Đề tài:Các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài
lượt xem 23
download
Trong đời sống cũng như trong hoạt động thương mại, quan hệ hợp đồng là một quan hệ khá phổ biến. Trong mối quan hệ này, các bên thỏa thuận về những quyền và nghĩa vụ của nhau nhằm đạt được một mục đích nào đó. Hình thức ghi nhận các thỏa thuận này có thể bằng lời nói, hành vi hoặc văn bản giấy và được gọi là hợp đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài:Các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài
- Đề tài tham dự cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2010 Các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nước ngoài
- MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. i MỤC LỤC BẢNG BIỂU........................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................................iv LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... - 1 - CHƢƠNG 1: HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ......................................................................................................... 3 I. Hợp đồng điện tử ................................................................................................. 3 1.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử ................................................................... 3 1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử.................................................................... 3 1.3. Những khác biệt về Giao kết hợp đồng điện tử và Giao kết hợp đồng truyền thống......................................................................................................... 7 II. Hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ........................................................... 12 2.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ............................... 12 2.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ............................... 17 2.3. Chữ ký và bằng chứng về hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài nƣớc ngoài .................................................................................................................. 26 III.Tìm hiểu các quy định pháp luật của Hoa Kỳ về hợp đồng điện tử có yếu tố 3.1 Hoa Kỳ chƣa có đạo luật riêng về Hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài............ 26 3.2. Luật giao dịch điện tử đã thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử nhƣ hợp đồng truyền thống ............................................................................... 27 3.3. UETA đƣa ra quy định về trình tự giao kết hợp đồng điện tử ................... 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ................... -29- I. Nhận xét chung .................................................................................................. 30 1.1. Những thuận lợi và kết quả ........................................................................ 30 1.2. Những bất cập và nguyên nhân .................................................................. 32 II. Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ở VN............................................................................................... 35 2.1. Những quy dịnh liên quan đến khái niệm hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài .................................................................................................................. 35 2.2. Thực trạng những quy định về thủ tục giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ......................................................................................................... 37 http://svnckh.com.vn i
- 2.3. Những quy định về nội dung của hợp đồng điện tử ................................... 47 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI ................................................................................ 50 I. Dự báo xu hƣớng phát triển giao kết hợp đồng thƣơng mại điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ở Việt Nam ......................................................................................... 50 1.1. Cơ sở để dự báo .......................................................................................... 50 1.2. Số liệu để dự báo ........................................................................................ 58 II. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài .................................................................................................. 72 2.1. Phƣơng hƣớng chung ................................................................................. 72 III. Các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ................................................................ 77 3.1. Nhóm giải pháp sửa đổi các quy định của pháp luật VN về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ................................................................... 77 3.2. Nhóm giải pháp mới ban hành văn bản dẫn luật để hƣớng dẫn thực hiện giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài ............................................... 81 3.3. Nhóm giải pháp khác.................................................................................. 84 LỜI KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 http://svnckh.com.vn ii
- MỤC LỤC BẢNG BIỂU BIỂU ĐỒ Doanh thu từ TMĐT, giai đoạn từ 1997 đến 2008 Biểu đồ 1 Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm Biểu đồ 2 2004 – 2008 Quy mô doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch Biểu đồ 3 thƣơng mại điện tử BẢNG Thống kê sự tăng trƣởng lƣợng ngƣời sử dụng Bảng 1 Internet từ năm 2000 đến năm 2008 ở một số châu lục và thế giới. Danh sách một số hãng hàng không ở Việt Nam Bảng 2 cho phép tra cứu thông tin và đặt chỗ trực tuyến Chƣơng trình bán vé máy bay điện tử của một số Bảng 3 hãng hàng không ở Việt Nam Tính năng thƣơng mại điện tử của các trang web Bảng 4 Việt Nam HÌNH Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 Hình 1 Mức độ tham gia và kí đƣợc hợp đồng từ sàn Hình 2 giao dịch Thƣơng mại điện tửcủa doanh nghiệp năm 2008 HỘP Chƣơng trình bán vé máy bay điện tử của Việt Hộp 1 Nam Airline DANH MỤC VIẾT TẮT http://svnckh.com.vn iii
- Giao dịch thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B (Business to Business) Giao dịch thƣơng mại điện tử giữa doanh nghiệp với cá nhân B2C (Business to Consumer) Công nghệ thông tin CNTT Uỷ ban Liên Hợp quốc về Luật Thƣơng mại quốc tế UNCITRAL (United Nations Conference on International Trade Law) Diễn đàn Liên Hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) Luật thƣơng mại LTM Bộ luật dân sự Việt Nam BLDSVN Thƣơng mại điện tử TMDT Giao dịch điện tử GD ĐT Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade WTO Organization) http://svnckh.com.vn iv
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh thƣơng mại điện tử toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, giao kết hợp đồng truyền thống đang dần đƣợc thay thế bởi một phƣơng thức mới - giao kết hợp đồng điện tử. Giao kết hợp đồng điện tử giúp các doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí giao dịch, tiết kiệm đƣợc thời gian giao dịch, dễ dàng tiếp xúc đƣợc với các khách hàng và thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoàimột cách nhanh chóng và hiệu quả…Vấn đề khoảng cách địa lý vốn là trở ngại lớn trong giao kết hợp đồng truyền thống thì với giao kết điện tử đã bị xóa bỏ hoàn toàn. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và mở cửa hiện nay, giao kết hợp đồng điện tử không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể vƣơn ra thị trƣờng thế giới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể thực hiện đƣợc những hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài. Giao kết hợp đồng điện tử với khách hang trong nƣớc đòi hỏi các doanh nghiệp phải am hiểu về pháp luật, về nghiệp vụ, về kỹ thuật công nghệ khác xa với giao kết hợp đồng truyền thống. Giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài còn khó khăn hơn nhiều. Trong các khó khăn liên quan đến giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài, có khó khăn về cơ sở pháp lý. Những quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài có khác gì với các quy định về giao kết hợp đồng truyền thống? Pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này nhƣ thế nào? Có những bất cập nào và giải pháp nào để loại bỏ những bất cập đó? Những câu hỏi này đã khiến chúng tôi - những sinh viên ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Luật Kinh doanh quốc tế - quan tâm và quyết định tìm hiểu. Đây cũng chính là lý do để nhóm nghiên cứu chọn vấn đề: “Các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài. Những bất cập và giải pháp hoàn thiện” làm đề tài cho công trình nghiên cứu khoa học của mình. http://svnckh.com.vn 1
- 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu về những quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài và nêu bật những bấ t cập đó để những quy định này trở nên phù hợp hơn, đầy đủ hơn trong việc hƣớng dẫn các chủ thể Việt Nam giao kết hợp đồng điện tử với đối tác nƣớc ngoài. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy định của pháp luật về h ợp đồng điện tử, hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài và giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài. Phạm nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điên tử có yếu tố nƣớc ngoài, không ph ân tích việc thực hiện hay giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng điện tử. Phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng giới hạn chỉ ở các hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài trong lĩnh vực thƣơng mại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên việc áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp nhƣ: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp dẫn chiếu tới các luật và cam kết quốc tế nhƣ cam kết gia nhập WTO của Việt Nam…nhằm đạt đƣợc yêu cầu đặt ra đối với bài nghiên cứu. 5. Bố cục của đề tài Bài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo có kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Hợp đồng điện tử và hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài Chƣơng 2: Thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài http://svnckh.com.vn 2
