intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Mô tả quy trình tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

Chia sẻ: Nguyễn Quốc Tùng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

257
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế thị trường các Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các chức năng: chức năng thủ quỹ, trung gian tài chính, trung gian thanh toán. Có thể nói NHTM dù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch thường xuyên nhất. NHTM là loaị hiǹ h tổ chưć taì chiń h cung câṕ môṭ danh muc̣ cać dic̣h vụ taì chińh đa daṇg, đăc̣ biêṭ là tiń duṇg, tiêt́ kiêṃ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Mô tả quy trình tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT

  1. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Mô tả quy trình tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và PTNT
  2. MỤC LỤC PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ................................................................ ........... 1 CHI NHÁNH NHNo&PTNT SÔNG CÔNG ............................................................... 1 1.1. Lịch sử h ình thành và phát triển......................................................................... 1 1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh ................................................................ ........... 2 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .......................................... 4 CHI NHÁNH NHNo&PTNT SÔNG CÔNG ............................................................... 4 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh ................................................................. 4 2.2. Quy trình tín dụng tại Chi nhánh ....................................................................... 5 2.2.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn ................................................................ ................................ ............................. 5 2.2.2. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng................................... 6 2.2.3. Phân tích, thẩm định khách h àng vay vốn ................................................... 6 2.2.4. Ra quyết định tín dụng ................................ ................................................ 6 2.2.5. Giải ngân ................................................................ ................................ .... 7 2.2.6. Kiểm tra, giám sát tín dụn g ......................................................................... 7 2.2.7. Thanh lý h ợp đồng tín dụng ........................................................................ 7 2.2.8. Đánh giá về quy trình tín dụng ................................ ................................ .... 8 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT SÔNG CÔNG .................. 8 2.3.1. Ho ạt động huy động vốn ............................................................................. 8 2.3.2. Ho ạt động tín dụng ................................................................................... 11 2.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ ... 13 2.4. Tình hình người lao động ................................................................................ 15 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI ..................................... 16 CHI NHÁNH NHNo&PTNT SÔNG CÔNG ............................................................. 16 3.1. Nhận xét về môi trường kinh doanh ................................................................. 16 3.2. Những ưu điểm, tồn tại và các giải pháp khắc phục ................................ ......... 16 3.2.1. Những ưu điểm đạt được........................................................................... 16 3.2.2. Những hạn chế, tồn tại ................................ .............................................. 18 3.2.3. Các giải pháp khắc phục ........................................................................... 19 3.3. Định hướng kinh doanh trong thời gian tới ...................................................... 20 3.3.1. Định h ướng chung ................................ .................................................... 20 3.3.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 20 KẾT LUẬN 22 2
  3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... ................................................................................................ ................................ ..... 3
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ CBTD........................................... Cán bộ tín dụng. KH ............................................... Khách hàng. NH ............................................... Ngân hàng. NHNN .......................................... Ngân hàng nhà nước. NHNo&PTNT .............................. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. NHTM.......................................... Ngân hàng thương m ại. TD ................................................ Tín dụng. TPTD ........................................... Trưởng phòng tín dụng.
  5. LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường các Ngân hàng thương m ại (NHTM) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các chức năng: chức năng thủ quỹ, trung gian tài ch ính, trung gian thanh toán. Có thể nói NHTM d ù ở quốc gia nào cũng đều là nhóm trung gian tài chính lớn nhất, trung gian tài chính mà các chủ thể kinh tế giao dịch th ường xuyên nhất. NHTM là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng, đ ặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán , thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ngày càng hiện đại thì hoạt động của NHTM ngày càng được mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Dù là chi nhánh mới còn non trẻ nhưng chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công cũng đang hướng tới mục tiêu này. Bài báo cáo thực tập tổng hợp của em nhằm nêu lên thực trạng tình hình kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công cùng những khó khăn và định hướng phát triển của Chi nhánh trong thời gian tới. Bài báo cáo gồm ba phần chính: Phần 1: Sơ lược về quá trình hình thành phát triển của NHNo &PTNT Sông Công, Thái Nguyên. Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Công. Phần 3: Nh ận xét và kết luận.
  6. PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT SÔNG CÔNG 1 .1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 6 /5/1951 Chính phủ ra sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Đây là bư ớc phát triển mới trong bối cảnh đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đổi mới, ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội ch ủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nghị quyết số 53 quyết định thành lập các ngân hàng chuyên doanh và hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp ra đời từ đó. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ ngân h àng Nhà nước Việt Nam tất cả các chi nhánh ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi ngánh Ngân h àng Nhà nước tỉnh, th ành phố. Ngân hàng Nông nghiệp Trung ương được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân h àng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đ ơn vị khác Theo quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và được sự ủy quyền đổi tên của Thủ tướng Chính phủ đ ã quy đ ịnh: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) luôn hoạt động theo định h ướng chiến lược là củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từng bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa năng, hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng, góp ph ần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sau một thời gian dài hoạt động, NHNo&PTNT Việt Nam đ ã đạt được những thành tựu to lớn, trở thành ngân hàng lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với trên 2.300 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí trải đều từ Miền Bắc đến Miền Nam, từ miền núi cao hẻo lánh đến các vùng hải đảo xa xôi. Và cũng xuất phát từ nhu cầu mở rộng mạng lư ới hoạt động đó và nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, NHNo&PTNT Sông Công đã được thành lập. 1
  7. Chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công là chi nhánh cấp II phụ thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Thái Nguyên được th ành lập theo quyết định số 225/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 22/10/2002 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Hoạt động theo quy ch ế về tổ chức và ho ạt động của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nh ằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên đ ịa bàn th ị xã và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng tỉnh Thái Nguyên . Trụ sở giao dịch đặt tại Phư ờng Mỏ Chè, Thị xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên. Cũng giống như các ngân hàng khác, Chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động tín dụng như nh ận tiền gửi, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, các dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, kinh doanh ngo ại tệ, vàng bạc, và một số hoạt động khác. 1 .2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công là thành viên của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Về mô hình tổ chức, Ngân hàng có 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đ ốc, 3 phòng ban chính là Phòng Kinh doanh, Phòng Kế toán, và Phòng Nhân sự với 28 cán bộ công nhân viên. Mô hình tổ chức của chi nhánh được thể hiển ở sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức Chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Nhân Sự (Nguồn: Phòng Nhân sự NHNo&PTNT Sông Công) Ban Giám Đốc gồm 01 Giám Đốc, 1 Phó Giám Đốc điều hành hoạt động chung của ngân h àng. Họ có nhiệm vụ: - Xây d ựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo sự chỉ đạo của ngành, của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. - Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, công tư, chỉ thị và ngh ị định của ngành đ ến với cán bộ công nhân viên. 2
  8. - Chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán bộ công nhân viên trong chi nhánh. Phòng Kinh doanh - Xây d ựng đề án phát triển tín dụng, tham mưu cho Ban Giám đốc chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu tín dụng. - Phân tích kinh tế theo ngành ngh ề kinh doanh, lựa chọn đối tư ợng, hình th ức và biện pháp cho vay đ ạt hiệu quả cao. - Xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng. - Nghiên cứu, đề xuất, triển khai áp dụng các sản phẩm dịch vụ, nghiệp vụ mới theo hướng kinh doanh đa năng. - Ch ỉ đạo, kiểm tra, phân tích hoạt động tín dụng, phân loại nợ, phân tích nợ quá h ạn đề tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Thực hiện kế hoạch đ ào tạo, tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên đề tín dụng. Phòng Kế toán - Tham mưu cho Ban giám đốc về: Chiến lư ợc, kế hoạch phát triển kinh doanh, tổ chức quản lý tài chính, kế toán – n gân qu ỹ trong chi nhánh. - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ. - Qu ản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy đ ịnh của NHNo&PTNT trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp h ành quy đ ịnh về an toàn kho qu ỹ và đ ịnh mức tồn quỹ theo quy định. Phòng Nhân sự - Thực hiện việc quản lý nhân sự, đào tạo và công tác hành chính, thi đua khen thưởng, thông tin tiếp thị, quản trị của chi nhánh. - Th ực hiện nghiệp vụ hành chính nhân sự. NHNo&PTNT Sông Công là chi nhánh mới thành lập, do đó còn gặp nhiều khó khăn trong tổ chức và hoạt động, tuy nhiên, hoạt động kinh doanh trong những năm qua đ ã mang lại kết quả to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. 3
  9. PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHI NHÁNH NHNo&PTNT SÔNG CÔNG 2.1. Khá i quát về ngành nghề kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công hiện nay đang thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan theo lu ật các tổ chức tín dụng và theo điều lệ tổ chức ho ạt động của NHNo&PTNT Việt Nam, các hoạt động chính của Ngân hàng như sau: - Huy động vốn Huy động vốn duới các hình thức nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình th ức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các lo ại tiền gửi bằng Việt Nam đồng và bằng ngoại tệ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Cho vay Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng, các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội và các nhu cầu hợp pháp khác đối với tổ chức cá nhân và các hộ gia đình dưới các hình thức dài hạn, trung hạn, và ngắn hạn bằng Việt Nam đồng và ngo ại tệ phù hợp với quy định của pháp luật, của Ngân h àng Nhà nư ớc. - Cầm cố thương phiếu và giấy tờ ngắn hạn khác. - Chiết khấu th ương phiếu và giấy tờ ngắn hạn khác. - Th ực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế và các dịch vụ ngân qu ỹ - Th ực hiện các nghiệp vụ mua bán, chuyển đổi ngoại tệ với các khách h àng và tổ chức trong nư ớc. Các các dịch vụ khác của Chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công - Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho các tổ chức và cá nhân. - Chuyển tiền điện tử. - Thu hộ, chi hộ. - Chi trả hộ lương. - Th ẻ ghi nợ và thẻ tín dụng nội địa. - Mobile- Banking ( SMS Banking, VnTopup…) - Tư vấn cho khách hàng. - Đại lý thẻ tín dụng. 4
  10. Có th ể nói, với những hoạt động và sản phẩm dịch vụ rất đa dạng, Chi nhánh đ ã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong việc sử dụng các dịch vụ ngân h àng. 2 .2. Quy trình tín dụng tại Chi nhánh Giới thiệu chung Chi tiết của quy trình tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Quy trình tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công Chư a đầy đủ và hợp lệ Cán bộ Kiểm tra Tiến hành Khách Phân tín dụng điều tra, hàng xem xét tích, Hợp lệ nộp hồ tiếp nhận tính đầy thu thập thẩm sơ vay hồ sơ đủ, hợp lệ định thông tin vốn của hồ sơ về khách khách hàng. hàng. Không hợp lệ Kiểm tra, Giải Thanh lý Ban lãnh Trưởng phòng hợp đồng đ ạo ra giám sát ngân. tín dụng đánh tín dụng. tín dụng. quyết định Hợp lệ giá, xem xét Cho vay tín dụng. lại, rồi trình ban lãnh đạo quyết định. ( Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công) 2 .2.1. Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn - Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng(CBTD) hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. - Đối với khách hàng đã quan hệ tín dụng: CBTD kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách h àng hoàn thiện hồ sơ vay. 5
  11. CBTD kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác. Kiểm tra tính h ợp pháp, hợp lệ của các loại giấy tờ văn bản, đồng thời kiểm tra mục đích vay vốn của phương án dự kiến đầu tư có phù hợp với đăng ký kinh doanh và tính hợp pháp của mục đích vay vốn h ay không. 2 .2.2. Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng - Về khách h àng vay vốn: CBTD phải đi thực tế tại n ơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về: + Ban lãnh đạo khách hàng vay vốn. + Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị kỹ thuật, quy trình công ngh ệ hiện có của khách hàng. + Tình hình ho ạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. + Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có). - Về ph ương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư: + Tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên th ị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh /dự án đầu tư. + Tìm hiểu qua các nh à cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra. 2 .2.3. Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn - Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô h ình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng vay vốn: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính; Phân tích đánh giá tình hình hoạt động và kh ả năng tài chính. - Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng của khách h àng và dự kiến lợi ích của ngân hàng n ếu khoản vay đ ược phê duyệt. CBTD tính toán lãi, phí và các lợi ích khác có thể thu được nếu như khoản vay đ ược ph ê duyệt. 2 .2.4. Ra quyết định tín dụng Bước 1 : Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay cùng hồ sơ vay vốn trình TPTD. 6
  12. Bước 2 : Trên cơ sở tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, TPTD xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào tờ trình và trình lãnh đạo. Bước 3: Căn cứ vào bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/ tái thẩm định và TPTD, kho ản vay sẽ được ban lãnh đ ạo Chi nhánh quyết định đồng ý hay không đồng ý cho vay, hoặc cho vay có điều kiện. Nếu khoản vay vượt quyền phán quyết sẽ được Ban thẩm định dự án ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo, Chi nhánh mới được phép giải ngân. Nội dung phê duyệt cho vay cần phải xác định rõ: Số tiền cho vay, lãi su ất cho vay, thời hạn cho vay và các điều kiện khác (n ếu có). 2 .2.5. Giải ngân Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đ ã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động h àng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách h àng. 2 .2.6. Kiểm tra, giám sát tín dụng Kiểm tra, giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng h ạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. NHNo&PTNT Việt Nam quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay đư ợc tiến hành định kỳ, đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an to àn của khoản vay. 2 .2.7 . Thanh lý hợp đồng tín dụng Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành phối hợp với bộ phận kế toán đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay. Th ời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký kết: Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì h ợp đồng tín dụng đương nhiên h ết hiệu lực và các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp bên vay 7
  13. yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đ ạo ký biên b ản thanh lý. Sau khi lãnh đạo ký biên bản thanh lý hợp đồng, CBTD kiểm tra tình trạng giấy tờ, sản sản thế chấp, cầm cố rồi xuất kho giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố. Lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình TPTD kiểm soát và TPTD trình lãnh đạo ký duyệt. 2 .2.8. Đánh giá về quy trình tín dụng Quy trình tín dụng là b ảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng này đ ược soạn thảo ra đ ã giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và nâng cao ch ất lư ợng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. 2 .3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Công Trong những năm vừa qua mặc dù ph ải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính trị thế giới bất ổn... nhưng nh ờ chính phủ tạo điều kiện, NHNo&PTNT Việt Nam đã đưa ra các chính sách đúng đ ắn, kịp thời, đồng thời chi nhánh luôn theo dõi sát sao diễn biến thị trường và đưa ra các giải pháp điều hành linh hoạt nên các m ặt hoạt động của chi nhánh đ ều đạt được những kết quả đáng ghi nhận thể hiện ở mức tăng trưởng quy mô hoạt động trên cả phương diện huy động vốn, cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính khác. 2 .3.1. Hoạt động huy động vốn Nguồn vốn của chi nhánh luôn tăng trưởng qua các năm th ể hiện xu hướng tăng trưởng mạnh của chi nhánh. 8
  14. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Sông Công ĐVT: triệu đồng Thời điểm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tỷ Tỷ Tốc độ Tỷ Tốc độ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng tăng Số tiền trọ ng tăng (%) (%) (%) (%) (%) Tổng NV huy động 62.282 100 76.036 100 22 117.453 100 54,4 I - Theo kỳ hạn 1- Không kỳ hạn 10.096 16,21 6.878 9,05 - 31,88 8.990 7,6 30,7 2- Kỳ hạn 12 tháng 9.774 15,69 7.444 9,79 -23,84 5.925 5,0 -20,4 II–Theo thành phần KT 1- Tiền gửi của tổ chức 11.099 17.82 6.427 8,45 -42,1 28.333 24,1 24,25 2 – NV dân cư 51.183 82,18 69.609 91,55 36 89.120 75,9 28 III- Theo loại tiền gửi 1- VND 58.051 93,21 72.587 95,5 25 113.505 96,6 56,3 2- USD 4.231 6,79 3.499 4,5 - 17,3 3.948 3,4 12,83 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công) Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công, ta nhận thấy tìn h hình hoạt động huy đ ộng vốn của chi nhánh như sau: Xét về quy mô Nguồn vốn huy động của chi nhánh luôn tăng trư ởng qua các năm, cụ thể, năm 2009 tăng 22% và năm 2010 tăng 54,4%. Để có được kết quả ấn tượng trên chi nhánh đã chủ trương đa dạng hóa các h ình thức huy động vốn, đáp ứng ngày càng nhiều tiện ích cho KH và liên tục triển khai các hình thức huy động vốn mới đã thu hút được nhiều nguồn vốn từ dân cư. Giấy tờ có giá dài hạn (trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi d ài hạn) cũng được phát hành đồng thời nhằm đa d ạng kỳ hạn của các khoản huy động. Bên cạnh đó, chi nhánh còn nhạy bén trong cạnh tranh bằng cách đưa ra các m ức lãi suất huy động phù hợp, các hình th ức dự thưởng hấp dẫn .... Do đó, mặc dù có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NH hoạt động trên cùng địa bàn nhưng nguồn vốn của chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2010 lớn hơn tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2009 (54,4% so với 22%) trong khi tốc độ lạm phát là 11,75%. So sánh với tốc độ lạm phát năm 2010 ta thấy công tác huy đ ộng vốn của chi nhánh phát triển mạnh. Có được kết quả đáng tự hào này là do tình hình kinh tế thế giới đã chuyển mình, thoát 9
  15. khỏi dư âm của cuộc khủng hoảng kinh tế to àn cầu năm 2008 và đang d ần phục hồi. Tại Việt Nam, sau khi chính phủ đưa ra gói kích cầu với tổng trị giá lên đ ến 8 tỷ USD nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên lạm phát những tháng cuối năm 2010 tăng cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ bắt buộc khiến cho lãi su ất tăng nhanh, các NH cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn. Điều n ày đặt chi nhánh vào tình trạng kinh doanh khó khăn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của chi nhánh. Xét về cơ cấu huy động - Cơ cấu theo kỳ hạn: Nhìn chung trong các n ăm 2008, 2009, 2010 cơ cấu huy động tiền gửi ngắn hạn ( 12 tháng) có xu hư ớng giảm, tiền gửi không kỳ hạn thì không ổn định qua các năm. Tiền gửi kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động trong cơ cấu theo kỳ hạn cả 3 năm và có xu hư ớng tăng cả về số lượng và t ỷ trọng. Năm 2008 chi nhánh huy động 42.412 triệu đồng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng 68,11%, 2 năm tiếp theo tăng lên 67.714 triệu đồng và 102.538 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,16% và 87,4%. Tiền gửi dài hạn th ường chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cả 3 năm và có xu hướng giảm, năm 2008 tiền gửi kỳ hạn dài là 9.774 triệu đồng chiếm 15,69 % trong tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2010 con số này giảm xuống còn 5.925 triệu đồng với tỷ trọng chỉ còn 5%. Điều n ày cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa tốt, nguồn vốn huy động chưa ổn định. Sở dĩ có tình trạng này là do trong giai đo ạn cuối năm 2008 và cuối năm 2010 lãi suất trên th ị trường biến động mạnh cùng với lạm phát tăng cao gây tâm lý hoang mang cho người dân dẫn đến tình trạng người dân lực chọn gửi tiền kỳ hạn ngắn để h ưởng lãi cao hơn nếu lãi suất thị trường tiếp tục tăng. - Cơ cấu theo thành ph ần kinh tế: Nguồn vốn từ KH chiếm tỷ trọng lớn nhất (99,32% năm 2 008, 99,995 % năm 2009 và 99,914 % năm 2010) và tăng đều qua các năm về cả số tuyệt đối và số tương đối (năm 2009 là 75.933 triệu đ ồng, tăng 22,776 %, năm 2010 là 117.238 triệu đồng, tăng 54,4%). Có sự tăng lên này là do trong tình hình kinh tế khó khăn n gười dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, tiêu dùng ít hơn khiến cho dòng tiền gửi đổ về NH tăng lên. Trong khi đó nguồn vốn tiền gửi, tiền vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ và giảm cả về số tuyệt đối vào năm 2009 (4 triệu đồng) và tăng trở lại vào năm 2010 (101 triệu đồng).Các con số trên cho thấy, chi 10
  16. nhánh có tiềm năng trong việc huy động tiền gửi từ KH, trong đó bao gồm cả dân cư và các tổ chức kinh tế, tuy nhiên việc huy động các khoản tiền gửi hoặc vay từ TCTD khác còn rất hạn chế. Về sử dụng vốn Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh ĐVT: triệu đồng Thời điểm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Chỉ tiêu Số lượng Số lượng Số lượng (%) (%) (%) Cho vay 83.781 96,76 109.954 98,33 144.592 97,84 D ự tr ữ 2.805 3,24 1.864 1,67 3.194 2,16 Tổng 86.586 100 111.818 100 147.786 100 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công) Hoạt động sử dụng vốn quan trọng của chi nhánh là để cho vay. Cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và liên tục tăng về số tuyệt đối: năm 2008 là 83.781 triệu đ ồng, năm 2009 tăng lên 109.954 triệu đồng và năm 2010 là 144.592 triệu đồng. Dễ dàng nhận thấy vốn cho vay của chi nhánh vượt qua lượng vốn huy động được, chi nhánh phải vay vốn từ các tổ chức khác như điều hòa vốn nội bộ, ADB, WB hay từ chính phủ…. Lãi suất vay từ các tổ chức ADB,WB hay từ chính phủ rất thấp tuy nhiên chỉ có số lượng nhỏ và nhằm mục đích tài trợ nhất định nên lãi thu được ít. Chi nhánh sử dụng số lượng lớn vốn điều hòa n ội bộ, trong khi lãi suất điều hòa vốn cao hơn lãi su ất huy động tạo ra áp lực lớn đồng thời làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. Tỷ trọng cho vay năm 2009 tăng lên so với năm 2008 (98,33% so với 96,76%) cho thấy năm 2009 để khôi phục kinh tế sau khủng hoảng, để kéo đất nước ra khỏi tình trạng giảm phát, NHNN áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng dư n ợ tín dụng, giảm dự trữ. Đến nửa cuối năm 2010 nền kinh tế nước ta một lần nữa đối mặt với lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt buộc các NH phải giảm cho vay để kiềm chế lạm phát. 2 .3.2 . Hoạt động tín dụng Chi nhánh đ ã có những biện pháp quản lý tốt hạn mức dư nợ và kết quả là tổng dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định qua các năm. Trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư n ợ. 11
  17. Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Sông Công ĐVT: triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Tỷ lệ tăng/giảm Tỷ lệ tăng giảm Chỉ tiêu Số tiền Số tiền so với năm Số tiền so với năm 2008 (%) 2009 (%) Doanh số cho vay 121.497 163.800 34,82 200.000 22,1 Doanh số thu nợ 112.677 137.628 22,14 166.000 20,62 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay tăng nhanh vào năm 2009 (34,82%) là do các gói kích cầu của chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế nước ta sau khủng hoảng. Với gói hỗ trợ lãi suất 4% n ên mặc dù các nền kinh tế khó khăn nhưng doanh số cho vay vẫn tăng. Đến năm 2010 doanh số cho vay vẫn tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn (22,1%) do tình hình kinh tế có những dấu hiệu bất lợi: các tháng cuối năm 2010 lãi suất cho vay tăng cao nên nhu cầu vốn tín dụng giảm. Bảng 2.4: Cơ cấu cho vay của chi nhánh vào thời điểm cuối các năm 2008, 2009, 2010 ĐVT: triệu đồng Thời điểm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Tỷ Tỷ Tốc độ Tỷ Tốc độ Chỉ tiêu Số tiền trọng Số tiền trọng tăng Số tiền trọng tăng (%) (%) (%) (%) (%) Tổng dư nợ 83.781 100 109.954 100 31,24 144.592 100 31,5 Ngắn hạn 53.711 64,11 63.683 57,92 18,57 93.171 64,44 46,3 Trung dài 30.070 35,89 46.271 42,08 53,88 51.421 35,56 11,13 hạn (Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công) Dư nợ cho vay của chi nhánh tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2009 tăng 26.173 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 31,24 % so với năm 2008 cho thấy mặc dù tình hình kinh tế khó khăn nhưng được sự hỗ trợ của chính phủ các doanh nghiệp vẫn vay vốn đầu tư cho sản xuất. Năm 2008 do khủng hoảng kinh tế n ên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ NH đúng hạn, đến năm 2009, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp hoàn trả được các khoản nợ tồn đọng. Đây chính là nguyên nhân của sự tăng mạnh doanh số thu hồi nợ năm 2009. Năm 2010 dư nợ tín dụng tiếp tục tăng 12
  18. 34.638 triệu đồng tương ứng tốc độ tăng 31,5% so với năm 2009. Mặc dù vào cuối năm 2010 lãi suất tăng cao nhưng với tâm lý tin tưởng vào sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp tăng cường vay nợ NH để đầu tư sản xuất dẫn đến dư nợ cho vay của chi nhánh tiếp tục tăng. Xét về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn có thể thấy dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng d ư nợ:64,11% năm 2008, 57 ,92 % vào cuối năm 2009 và 64,44% vào cuối năm 2010. Năm 2009 tỷ trọng của dư nợ tín dụng trung và dài hạn tăng lên trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn giảm xuống cho thấy dư nợ có tính ổn định hơn, chi phí cho việc thiết lập hồ sơ vay giảm đi, giảm tải cho cán bộ tín dụn g. Sang đến năm 2010 tình hình kinh tế trở n ên phúc tạp dẫn đến dư nợ vay ngắn hạn tăng trở lại, dư nợ vay trung hạn vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, trong khi tốc độ dư nợ vay dài hạn giảm mạnh. Điều này đ ồng nghĩa với việc chi phí hoạt động tăng làm giảm lợi nhuận của chi nhánh. 2 .3.3 . Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh của chi nhánh được xác định trên cơ sở thu nhập và chi phí. Với đặc điểm hoạt động kinh doanh tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu n ên phần lớn thu nhập kinh doanh của chi nhánh là thu nh ập từ lãi vay còn trong chi phí thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Vì lý do đó, khi thu nhập lãi hay chi phí lãi biến động thì ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. 13
  19. Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Sông Công ĐVT: triệu đồng 2008 2009 2010 Năm Chênh lệch so với Chênh lệch so với Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền 2008 2009 Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối (%) đối đối (%) Tổng thu nhập 14.862 13.745 -1.117 - 7,52 22.108 8.363 60,84 Thu nhập lãi vay 13.187 12.183 - 1.004 - 7,61 18.798 6.615 54,3 Thu d ịch vụ 1.675 1.562 -113 -6,75 3310 1748 111,91 Tổng chi phí 13.276 11.414 - 1.862 - 14,03 17.147 5.733 50,23 Trả lãi tiền gửi 10.178 8.777 -1.401 - 13,77 13.409 4.632 52,77 Chi lương 1.868 1.428 -440 -23,55 2.154 726 50,84 Chi khác 1.230 1209 -21 -1,7 1.584 375 31,02 Lợi nhuận 1.586 2.331 745 46,97 4.961 2630 112,83 trước thuế 3.009 3.406 397 13,2 5.389 1.983 58,2 Thu nhập lãi ròng Tỷ suất lợi nhuận trên 1,8% 2,03% 0,23% 12,78% 3,27% 1,24% 61,08% tổng tài sản (ROA) ( Nguồn: Kết quả kinh doanh NHNo&PTNT Sông Công) Phân tích các ch ỉ tiêu tài chính Nhìn vào b ảng số liệu dễ dàng nhận thấy lợi nhuận của chi nhánh đều tăng qua các năm: năm 2009 tăng nhẹ ở mức 745 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 46,97%; năm 2010 con số này ở m ức 2.630 triệu đồng, tương ứng tốc độ tăng 112,83%. Năm 2009 mặc dù thu nhập lãi ròng chỉ tăng 13,2% so với năm 2008 nhưng lợi nhuận trước thuế lại tăng 46,97%. Có điều n ày là do năm 2009 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ giảm so với năm 2008 (1.075 triệu đồng so với 1.423 triệu đồng, giảm 24,46%) cho thấy hoạt động tín dụng năm 2009 gặp ít rủi ro hơn. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế tăng đột biến ở mức 2.630 triệu đồng so với năm 2009 và tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản cũng tăng 1,24%, cao nh ất trong 3 năm qua. Có kết quả n ày là do 4 nguyên nhân chính: Một là, thu nhập lãi ròng tăng 1.983 triệu đồng 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2