intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: Nguyen Thanh Cong | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:60

250
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lao động di cư là một trong những vấn đề xã hội nổi cộm, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay. Giống như các quốc gia khác, di cư ở Việt Nam là một hiện tượng mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển. Đồng thời di cư lao động còn là một đòi hỏi khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất trong sự phát triển không đồng đều giữa các khu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

  1. Bài Luận     Đề Tài: Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương     1
  2. MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU ................................................................................................................................ 3 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 5 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................................ 6 1.3. Phương pháp nghiên cứu, chọn điểm, khung phân tích ........................................................ 6 II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................................... 9 2.1. Một số lý thuyết kinh điển về di dân .................................................................................... 9 2.2. Tác động của vấn đề di cư đến nông thôn .......................................................................... 10 2.3. Xuất khẩu lao động và kiều hối .......................................................................................... 12 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: .................................................................................................... 14 3.1. Thực trạng xuất khẩu lao động tại thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương ......... 14 3.2. Kiều hối (Tiền gửi về của các hộ gia đình):....................................................................... 19 3.3. Những biến đổi về mức sống của các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động .......... 23 Tác động tới quá trình sản xuất của các hộ gia đình: ........................................................... 23 Tác động tới quá trình chi tiêu phúc lợi của các hộ gia đình: ............................................... 27 3.4. Một số vấn đề xã hội nảy sinh khi người dân đi xuất khẩu lao động ................................. 33 Tóm tắt kết quả: ......................................................................................................................... 34 IV. KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 37     2
  3.   3
  4. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, HỘP Bảng 1. Tuổi và trình độ học vấn của những người đi xuất khẩu lao động: ................................. 15 Hộp 1. Trình độ học vấn và thời gian làm việc ............................................................................. 16 Bảng 2. Tình trạng kết hôn và giới tính của những người đi xuất khẩu lao động. ........................ 16 Bảng 3. Nước đi xuất khẩu lao động. ............................................................................................ 17 Hộp 2. Tiền lương nhận được ở từng nước là khác nhau .............................................................. 17 Bảng 4. Mức độ đồng ý của gia đình cho người thân đi xuất khẩu lao động ................................ 18 Hộp 3. Đi xuất khẩu lao động vì đời sống còn nhiều khó khăn .................................................... 18 Hình 1. Tiền gửi về của hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động. .......................................... 19 Hộp 4. Gửi tiền về từ 3 – 4 lần/ năm ............................................................................................ 20 Hình 2. Mức độ thường xuyên gửi tiền về: ................................................................................... 20 Hộp 5. Gửi tiền qua người thân ..................................................................................................... 20 Hộp 6. Mức độ đóng góp tùy thuộc vào đặc trưng của cá nhân, gia đình ..................................... 21 Bảng 6. Đánh giá thu nhập ổn định của hộ gia đình thôn Ngọc Lâm........................................... 22 Hình 3. Đánh giá thu nhập của các hộ gia đình thôn Ngọc Lâm ................................................... 22 Bảng 7. Nghề nghiệp của những hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động............................. 24 Bảng 8. Đầu tư tái sản xuất của hộ gia đình thôn Ngọc Lâm ........................................................ 25 Hộp 7. Nguồn lao động địa phương thay đổi ................................................................................ 27 Hộp 8. Tiền gửi về chi cho giáo dục, trả nợ, kiến thiết nhà cửa, mua sắm vật dụng…................. 28 Bảng 9. Điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình................................................ 28 Hình 4. Mức độ thường xuyên đi khám sức khỏe của các hộ gia đình thôn Ngọc Lâm, Tân Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương. ............................................................................................................................. 30 Bảng 10. Du lịch, giải trí của các hộ gia đình .............................................................................. 31 Bảng 11. Xếp hạng về sự thay đổi trong mức sống của các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động ............................................................................................................................................... 31 Hộp 9. Thay đổi lớn về kiến thiết nhà cửa .................................................................................... 32 Hộp 10. Mối quan hệ gia đình thay đổi ......................................................................................... 32 Bảng 12. Mức độ hài lòng của các hộ gia đình với mức sống hiện tại.......................................... 33 Hộp 11. Con cái thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ ............................................................ 34    4
  5. I. GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài  Lao động di cư là một trong những vấn đề xã hội nổi cộm, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay. Giống như các quốc gia khác, di cư ở Việt Nam là một hiện tượng mang tính quy luật, một cấu thành tất yếu của sự phát triển. Đồng thời di cư lao động còn là một đòi hỏi khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất trong sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, vùng miền lãnh thổ. Dưới tác động của toàn cầu hóa, những chênh lệch về mức sống, khác biệt trong thu nhập, cơ hội việc làm, nhu cầu dịch vụ xã hội và sức ép sinh kế đang ngày càng trở thành những áp lực cơ bản tạo nên các dòng di chuyển lao động trong và ngoài nước. Tại nhiều địa phương các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động hay ra thành thị kiếm việc làm, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Họ không chỉ vì những nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ở mà còn vì nhu cầu rất quan trọng khác, đó là phát triển (tiếp cận các điều kiện giáo dục, thành tựu khoa học, giải trí, hưởng thụ văn hóa…). Tuy có nhiều lý do khác nhau, song tất cả đều mong muốn cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình (Đặng Nguyên Anh, 2005) Một trong những hình thức di cư phổ biến là xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài, (Trần Văn Thọ, 2006). Theo thống kê của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, trong năm 2011 vừa qua, Việt Nam gửi khoảng 88.298 lao động tới gần 40 nước và vùng lãnh thổ (GSO,2011). Trong năm 2012, phấn đấu sẽ đưa 90.000 người đi xuất khẩu lao động. Phần đông công nhân Việt được xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Malaysia. Trên thực tế, xu hướng xuất khẩu lao động đã tạo ra những ảnh hưởng lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa, đặc biệt là đời sống khu vực nông thôn, đồng thời nó còn là một chiến lược “đa dạng hóa và làm giảm rủi ro cho kinh tế hộ gia đình” (Massey:1994). Nghiên cứu của UNDP (1998) tiến hành khảo sát tình hình xuất khẩu lao động đã cho kết quả việc xuất khẩu lao động đã giúp cho việc giảm ở nông thôn, mang lại những biến chuyển về mặt đời sống xã hội như: thu nhập, cơ hội việc làm, nhà ở y tế, sức khỏe… 90% người di cư có gia đình gửi tiền về trong năm, gần 84% hộ gia đình khẳng định thu nhập cao hơn trước khi di cư... Nhiều nghiên cứu cho thấy xuất khẩu lao động góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Vậy mức sống của các hộ gia đình khu vực nông thôn thay đổi như thế nào? Mức sống của hộ gia đình có người xuất khẩu lao động khác gì so với hộ gia đình không có người xuất khẩu lao động? Xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương có tới 70% người dân sống chủ yếu bằng nghề nông (trồng lúa và chăn nuôi), ngoài ra còn có các nghề phụ như: xay sát, cho thuê máy móc nông nghiệp, nghề mộc, nề, làm nghề phụ…nhưng nhìn chung hoạt động ngoài nông nghiệp chiếm không đáng kể. Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã qua các năm 2010, 2011 thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nhưng chủ yếu là do kinh tế còn thấp kém,   5
  6. điều kiện sản xuất hạn chế, chất lượng cuộc sống thấp do: thiếu lao động, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất, gia đình đông con… Một trong những biện pháp cải thiện tình trạng khó khăn hiện nay là xuất khẩu lao động. Kể từ năm 2004 cho đến nay, xu hướng người dân đi xuất khẩu lao động tăng mạnh về số lượng. Theo thống kê trong năm 2011, trong toàn xã có 131 lao động làm việc ở nước ngoài, tăng khoảng 20% so với năm 2010. Hơn thế nữa, các nghiên cứu trước đã cho thấy những đóng góp của việc xuất khẩu lao động ở nông thôn, tuy nhiên các tác giả phần nhiều đặt mối quan tâm vào nơi đến, những vấn đề xã hội như: tội phạm, dân số, môi trường…hay như xem xét thực trạng, nguyên nhân của xuất khẩu lao động (Mạnh Minh, 2011). Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình mà chủ yếu chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu sự biến đổi thu nhập, việc làm của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Chính từ thực tế trên, chúng tôi xin chọn đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”. Qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế và hoá giải các tác động tiêu cực của hiện tượng xã hội này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc xuất khẩu lao động tới mức sống các hộ gia đình tại xã Tân Kỳ - huyện Tứ Kỳ -Tỉnh Hải Dương. Thông qua đề tài chúng tôi mong muốn góp phần hệ thống hóa lý luận về tác động của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở nông thôn; tìm hiểu và đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động tác động tới sự biến đổi mức sống các hộ gia đình để từ đó so sánh mức sống của các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động với những hộ không có người đi xuất khẩu lao động tại xã Tân Kỳ - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương. Trên cơ sở đó đưa ra khuyến nghị để giảm thiểu những tác động tiêu cực của xuất khẩu lao động tới mức sống các hộ gia đình ở nông thôn. Theo đó, đề tài có các nhiệm vụ sau: 1. Hệ thống hóa những vấn đề liên quan tới xuất khẩu lao động ảnh hưởng đến mức sống hộ gia đình. 2. Mô tả thực trạng xuất khẩu lao động ảnh hưởng đến mức sống hộ gia đình. 3. Phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng di cư lao động đến mức sống của các hộ gia đình. 1.3. Phương pháp nghiên cứu, chọn điểm, khung phân tích Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp thu thập thông tin, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu… Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin thứ cấp: Xây dựng tổng quan các tài liệu liên quan đến việc ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình. Đồng thời tiến hành thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp từ Ủy ban   6
  7. nhân dân xã Tân kỳ về tình hình đi xuất khẩu lao động như: Báo cáo tổng kết thường kỳ về số hộ có người đi xuất khẩu lao động, thu nhập và mức sống của các hộ gia đình trong thôn, báo cáo thi đua khen thưởng về xếp loại gia đình văn hóa... Thu thập thông tin sơ cấp: Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát nhằm thu thập thông tin sơ cấp và tiến hành quan sát mức sống các hộ gia đình qua điều kiện, trang thiết bị sinh hoạt, hoạt động lao động – sản xuất... Bên cạnh đó, quan sát thực tế về tình hình xuất khẩu lao động tại xã Tân kỳ diễn ra như thế nào, có nhiều hay không, hiệu quả đạt được ra sao và làm thay đổi mức sống của các hộ gia đình tại xã đó như thế nào? (tiếp cận các chủ hộ và qua các cán bộ thôn xã: ban tuyên truyền, cán bộ dân số, cán bộ hội phụ nữ thôn xã...). Một phương pháp quan trọng nữa là đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA) tại địa điểm nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về mức sống gia đình nhìn từ phía người dân. Liệt kê những yếu tố/tiêu chí biến đổi trong mức sống của các hộ gia đình (có người đi xuất khẩu lao động và không có người đi). Sử dụng công cụ Ranking để xếp hạng các yếu tố thay đổi của mức sống hộ gia đình. Ngoài ra, đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi tiến hành điều tra 30 phiếu, mọi đơn vị tổng thể đều có được sự lựa chọn như nhau nhằm thu thập các thông tin mang tính định lượng và định tính. Điều tra bảng hỏi kết hợp với phương pháp chọn mẫu thì được dựa trên cơ sở một số tiêu chí như: hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động để chọn ra 20 hộ, 10 hộ gia đình không có người đi xuất khẩu lao động tham gia vào quá trình nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản… Sở dĩ lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để đảm bảo tính chính xác, khách quan vì mọi đơn vị tổng thể đều có được sự lựa chọn như nhau. Tuy nhiên, để thu thập được thông tin qua bảng hỏi, trước hết nhóm chủ động liên hệ với cán bộ địa phương để lập danh sách và giới thiệu tới các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động (hộ gia đình có người đang đi xuất khẩu lao động) và hộ gia đình không có người đi xuất khẩu lao động. Sau đó chọn ngẫu nhiên 30 hộ trong danh sách để tiến hành điều tra bảng hỏi (bảng hỏi chủ yếu sử dụng để thu nhập những thông tin mang tính định lượng và lượng hóa những thông tin định tính có được từ thông tin thu thập trước) và phỏng vấn sâu. Ngoài ra phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm thu thập các thông tin liên quan đến nguyên nhân của việc người dân địa phương đi xuất khẩu lao động, đồng thời tìm hiểu một số ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của xuất khẩu lao động tới mức sống các hộ gia đình. Chúng tôi tiến hành trong 5 hộ gia đình, 2 đại diện cơ quan: cán bộ hội phụ nữ/trưởng thôn/ cán bộ hội nông dân, 3 đại diện hộ gia đình) để nắm tình hình xuất khẩu lao động ảnh hưởng như thế nào đến mức sống của các hộ gia đình theo các chỉ tiêu cụ thể. Ngoài ra, để thu thập một số thông tin mang tính khái quát và khách quan nhóm nghiên cứu sử dụng phỏng vấn nhóm. Đặc biệt tập trung tiến hành thảo luận 2 nhóm (gồm hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động và hộ gia đình không có người đi xuất khẩu lao động) nhằm tìm ra sự khác biệt trong việc đánh giá sự ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình. Các nhóm thảo luận được thiết kế từ 5-6 người để đảm bảo tính khái quát, tin cậy của thông tin.   7
  8. Chọn điểm nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung tìm hiểu tình hình xuất khẩu lao động ảnh hưởng đến mức sống hộ gia đình tại thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Sở dĩ chúng tôi chọn địa bàn này là trong những năm gần đây, xu hướng người dân đi xuất khẩu lao động có chiều hướng gia tăng , thêm vào đó thôn Ngọc Lâm là thôn điển hình của xã Tân Kỳ có sự chuyển biến nhanh về mức sống các hộ gia đình, luôn đạt được nhiều thành tích trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian từ ngày 19 tháng 3 năm 2012 đến 30 tháng 4 năm 2012; giới hạn nội dung là nghiên cứu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống hộ gia đình tại thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Từ đó làm căn cứ đánh giá đúng thực trạng về mức sống các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Khung phân tích: Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các gia đình tại thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương được phân tích thông qua việc so sánh hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động và hộ gia đình không có người đi xuất khẩu lao động; so sánh trước và sau khi tiến hành đi xuất khẩu lao động (lấy mốc từ năm 2004 – thời điểm người dân đi xuất khẩu lao động nhiều nhất). Hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động Ảnh hưởng của Sau khi đi xuất Trước khi đi xuất XKLĐ tới mức khẩu LĐ khẩu LĐ sống các hộ GĐ Hộ gia đình không có người đi xuất khẩu LĐ Để thực hiện đề tài này chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận có sự tham gia, cụ thể như sau bao gồm: Chủ thể nghiên cứu, khách thể nghiên cứu. Chủ thể nghiên cứu là nhóm nghiên cứu trong đó có người thu thập, điều tra, phân tích và tổng hợp báo cáo kết quả. Ngoài ra, khách thể nghiên cứu là người dân xã Tân kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Thực hiện cách tiếp cận từ dưới lên thông qua phân tích vi mô: lấy hộ gia đình (vợ và chồng) là đơn vị phân tích nhằm xác định ảnh hưởng của xuất khẩu lao động tới mức sống hộ gia đình nghiên cứu tiếp cận mức sống hộ gia đình theo thời gian: Trước và sau khi đi xuất khẩu lao động, những hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động và không có người đi xuất khẩu lao động.   8
  9. II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số lý thuyết kinh điển về di dân Di dân là một vấn đề không phải của riêng một nước nào mà còn xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Vì vậy mà đã có một số quan điểm của các nhà xã hội học đề cập đến di dân. Theo luận điểm kinh điển, dân số tại các quốc gia phát triển ít có sự di động do quá trình di cư diễn ra mạnh mẽ trên nền tảng của một xã hội công nghiệp hiện đại (Zelinski, 1971). Trong nghiên cứu về “Các nguồn gốc xã hội và kinh tế của nhập cư” D-Massey đi đến kết luận rằng, di cư là một chiến lược “đa dạng hóa và giảm rủi ro cho thu nhập hộ gia đình” (Massey, 1994) Nghiên cứu của UNDP (1998) cũng cho thấy những người di cư có sự đóng góp nhất định cho kinh tế hộ gia đình. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ cho thấy mức độ đóng góp chủ yếu tập trung vào những hộ trung bình, những hộ nghèo, hộ khá và giàu thì hầu như thu nhập không tăng mấy. Nghiên cứu không lý giải vì sao mà chỉ dừng lại ở việc mô tả sự khác biệt của mức đóng góp giữa các nhóm hộ có người di cư. Một lý thuyết nghiên cứu nổi tiếng trong việc nghiên cứu về di cư đó là lý thuyết của Lee: Lee (1966) lập luận rằng quyết định di cư được dựa trên 4 nhóm dân tố, một là các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc, hai là các yếu tố gắn với nơi sẽ đến, ba là các trở ngại di cư, và bốn là các nhân tố thuộc về người di cư. Mỗi một địa điểm, nơi gốc và nơi đến đều có những ưu điểm và hạn chế trên nhiều lĩnh vực như thu nhập, việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thậm chí là khí hậu…sẽ được người định cư cân nhắc. Thông thường, các điều kiện kinh tế khó khăn ở nơi gốc là nhân tố “đẩy” chủ yếu của việc xuất cư, trong khi cải thiện điều kiện kinh tế của nơi đến là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc nhập cư. Việc đưa ra quyết định định cư còn được tính toán dựa trên các chi phí vật chất và tinh thần, mà khoảng cách địa lí là một vấn đề quan trọng nhất vì điều này không chỉ tăng chi phí vận chuyển mà còn tăng các chi phí vô hình do phải đối mặt với môi trường xa lạ, khó hội nhập. Cuối cùng việc di cư phụ thuộc vào những phẩm chất cá nhân của từng người, điều này nhà nghiên cứu thường gọi là tính chọn lọc di cư (migration selectivity). Lý thuyết của Lee là rất có ích cho việc nghiên cứu nhân tố vĩ mô và cả vi mô của di cư (Lê Thanh Sang, 2008). Ngoài ra, Lee còn phân tích một số các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc di dân. Đó là nhận thức, sự thông minh, hiểu biết của người di cư qua kinh nghiệm bản thân hay qua các kênh thông tin đại chúng, qua bạn bè, họ hàng… Đây là điều mà các lý thuyết trước đó ít đề cập tới. Lí thuyết phân tích mạng lưới xã hội (Social Network Analysis Theory) là một cách tiếp cận nhằm phân tích các vấn đề về mạng lưới xã hội. Khái niệm cơ bản trong hệ thống xã hội (social system), nếu cấu trúc xã hội (social structure) thường được xem như là cột dọc thì mạng lưới xã hội là các kèo ngang. Ronald Burt với lý thuyết lỗ hổng cấu trúc (structure holes) đã đưa ra ví dụ điển hình là trong mối quan hệ ba người (A quan hệ với B, B quan hệ với C, nhưng A không quan hệ với C). Ở mối quan hệ này, B là kẻ nắm được lỗ hổng cấu trúc giữa A và C và tạo khả năng thu lợi, tạo vốn xã hội (social capital) thông qua vai trò điều phối, kết nối cho các tác   9
  10. nhân còn lại. Nan Lin – lí thuyết về di động xã hội, các cá nhân tìm kiếm lợi nhuận trong mạng lưới xã hội thông qua sự di động xã hội. Miller McPherson, Lynn Smith-Lovin và James M.Cook – lí thuyết đồng dạng. Các cá nhân giống nhau thường xảy ra khả năng liên kết cao hơn so với các cá nhân khác nhau. Nhà xã hội học Mỹ James Cook nhấn mạnh: “Mạng xã hội là một hình ảnh thống nhất và được đơn giản hoá trong lĩnh vực xã hội học đầy phức tạp và phân tán. Đó là sự mô tả cụ thể về cấu trúc xã hội trừu tượng, có khả năng hiện hữu hoá những nguồn lực xã hội không nhìn thấy. Mặc dù các mạng xã hội đều đơn giản chỉ được thực hiện bằng các nút và dây nối, chúng vẫn đủ linh động để mô tả các quan hệ của quyền lực và sự tương tác cung cấp một nền tảng vi mô của xã hội học”. Những lý thuyết kể trên góp phần chỉ ra hiện tượng di cư là một quy luật tất yếu của quá trình phát triển, biến đổi xã hội. Chính vì lý do trên mà nó đã tác động lớn tới đời sống của người dân tại nhiều khu vực, quốc gia khác nhau trên thế giới. Đặc biệt là người dân khu vực tại nơi đến và đi. 2.2. Tác động của vấn đề di cư đến nông thôn Ở tầm vĩ mô về di cư, theo lý thuyết của Ravenstein (1889) về qui luật di cư, ông cho rằng đa số di dân di chuyển ở phạm vi ngắn, một số sẽ di chuyển xa là di chuyển đến các thành phố lớn, thương mại, di cư diễn ra trong nhiều giai đoạn. Quá trình đô thị hóa thu hút dân số từ các vùng ngoại ô vào trung tâm. Khoảng trống vùng ngoại vi sẽ được lấp đầy cư dân vùng khác đến. Cư dân ở trung tâm nhỏ sẽ chuyển đến trung tâm lớn hơn. Cứ như vậy, quá trình di cư diễn ra theo nhiều giai đoạn kế tiếp theo hướng di chuyển về trung tâm đô thị lớn. Thông thường các trung tâm thương mại, công nghiệp lớn sẽ thu hút những vùng xung quanh và vùng xa hơn. Mỗi dòng di cư sẽ tạo ra dòng di cư ngược lại. Mức di cư nông thôn có xu hướng cao hơn mức di cư ở các đô thị. Di cư tăng lên theo trình độ phát triển kỹ thuật. Kinh tế là nhân tố quan trọng nhất di cư, mặc dù môi trường xã hội, luật lệ… có ảnh hưởng nhất định. Đây là lý thuyết vĩ mô cho cái nhìn tổng quát về các nguyên dân của di dân đến các trung tâm thương mại, công nghiệp, tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác. Di dân góp phần vào giải quyết tình trạng thiếu việc làm và thiếu lao động, dân di cư còn là những “cầu nối”, không những đóng góp cho sự phát triển của nơi đến mà còn cho cả nơi đi thông qua việc chuyển tiền, hàng hóa, phổ biến kiến thức và công nghệ cho những người ở quê. Các kết quả phân tích 2004 VMS cũng như một số nghiên cứu khác (GSO và UNFPA, 2005: 139) đã cho thấy rõ điều này. Kết quả nghiên cứu nhóm dân di chuyển tạm thời cũng cho thấy dân di cư tham gia nhiều vào mạng lưới xã hội và nhận được sự hỗ trợ cũng như đóng góp cho mạng lưới này ở cả đầu đi và đầu đến: trong số dân di cư sinh sống tại các nhà trọ, hơn 90% có người thân sống ở quê, 32% nhận được sự giúp đỡ ở nơi đến và 40% có giúp đỡ kinh tế cho những người thân sống ở quê (Viện xã hội học và đối tác, 1998). Với di dân quốc tế, lượng lao động xuất khẩu tăng nhanh và lượng kiều hối gửi về nước càng lớn. Trong năm 1996 và 1997, số tiền gửi về mỗi năm là 350 triệu đô la Mỹ thì trong năm 1999 con số này đã tăng lên 1 tỷ đô la Mỹ và năm 2003 là 1,5 tỷ đô la Mỹ (Trần Nguyên, 2004: trang 9).   10
  11. Như vậy, các bằng chứng hiện có ở trên cho thấy di dân có tác động rất quan trọng đến sự phát triển của đất nước. Với một nước nghèo đang trong giai đoạn phát triển như Việt Nam, di dân sẽ còn tiếp tục tăng. Những khoản tiền lớn hơn gửi về từ di dân quốc tế cho phép những hộ khá giả đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và cũng có thể đầu tư cho những thành viên khác trong hộ tiếp tục di chuyển. Trình độ học vấn cao của các thành viên của hộ gia đình có kinh tế khá giả dường như đảm bảo những lợi ích (thu nhập và tri thức) lớn hơn trong tương lai và vì vậy những hộ này sẽ lại càng khá giả thêm. Di dân đã góp phần giải quyết thất nghiệp và thiếu việc làm, nâng cao chất lượng dân số, nâng cao trình độ của đầu đi và tác động mãnh mẽ đến mức sống của hộ gia đình nhất là những hộ có người đi xuất khẩu lao động, góp phần vào quá trình xóa đói giảm nghèo của đất nước. Đồng thời, người đi được tiếp cận những dịch vụ xã hội tốt hơn, phát triển kinh tế xã hội và có thể góp phần làm giảm tốc độ gia tăng bất bình đẳng hoặc giảm bất bình đẳng giữa các di dân ở nơi đi và những hộ gia đình ở nơi đến. Khi nhận định về vai trò di dân nông thôn - đô thị, tác giả Đặng Nguyên Anh cho rằng di dân đang góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, cải thiện thu nhập cho các gia đình ở nông thôn hiện nay. Người lao động nông thôn từ thành phố trở về mang theo những tri thức gắn liền với nhịp sống văn minh thành phố, các thang giá trị mới trong lối sống mà trước đó chưa từng tồn tại ở làng quê. Tác giả cho rằng xu hướng di dân này ngày càng gia tăng là điều tất yếu ở Việt Nam cũng như đối với bất kì quốc gia nào đang trên con đường CNH-HĐH vì di cư là một trong những đặc trưng của quá trình phát triển. (Đặng Nguyên Anh, Về vai trò của di cư nông thôn - đô thị, Tạp chí xã hội học, số 1/1997). Một nhóm nghiên cứu gồm Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Thị Minh Đức, Lê Ngọc Hùng, Lê Khanh, Hoàng Mộc Lan, Nguyễn Hồi Loan, Nguyễn Hữu Thụ cùng với tổ chức cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển (Save the Children Sweden) đã tiến hành nghiên cứu về trẻ em làm thuê, giúp việc gia đình ở Hà Nội năm 2000. Công trình nghiên cứu này đã đề cập một cách khá toàn diện về chân dung những trẻ em làm thuê giúp việc trong các gia đình ở Hà Nội, về nhu cầu, tính chất của lao động thuê mướn, quan hệ xã hội đến nhận thức, thái độ của các em… Qua bài “ Đi làm ăn xa – phương thức tăng thu nhập gia đình” nghiên cứu thực tiễn tại xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam của Nguyễn Ngọc Diễm và Nguyễn Thị Minh Châu. Ta thấy rằng phần lớn những người đi là ăn xa điều do điền kiện gia đình nghèo khó và trình độ tay nghề thấp vì vậy họ chọn con đường đi làm ăn xa để có thu nhập cao cho gia đình, vì những người di làm ăn xã họ vẫn là thành viên của hộ gia đình có khả năng lao động việc đi làm xa chỉ mang tính chất di cư tạm thời họ vẫn giữ liên hệ với gia đình mình chặt chẽ. Chính vì đi làm ăn xa nên có sự ảnh hưởng đến mức sống hộ gia đình rất lớn nhìn chung nam giới có xu hướng đi làm ăn xa nhiều hơn so với nữ giới. Bởi vì những người làm ăn xa nam giới có nhiều thuận lợi hơn so với nữ, chẳng hạn như việc làm, điều kiện sống xã nhà, công việc ở nhà người phụ nữ đảm đương cũng có nhiều thuận lợi hơn như việc nuôi dạy con cái quán xuyến các cộng việc nội trợ ngay cả việc làm nông. Nghiên cứu đã cho thấy thu nhập những người đi làm ăn xa gửi về góp phần tăng thu nhập hộ gia đình và góp phần xóa nghèo cho hộ gia đình đó, nhìn chung khi so sánh với các hộ gia đình không có người đi làm ăn xa thì mức sống của họ cũng khá hơn nhiều. Những đóng góp   11
  12. của người làm ăn xa không chỉ đơn thuần giúp tăng thu nhập gia đình bằng số tiền gửi về mà từ nguồn đóng góp đó nó đồng thời tạo những điều kiện làm thay đổi diện mạo ở địa phương. Phân tích các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về làn sóng di dân quốc tế, xuất khẩu lao động tìm việc làm cho thấy vấn đề này đã được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau: nguyên nhân di cư, đặc điểm, tính chất, thu nhập của công việc, các lứa tuổi, giới tính người lao động, những ảnh hưởng tích cực và hậu quả của hiện tượng xã hội này. Tuy vậy, qua phân tích các công trình nghiên cứu cũng cho thấy các khía cạnh ảnh hưởng của di cư lao động nói chung và xuất khẩu lao động nói riêng đến mức sống của các hộ gia đình như: thu nhập, chi tiêu, mối quan hệ gia đình…còn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm, nếu không nói là còn bỏ ngỏ. Đây là vấn đề quan trọng vì những khía cạnh này có liên quan trực tiếp tới hành vi lao động của những người đi xuất khẩu lao động… Với mục tiêu ổn định và phát triển đời sống kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, việc nghiên cứu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình là điều rất cần thiết. Nghiên cứu này có thể diễn ra trên nhiều mặt như tìm hiểu sự thay đổi thu nhập, chi tiêu, nhu cầu tìm kiếm các loại hình lao động của họ ra sao, đời sống tình cảm của người lao động trong thời gian đi xuất khẩu lao động, thái độ của họ đối với công việc của mình, tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của gia đình. 2.3. Xuất khẩu lao động và kiều hối Vấn đề xuất khẩu lao động là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. *Xuất khẩu lao động được hiểu là đưa người lao động (bao gồm công nhân kĩ thuật, kĩ sư, chuyên gia, những người đã có tay nghề qua đào tạo…) ra nước ngoài làm việc nhằm tăng thu nhập về ngoại tệ cho đất nước, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động. Xuất khẩu lao động là một hình thức di chuyển lao động từ nước có nhân lực dồi dào, chủ yếu là các nước đang phát triển sang các nước thiếu lao động, thường là các nước có nền kinh tế phát triển. Đối với một nước dân số vào khoảng 84 triệu dân, với trên một nửa là số người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6% và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên 20%, thì xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa. Ngoài khái niệm về xuất khẩu lao động thì còn có một số khái niệm liên quan đến vấn đề này như: mức sống, hộ gia đình, kiều hối. Nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng một số khái niệm liên quan như sau: * Kiều hối là tiền bạc được di chuyển từ những người đang trú ngụ hay là lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ tại quê hương. Hay kiều hối cũng được hiểu là tiền do người sống và làm việc ở nước ngoài chuyển về đất nước của họ. Theo như World Bank định nghĩa: kiều hối là bao gồm các khoản tiền chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản tiền chuyển (ròng). Dựa trên nghiên cứu, đánh giá một số yếu tố tác động của kiều hối tới sự phát triển kinh tế   12
  13. Việt Nam của TS. Đỗ Kim Hảo cho thấy kiều hối giúp nâng cao nhận thức của người phụ nữ trong gia đình, thực hiện kế hoạch hóa và giảm tỷ lệ sinh đẻ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Kiều hối cũng có tác động tích cực đến dịch vụ chăm sóc y tế, tăng cường sức khỏe cho người dân, đặc biệt tại các quốc gia có hệ thống y tế kém phát triển. Nghiên cứu của WB năm 2006 tại các quốc gia Mỹ La tinh cho thấy, một trong những động cơ quan trọng để những người dân sống làm việc tại nước ngoài chuyển tiền về nước là để trang trải các chi phí chăm sóc y tế. *Khái niệm mức sống: là một khái niệm, phạm trù kinh tế - xã hội đặc trưng mức thoả mãn nhu cầu về thể chất, tinh thần và xã hội của con người. Được thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu số lượng và chất lượng của các điều kiện sinh hoạt và lao động của con người. Một mặt mức sống được quyết định bởi số lượng và chất lượng của cải vật chất và văn hoá dùng để thoả mãn nhu cầu của đời sống; mặt khác, được quyết định bởi mức độ phát triển bản thân nhu cầu của con người. Mức sống không chỉ phụ thuộc vào nền sản xuất hiện tại mà còn phụ thuộc vào quy mô của cải quốc dân và của cải cá nhân đã được tích luỹ. Mức sống và các chỉ tiêu thể hiện nó là do tính chất của hình thái kinh tế - xã hội quyết định. Do vậy nói đến mức sống thì không đơn thuần chỉ là khía cạnh kinh tế vật chất mà nó bao hàm cả yếu tố về mặt tinh thần liên quan đến sự ổn định – phát triển xã hội nói chung và từng hộ gia đình nói riêng. Có rất nhiều khái niệm về mức sống tuy nhiên khái niệm trên được chúng tôi lựa chọn sử dụng trong đề tài vì nó chỉ rõ những khía cạnh liên quan tới mức sống: nhu cầu về của cải vật chất, tinh thần…Đồng thời nó chỉ ra được mức sống không đơn thuần là phạm trù kinh tế mà nó bao gồm cả khía cạnh xã hội. Vận dụng điểm này giúp chúng tôi phân tích sâu hơn về ảnh hưởng của xuất khẩu lao động tới mức sống các hộ gia đình. *Khái niệm hộ gia đình: Hộ là một nhóm cùng huyết tộc, sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà, ăn chung và có chung một ngân quỹ (Viện kinh tế học, 1995). Như vậy, gia đình là cơ sở của hộ nói chung. Gia đình - một loại hình hộ - chứa đựng các yếu tố để hình thành những loại hình hộ mở rộng khác. Chính ở điểm này mà người ta thường lẫn lộn giữa hộ với gia đình, nên đã nảy sinh thuật ngữ “Hộ gia đình”. Thực ra là cách nói trùng lặp những nội dung khác nhau của hộ và gia đình. Các nhà kinh tế học, xã hội học đưa ra 3 tiêu chuẩn để phân biệt hộ và gia đình: quan hệ hôn nhân, huyết thống và thân tộc; cư trú chung; có chung cơ sở kinh tế. Gia đình là khái niệm dựa trên tiêu chí thứ nhất, hai tiêu chí sau không nhất thiết phải có, bởi vì những thành viên trong gia đình khi đến tuổi trưởng thành có thể sinh sống ở nhiều địa điểm khác nhau. Họ thành lập những gia đình mới độc lập về kinh tế. tuy vậy, họ vẫn được coi là người trong một gia đình. (Vũ Tuấn Anh, Trần Thị Vân Anh, 1997). Ở Việt Nam cho tới nay chưa có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu hộ. Hầu như từ trước tới nay, người ta mặc nhiên thừa nhận “Hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”. Tuy vậy theo chúng tôi, với khái niệm hộ gia đình nêu trên có thể phản ánh phần nào tính chất, đặc điểm của hộ gia đình khác với đặc điểm của gia đình nói chung và lấy đó làm căn cứ nhận diện.   13
  14. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Để tìm hiểu ảnh hưởng của xuất khẩu lao động tới mức sống người dân tại thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương chúng tôi khảo sát tổng số mẫu được chọn ngẫu nhiên là 30 hộ gia đình cho bảng hỏi định lượng, 5 cuộc phỏng vấn sâu và 2 cuộc thảo luận nhóm, trong đó một cuộc thảo luận nhóm thực hiện đối với hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động, một cuộc với hộ gia đình không có người đi xuất khẩu lao động. Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính và định lượng phục vụ đề tài: “Ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến mức sống các hộ gia đình ở khu vực nông thôn” (Nghiên cứu trường hợp tại xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) được tiến hành tháng 3 năm 2012, sau đây là một số phân tích ban đầu rút ra từ cuộc điều tra. 3.1. Thực trạng xuất khẩu lao động tại thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương Quá trình khảo sát địa bàn thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ cho thấy hoạt động nông nghiệp đã phát triển trong những năm gần đây nhưng nhìn chung người nông dân chưa được tiếp cận với nhiều máy móc hiện đại. Nhiều hộ cho thuê máy để cày xới, nhưng một số hộ vẫn dùng sức trâu, bò, tận dụng phân chuồng làm phân bón… Ngoài ra, các công việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch đều làm thủ công, tận dụng sức người lớn; hơn nữa điều kiện khí hậu khắc nghiệt, kênh tưới tiêu chưa đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây trồng, nhiều loại sâu bệnh phát triển…do đó hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp còn thấp. Theo số liệu thống kê từ Ủy ban nhân dân xã Tân Kỳ cung cấp cho thấy sự phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và toàn xã nói chung có xu hướng tăng lên so với trước đây nhưng chưa rõ rệt vì điều kiện sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp còn gặp nhiều hạn chế. Ví dụ như tình trạng thừa lao động nhưng thiếu việc làm mang lại thu nhập ổn định, thiếu đất, thiếu vốn sản xuất, trình độ học vấn chưa cao nên công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh. Trong khi đó nhu cầu vật chất và tinh thần của các thành viên luôn cần được đáp ứng mỗi ngày. Do vậy, mong muốn cải thiện mức sống đã thúc đẩy người dân nơi đây tìm kiếm việc làm để nâng cao thu nhập giúp trang trải cuộc sống gia đình. Một trong những biện pháp cải thiện tình trạng này là việc đi xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là một hình thức di chuyển lao động từ nước có nhân lực dồi dào, chủ yếu là các nước đang phát triển sang các nước thiếu lao động - các nước có nền kinh tế phát triển. Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại nguồn thu nhập cho gia đình. Hơn nữa, nó còn tạo điều kiện cho người lao động học hỏi được những kinh nghiệm làm việc trong nền công nghiệp, nâng cao tay nghề và tác phong làm việc cho người lao động... Thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, Tứ Kỳ là một minh chứng tiêu biểu cho việc người dân đi xuất khẩu lao động. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Vì thế, xuất khẩu lao động tại xã Tân kỳ- huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương trong nhiều năm trở lại đây đang có chiều hướng gia tăng và những người đi xuất khẩu lao động sẵn sàng làm bất cứ công việc ở nước ngoài nào để có nguồn thu nhập gửi về gia đình. Nhưng cũng có trường hợp thì ngược lại, một số hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động trong thôn thì đã gặp rất nhiều những khó khăn và rủi ro. Vì vậy, họ không tìm được công việc ổn định, thu   14
  15. nhập thấp không đủ tiền gửi về gia đình để trang trải nợ nần và mức sống của cả gia đình giảm xuống. Người đi xuất khẩu lao động hầu hết nằm trong độ tuổi lao động. Số liệu điều tra hộ gia đình và kết quả thảo luận nhóm cho thấy người đi xuất khẩu lao động chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 18 đến 41 tuổi, tiếp theo là nhóm tuổi từ 42- 46 tuổi. Thêm vào đó, hiện tượng đi xuất khẩu lao động diễn ra mạnh nhất vào khoảng những năm 2003, 2004. Qua nghiên cứu ảnh hưởng xuất khẩu lao động tại xã Tân Kỳ- huyện tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương chúng tôi đã thống kê độ tuổi người đi xuất khẩu lao động như sau: Bảng 1. Tuổi và trình độ học vấn của những người đi xuất khẩu lao động: Độ tuổi Số lượng Phần trăm Trình độ Số lượng Phần trăm 16% 4 6 24% 18 – 25 5/12 32% 8 7 28% 26 – 33 9/12 40% 10 9 36% 34 – 41 11/12 12% 3 3 12% 42 – 46 12/12 100% 25 25 100% Tổng Tổng Nguồn số liệu điều tra Từ số liệu bảng 1 cho thấy người đi xuất khẩu lao động tập trung chủ yếu vào độ tuổi trung niên từ 34 – 41 tuổi (40%). Tuy nhiên ở độ tuổi này ít người có xu hướng quay trở về quê hương để sinh sống và tái sản xuất, mà họ muốn ở lại để kéo dài thời gian làm việc bên nước ngoài. Do tiền công cao, chế độ ưu đãi tốt, người lao động mong muốn ở lại kiếm thêm thu nhập gửi tiền về trang trải cuộc sống gia đình, làm giàu quê hương. Số lượng người đi xuất khẩu lao động ở độ tuổi 18 đến 25 và từ 26 đến 33 lần lượt chiếm 16% và 32%. Quá trình đi tìm hiểu tại địa phương đã cho thấy trình độ học vấn của người đi xuất khẩu lao động nhìn chung ở mức trung bình. Số lượng người đi xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề chiếm số ít (12%). Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người đi xuất khẩu lao động ở mức phổ thông chiếm tỷ lệ lớn nhất là 36%. Tương ứng với trình độ học vấn này thì công việc họ đảm nhận bên nước ngoài thường có tính chất nặng nhọc, cường độ làm việc cao, cần sức lao động nhiều như làm công nhân khuân vác đồ ở công ty xây dựng, công nhân mỏ, thợ sắt, thợ xây… Hơn thế nữa trình độ học vấn cũng là yếu tố quyết định tới việc họ kéo dài thời gian đi xuất khẩu lao động sang nước khác.   15
  16. Hộp 1: Trình độ học vấn và thời gian làm việc Những người có trình độ học vấn và tay nghề cao thường ở lại đó với thời gian lâu hơn (từ 5- 10 năm), còn người có trình độ học vấn hết cấp 1, cấp 2 thì khi kết thúc hợp đồng lao động là quay trở về gia đình. Trong số những người đi xuất khẩu lao động rất ít người có trình độ học vấn cao trên đại học, chỉ chiếm khoảng từ 5-10%. Hơn nữa, đặc thù công việc bên đó cũng yêu cầu phải có tay nghề và trình độ nhất định mới có thể làm được. Ví dụ như lắp ráp máy móc, thiết kế mạng điện thì họ chỉ nhận những người có trình độ 12/12 trở lên. Chế độ quản lý lao động nghiêm ngặt của nước sở tại khiến họ ít có cơ hội được về thăm nhà thường xuyên, thậm chí là không có ngày nghỉ lễ…(Phỏng vấn sâu lãnh đạo, thôn Ngọc Lâm) Xu hướng nam giới đi xuất khẩu lao động nhiều hơn nữ giới đi xuất khẩu lao động, phần lớn là những người đã kết hôn hoặc số ít là nam thanh niên chưa kết hôn sang đó làm công nhân trong các nhà máy xí nghiệp, vừa học vừa làm thêm... Bảng 2. Tình trạng kết hôn và giới tính của những người đi xuất khẩu lao động. Tình trạng Số lượng Phần trăm Giới tính Số lượng Phầm trăm kết hôn 16 64% Nam 17 68% Kết hôn 9 36% Nữ 8 32% Độc thân 25 100% Tổng 25 100% Tổng Nguồn số liệu điều tra: Trong số những người đi xuất khẩu lao động, những người đã kết hôn (64%) chiếm tỷ lệ lớn hơn những người sống độc thân (36%). Đặc biệt hơn nữa, nam giới nhìn chung có xu hướng đi xuất khẩu lao động nhiều hơn so với nữ giới. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện và cơ hội việc làm thường ưu tiên cho nam nhiều hơn nữ, ví dụ như đặc thù, tính chất công việc, điều kiện sống xa nhà… Đa phần người lao động là nam giới phải làm việc ở những môi trường nặng nhọc, vất vả hơn như là nhà máy, công xưởng sản xuất, công trình xây dựng… còn lao động nữ làm giúp việc ở các gia đình, cửa hàng thẩm mỹ, bán hàng thuê… với thu nhập không cao. Điều đó thể hiện rõ qua số liệu điều tra ở bảng 2: tỷ lệ nam đi xuất khẩu lao động chiếm 68%, trong khi đó nữ chỉ chiếm 32%. Một yếu tố mà phần lớn người được hỏi đều thừa nhận đó là phụ nữ ở nhà có nhiều thuận lợi hơn so với đàn ông. Hầu hết các công việc nhà đều cần bàn tay người phụ nữ để quán xuyến, từ làm nông nghiệp cho đến chăm sóc, nuôi dạy con cái, nội trợ… Đàn ông là người đi làm ăn kinh tế, gia tăng thu nhập và nắm quyền quyết định trong gia đình. Hơn nữa, đa số những gia đình có người đi xuất khẩu lao động và các cá nhân đi xuất khẩu lao động đã quay trở về cho biết rằng ngay cả đối với việc đồng áng, trừ lúc thu hoạch là cần sức lực của người đàn ông, phần lớn các công việc như cấy, gặt, nhổ cỏ… đều phù hợp hơn với phụ nữ. Đối với trường hợp cả vợ và chồng đi xuất khẩu lao động thì những công việc này thường do người ở nhà đảm nhiệm. Công việc sản xuất, trồng trọt chuyển sang cho người thân quen trong gia đình, dòng họ.   16
  17. Bảng 3. Nước đi xuất khẩu lao động. Nước Số người Phần trăm 7 28% Hàn Quốc 6 24% Đài Loan 7 28% Malaysia 2 8% Indonesia 2 8% Nhật Bản 1 4% Nga 25 100% Tổng Nguồn số liều điều tra: Trong quá trình tìm hiểu về tình hình đi xuất khẩu lao động tại địa phương, nhóm nghiên cứu còn nhận thấy người dân ở đây chủ yếu đi xuất khẩu lao động sang các nước như: Malaysia (28%), Hàn Quốc (28%), Đài Loan (24%), Nhật Bản (8%)... (xem bảng 3). Sở dĩ như vậy vì các nước này hiện đang thu hút một lượng lớn người dân tại địa phương đi xuất khẩu lao động với thu nhập và mức độ uy tín cao. Bên cạnh đó, việc người dân lựa chọn nước đi xuất khẩu lao động cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ: công việc ổn định, thu nhập cao, có người thân ở bên nước sở tại, đảm bảo an toàn về trật tự an ninh hay không. Quan trọng hơn, tâm lý chung của hầu hết người lao động khi lựa chọn điểm đến đó là mức lương mà họ kiếm được cao hay thấp. Các quốc gia được chọn chủ yếu là thuộc khu vực Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… Đây là những nước có mức lương trả cho lao động tương đối cao và công việc ổn định. Hộp 2: Tiền lương nhận được ở từng nước là khác nhau “…Các cá nhân đi xuất khẩu lao động có thu nhâp dao động từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng/ tháng, đó là đi Malaysia, Đài Loan, còn đi Hàn Quốc với Nhật Bản hay LiBi thì tiền lương làm phải được 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ tháng, chẳng hạn như gia đình cô Thanh có con trai đi làm ở Hàn Quốc thu nhập 20 triệu đồng/ tháng…” (Thảo luận nhóm hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động) Người lao động nhận hợp đồng lao động từ 3-5 năm và hầu hết là do người quen giới thiệu, một số ít thuộc diện được gửi đi theo chính sách của địa phương. Những người đi làm ăn xa thường làm nhiều công việc khác nhau, có công việc phù hợp với nghề nghiệp sẵn có (nghề truyền thống của gia đình: mộc, nề, thêu ren..), nhưng cũng có người làm công việc mà họ chưa từng biết đến, hầu hết là việc làm tự do có thể thay đổi trong thời gian ngắn. Không chỉ vậy, điều khoản của hợp đồng lao động còn yêu cầu người lao động phải có tay nghề, chuyên môn làm việc, có khả năng giao tiếp bằng tiếng bản địa và nộp tiền đặt cọc trước khi sang bên đó. Chẳng hạn như muốn Malaysia, Đài Loan để lao động thì phải đặt cọc trước 100 – 150 triệu đồng tiền lệ phí, vé máy bay… cho công ty của nước sở tại.   17
  18. Mặt khác, việc người lao động xa nhà trong thời gian dài có ảnh hưởng không nhỏ tới công việc sinh hoạt, sản xuất của gia đình. Các thành viên ở nhà phải làm nhiều hơn những công việc mà trước đây họ từng đảm nhận. Nhưng đa phần họ đều đồng ý hoặc số ít không có ý kiến khi người thân đi xuất khẩu lao động. Bảng 4. Mức độ đồng ý của gia đình cho người thân đi xuất khẩu lao động Hộ gia đình Có người đi XKLĐ Không có người đi XKLĐ Số Phần Số Phần lượng trăm lượng trăm Rất không đồng ý 0 .0% 1 8.3% Không đồng ý 2 12.5% 5 41.7% Mức độ Không ý kiến 1 6.3% 0 .0% đồng ý Đồng ý 11 68.8% 6 50.0% Rất đồng ý 2 12.5% 0 .0% Nguồn số liệu điều tra: Khi tìm hiểu về mức độ đồng ý của gia đình khi cho các thành viên đi xuất khẩu lao động thì có 11 ý kiến đồng ý (68.8%), 2 ý kiến không đồng ý (12.5%) và 2 ý kiến rất đồng ý (12.5%). Điều này cũng chứng tỏ việc đi xuất khẩu lao động không chỉ là mong muốn của cá nhân người đi mà còn là cả gia đình với hy vọng cải thiện, thay đổi đời sống so với trước đây. Phần lớn người dân khi được hỏi tại sao lại đồng ý cho người thân của mình đi xuất khẩu lao động đều trả lời là do trình độ học vấn thấp nên đồng nghĩa với việc công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh; trong khi đó, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Một người phụ nữ có chồng đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc chia sẻ: Hộp 3: Đi xuất khẩu lao động vì đời sống còn nhiều khó khăn “…Tôi đồng ý cho chồng đi xuất khẩu lao động cũng chỉ vì mong muốn đời sống khấm khá hơn. Gia đình tôi có ba cháu vẫn đang đi học nên chi tiêu cho giáo dục rất tốn kém…Thu nhập ở tại gia đình trông vào mấy sào ruộng thì chẳng đủ ăn, không có trình độ thì chả xin làm được ở đâu…” (phỏng vấn sâu, nữ 39 tuổi) Những khó khăn ở nông thôn là nhân tố khiến những người dân nơi đây xem việc đi xuất khẩu lao động là một cách mưu sinh. Trong các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm, hầu hết các ý kiến đều xoay quanh những hạn chế về hoạt động sản xuất và thu nhập ở nông thôn dẫn đến việc người dân đi xuất khẩu lao động. Một cán bộ thôn cho biết: “…dựa vào tình hình chung của thôn Ngọc Lâm nói riêng và xã Tân Kỳ nói chung thì kinh tế còn thấp (…), đồng bằng chiêm trũng, cuộc sống khó khăn, người dân còn nghèo khó nên bắt buộc phải ra đi. Vì nhu cầu cuộc sống thôi. Với thời buổi bây giờ, giá cả hàng hóa leo thang, chỉ có người dân chúng tôi là thiệt thòi, phải xoay sở đủ mọi thứ: làm thế nào không mất mùa, làm sao có thu nhập trang trải cuộc sống... Ở bên đó họ có thể vừa học nghề vừa làm việc”. (Nam cán bộ, thôn Ngọc Lâm).   18
  19. Do vậy, phần lớn gia đình đều đồng ý cho người thân đi xuất khẩu lao động vì nhiều lý do như: mong muốn cải thiện kinh tế, tìm kiếm công việc ổn định, trau dồi kỹ năng, tay nghề. 3.2. K ều hối (Tiền gửi về của các hộ gia đình): Ki Đóng góp vào thu nhập chung của các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động là tiền gửi về từ người lao động làm việc tại nước ngoài. Thông qua số lượng tiền mà người lao động gửi về cho gia đình, xuất khẩu lao động đang góp phần điều chỉnh lại sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Cụ thể hơn nữa, tiền gửi về ảnh hưởng rõ rệt tới thu nhập của các hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động tại thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, Tứ Kỳ, Hải Dương. Hình 1. Tiền gửi về của hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động. 84.62 90 80 70 Có gửi tiền về 60 50 40 15.58 Không gửi tiền 30 về 20 10 0 Hộ gia đình có người đi XKLĐ Như vậy, theo kết quả điều tra thì đa phần hộ gia đình có người đi xuất khẩu lao động gửi tiền về cho gia đình (84.62%); còn 15.3 % hộ cho biết không nhận được tiền gửi về do gặp rủi ro trong lao động hoặc do bị bạn bè lôi kéo mà rơi vào tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc...Việc không nhận được đóng góp này cũng xuất phát từ nhiều lý do. Tìm hiểu nguyên nhân cho thấy, một số cá nhân chỉ mới bắt đầu đi làm ăn xa trong thời gian ngắn, chưa thể đóng góp cho gia đình; một số đi theo hợp đồng dài hạn, vì khoảng cách xa xôi nên chưa có điều kiện về thăm nhà... Hơn thế nữa việc chuyển tiền về cho gia đình cũng gặp không ít khó khăn vì đa số người lao động không nắm rõ được kênh chuyển tiền, gửi qua các tổ chức chính thức, phi chính thức của công ty hay ngân hàng. Gửi qua những tổ chức này thường mất phí cao mà thu nhập lúc mới đi không đáng kể, cộng thêm khoản phải trả lãi ngân hàng hàng tháng cũng là sức ép lớn đối với họ. Vì vậy, để gửi được tiền về cho gia đình, họ phải nhờ những người thân quen, tin cậy trong mỗi dịp có người về thăm nhà; với những trường hợp không có người quen thì phải đợi tới đợt được nghỉ phép họ mới có thể mang tiền về.   19
  20. Hộp 4: Gửi tiền về từ 3 – 4 lần/ năm “…Từ khi đi Nga anh và chị cũng thỉnh thoảng gửi tiền về (3- 4 lần/năm, do gửi qua ngân hàng phải mất phí nhiều nên số tiền được góp lại gửi về một lúc luôn hoặc khi có người thân về thì gửi về. Khoản tiền mà anh chị gửi về một năm khoảng 5 nghìn USD (100 triệu đồng/ năm). Với số tiền gửi về hàng năm đó tôi dùng vào việc trả nợ, tôn tạo nhà cửa( hiện nay là nhà 3 tầng), mua các vật dụng lâu bền trong nhà, nuôi con cháu ăn học”. (Phỏng vấn sâu nữ, 70 tuổi, nông dân). Kết quả điều tra cho thấy: Hình 2. Mức độ thường xuyên gửi tiền về: Đơn vị tính % 40 37.5 35 Không bao giờ 31.3 30 25 25 Hiếm khi (1 - 2 lần/ năm) 20 Thỉnh thoảng (3 15 - 4 lần/ năm) 10 Thường xuyên 6.3 5 0 Nguồn số liệu điều tra Qua biểu đồ có thể thấy tần suất gửi tiền về của người đi xuất khẩu lao động không cao. Cụ thể, đa phần người lao động thỉnh thoảng gửi tiền về cho gia đình (3 – 4 lần/ năm) chiếm 37.5%; một số ít người không gửi về (6.3%) do làm ăn thua lỗ, chưa trả hết nợ, chỉ có 4 hộ người thân thường xuyên gửi tiền về (25%); trường hợp hiếm khi gửi tiền về cho gia đình (1 – 2 lần/ năm) cũng chiếm tới 31.3 %. Hộp 5: Gửi tiền qua người thân “…Từ khi đi Nga, con tôi cũng thỉnh thoảng gửi tiền về (3- 4 lần/năm). Do gửi qua ngân hàng phải mất phí nhiều nên số tiền được góp lại gửi về cùng một lúc hoặc khi có người thân về thì nhờ mang về…. (Phỏng vấn sâu nữ, 70 tuổi, nông dân). Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt về mức độ thường xuyên gửi tiền về giữa nam và nữ; lượng tiền lao động nữ gửi về là nhiều hơn nam giới. Giải thích cho điều này phỏng vấn sâu một số nam thanh niên đi xuất khẩu lao động cho biết: “…Tôi và một số người bạn là nữ cùng đi xuất khẩu lao động tại một xí nghiệp may ở Malaysia. Tôi làm tháng 9 triệu còn họ làm tháng 8 triệu đồng, mặc dù tôi làm lương cao hơn nhưng tính ra lại không bằng, bởi vì cứ đến   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0