- CHƢƠNG I: HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI I. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 1.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử Luật Giao dịch điện tử của Việt Nam năm 2005 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng đƣợc thiết lập dƣới dạng thông điệp dữ liệu theo Quy định của Luật này”1. Cũng theo quy định của Luật Giao dịch điện tử năm 200 5, “thông điệp dữ liệu’ đƣợc hiểu là “thông tin đƣợc tạo ra, đƣợc gửi đi, đƣợc nhận và lƣu trữ bằng phƣơng tiện điện tử”.2 Theo đó, “phƣơng tiện điện tử là phƣơng tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tƣơng tự”.3 Từ những điểm nêu trên, trong thự tế, khái niệm về hợp đồng điện tử đã định đƣợc trong Luật của các nƣớc. Ví dụ, Theo điều 11(1) Luật mẫu về Thƣơng mại điện tử của UNCITRAL năm 1996. “Hợp đồng điện tử đƣợc hiểu là hợp đồng đƣợc hình thành thông qua việc sử dụng các phƣơng tiện truyền dữ liệu điện tử.” 1.2. Đặc điểm của hợp đồng điện tử Là một hợp đồng, hợp đồng điện tử có nhiều điểm giống hợp đồng truyền thống. Đó là: -Hợp đồng điện tử cũng là sự thoả thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Về điều này, điều 308 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 đã khẳng định: “sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau”. Dù là hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử, dù là hợp đồ ng đƣợc giao kết bằng lời nói, bằng hành vi, bằng văn bản hay bằng các phƣơng tiện điện tử thì điều quan trọng là hợp đồng chỉ hình thành nếu các bên giao kết đạt đƣợc sự 1 Điều 33 Luật giao dịch điện tử năm 2005 2 Điều 4 khoản 12 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 3 Điều 4 khoản 10 Luật giao dịch điện tử năm 2005 http://svnckh.com.vn 3
- thoả thuận rõ ràng, cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Trong đó sự thống nhất ý chí giữa các bên đƣơng sự là điều quan trọng nhất làm nên hợp đồng, cho dù là hợp đồng truyền thống hay hợp đồng điện tử. -Hợp đồng điện tử khi giao kết và thực hiện, chúng đều phải dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định và phải tuân thủ những quy định l iên quan đến hình thức của hợp đồng, chủ thể của hợp đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, quy trình giao kết hợp đồng, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp phát sinh, nếu có. -Khi giao kết hợp đồng điện tử, các bên giao kết hợp đồng điện tử phải tuân thủ nguyên tắc giao kết hợp đồng. Có hai nguyên tắc giao kết hợp đồng là nguyên tắc “tự do giao kết hợp đồng nhƣng không đƣợc trái pháp luật, đạo đức xã hội” và nguyên tắc “tự nguyện, bình đẳng, thịên chí, hợp tác, trung thực và nga y thẳng”. Hai nguyên tắc này đƣợc quy định tại điều 389 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006). Hai nguyên tắc này đƣợc áp dụng cho tất cả các loại hợp đồng, kể cả với hợp đồng điện tử. -Việc thể hiện hợp đồng điện tử phải tuân theo 3 nguyên có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng. Nguyên tắc thứ nhất là nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng: đúng đối tƣợng, số lƣợng, chất lƣợng, chủng loại, thời hạn, phƣơng thức và các thoả thuận khác; Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách trung thực theo tih thần hợp tác và các bên cùng có lợi, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; Và nguyên tắc thứ ba là nguyên tắc không đƣợc xâm phạm đến lợi ích của Nhà nƣớc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác (điều 412, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005).4 Ngoài những đặc điểm nêu trên, hợp đồng điện tử còn có một số điểm riêng mà các hợp đồng truyền thống không có. Đó là: Về chủ thể Trong hợp đồng điện tử, ngoài chủ thể là các chủ thể tham gia giao kết nhƣ đối với hợp đồng truyền thống (ngƣời bán, ngƣời mua, v.v…) đã xuất hiện các bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử. Đó là các nhà cung cấp các dịch 4 Mục 7 chƣơng XVII từ Đ388 đến Đ427 và chƣơng XVIII từ Đ 428 đến Đ 589 Bộ Luật Dân sự Năm 2005 http://svnckh.com.vn 4
- vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Những bên thứ ba này có nhiệm vụ truyền đi, lƣu trữ các thông tin giữa các bên giao kết hợp đồng điện tử. Với đặc thù giao kết dƣới dạng các phƣơng tiện điện tử, việc giao kết hợp đồng điện tử sẽ gặp rủi ro nếu không có các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Các nhà cung cấp dịch vụ mạ ng có trách nhiệm duy trì hệ thống mạng (mạng nội bộ của doanh nghiệp cũng nhƣ mạng quốc gia) luôn ở trong tình trạng hoạt động tốt với với cơ chế 24/24 giờ. Hệ thống mạng trục trặc lập tức sẽ ảnh hƣởng tới việc giao kết hợp đồng điện tử ở phạm vi từng đơn vị, từng doanh nghiệp…cũng nhƣ ở phạm vi quốc gia. Còn cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và tạo ra đƣợc một cơ chế để cung cấp bằng chứng sao cho các hợp đồng điện tử không thể bị giả mạo và không thể bị phủ nhận khi tranh chấp phát sinh. Chính vì vậy, đối với hợp đồng điện tử, chừng nào hệ thống mạng có trục trặc, chừng nào các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử chƣa đƣợc thành lập, thậm chí đƣợc thành lập nhƣng chƣa hoạt động thì chừng đó, việc giao kết hợp đồng điện tử cũng nhƣ việc thực hiện hợp đồng điện tử cũng khó có thể thành công. Rủi ro sẽ là rất lớn nếu chƣa có ngƣời thứ ba này tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng điện tử. Những ngƣời thứ ba này không tham gia trực tiếp vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia một cách gián tiếp với tƣ cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Địa vị pháp lý của họ, với tƣ cách là các chủ thể tham gia gián tiếp vào một khâu của quá trình giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử cần phải đƣợc quy định trong luật. Đây là điểm làm nên sự khác biệt của giao kết hợp đồng điện tử. Về nội dung Về nội dung, hợp đồng điện tử có một số điểm khác biệt với hợp đồng truyền thống. Những điểm khác biệt đó là: -Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý thông thƣờng (địa chỉ bƣu điện) hợp đồng điện tử còn có địa chỉ e-mail, địa chỉ website, địa chỉ xác định nơi, ngày giờ gửi fax…Những địa chỉ điện tử này có ý nghĩa rất lớn để xác định tính hiện hữu, sự http://svnckh.com.vn 5
- tồn tại thật sự của các bên giao kết hợp đồng với tƣ cách là chủ thể của việc giao kết hợp đồng điện tử. -Các quy định về truy cập, cải chính thông tin điện tử (ví dụ nhƣ việc thu hồi hay huỷ một đề nghị giao kết hợp đồng trên mạng internet…) -Các quy định về chữ ký điện tử hay một cách thức khác ( nhƣ mật khẩu, mã số…) để xác định đƣợc các thông tin có giá trị về các chủ thẻ giao kết hợp đồng. -Việc thanh toán trong các hợp đồng điện tử cũng thƣờng đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện điện tử. Vì vậy, trong hợp đồng điện tử thƣờng có những quy định chi tiết về phƣơng thức thanh toán điện tử, ví dụ nhƣ việc thanh toán bằng thẻ tín dụng, viêc bảo mật các thông tin liên quan đến thẻ tín dụng cho khách hàng… Về quy trình, thủ tục giao kết Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống. Một hợp đồng truyền thống, đặc biệt là hợp đồng thƣơng mại truyền thống, sẽ đƣợc giao kết bằng việc các bên trực tiếp gặp nhau hay trao đổi với nhau bằng các phƣơng tiện “giấy tờ”, “vật chất” và ký bằng chữ ký tay. Còn một hợp đồng điện tử sẽ đƣợc giao kết bằng phƣơng tiện điện tử và hợp đồng sẽ đƣợc “ký” bằng chữ ký điện tử. Đôi khi, việc giao kết hợp đồng điện tử đƣợc thực hiện chỉ bằng một thao tác “ấn chuột” vào một lệnh đặt mua. Vậy là hình thành hợp đồng. Hai phƣơng thức giao kết hoàn toàn khác nhau sẽ làm phát sinh những điểm khác biệt lớn liên quan đến quy trình giao kết: việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng điện tử sẽ trở nên khó khăn hơn với hợp đồng truyền thống vì thời điểm “gửi” và “nhận” một thông điệp dữ liệu (chính là một chào hàng hay một chấp nhận chào hàng) trở nên khó xác định trong môi trƣờng điện tử. Việc tạo lập một chữ ký điện tử hay việc áp một “con dấu” sẽ không thể thực hiện nhƣ đối với hợp đồng truyền thống… Về luật điều chỉnh -Về luật điều chỉnh, ngoài các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự sẽ đƣợc áp dụng cho cả hợp đồng truyền thồng và hợp đồng điện tử, do tính chất đặc thù của hợp đồng điện tử và do những vấn đề kỹ thuật công nghệ đặc biệt (hay http://svnckh.com.vn 6
- chính là các rủi ro về mặt công nghệ) nảy sinh trong quá trình giao kết và thực hiện các hợp đồng điện tử mà loại hợp đồng này thƣờng còn phải đƣợc đặc biệt điều chỉnh bởi một hệ thống quy phạm pháp luật đặc thù, dành r iêng cho hợp đồng điện tử. Đó là những quy định về hợp đồn điện tử. Điều đó giải thích tại sao để phát triển hoạt động thƣơng mại nói chung và tăng cƣờng giao kết hợp đồng điện tử nói riêng, ở phạm vi quốc gia hay quốc tế, các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xây dựng một khung pháp lý dành riêng cho hoạt động thƣơng mại điện tử trong đó có những quy định về việc giao kết hợp đồng điện tử…Và vì vậy, ngày nay, ở nhiều nƣớc, bên cạnh các đạo luật về hợp đồng truyền thống, ngƣời ta đã phải ban hành Luật gia o dịch điện tử, Luật về Giao kết hợp đồng điện tử, Luật về Thƣơng mại điện tử, Luật về chữ ký điện tử v.v… 1.3. Những khác biệt về Giao kết hợp đồng điện tử và Giao kết hợp đồng truyền thống 1.3.1. Khái niệm về giao kết hợp đồng điện tử Giao kết hợp đồng là thuật ngữ đƣợc Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 sử dụng để chỉ việc ký kết hợp đồng5. Vì vậy, giao kết hợp đồng điện tử là quá trình đàm phán, thuơng thảo, tạo lập và ký kết hợp đồng thông qua việc trao đổi các dữ liệu điện tử. Luật giao dịch điện tử năm 2005 của Việt Nam định nghĩa: “Giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng”6 1.3.2.. Thủ tục giao kết hợp đồng điện tử Về bản chất, việc “nhận” và “gửi” một chào hàng hay chấp nhận một chào hàng đƣợc thể hiện dƣới hình thức một thông điệp dữ liệu có tính chất khác với việc “gửi” và “nhận” một hình thức “vật chất” thông thƣờng. Vấn đề đƣợc đặt ra khi giao kết hợp đồng điện tử là: Khi nào chào hàng bắt đầu có hiệu lực, khi nào chấp nhận chào hàng đuợc coi là đã đƣợc gửi đi hay đã đƣợc nhận bởi ngƣời chào hàng? Vì chào hàng và chấp nhận chào hàng là những 5 Mục 7, chƣơng XVII, phần thứ ba Bộ luật Dân sự năm 2005 6 Điều 36 khoản 1, Luật Giao dịch điện tử năm 2005 http://svnckh.com.vn 7
- thông tin đƣợc tạo ra, đƣợc gửi đi, đƣợc nhận và đƣợc lƣu trữ bằng phƣơng tiện điện tử cho nên quá trình này thƣờng không cần có sự can thiệp trực tiếp của con ngƣời. Điều này dẫn đến một khó khăn trong việc xác định thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng. Thời gian giao kết hợp đồng là yếu tố quan trọng để xác định thời điểm hiệu lực của hợp đồng khi không có một thoả thuận nào khác của các bên. Còn địa điểm giao kết hợp đồng là một trong những căn cứ để xác định luật điều chỉnh các giao dịch trong hợp đồng quốc tế. Câu hỏi đầu tiên đƣợc đặt ra là, khi nào hợp đồng điện tử đƣợc coi là đã giao kết. Dù áp dụng thuyết tiếp thu hay thuyết tống phát7 thì cũng cần phải xác định thời điểm một thông điệp dữ liệu (ví dụ, một chấp nhận chào hàng) đƣợc “gửi” bởi ngƣời khời tạo (ngƣời đƣợc chào hàng) hay đƣợc nhận bởi ngƣời nhận (ngƣời chào hàng). Thời điểm gửi thông điệp số đi sẽ là thời điểm thông điệp số đƣợc chuyển ra ngoài hệ thống thông tin của ngƣời gửi, hay là thời điểm thông điệp đó đƣợc nhập vào hệ thống thông tin ngoài ngoài tầm kiểm soát của ngƣời gửi (đó có thể là hệ thống của một bên trung gian hay chính là hệ thống của ngƣời nhận). Còn thời gian nhận đƣợc thông điệp số là thời điểm thông tin đó nhập vào hệ thống thông tin của ngƣời nhận, khi nó đến máy chủ của ngƣời chào hàng, khi nó đƣợc tải về máy tính của ngƣời này, hay khi ngƣời chào hàng đọc nó? Các thời điểm này có thể khác nhau phụ thuộc vào thời điểm ngƣời chào hàng nối mạng (connect). Liên quan đến việc xác định thời điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu, có một số quan điểm nhƣ sau: 1. Khi quy định về thời điểm gửi thông điệp dữ liệu, khoản 1 điều 15 của Lu ật mẫu về Thƣơng mại điện tử năm 1998 của INCITRAL8 đã đề cập đến “ hệ thống thông tin” (“information systerm”)trên mạng nhƣ là môi trƣờng thông điệp đƣợc gửi đi. Điều này đã gián tiếp thể hiện quan điểm xem môi trƣờng mạng là môi trƣờng thông điệp dữ liệu đƣợc gửi đi 7 T huyết tống phát cho rằng một thông điệp có hiệu lực từ khi thông điệp đó đƣợc gửi đi (thuyết này tồn tại chủ yếu ở Anh, Mỹ và các quốc gia theo hệ t hống Common Law). Còn thuyết tiếp thu cho rằng một thông điệp chỉ có hiệu lực khi nó đến tay ngƣời nhận (các quốc gia theo hệ thống Civil Law, trong đó có Việt Nam, đều chấp nhận thuyết này) 8 Khoản 1 điều 15 Luật mẫu về Thƣơng mại điện tử năm 1998 của UN CITRAL: "Unless otherwise agreed between the originator and the addressee, the dispatch of a data message occurs when it enters an information system outside the control of the originator or of the person who sent the data message on behalf of the originat or". Trích từ trang 8 Tập 2 đề tài "Một số vấn đề pháp lý về giao dịch điện tử" năm 2003 của Đại học Luật TP.HCM. http://svnckh.com.vn 8
- 2. Khi quy định về thời điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu, khoản 1.a điều 15 Luật GDĐT thống nhất năm 1999 của Hoa Kỳ9 đã đề cập đến “hệ thống xử lý thông tin” (“information processing system”) trên mạng nhƣ là phƣơng tiện để gửi và nhận thông điệp dữ liệu. Điều đó cho phép suy ra rằng: Trong suy nghĩ của họ, thông điệp dữ liệu đƣợc gửi hoặc nhận qua mạng thông tin nên mới cần đến “hệ thống xử lý thông tin”để gửi và nhận. Nói cách khác, quan điểm gắn liền GDĐT với môi trƣờng mạng đã thể hiện khá rõ nét. 3. Khi quy định về thời điểm gửi và nhận “electronic communication”, điều 10 và 11 Luật GDĐT năm 2000 của New Zealand10 đã đề cập đến “hệ thống thông tin”(“informaiton system”) trên mạng nhƣ là phƣơng tiện để gửi và nhận. Thêm vào đó, họ không dùng từ “data message” (thông điệp dữ liệu), mà lại dùng từ “communication” (trao đổi) thể hiện quan điểm nhấn mạnh đến đặc tính truyền thông – truyền gửi thông tin qua mạng Internet và các mạng thông tin khác Khó khăn tƣơng tự cũng sẽ phát sinh khi xác định địa điểm giao kết hợp đồng. Ngƣời chào hàng và ngƣời đƣợc chào hàng có thể thực hiện việc trao đổi dữ liệu để giao kết hợp đồng điện tử ở mọi nơi, không nhất thiết phải ở tại trụ sở, hay tại nơi cƣ trú của mình. Các bên trong giao dịch thƣơng mại điện tử tiếp xúc với nhau trong một môi trƣờng ảo, một môi trƣờng “số hóa” nên mọi nơi mọi lúc đều có thể truy cập vào mạng để gửi và nhận thông điệp dữ liệu. Vậy địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu (nhằm xác định địa điểm giao kết hợp đồng) có phải là địa điểm các bên có mặt, một cách thực tế, khi gửi/nhận hay hay không? Một địa điểm nhƣ vậy sẽ đƣợc xác định và chứng minh nhƣ thế nào? Điều này dƣờng nhƣ khó có thể thực hiện đƣợc do tính phi biên giới và tính ảo của môi trƣờng điện tử. Và khi 9 Khoản 1.a điều 15 Đạo luật Giao dịch điện tử thống nhất năm 1999 của Hoa Kỳ: "Unless of otherwise agreed between the sender and the recipient, an electronic record is sent when it: (a) is addressed properly or otherwise directed properly to an information processing system that the recipient has designated or uses for the purpose of receiving electroni c records or information of the type sent and from which the recipient is able to retrieve the electronic record…". Trích từ trang 29 Tập 2 đề tài "Một số vấn dề pháp lý về giao dịch điện tử" năm 2003 của Đại học Luật TP.HCM. 10 Điều 10 và 11 Luật Giao dịch điện tử năm 2000 của New Zealand: "10. Time of dispatch (1) An electronic communication is taken to be dispatched at the time the electronic communication first enters an information system outside the control of the originator… 11. Time of receipt An electronic communications is taken to be received, - (a) in the case of an addressee who has designated an information system for the purpose of receiving electronic communications, at the time the electronic communication enters that information system; or (b)in any other case, at the time the electronic communication comes to the attention of the addressee." Trích từ trang 164, 165 Tập 2 đề tài "Một số vấn dề pháp lý về giao dịch điện tử" năm 2003 của Đại học Luật TP.HCM. http://svnckh.com.vn 9
