưa phù hợp. Kể vụng. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. Chọn sai thể loại truyện. 1 Chỉ kể phần kết thúc hoặc viết vài dòng. Lạc đề. 0 Bỏ giấy trắng.
- ĐỀ 3: Trường PTDTBT THCS TRÀ MAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I ĐIỂM: LỜI PHÊ: Họ và tên …………………………... NĂM HỌC 2013- 2014 Lớp ………………………………… MÔN : NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN: 90 PHÚT I/ Trắc nghiệm :( 3 điểm) Từ câu 1 đến câu 12 thì mỗi câu đạt 0,25 điểm. 1/ Truyền thuyết là gì? A. Những câu chuyện hoang đường; B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử ; C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử. D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật. 2/ Nội dung truyện cổ tích tập trung phản ánh điều gì? A. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên B. Đấu tranh giai cấp C. Đấu tranh chống xâm lược D. Đấu tranh bảo tồn văn hóa 3/ Thái độ và tình cảm nào của nhân dân lao động không được thể hiện qua nhân vật Thạch Sanh? A.Yêu mến, tự hào về con người có phẩm chất như Thạch Sanh. B.Ước mơ hạnh phúc, có những điều kì diệu làm thay đổi cuộc đời. C.Ca ngợi sức mạnh thể lực và trí tuệ của người nông dân D.Lí tưởng hóa nhân vật theo tiêu chuẩn, nguyện vọng của mình 4/ Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh. B.Nhân vật có sức khỏe C. Nhân vật thông minh, tài giỏi D.Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới hình thức bề ngồi xấu xí. 5/ Đặc điểm của truyện truyền thuyết có gì khác với truyện thần thoại? A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người. B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh. C. Gắn liền với các nhân vật và sự kiện lịch sử. D. Truyện không có yếu tố hoang đường kì ảo. 6/ Cấu tạo đầy đủ của một cụm danh từ gồm: A. Hai phần B. Ba phần C. Bốn phần D. Năm phần 7/ Dòng nào có danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác? A. Con, viên, cái B. Nắm, bó, thúng C. Mét, lít, ki-lô-gam D. Chiếc, quyển, tờ 8/ Từ phức gồm bao nhiêu tiếng? A. Một B. Hai C. Nhiều hơn hai D. Hai hoặc nhiều hơn hai tiếng 9/ Lý do quan trọng nhất của việc vay mượn từ trong tiếng Việt là: A. Tiếng Việt chưa có từ biểu thị hoặc biểu thị không chính xác. B. Do có một thời gian dài bị đô hộ, áp bức C. Tiếng Việt cần có sự vay mượn để đổi mới và phát triển D. Nhằm làm phong phú vốn từ tiếng Việt 10/ Trong truyện “Thánh Gióng”chi tiết nào dưới đây không liên quan đến sự thật lịch sử? A. Đời Hùng Vương thứ sáu , ở làng Gióng . B. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta .C. Từ sau hôm gặp sứ gỉa chú bé lớn nhanh như thổi. D.Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng 11/ Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” phản ánh hiện thực và ước mơ của người Việt cổ trong công cuộc gì? A. Dựng nước. B. Đấu tranh chống thiên tai. C. Giữ nước. D. Xây dựng nền văn hố dân tộc. 12/ Văn bản “ Mẹ hiền dạy con” được viết theo phương thức biểu đạt nào ? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả II. Tự luận : ( 7 điểm) 1. Tìm một cụm danh từ, phân tích cấu tạo và đặt câu với cụm danh từ đó.(1 điểm) 2. Kể lại câu chuyện ngụ ngôn đã học bằng lời văn của em. (6đ)
- ĐỀ 3: ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK I NGỮ VĂN 6 – NĂM 2013- 2014 I/ TRẮC NGHIỆM: (4đ) Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.25 điểm. Riêng câu 13 nếu đúng thì được 1điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B B C C B B C D D C B A II/ TỰ LUẬN: (7đ) 1. Câu 1: (1 điểm) - Học sinh tìm và phân tích được cấu tạo cụm dah từ được 0,5 điểm. - Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa được 0,5 điểm. 2. Câu 2: ( 6 điểm) *Yêu cầu: 1. Hình thức: - Bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Bài viết chặt chẽ, có sự liên kết. - Ít mắc các lỗi chính tả và diễn đạt. 2. Nội dung: - Kể ngắn gọn ,lược bỏ những chi tiết phụ, phải tôn trọng cốt truyện, giữ nguyên những câu nói của nhân vật. - Truyện phải có 3 phần : MB,TB,KB. - Kể bằng lời văn của em nhưng lời văn đó phải phù hợp với nội dung và thời điểm xuất hiện của truyện . * Biểu điểm: 5đ - 6đ: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết rõ ràng, lỗi sai không đáng kể. 4đ - 5đ: Đúng yêu cầu về hình thức và nội dung nhưng vẫn một vài ý diễn đạt chưa tốt. 3đ - 4đ: Hiểu đề, đủ bố cục nhưng ý văn chưa mạch lạc, chặt chẽ. 2đ - 3đ: Hiểu đề nhưng diễn đạt lủng củng, tả nhiều. 1đ - 2đ: Chưa thực hiện đúng các yêu cầu trên, sai ý, sai chính tả… 0đ : Bỏ giấy trắng.
- KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn 6 Năm học 2011 - 2012 A. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Đánh giá được mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong học kì I theo ba nội dung: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. - Thu thập thông tin để điều chỉnh phương pháp dạy học. B. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho HS làm bài trong 90 phút. C. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Mức độ Mức độ Cộng thấp cao Tên Chủ đề - Nhớ được tên các - Phân biệt 1. Văn học truyện dân gian đã giữa các thể - Truyện dân học loại truyện gian dân gian đã Số câu:1 học. 3 điểm Số câu :1/2 Số câu:1/2 Số câu:0 Số câu:0 = 30% Số câu Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm Số điểm :0 Số điểm Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 20% :0 Tỉ lệ: 0% Tỉ lệ % Tỉ lệ: 0% - Nhận biết được - Hiểu mô 2. Tiếng Việt cụm danh từ hình cấu tạo - Cụm danh của cụm danh từ. Số câu:1 từ. 2 điểm Số câu: 1/2 Số câu:1/2 Số câu:0 Số câu:0 Số câu điểm=20% Số điểm: 1 Số điểm: 1 Số điểm Số điểm :0 Số điểm Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% :0 Tỉ lệ: 0% Tỉ lệ % Tỉ lệ: 0% 3. Tập làm - Biết viết văn. bài văn kể - Văn tự sự. chuyện về Số câu:1 người thân. 5 Số câu: 0 Số câu: 0 Số câu: 0 Số câu: 1 điểm=50% Số điểm:0 Số điểm:0 Số điểm: Số điểm: 5 Tỉ lệ: 0% Tỉ lệ: 0% 0 Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ: 0%
- Tổng số câu Số câu: 1 Số câu : 1 Số câu: 0 Số câu:1 Số câu:3 Tổng số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 3 Số điểm: Số điểm: 5 Số điểm: Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 30% 0 Tỉ lệ: 50% 10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 0% 100% PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG:................................... MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học: 2011 - 2012 Mã : 01 Đề bài Câu 1: (3 điểm) a, Kể tên các truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: "Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng". (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ) a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 3 : (5 điểm) Kể về một người thân của em.. Bài làm
- ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 1 Câu Nội dung Điểm a, Các truyện truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: 1 điểm - Con Rồng, cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm. b, So sánh truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. 1 điểm *Giống nhau : - Đều có những yếu tố hoang đường ,kì ảo. - Đều có mô típ giống nhau : nguồn gốc ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính. Câu 1 *Khác nhau : 1 điểm Truyền thuyết Cổ tích - Truyền thuyết kể về các nhân vật - Cổ tích kể về cuộc đời các và sự kiện có liên quan đến lịch sử loại nhân vật nhất định ( người thời quá khứ. mồ côi, người có tài năng kì - Thể hiện thái độ và cách đánh giá lạ…). của nhân dân đối với các sự kiện và - Thể hiện ước mơ, niềm tin nhân vật lịch sử được kể. của nhân dân về công lí xã hội. a, Xác định cụm danh từ: - một người chồng thật xứng đáng. 1 điểm b, Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 2 Phần trước Phần trung tâm Phần sau 1 điểm một người chồng thật xứng đáng A. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề. Câu 3 - Nội dung: Kể về một người thân của em ( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị...). - Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng
- chính tả. B. Yêu cầu cụ thể. 0,5 điểm 1. Mở bài: - Giới thiệu những nét chung về người thân em kể. 2. Thân bài: 3 điểm - Kể về ngoại hình. - Kể về tính cách, việc làm. - Kể về tình cảm của người thân giành cho mọi người trong gia đình và em. 3. Kết bài. 0,5 điểm - Tình cảm của em giành cho người thân đó. 1 điểm * Hình thức: Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG:................................... MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học: 2011 - 2012 Mã : 02 Đề bài Câu 1 : (3 điểm) a, Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1? b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười. Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: " Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ". (Thạch Sanh ) a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 3 : (5 điểm) Kể về một người thân của em. Bài làm
- ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 2 Câu Nội dung Điểm a, Các truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1: 1 điểm - Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. b, So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười. * Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ. 1 điểm Câu 1 * Khác nhau: Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Mục đích của truyện ngụ - Mục đích của truyện cười là mua vui ngôn là khuyên nhủ, răn dạy hoặc phê phán, chế giễu những sự việc, 1 điểm người ta 1 bài học nào đó hiện tượng, tính cách đáng cười trong trong cuộc sống. cuộc sống. a, Xác định cụm danh từ: - một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. 1 điểm b, Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Câu 2 Phần trước Phần trung tâm Phần sau 1 điểm một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
- A. Yêu cầu chung: - HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề. - Nội dung: Kể về một người thân của em ( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, ..). - Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. B. Yêu cầu cụ thể. Câu 3 1. Mở bài: - Giới thiệu những nét chung về người thân em kể. 0,5 điểm 2. Thân bài: - Kể về ngoại hình. - Kể về tính cách, việc làm. 3 điểm - Kể về tình cảm của người thân giành cho mọi người trong gia đình và em. 3. Kết bài. - Tình cảm của em giành cho người thân đó. 0,5 điểm * Hình thức: Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ. 1 điểm
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI Môn: Ngữ văn – Khối 6 Năm học: 2013-2014 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ma trận đề : Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Câu - Học sinh biết Phần tiếng xác định động việt từ, tính từ. Số câu 1 câu 1 câu Số điểm 2 điểm 2 điểm % 20% 20% Phần văn học Câu 1: Học 2điểm sinh học ghi 20% nhớ bài. Câu 2: Học sinh 1 điểm định nghĩa 10% truyện cười? Số câu 2 câu 2 câu Số điểm 3 điểm 3 điểm % 30% 30% - Hiểu được ngôi kể, vai trò Phần tập làm của ngôi kể văn trong văn tự sự, biết rèn luyện cách viết văn. Số câu 1 câu 1 câu Số điểm 5 điểm 5 điểm % 50% 50% Tổng số: 3 2 câu 1 câu 1 câu 4 câu phần 3điểm 2điểm 5 điểm 10 điểm 30% 20% 50% 100% Đề chính thức I. Phần tiếng việt: (2 điểm) Tìm động từ, tính từ trong những câu sau đây:
- a/ Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. b/ Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. II. Phần văn học: (3 điểm) Câu 1: ( 2điểm) : Trình bày giá trị nghệ thuật và ý nghĩa văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng”. Câu 2: ( 1 điểm): Thế nào là truyện cười? III. Phần tập làm văn: (5 điểm) Kể về người thân của em ( ông, bà, cha, mẹ, anh,chị….) Đáp án : Câu Nội dung cần đạt Điểm - Những động từ, tính từ: a/ Động từ: lấy, làm, lễ. Phần tiếng việt 2 điểm b/ Tính từ: bé, oai. Câu 1 Ý1: - Nghệ thuật với hình thức ghi chép chuyện thật, trong đó biết xoáy vào một tình huống gay cấn để tính cách nhân vật được bộc lộ 1 điểm rõ nét. Ý2: Ca ngợi phẩm chất cao quý của thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn cả 1điểm Phần văn học là có lòng yêu thương và quyết tâm cứu sống người bệnh… Câu 2: Là loại truyện kể về
- những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra 1 điểm tiếng cười trong cuộc sống. Cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Phần tập làm văn Mở bài: 1 điểm - Lời chào, giới thiệu về người thân mà em định kể (Ông, bà , anh, chị ,cha, mẹ ….) Thân bài: - Giới thiệu người thân: tên, 1 điểm tuổi cụ thể…. + Công việc hằng ngày. 1 điểm + Sở thích, nguyện vọng. 1điểm Kết bài : - Nêu tình cảm ý nghĩ của 1 điểm em dành cho người thân. (Hoặc là tấm gương sáng cho em noi theo). Tổng 3 câu 10 điểm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
2 Đề kiểm tra HK1 Ngữ văn 9 - Kèm theo đáp án
6 p | 942 | 69
-
5 đề kiểm tra HK1 Ngữ văn 8
20 p | 476 | 44
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Lê Đình Chinh (Phần Tiếng Việt)
4 p | 1121 | 39
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Thủy An (Phần Tiếng Việt)
3 p | 397 | 37
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 8 phần Tiếng Việt năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hàn Thuyên
5 p | 817 | 29
-
Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12 - Sở GD&ĐT Bến Tre
9 p | 297 | 18
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 8 phần Tiếng Việt năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Tân Bình
6 p | 424 | 18
-
Đề thi KSCL HK1 Ngữ văn (Kèm Đ.án)
6 p | 356 | 17
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Nhạo Sơn
2 p | 610 | 16
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Thủy An (Phần Tập làm văn)
2 p | 878 | 16
-
Đề kiểm tra HK1 Ngữ văn 8 - Phòng GD&ĐT Bảo Lộc
3 p | 156 | 16
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Thủy An (Phần Văn học)
3 p | 365 | 15
-
2 Đề kiểm tra HK1 môn Ngữ Văn 6 - THCS Trà Cang
6 p | 181 | 8
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 8 phần Văn học năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Thủy An
2 p | 265 | 6
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 8 phần Làm văn năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Thủy An
2 p | 446 | 4
-
Tổng hợp đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp từ lớp 6 đến lớp 9 năm học 2020-2021
18 p | 46 | 4
-
Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Ngữ Văn 7 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Thủy An (Phần Tập làm văn)
2 p | 293 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn