intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Phú Điền 2012-2013 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Huynh Hoa Lan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 1 môn Văn lớp 10 của trường THPT Phú Điền có nội dung: Truyền thuyết là gì, phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm... giúp cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề KTCL HK1 Văn 10 - THPT Phú Điền 2012-2013 (kèm đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN- Lớp 10 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 17/11/2012 ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề gồm có 01 trang) Đơn vị ra đề: THPT PHÚ ĐIỀN Câu 1: (2,0 điểm) Truyền thuyết là gì? Kể tên 3 tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết? Câu 2: (2,0 điểm) Hãy chỉ ra phép tu từ được sử dụng và phân tích hiệu quả của phép tu từ đó trong câu ca dao sau: “Đến đây mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?” Câu 3: (6,0 điểm) 3 a. Theo chương trình cơ bản Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Một mai một cuốc một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao. Rượu đến cội cây ta sẽ uống, Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao. 3 b. Theo chương trình nâng cao Thông qua các bài ca dao than thân mà em biết, hãy phát biểu cảm nghĩ c ủa em v ề v ẻ đ ẹp phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. . HẾT.
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I ĐỒNG THÁP Năm học: 2012-2013 Môn thi: NGỮ VĂN – Lớp 10 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT (Hướng dẫn chấm gồm có03 trang) Đơn vị ra đề: THPT PHÚ ĐIỀN Các mức độ đánh giá MỨC Tổng ĐỘ CÁC BỘ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng PHẬN Văn học Tái hiện kiến thức Ý nghĩa… ( Câu 1) Số câu: 1 1,0 1,0 2,0 Số điểm: 2,0 Tiếng Nhận diện Ý nghĩa, hiệu quả Việt nghệ thuật.. ( Câu 2) Số câu: 1 1,0 1,0 2,0 Số điểm: 2,0 Làm - nêu vấn đề, bố cục Các luận điểm Bàn luận, đánh 1 (chọn văn bài văn, khái quát tác giá, nâng cao , câu 3.a ( Câu giả- tác phẩm, thuộc mở rộng vấn đề hoặc câu 3a./ CT văn bản hoặc dẫn 3.b) chuẩn chứng… và câu Số câu: 3.b/ CT 1 3,0 1,0 2,0 6,0 nâng Số cao) điểm: 6,0 TỔNG 5,0 3,0 2,0 10,0 Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 - Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện, nhân vật 1,0 (2,0 đ) lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa. Qua đó thể hiện niềm tôn vinh ngưỡng mộ của nhân dân đối với những người có công đối với đất nước hoặc dân tộc cư dân của một vùng. - Truyện An Dương Vương Mị Châu và Trọng Thủy; Thánh Gióng;
  3. Hồ Gươm. 1,0 Câu 2 Sử dụng biện pháp ẩn dụ 0,5 (2,0 đ) Mận: chỉ người nam thanh niên Đào: chỉ người nữ thanh niên 0,5 Vườn hồng: chỉ tình yêu. Giá trị: Cách hỏi khéo léo của người đang yêu muốn ướm hỏi người 1,0 mình để ý có người yêu chưa. Qua đó thể hiện được vẻ kín đáo, tế nhị của người nói. Làm cho câu thơ giàu sắc thái biểu cảm. Câu 3 a Mở bài: Cần nêu được cảm nghĩ khái quát về bài thơ cần phân tích 1,0 (6,0 đ) (sơ lược tác giả, tác phẩm) Thân bài: học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số nội dung sau: 1. Khái quát cuộc sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm thông qua 1,0 cuốc, mai, cần câu - Thích thú và bằng lòng với cuộc sống vui thú điền viên “dầu ai vui thú nào” - Sử dụng nghệ thuật điệp từ, số đếm 2. Quan niệm dại khôn của thi nhân thể hiện ở câu 3,4 1,0 - Sử dụng nghệ thuật đối + Ta dại đối với người khôn + Nơi vắng vẻ đối với chốn lao xao - Đây là cách nói ngược: dại nhưng thật sự khôn, khôn nhưng lại hóa dại. 3. Cuộc sống nhàn lí tưởng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông 1,0 - Mùa nào thức ăn đó. - Mùa nào sinh hoạt đó. - Sử dụng nghệ thuật liệt kê. 4. Kết bài thơ bằng sự tích Thuần Vu Phần đời nhà Đường Trung 1,0 Quốc - Vui thú điền viên, xem phú quí như giấc chiêm bao - Sử dụng điển cố điển tích. Kết bài: Khẳng định quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm 1,0 là lối sống lành mạnh, hoàn nhập với thiên nhiên, xem thiên nhiên là bạn. Câu 3 b Mở bài: cần nêu khái quát về các bài ca dao than thân 1,0 (6,0 đ) Thân bài: học sinh có thể làm theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo một số nội dung sau: - Các bài ca dao than thân thường bắt đầu bằng môtip “:Thân em 0,5 như…” để mở đầu cho lời than thân, trách phận. - Nội dung: Nói đến vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ như: thủy 2,0 chung, đức hạnh…Nhưng thường phải mang số phận bị lệ thuộc không quyết định được chuyện tình duyên của mình. Ví dụ: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Hay
  4. Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân - Cần phân tích các hình ảnh so sánh, ẩn dụ như: “Tấm lụa đào”, “ Giếng giữa đàng” để thấy được thân phận nhỏ bé, bất hạnh của người phụ nữ. - Chỉ ra nguyên nhân là do lễ giáo phong kiến bất công, trọng nam khinh nữ, “ Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”, “ Tam tòng tứ đức”… - Liên hệ người phụ nữ sống trong xã hội ngày nay được bình đẳng 0,5 giới và hưởng được những chế độ ưu đãi nhất định, vị thế xã hội ngày một được khẳng định. - Nghệ thuật: sử dụng thành công nghệ thuật so sánh, ẩn dụ 1,0 Kết bài: Khẳng định giá trị của các bài ca dao than thân về nội dung 1,0 và hình thức nghệ thuật.  Lưu ý: . - Thí sinh có thể điễn đạt theo nhiều cách, tùy mức độ làm bài của các em mà giám khảo chấm. - Các em có thể kết hợp nội dung và nghệ thuật, nếu phù hợp vẫn cho điểm tối đa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0