- đã xác định đƣợc một địa điểm nhƣ vậy thì sẽ xảy ra trƣờng hợp địa điểm này lại không có mối liên hệ với các chủ thể tham gia, với nơi phát sinh nghĩa vụ hay với nơi thực hiện nghĩa vụ. Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra sẽ là cần xác định địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu nhƣ thế nào và theo nguyên tắc nào? 1.3.3. Chữ ký điện tử trong hợp đồng điện tử Chữ ký trong hợp đồng nhằm khẳng định sự đồng ý của các bên đối với các thoả thuận trong hợp đồng, để ghi nhận tính xác thực của thông tin chứa trong văn bản. Đối với hợp đồng điện tử, nếu hiểu chữ ký theo phƣơng pháp truyền thống thì không thể có hợp đồng. Vì vậy hợp đồng điện tử cần phải đƣợc”ký” bởi một chữ ký khác- “chữ ký điện tử” và chỉ rõ sự chấp thuận của bên ký kết về nội dung các thông tin trong văn bản. “Chữ ký điện tử” đƣợc định nghĩa là dữ liệu tồn tại dƣới dạng điện tử trong hoặc đi kèm với “văn bản điện tử” và chỉ rõ sự chấp thuận của bên ký kết về nội dung các thông tin trong “văn bản điện tử” đó.11 Giữa chữ ký điện tử và chữ ký truyền thống tồn tại một sự khác biệt khá lớn về chức năng. Chữ ký truyền thống có chức năng rất quan trọng, do đặc điểm của văn bản giấy mang lại. Chữ ký là bằng chứng chứng minh sự hiện diện của một chủ thể tại thời gian và địa điểm ký vào văn bản. Còn chữ ký điện tử thì khác. Ch ủ thể của giao dịch có thể lập trình sẵn một chƣơng trình để trả lời, hay ký kết các giao dịch nhất định. Khi đó, dù không có dù không có sự hiện diện của chủ thể thì hệ thống vẫn hoạt động bình thƣờng, vẫn “ký” vào “văn bản điện tử” và ràng buộc chủ thể đó. Với kỹ thuật nhƣ vậy, trong thƣơng mại điện tử , chữ ký điện tử có thể có nhiều loại khác nhau. Ví dụ, đó là chữ ký điện tử an toàn do một công ty cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử tin cậy phát hành hoặc chữ ký điện tử do các bên giao dịch tự tạo ra. Về mặt pháp lý, những chữ ký điện tử nhƣ vậy phải đƣợc thừa nhận nhằm nhằm tạo thuận lợi cho giao kết hợp đồng điện tử. Khi sử dụng chữ ký điện tử, cần phải bảo đảm các yêu cầu về công nghệ và pháp lý của chữ ký điện tử, tức là đảm bảo việc chữ ký đ iện tử đƣợc sử dụng là an toàn và thêt hiện ý chí rõ ràng của các bên về thông tin trong văn bản điện tử, hay 11 Điều 2 - Luật mẫu của UNCITRAL năm 2001 về chữ ký điện tử http://svnckh.com.vn 10
- nói cách khác cần có biện pháp nào để các bên có thể xác định đƣợc chữ ký điện tử của đối tác. Trong lĩnh vực này, cần có một cách thức nào đó man g tính kỹ thuật hoặc một cơ quan trung gian nhằm chứng thực tính xác thực và đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử. Cách thức này hoặc cơ quan này đƣợc hình thành nhằm cung cấp một chứng thực (certification) mang nhiều ý nghĩa cả về mặt pháp lý lẫn về mặt công nghệ. Đây là một vấn đề không phát sinh khi giao kết hợp đồng truyền thống nhƣng lại rất cần đƣợc quan tâm nhằm bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng điện tử đƣợc an toàn. 1.3.4. Vấn đề về bản gốc và lƣu trữ hợp đồng điện tử Các hợp đồng đƣợc ký kết theo phƣơng thức truyền thống thƣờng đƣợc kết thúc bằng nội dung nhƣ sau: “Hợp đồng này đƣợc làm thành 4 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ 2 bản”. Điều đó có nghĩa là, có 4 bản gốc của hợp đồng và mỗi bên giữ hai băn. Bản gốc là thể hiện tính toàn vẹn của thông tin chứa đựng trong văn bản, đảm bảo thông tin trong tài liệu không bị thay đổi. Để chứng minh hợp đồng, các bên thƣờng phải đƣa ra bản gốc của hợp đồng đó. Bản gốc của các hợp đồng truyền thống có vai trò rất quan trọng khi có tranh chấp phát sinh. Chúng là bằng chứng có tính quyết định về sự tồn tại hợp đồng giữa các bên. Đối với hợp đồng điện tử, vì hợp đồng đƣợc “thể hiện” qua các dữ liệu điện tử, các thông điệp số, mà các thông điệp số này có thể đƣợc sao, lƣu, phát tán trên mạng, do đó mà có thể tạo ra nhiều bản gốc. Vì vậy, khái niệm “bản gốc” và việc “lƣu trữ” hợp đồng điện tử trở nên khó khăn hơn so với một hợp đồng truyền thống. Hợp đồng điện tử thông thƣờng sẽ đƣợc “lƣu trữ” dƣới dạng thông điệp số mà không đƣợc thể hiện ra dƣới một hình th ức có thể “ sờ mó”, “cầm nắm” đƣợc. Làm thế nào để thông tin lƣu trữ đó không bị sửa đổi trong thời gian lƣu trữ? Đặc biệt, khi muốn tra cứu một bản gốc trong môi trƣờng điện tử cần phải sao thông điệp đó từ máy lƣu trữ về máy tra cứu rồi mới hiển thị. Nếu các thông điệp đó bị sửa đổi thì sẽ khó xác định đƣợc đâu là bản gốc. Muốn giải quyết đƣợc các vấn đề liên quan đến bản gốc của một hợp đồng điện tử cũng nhƣ trong các phƣơng tiện điện tử thì trƣớc tiên cần phải sử dụng một số biện pháp nhất định để đảm b ảo thông điệp số sẽ không bị thay đổi, đảm bảo đƣợc sự nguyên vẹn và tính chính xác. Đây là công http://svnckh.com.vn 11
- việc phức tạp, đòi hỏi có sự phối kết hợp chặt chẽ cả vấn đề kỹ thuật công nghệ với vấn đề pháp lý mà các bên giao kết hợp đồng điện tử không thể bỏ qua nếu mu ốn có đủ chứng cứ hợp lệ cho một vụ tranh chấp. 1.3.5. Sự tham gia của các cơ quan trung gian, các cơ quan chứng nhận Trong giao kết hợp đồng truyền thống không nhất thiết lúc nào cũng cần có sự tham gia của cơ quan trung gian. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng thƣờng chỉ cần chữ ký của hai bên là đủ. Trong những trƣờng hợp cần có cơ quan trung gian thì các cơ quan này thƣờng là cơ quan chứng nhận, chứng thực giá trị pháp lý của bản hợp đồn, nhƣ cơ quan công an, uỷ ban nhân dân phƣờng, công chứng nhà nƣớc, v.v… Trong thƣơng mại điện tử cũng nhƣ trong giao kết hợp đồng điện tử, các cơ quan trung gian lại là các cơ quan làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ mạng (có thể là các mạng nội bộ hay các mạng toàn cầu nhƣ Internet). Các cơ quan chứn g nhận là các cơ quan đƣợc thành lập nhằm thực hiện một số dịch vụ liên quan đến việc giao kết hợp đồng điện tử nhƣ xác thực hay chứng nhận (authentication -certification) chữ ký điện tử, bảo đảm cho các hình thức thanh toán điện tử… II. HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 2.1. Khái niệm về hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài Hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài trƣớc hết là hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài. Vì vậy, để hiểu thế nào là hợp đồng điện tử có yếu tố nƣớc ngoài, trƣớc hết cần hiểu về hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài. 2.1.1. Khái niệm hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài. Hợp đồng có yếu tố nƣớc ngoài là hợp đồng mang tính chất quốc tế. Tính quốc tế của hợp đồng điện tử đƣợc thể hiện ở chỗ chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sở Thƣơng mại ở các nƣớc khác nhau; hàng hoá dịch vụ là đối tƣợng của hợp đồng có thể đƣợc chuyển qua biên giới; đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ. http://svnckh.com.vn 12
- 2.1.2. Về nội hàm khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Khảo cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, có thể thấy từ xƣa tới nay, cả trong và ngoài nƣớc, trong văn bản pháp lý cũng nhƣ tác phẩm của các nhà luật học, kinh tế học đã xuất hiện quá nhiều tên gọi về loại hợp đồng này: “ hợp đồng mua bán trong tư pháp quốc tế, hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế...” Khi mà tên gọi khác nhau, thì cũng là lẽ thƣờng cho một thực tế là việc định vị nội hàm khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về mặt lý luận hiện vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Bỏ qua sự khác biệt về tên gọi, nhìn một cách tổng thể thì nhận thức về nội hàm khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của giới khoa học pháp lý đứng trƣớc một câu hỏi lớn: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán trong tƣ pháp quốc tế (nghĩa là bao gồm cả việc mua bán trong lĩnh vực dân sự - “dân sự” hiểu theo tinh thần Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 (BLDSVN 1995) và mua bán trong lĩnh vực thƣơng mại) hay chỉ là một phần của hợp đồng mua bán trong tƣ pháp quốc tế (nghĩa là chỉ là hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thƣơng mại nhƣng có yếu tố nƣớc ngoài)? Nhƣ vậy, về mặt lý luận hợp đồng mua bán hàng hóa quố c tế phải đảm bảo cần và đủ hai yếu tố: thứ nhất, là hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại; và thứ hai, hợp đồng này phải có yếu tố nước ngoài . Yếu tố nƣớc ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể rơi vào một trong ba trƣờng hợp giống nhƣ đối với hợp đồng trong Tƣ pháp quốc tế nói chung đó là: chủ thể, sự kiện pháp lý và đối tượng của hợp đồng12. Về mặt pháp luật thực định, do cách tiếp cận, nhu cầu, mục đích khác nhau mà pháp luật mỗi nƣớc, mỗi điều ƣớc quốc tế hay tập quán quốc tế c ó cách gọi tên và xác định nội hàm khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một cách phù hợp. Vì lẽ đó, việc phân tích, bình luận về tên gọi, nội hàm của khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở các văn bản pháp luật thực định cần phải trên quan 12 xem thêm Giáo trình Tƣ pháp quốc tế - Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2007. http://svnckh.com.vn 13
- điểm hết sức mềm dẻo và gắn với bối cảnh hình thành, mục đích, phạm vi điều chỉnh của văn bản ấy. Theo Điều 1 Phụ lục của Công ƣớc La Haye 1964 về luật thống nhất về mua bán hàng hóa quốc tế (Convention relating to a Uniform Law on the International Sale of Goods) thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa đƣợc ký kết giữa các bên có trụ sở thƣơng mại đóng trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau nếu có thêm một trong các điều kiện sau: Thứ nhất, hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp đồng vật đó đƣợc chuyên chở hoặc phải đƣợc chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác; Thứ hai, hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng đƣợc thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau; Thứ ba, việc giao hàng đƣợc thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi tiến hành hành vi chào hàng hoặc hành vi chấp nhận chào hàng. Công ƣớc Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods) không đƣa ra định nghĩa nào về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhƣng Điều 1 quy định: “1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau: a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc, b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này. 2. Sự kiện các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau không tính đến nếu sự kiện này không xuất phát từ hợp đồng, từ các mối quan hệ đã hình thành hoặc vào thời điểm ký hợp đồng giữa các bên hoặc là từ việc trao đổi thông tin giữa các bên. 3. Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này”. http://svnckh.com.vn 14
- Qua đó, có thể hiểu rằng, theo Công ước thì việc chủ thể của hợp đồng là các bên có trụ sở ở các nước khác nhau được coi là dấu hiệu xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hợp đồng. Tiếp tục làm rõ hơn vấn đề này, Điều 10 Công ƣớc quy định, nếu một bên có hơn một trụ sở thƣơng mại trở lên thì trụ sở thƣơng mại của họ sẽ là trụ sở nào có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán đƣợc vào bất kỳ lúc nào trƣớc hoặc vào thời điểm hợp đồng. Trong trƣờng hợp các bên không có trụ sở thƣơng mại thì sẽ lấy nơi cƣ trú thƣờng xuyên của họ làm căn cứ xác định. Bộ nguyên tắc của Unidroit (Viện thống nhất về tƣ pháp quốc tế) về hợp đồng thƣơng mại quốc tế 2004 (Principles of International Commercial Contracts - viết tắt là PICC) không đƣa ra quy định trực tiếp về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nhƣng phần bình luận về lời mở đầu của PICC (phần bình luận cũng là một phần của Bộ nguyên tắc hoàn chỉnh) đã chỉ rõ rằng tính chất quốc tế ( yếu tố nước ngoài) của một hợp đồng có thể đƣợc xác định bởi nhiều cách: Pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế đã và đang đƣa ra nhiều giải pháp để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng nhƣ dựa vào trụ sở hay nơi thƣờng trú của các bên tại các quốc gia khác nhau, áp dụng những tiêu chí mang tính chất tổng quát nhƣ hợp đồng có “các mối liên hệ mật thiết với hơn một quốc gia”, hợp đồng “đòi hỏi có sự lựa chọn giữa pháp luật của các quốc gia khác nhau”, hợp đồng “có ảnh hưởng đến các lợi ích trong thương mại quốc tế”. PICC không nhấn mạnh bất cứ tiêu chí nào trong số các tiêu chí trên, tuy nhiên quan niệm về tính quốc tế của hợp đồng cần phải đƣợc giải thíc h theo nghĩa rộng nhất có thể, chỉ không coi là hợp đồng không có tính quốc tế nếu nó không có bất kỳ một yếu tố quốc tế nào - nghĩa là tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia duy nhất. Đối với Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đƣợc biết đến trong nhiều văn bản với các tên gọi khác nhau nhƣ hợp đồng mua bán ngoại thƣơng (đƣợc ghi nhận trong Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31/07/1991 của Bộ Thƣơng nghiệp - nay là Bộ Công Thƣơng), hợp đồng mua bán hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngoài (ghi nhận trong Luật Thƣơng mại Việt Nam năm 1997 - sau đây http://svnckh.com.vn 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các quy định của pháp luật Việt Nam về dịch vụ Logistics và giải pháp hoàn thiện
102 p | 797 | 146
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: So sánh chế định giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam và theo Công ước Viên 1980
13 p | 309 | 57
-
Khóa luận tốt nghiệp: Các quy định của luật thương mại Việt Nam năm 2005 về hợp đồng dịch vụ và thực tiễn áp dụng
94 p | 244 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và tố tụng hình sự: Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
86 p | 322 | 50
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này
123 p | 279 | 43
-
Báo cáo " Thực trạng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về hệ thống hình phạt và phương hướng hoàn thiện "
12 p | 200 | 29
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quyền nhân thân của nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
283 p | 121 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thử việc theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
95 p | 39 | 20
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam
23 p | 142 | 16
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Lao động cưỡng bức theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam – Thực trạng và giải pháp
69 p | 138 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội tại BHXH tỉnh Quảng Ninh
87 p | 87 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 và các quy định của pháp luật quốc tế
139 p | 79 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
91 p | 35 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)
84 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về doanh nghiệp dân doanh ở Việt Nam
95 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Việt Nam
90 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng thi hành các quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam
88 p | 37 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
110 p | 55 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn