intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KSCL Ngữ văn 10 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo

Chia sẻ: Nguyễn Thị Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các em học sinh có thể sử dụng tài liệu "Đề KSCL Ngữ văn 10 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo" để nắm chắc từng dạng đề cụ thể và tự tin hơn trong kì thi khảo sát sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KSCL Ngữ văn 10 năm 2018-2019 có đáp án - Trường THPT Trần Hưng Đạo

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO<br /> <br /> ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019<br /> MÔN: NGỮ VĂN 10<br /> <br /> Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề<br /> <br /> Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)<br /> Đọc đoạn đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:<br /> Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật<br /> Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời<br /> Dẫu phải khi cay đắng dập vùi<br /> Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu<br /> Cây khế chua có đại bàng đến đậu<br /> Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta<br /> Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa<br /> Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa<br /> Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa<br /> Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào.<br /> (Trích Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn nghệ giải phóng, 1974, tr.35-36)<br /> Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính. Nêu nội dung chính của đoạn thơ. (1,0 điểm)<br /> Câu 2. Đoạn thơ sử dụng thể thơ gì? Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích được lấy từ<br /> chất liệu văn học dân gian? (1,0 điểm)<br /> Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”?(1,0<br /> điểm)<br /> Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( 5- 7 dòng) trình bày điều anh/chị tâm đắc nhất trong đoạn thơ trên.<br /> (1,0 điểm)<br /> Phần II. Làm văn: (6,0 điểm)<br /> Hãy viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo lực học đường<br /> hiện nay.<br /> ----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br /> Họ tên học sinh:.....................................................Số báo danh:..............................Lớp:.......<br /> <br /> SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC<br /> (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)<br /> <br /> HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL LẦN 1<br /> NĂM HỌC 2018 – 2019<br /> MÔN: NGỮ VĂN 10<br /> <br /> A. LƯU Ý CHUNG:<br /> - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm<br /> của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.<br /> - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận<br /> dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có tư duy khoa học, lập luận sắc sảo, có<br /> khả năng cảm thụ văn học và tính sáng tạo cao.<br /> - Sau khi chấm xong, điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.<br /> B. ĐÁP ÁN<br /> Phần Câu<br /> Nội dung<br /> Điểm<br /> I<br /> ĐỌC HIỂU<br /> 4,0<br /> 1<br /> - Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm<br /> 1,0<br /> - Nội dung chính: Qua các câu chuyện kể dân gian tác giả thể<br /> hiện niềm tin vào con người, cuộc đời và những giá trị tốt đẹp<br /> của con người.<br /> 2<br /> - Thể thơ: Tự do.<br /> 1,0<br /> - Tác giả đã sử dụng chất liệu dân gian từ chuyện cổ tích Tấm<br /> Cám; Cây khế...<br /> 3<br /> “Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa”, ý câu thơ muốn nói thiên 1,0<br /> nhiên khắc nghiệt, điều kiện tự nhiên không cho phép không phải<br /> là cản trở mà ngược lại, là thử thách để con người khẳng định<br /> mình. Con người nở hoa là con người đạt được thành quả, con<br /> người thành công sau rất nhiều thử thách<br /> 4<br /> - Cần đảm bảo yêu cầu về mặt hình thức của đoạn văn.( nếu 1,0<br /> không đáp ứng được yêu cầu này trừ 0,5 điểm)<br /> - HS có thể trình bày điều tâm đắc của mình về khổ thơ như giá<br /> trị cuả VHDG, niềm tin, sự nỗ lực....Mọi đáp án tiệm cận đến giá<br /> trị nội dung của đoạn thơ và có lí giải phù hợp đều được chấp<br /> nhận.<br /> II<br /> LÀM VĂN<br /> Hãy viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của anh (chị) về 6,0<br /> nạn bạo lực học đường hiện nay.<br /> Yêu cầu chung:<br /> - Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội, đòi hỏi thí<br /> sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng<br /> viết bài văn và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để<br /> làm bài.<br /> - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải<br /> có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình<br /> nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với<br /> chuẩn mực đạo đức xã hội.<br /> - Nếu thí sinh viết không đúng cấu trúc bài văn thì trừ 1,0 điểm<br /> <br /> Yêu cầu cụ thể:<br /> 1. Mở bài:<br /> 0,5<br /> - Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận là nạn bạo lực học<br /> đường.<br /> 2.Thân bài:<br /> 5,0<br /> + Giải thích: bạo lực học đường là những hành vi bạo lực, bao<br /> gồm cả bạo lực thân thể và bạo lực tinh thần diễn ra trong môi<br /> trường học đường.<br /> + Thực trạng của nạn bạo lực học đường trong xã hội hiện nay:<br /> nạn bạo lực học đường trong xã hội hiện nay đã trở thành một<br /> vấn nạn, nó diễn ra dưới nhiều hình thức và ở nhiều góc độ khác<br /> nhau. Đó là hành vi bạo lực giữa học sinh với học sinh, giữa thầy<br /> cô giáo với học sinh và giữa học sinh với thầy cô giáo.(lấy những<br /> ví dụ cụ thể).<br /> + Những hậu quả do nạn bạo lực học đường gây ra.<br /> . Hậu quả đối với cá nhân.<br /> . Hậu quả đối với xã hội.<br /> + Những nguyên nhân của nạn bạo lực học đường.<br /> . Nguyên nhân chủ quan.<br /> . Nguyên nhân khách quan.<br /> + Những giải pháp cho nạn bạo lực học đường hiện nay.<br /> . Giải pháp trước mắt.<br /> . Giải pháp lâu dài.<br /> 3. Kết bài:<br /> 0,5<br /> Suy ngẫm về vai trò và trách nhiệm của cá nhân mình<br /> trong việc góp phần ngăn ngừa và tiến tới chấm dứt nạn bạo lực<br /> học đường.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2