intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thử việc theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

41
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế "Thử việc theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh" phân tích các quy định pháp luật về thử việc, đồng thời nghiên cứu các nội dung liên quan đến người lao động và người sử dụng lao động khi giao kết thực hiện thử việc của người lao động và một số nội dung khác có liên quan. Từ đó đưa ra được các kiến nghị nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thử việc và hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thử việc theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN MỸ LINH THỬ VIỆC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN MỸ LINH THỬ VIỆC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM – THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ BÙI KIM HIẾU Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ: “Thử việc theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của mình. Các dẫn chứng có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây. Thể thức trình bày theo đúng quy định chung của thể thức văn bản và thể thức theo yêu cầu của cơ sở đào tạo. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nghiên cứu của mình. TP. HCM, ngày 8 tháng 8 năm 2022. Học viên Trần Mỹ Linh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo - TS. GVC. Bùi Kim Hiếu người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn thạc sĩ. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo của Trường cùng quý thầy cô giáo các Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức cả về lý luận và thực tiễn trong suốt quá trình học tập và thực hiện Luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành Luận văn thạc sĩ này.
  5. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài: THỬ VIỆC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM - THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Thử việc là một hoạt động quan trọng trong QHLĐ. Tuy nhiên, thực trạng pháp lý, tình hình áp dụng các quy định pháp luật về thử việc và cách thức giải quyết các tranh chấp thử việc hiện nay còn nhiều vướng mắc và bất cập. Vì vậy, tác giả quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Thử việc theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh”.  Mục tiêu nghiên cứu: tác giả phân tích các quy định pháp luật về thử việc, đồng thời nghiên cứu các nội dung liên quan đến NLĐ và NSDLĐ khi giao kết thực hiện thử việc của NLĐ và một số nội dung khác có liên quan. Từ đó đưa ra được các kiến nghị nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật thử việc và hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.  Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống pháp luật, phân tích luật viết để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về thử việc. Phương pháp phân tích huống, vụ việc để khảo sát thực tiễn, phương pháp phân tích, tổng hợp, RIA là các phương pháp khác được tác giả sử dụng trong bài luận văn.  Kết quả nghiên cứu: Tác giả đã phát hiện các bất cập trong quy định về thử việc, nhận biết và liệt kê các nguyên nhân làm nảy sinh vướng mắc khi áp dụng pháp luật về thử việc và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thử việc.  Kết luận và hàm ý: Luận văn có ý nghĩa đáng kể trong việc chỉ ra những tồn tại trong quy định thử việc và thực tiễn áp dụng pháp luật về thử việc. Thông qua nghiên cứu, tác giả đưa ra các đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về thử việc hướng đến việc cân bằng lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, đưa ra các phương hướng giải quyết khi xảy ra tranh chấp giữa NLĐ và NSDLĐ, bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ trong QHLĐ. Từ khóa: Thử việc, quy định về thử việc, thỏa thuận thử việc.
  6. iv THESIS’ ABSTRACT Title: PROBATION REFERS TO VIETNAMESE’S LABOUR LAW – PRACTICAL APPLICATION IN HO CHI MINH CITY  Reason for writing: Probation is one of the most important activities in labor relation. However, the current legal situation, application of legal provisions on probation and methods of resolving probationary disputes currently have a number of problems and inadequacies. Therefore, the author decided to choose the reseach topic "Probation refers to Vietnamese Labor Law - Practical application in Ho Chi Minh City".  Problem: The author analyzes the legal provisions on probation, at the same time studies the contents related to the employee and the employer when entering into the probationary period of the employee and a number of other related contents. After that, recommendations are made to contribute to improving the effectiveness of the application of the probationary law and perfecting the governing legal provisions on this issue.  Methods: The author uses methods of analysis, synthesis, comparison, legal system, analysis of written law to clarify the current legal provisions on probation. The method of analyzing the case, the case to investigate the reality, the method of analysis, synthesis, RIA are other methods used by the author in the thesis.  Results: The author discoveres inadequacies in the regulations on probation, identifies and lists the causes of problems when applying the law on probation, and makes recommendations to improve the law on probation.  Conclusion: The thesis has significant meaning in pointing out the shortcomings in the probation regulations and practical application of the law on probation. Through the research, the author makes suggestions to improve the legal provisions on probation in order to balance the interests between employees and employers, and provide solutions when disputes arise between employees and employers. , protect the rights and interests of employees in labor relations. Keywords: Probation, regulations on probation, probation agreement.
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. BLLĐ Bộ luật Lao động 2. BLDS Bộ luật Dân sự 3. HĐLĐ Hợp đồng lao động 4. QHLĐ Quan hệ lao động 5. NLĐ Người lao động 6. NSDLĐ Người sử dụng lao động
  8. vi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỬ VIỆC............................................................. 8 1.1. Khái niệm thử việc ............................................................................................... 8 1.2. Đặc điểm thử việc .............................................................................................. 13 1.3. Ý nghĩa của thử việc .......................................................................................... 22 1.3.1. Đối với người sử dụng lao động ................................................................. 22 1.3.2. Đối với người lao động ............................................................................... 24 1.4. Các hình thức thỏa thuận của thử việc ............................................................... 25 1.5. Nội dung của thỏa thuận thử việc ...................................................................... 27 1.6. Nguyên tắc giao kết thỏa thuận thử việc............................................................ 29 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................................... 30 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ THỬ VIỆC .................................................................................................................. 32 2.1. Quy định về nguyên tắc thử việc ....................................................................... 32 2.2. Quy định về thỏa thuận thử việc ........................................................................ 36 2.3. Quy định về thời gian làm việc và thử việc ....................................................... 39 2.4. Quy định về tiền lương trong thời gian thử việc................................................ 47 2.5. Quy định về thông báo kết quả thử việc và hệ quả pháp lý ............................... 48 2.6. Quy định về hủy bỏ thỏa thuận thử việc ............................................................ 53 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT............................................. 58 VỀ THỬ VIỆC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................. 58 VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ................................. 58 3.1. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc thử việc từ những hạn chế, bất cập trong quy định và thực trạng áp dụng pháp luật ................................................. 58 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận thử việc từ những hạn chế, bất cập trong quy định và thực trạng áp dụng pháp luật ....................................................... 60 3.2.1 Thực trạng áp dụng pháp luật về thỏa thuận thử việc ................................. 60 3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thỏa thuận thử việc ............... 65 3.3. Kiến nghị hoàn pháp luật về thời gian làm việc và thử việc từ những hạn chế, bất cập trong quy định và thực trạng áp dụng pháp luật ........................................... 66 3.4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong thời gian thử việc từ những hạn chế, bất cập trong quy định và thực trạng áp dụng pháp luật ............................ 67
  9. vii 3.5. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thông báo kết quả thử việc và hệ quả pháp lý từ những hạn chế, bất cập trong quy định và thực trạng áp dụng pháp luật ............. 72 3.6. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hủy bỏ thỏa thuận thử việc từ những hạn chế, bất cập trong quy định và thực trạng áp dụng pháp luật ........................................... 74 3.6.1. Thực trạng áp dụng về hủy bỏ thỏa thuận thử việc .................................... 74 3.6.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc .................................................................................................................. 76 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 76 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... I CÁC BẢN ÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ...................................... III
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu hóa, lao động trở thành nguồn lực quan trọng của bất kỳ quốc gia nào. Trong quá trình lao động, các yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, lành nghề, có trình độ kỹ thuật và sáng tạo là vấn đề tất yếu được đặt ra. Với tính cấp thiết đó, hoạt động “thử việc” trở thành yêu cầu khách quan đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) trước khi các bên thiết lập quan hệ lao động (QHLĐ) chính thức nhằm nâng cao kinh nghiệm, năng lực chuyên môn của NLĐ và tạo điều kiện để NSDLĐ kiểm tra, giám sát, tuyển dụng nguồn nhân lực đạt yêu cầu. Đó chính là động lực để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển đồng thời thu hút NLĐ tham gia vào QHLĐ. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước những thách thức khi phải đối mặt với nhiều bất ổn trên thế giới cũng như trong nước như dịch bệnh Covid 19, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung hay khắc phục những hậu quả mà thiên tai, bão lũ ở miền Trung gây ra… đồng thời đáp ứng với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy phát triển kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước làm nền tảng để hội nhập kinh tế quốc tế thì một trong những vấn đề cần phải được chú trọng nhất không thể không nhắc đến đó chính là giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động trong nước. Với số lượng người lao động trẻ dồi dào, được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn cao cùng các kỹ năng làm việc hiệu quả, dễ dàng nắm bắt được xu thế quốc tế thì Việt Nam hoàn toàn có khả năng để đạt được những mục tiêu kinh tế mà mình đã đề ra. Thực tế tại sao có quá nhiều lao động mặc dù có khả năng thỏa mãn các yêu cầu lao động đặt ra của nhà tuyển dụng lại cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc một mình, riêng lẽ và chọn các công việc như chạy xe công nghệ, bán hàng, lao động tự do,…khiến cho sự cạnh tranh trong các ngành nghề này ngày một gia tăng, đó có phải khả năng chủ quan là họ muốn thế hay vì một nguyên nhân khách quan nào khác về vấn đề tiền lương không ổn thỏa hay môi trường làm việc, yêu cầu công việc chưa thực sự phù hợp của các doanh nghiệp. Từ khi có Bộ luật Lao động đến nay, các quy định về thử việc đã được ghi nhận và dần hoàn thiện trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên các quy định của pháp luật nước ta chỉ dừng lại ở mức độ chung về quyền và nghĩa vụ của các bên trong 1
  11. quan hệ thử việc. Thực tế, quá trình thử việc đã phát sinh nhiều vấn đề mà pháp luật lao động chưa dự liệu hết. Điều này dẫn đến hệ quả, nhiều tranh chấp phát sinh nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng và không thống nhất, nhất quán về phương án xử lý giữa các cơ quan, các cấp Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Vì vậy, ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thử việc. Với những tồn tại kể trên, việc nghiên cứu về thử việc trong pháp luật lao động Việt Nam là vấn đề mang tính cấp thiết. Bởi lẽ, hoạt động thử việc là nền tảng để tiến đến một QHLĐ chính thức, lâu bền và ổn định. Tuy nhiên, NLĐ đã và đang gặp những bất lợi khi tham gia vào quan hệ thử việc. Bởi hiện nay, nhiều đơn vị lao động chạy theo lợi nhuận, năng suất kinh tế mà cố tình thiết lập các quan hệ thử việc trái với quy định pháp luật. Mặt khác, dưới tác động quan hệ mua bán hàng hóa sức lao động, NLĐ có vị thế yếu hơn so với NSDLĐ, do vậy họ dễ bị lạm dụng và bóc lột sức lao động. Đặc biệt, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lao động về thử việc vẫn còn một số vướng mắc, bất cập trong việc quy định về thử việc cũng như việc áp dụng quy định của pháp luật này để giải quyết một số tranh chấp xảy ra đối với hợp đồng thử việc giữa NLĐ với NSDLĐ. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, một yêu cầu quan trọng được đặt ra là cần phải nghiên cứu, hiểu, nhận thức đúng đắn cũng như nhận diện những bất cập về quy định thử việc. Trên cơ sở đó, có thể đề xuất phương hướng, biện pháp giải quyết những vấn đề phát sinh và hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài: “Thử việc theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam - Thực tiễn áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Thử việc hiện nay được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực ngày 1/1/2021 cũng đã sửa đổi bổ sung một số nội dung về thử việc và các vấn đề liên quan đến thử việc ở các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và văn bản quy phạm dưới luật. Trước thực tế đó, tác giả muốn tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thử việc một cách khái quát nhất trên cơ sở các quan điểm khác nhau và đi đến một kết luận chung về khái niệm thử việc. Đồng thời, nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung liên quan 2
