SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU<br />
<br />
ĐỀ KSCL LẦN 1 KHỐI 10<br />
NĂM HỌC 2018-2019 ; MÔN: NGỮ VĂN<br />
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề.<br />
<br />
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:<br />
Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ<br />
chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.<br />
Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một<br />
cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa thấy<br />
ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.<br />
Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều<br />
quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích<br />
gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.<br />
Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác,<br />
ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.<br />
Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong.<br />
Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: các<br />
trắc nghiệm tính cách…<br />
Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh<br />
mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu… những người bạn nghĩ rằng họ hiểu<br />
bạn.<br />
Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời<br />
gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của<br />
bản thân mình.<br />
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu – Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.42)<br />
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.<br />
Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó hay dễ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế<br />
nào?<br />
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt?<br />
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Cách tiếp theo để tìm hiểu bản<br />
thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình? Vì sao?<br />
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
Từ nội dung văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ<br />
đề: Giá trị của bản thân.<br />
Câu 2. (5,0 điểm)<br />
Anh/chị hãy phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết Truyện An Vương và Mị<br />
Châu – Trọng Thủy, từ đó rút ra bài học giữ nước mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.<br />
--------- Hết --------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm.<br />
Họ và tên thí sinh.............................................;SBD .............................................<br />
<br />
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br />
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL LẦN 1 KHỐI 10<br />
NĂM HỌC 2018-2019 ; MÔN: NGỮ VĂN<br />
(Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang)<br />
<br />
I. LƯU Ý CHUNG:<br />
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí<br />
sinh. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận<br />
dụng đáp án và thang điểm để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Sử dụng nhiều mức điểm<br />
một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.<br />
- Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, diễn đạt tốt, vẫn cho điểm tối<br />
đa.<br />
- Điểm bài thi làm tròn đến 0,25 điểm.<br />
II. ĐÁP ÁN:<br />
Phần<br />
<br />
Câu<br />
<br />
I<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN<br />
<br />
3,0<br />
<br />
1<br />
<br />
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2<br />
<br />
Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó (không phải dễ); hiểu<br />
được bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ<br />
ước.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
3<br />
<br />
Hiểu ý kiến: Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá<br />
tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
4<br />
<br />
Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết<br />
phục.<br />
Có thể tham khảo cách lí giải sau:<br />
- Quan điểm đồng tình vì: Mình phải là người hiểu bản thân mình rõ nhất<br />
khi lắng nghe chính mình một cách trung thực. Hỏi ý kiến những người<br />
xung quanh chỉ là một kênh tham khảo.<br />
- Quan điểm không đồng tình vì: Thiếu tính khách quan, dễ né tránh hạn<br />
chế, nhược điểm của bản thân.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
LÀM VĂN<br />
<br />
7,0<br />
<br />
Viết đoạn văn về chủ đề: Giá trị của bản thân.<br />
<br />
2,0<br />
<br />
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Giá trị của bản thân.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
c. Triển khai vấn đề nghị luận :Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù<br />
hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể tham khảo gợi<br />
ý sau:<br />
<br />
1,0<br />
<br />
II<br />
1<br />
<br />
* Giải thích:<br />
– Giá trị bản thân là những nội lực riêng biệt của mỗi người về tố chất, trí<br />
tuệ, năng lực, kĩ năng…để đi đến thành công trong học tập và làm việc.<br />
*Bàn luận:<br />
<br />
– Ý nghĩa của việc hiểu giá trị bản thân:<br />
+ Biết được điểm mạnh điểm yếu, sở thích, xu hướng, năng lực của bản<br />
thân => tạo dựng dấu ấn của riêng mình.<br />
+ Tự tin, tự chủ trong học tập và công việc, tạo được hứng khởi làm tiền<br />
đề của thành công.<br />
– Làm gì để tạo dựng được giá trị bản thân?<br />
+ Quá trình miệt mài học tập rèn luyện sáng tạo.<br />
+ Chăm chút, bồi đắp năng khiếu, sở trường.<br />
+ Tự tin ứng dụng vào cuộc sống để tỏa sáng.<br />
– Phê phán, bác bỏ:<br />
+ Khẳng định bản thân không phải là tự cao tự đại.<br />
+ Giá trị con người không nằm ở vẻ bề ngoài, không nằm ở tiền bạc, địa<br />
vị. Giá trị của mỗi người được đo bằng năng lực, đạo đức, tri thức, nghị<br />
lực, lòng nhân hậu, đức hi sinh…<br />
(HS phải lấy được dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề)<br />
* Bài học nhận thức và hành động:<br />
– Học tập, rèn luyện để tự khẳng định mình là mục tiêu tốt đẹp cần phấn<br />
đấu.<br />
– Tạo dựng một cuộc sống tôn trọng và phát huy đa sắc giá trị bản thân.<br />
<br />
2<br />
<br />
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ<br />
pháp tiếng Việt.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề<br />
nghị luận.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Anh/chị hãy phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền<br />
thuyết Truyện An Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, từ đó rút ra bài<br />
học giữ nước mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.<br />
<br />
5,0<br />
<br />
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Trình bày đầy đủ các phần Mở<br />
bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn<br />
đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với<br />
nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể<br />
hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích nhân vật An Dương<br />
Vương trong truyền thuyết Truyện An Vương và Mị Châu – Trọng<br />
Thủy, từ đó rút ra bài học giữ nước mà tác giả dân gian muốn gửi<br />
gắm.<br />
<br />
0,25<br />
<br />
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận<br />
điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng<br />
tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu<br />
lí lẽ và đưa dẫn chứng.<br />
Có thể trình bày theo định hướng sau:<br />
c.1. Giới thiệu: truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu<br />
– Trọng Thủy”, nhân vật An Dương Vương.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
c.2. Phân tích nhân vật An Dương Vương:<br />
* An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước:<br />
<br />
2,75<br />
<br />
- Xây thành:<br />
+ Thành đắp tới đâu lại lở tới đó.<br />
+ Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần.<br />
+ Lắng nghe cụ già, mời sứ Thanh Giang giúp đỡ.<br />
=> có lòng kiên trì quyết tâm, có ý thức đề cao cảnh giác.<br />
- Chế nỏ<br />
+ Nhà vua băn khoăn: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”<br />
+ Rùa Vàng cho vuốt làm lẫy nỏ.<br />
=> được giúp đỡ vì có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước.<br />
- Bảo vệ đất nước: đánh tan quân xâm lược Triệu Đà.<br />
- An Dương Vương chiến thắng quân xâm lược do:<br />
+ Có thành ốc kiên cố.<br />
+ Có nỏ thần kì diệu trăm phát trăm trúng.<br />
+ Đặc biệt là có tinh thần cảnh giác cao độ, ý thức trách nhiệm cao với đất<br />
nước.<br />
An Dương Vương là vị vua tài trí, anh minh, sáng suốt, có trách nhiệm,<br />
tinh thần cảnh giác cao, quyết tâm sẵn sàng đánh giặc giữ nước, được<br />
thần linh và nhân dân ủng hộ.<br />
* An Dương Vương và bi kịch nước mất nhà tan:<br />
- Nguyên nhân:<br />
+ Nhận lời cầu hòa, cầu hôn, cho Trọng Thủy ở rể mà không đề phòng,<br />
giám sát.<br />
+ Lơ là trong việc phòng thủ.<br />
+ Chủ quan khinh địch, quá ỷ lại vào vũ khí.<br />
Mơ hồ về bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù, mất cảnh<br />
giác trầm trọng, tạo cơ hội cho kẻ thù vào sâu lãnh thổ.<br />
- Hậu quả: Đất nước rơi vào tay giặc.<br />
- Hành động của vua:<br />
+ Phải cùng con gái chạy về phương Nam.<br />
+ Cầu cứu sứ Thanh Giang và biết kẻ ngồi sau lưng chính là giặc.<br />
+ Chém đầu Mị Châu: thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt, đặt nghĩa nước<br />
trên tình nhà.<br />
+ Cầm sừng tê giác theo Rùa Vàng xuống biển => sự bất tử của An<br />
Dương Vương.<br />
- Ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật: Thể hiện lòng kính trọng của nhân<br />
dân đối với thái độ dũng cảm, kiên quyết đặt nghĩa nước (cái chung) lên<br />
trên tình nhà (cái riêng) của An Dương Vương.<br />
* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:<br />
- Kết cấu chặt chẽ đến hoàn mĩ.<br />
- Cốt truyện li kì, hấp dẫn.<br />
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo…<br />
<br />
0,25<br />
<br />
c.3. Bài học giữ nước mà tác giả dân gian muốn gửi gắm:<br />
Luôn đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù, xử lí đúng đắn mối quan hệ<br />
giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân và cộng đồng.<br />
<br />
0,5<br />
<br />
d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng<br />
từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...) ; văn viết giàu cảm xúc; thể<br />
hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân<br />
tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn<br />
<br />
0,25<br />
<br />
mực đạo đức và pháp luật.<br />
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu<br />
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.<br />
TỔNG ĐIỂM: 10,0<br />
<br />
0,25<br />
<br />