  12. đến NLĐ và NSDLĐ khi giao kết thực hiện thử việc của NLĐ và một số nội dung khác có liên quan. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích những quy định của pháp luật lao động về thử việc, khai thác trên nhiều phương diện lý luận, thực tiễn và những bất cập còn vướng mắc, từ đó khẳng định vai trò cũng như tầm quan trọng của thử việc. - Với cách thức đối chiếu quy định tương ứng của một số quốc gia khác nhau, phân tích và tìm hiểu cách thức xử lý của các cơ quan có thẩm quyền và chỉ ra mối liên hệ giữa NLĐ và NSDLĐ trong quan hệ thử việc cũng như ưu và nhược điểm của các quy định pháp luật qua lăng kính thực tiễn về thử việc. - Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc NLĐ gặp nhiều khó khăn khi bảo vệ quyền và lợi ích của mình trong thời gian thử việc. - Luận văn đưa ra các kiến nghị trên cơ sở học tập các quy định tiến bộ pháp luật nước ngoài, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thử việc nói riêng và pháp luật lao động nói chung. Hướng đến việc bảo vệ quyền lợi cho cả NSDLĐ và NLĐ trong hoạt động thử việc để đảm bảo được công bằng về lợi ích chung trong quan hệ lao động. 3. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài Quyền lợi của NLĐ và NSDLĐ đã và đang được thực hiện đúng với các quy định của Bộ luật Lao động hiện hành và các văn bản dưới luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Việc quy định, lý giải và giải quyết các tranh chấp về hoạt động thử việc nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và khắc phục các thiếu sót, bất cập của quy phạm pháp luật cũng như yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, đây vẫn là vấn đề vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm trong QHLĐ nên những công trình nghiên cứu về đề tài này khá ít, có đề cập nhưng chưa sâu sắc hoặc không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Có thể kể đến một số đề tài nghiên cứu của các tác giả, điển hình có các công trình nghiên cứu: - Lê Thị Kim Nga (2009), Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Tòa án thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; 3
  13. - Trần Thị Thanh Hà (2013), “Bàn về một số vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động theo Bộ Luật lao động 2012”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (19); - Nguyễn Hữu Chí, Ngô Tuấn Dung, Phạm Thanh Vân (2005), Hoàn thiện, thực thi pháp luật về lao động nữ ở doanh nghiệp ngoài nhà nước, NXB. Tư pháp; - Đặng Văn Minh (2019), Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người lao động – Quan thực tiễn các khu công nghiệp tại Thừa Thiên Huế, luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Đại học Huế. Những đề tài trên không tập trung nghiên cứu chuyên sâu về quy định thử việc trong pháp luật lao động Việt Nam mà chỉ bàn luận ở một khía cạnh nhỏ hẹp. Đa số các đề tài chỉ dành một dung lượng rất ít để bàn luận và nghiên cứu về vấn đề này ở một khía cạnh riêng lẻ. - Lường Minh Sơn (2017), “Một số vấn đề về quy định thử việc trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (06); - Trần Văn Từ (2022), Bàn về quy định thử việc đối với người lao động. Bài viết tập trung phân tích và bàn luận một số điểm mới giữa Bộ luật Lao động 2012 với Bộ luật Lao động 2019 về quy định thử việc đối với người lao động. Bài viết còn chỉ ra một số vướng mắc khi áp dụng quy định về thử việc của người lao động và từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục. Các công trình nghiên cứu về thử việc trong pháp luật lao động Việt Nam trong nước đa phần sơ lược, chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện hoàn chỉnh, hầu hết chỉ phân tích một khía cạnh nhỏ như: khái niệm, tính chất, chưa đào sâu vào mối liên hệ thực tiễn. Có đề tài chỉ tìm hiểu về nội dung có hay không đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong thời gian thử việc, có đề tài chỉ bàn luận về vấn đề thử việc đối với lao động nữ theo quy định của Bộ luật Lao động năm 1994. Trong những bài nghiên cứu trên, có thể kể đến bài viết “Một số vấn đề về quy định thử việc trong pháp luật lao động Việt Nam” của tác giả Lường Minh Sơn. Có thể nói đây là bài nghiên cứu khái quát nhất về vấn đề thử việc trong pháp luật lao động Việt Nam, tác giả đã bàn luận và phân tích hầu hết các quy định pháp luật và đưa ra các đề xuất bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong quá trình thử việc khá chi tiết, rõ ràng. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu với dung lượng một bài tạp chí khoa học nên phạm vi nghiên cứu còn nhỏ hẹp, chỉ xoáy quanh 4
  14. các quy định pháp luật, chưa có sự tham khảo, so sánh với pháp luật nước ngoài, thiếu minh chứng thực tiễn từ các vụ việc tranh chấp trên thực tế. Như vậy, nhìn chung các công trình nghiên cứu về thử việc trong pháp luật lao động còn khá hạn chế, chưa có nhiều công trình đưa ra các giải pháp cụ thể, bước đầu nghiên cứu các tác giả chỉ dừng lại phân tích một vài nội dung trong thử việc mà không cụ thể sửa đổi, bổ sung điều luật nào, lý giải và so sánh với pháp luật nước ngoài. Số liệu và thực tiễn còn khá hạn chế, nên các công trình chỉ nghiên cứu lý luận và chưa dành nhiều sự đầu tư, quan tâm. Vì những lẽ ấy, cần có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nhằm làm rõ các quy định pháp luật cũng như đối chiếu với pháp luật nước ngoài, bình luận các vụ việc thực tiễn, từ đó đi đến đề những đề xuất cần thiết, phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nước ta. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong từng chương tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng trong toàn bộ 03 chương của luận văn. Tại chương 1 tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích những khái niệm, đặc trưng pháp lý của thử việc và phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về thử việc ở chương 2. Trong chương 3 khi nghiên cứu về thực trạng áp dụng pháp luật về thử việc, tác giả sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ hơn những vướng mắc này từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về vấn đề này. - Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để so sánh quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thử việc ở Bộ luật Lao động năm 2012 và Bộ luật Lao động năm 2019. Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước khác trên thế giới về thử việc hiện nay. - Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn, trên cơ sở các tài liệu đã phân tích, so sánh, tác giả sử dụng phương pháp này để tổng hợp, khái quát lại những vấn đề đã nêu ra, làm cơ sở đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thử việc. 5. Phạm vi nghiên cứu 5
  15. - Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận về thử việc trên cơ cở Bộ Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản pháp lý liên quan về vấn đề này, tìm hiểu thực trạng áp dụng các quy định về thử việc, phân tích những điểm còn vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành về thử việc và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thử việc. Các vụ án liên quan đến đề tài vẫn xử dụng những án được giải quyết theo BLLĐ năm 2012 do thực tiễn giải quyết tranh chấp về thử việc theo quy định định của BLLĐ năm 2019 hầu như không có. Bên cạnh đó, tham khảo các công trình, đề tài đã nghiên cứu trước đó, tránh mắc phải các khuyết điểm, đảm bảo được sự hoàn thiện và tính mới đề tài. Ngoài ra, tác giả liên hệ với pháp luật các nước: Trung Quốc, Nam Phi, Pháp. Đây là những quốc gia đại diện cho những nền kinh tế phát triển của các châu lục khác nhau: châu Á, châu Âu, châu Phi. Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam là quốc gia nhiều điểm tương đồng về điều kiện văn hóa, xã hội, hệ tư tưởng; Việt Nam, Pháp có hệ thống pháp luật gần gũi với nhau (cùng theo hệ thống Civil Law). Mục đích việc liên hệ pháp luật các quốc gia trên nhằm đối chiếu, đánh giá, làm cơ sở và nền tảng cho những đề xuất trong quy định thử việc tại Việt Nam. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề lý luận về thử việc trên cơ cở Bộ luật Lao động năm 2019. Thu thập, tìm hiểu và phân tích cách thức xử lý các vụ việc thực tiễn điển hình ở Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến thử việc và nội dung đề tài về tranh chấp thử việc tại Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về thử việc trên cơ cở Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho đến nay. 6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 6.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn chỉ đề cập và phân tích thử việc theo quy định pháp luật lao động bao gồm: Cơ sở lý luận của thử việc, thực trạng pháp lý về các quy định thử việc và thực tiễn về xử lý, giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thử việc để thấy được những vướng mắc, bất cập nhằm đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật. 6.2. Phạm vi khảo sát 6
  16. Đề tài khảo sát một số tranh chấp điển hình liên quan đến thử việc của NLĐ và NSDLĐ tại Tp. Hồ Chí Minh để phân tích một số quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về thử việc làm cơ sở đề xuất kiến nghị, giải pháp của đề tài. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn này là một công trình nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề pháp lý hợp đồng thử việc, từ đó chỉ ra bất cập và thiếu sót trong các quy định của pháp luật về vấn đề này tại Việt Nam hiện nay. Lợi ích thực tiễn của luận văn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu trong hoạt động học tập và nghiên cứu cho sinh viên, giảng viên, những người nghiên cứu khoa học quan tâm đến vấn đề này. Ngoài ra nó mang tính định hướng cho các nhà làm luật để sửa đổi các quy định của pháp luật về hợp đồng thử việc nhằm phù hợp với thực tiễn hiện nay và sự vận động phát triển của xã hội. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thử việc. Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thử việc Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về thử việc từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh và kiến nghị hoàn thiện pháp luật 7
  17. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THỬ VIỆC 1.1. Khái niệm thử việc Từ xưa đến nay, lao động và việc làm luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn kết song hành với nhau. Vậy làm thế nào để có thể biến hoạt động lao động của một cá nhân trở thành một việc làm có tính ổn định và tạo ra thu nhập đáp ứng cho cuộc sống của mỗi người? Vâng, để có thể đáp ứng được nhu cầu đó, mỗi cá nhân có nhu cầu về việc làm có thể tự tạo cho mình việc làm nhưng để có thể phát triển và đạt được thành công, có được những thành tựu như hiện nay của con người, thì như thế là không đủ mà còn cần có sự sáng tạo, hợp tác của nhiều người lại với nhau, tạo sự liên kết giữa cá nhân, tổ chức, toàn xã hội. Do đó, vấn đề việc làm khôn chỉ mang tính chất cá nhân mà còn mang tính chất của tập thể, xã hội. Cũng chính vì lẽ đó mà hàng loạt doanh nghiệp được mọc lên với đủ các loại hình và quy mô khác nhau để phục vụ cho sự phát triền kinh tế mang tính đồng bộ hóa và nhiều thành phần. Để có được việc làm trong các tổ chức kinh tế doanh nghiệp này, thì điều đầu tiên mà cá nhân hay người lao động cần phải xác lập một hợp đồng lao động với tổ chức, người sử dụng lao động. Ngày nay, cùng với sự 8
  18. phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn hóa doanh nghiệp mà tính chất công việc ngày càng được nâng cao thì việc đòi hỏi khả năng làm việc, kỹ năng lao động, thích ứng với môi trường luôn được các nhà tuyển dụng chú trọng và có quyền được xem xét đối với mỗi ứng viên. Do đó, việc yêu cầu, thỏa thuận các ứng viên của mình trải qua quá trính thử việc trước khi giao kết hợp đồng lao động và bắt đầu làm việc chính thức là vô cùng hợp lý và hoàn toàn có cơ sở. Vậy thử việc là gì và hiểu sao cho đúng, phù hợp với các quy định của pháp luật? Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước cũng như nhân loại. Hoạt động này đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng suất tổng hợp, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập, yêu cầu được đặt ra là phải phát triển một thị trường lao động đa dạng, linh hoạt, nguồn nhân lực chất lượng cao, lành nghề và giàu kỹ năng. Với tính cấp thiết đó, hoạt động “thử việc” trở thành yêu cầu khách quan đối với NSDLĐ và NLĐ trước khi các bên thiết lập QHLĐ chính thức nhằm nâng cao kinh nghiệm, năng lực chuyên môn của NLĐ và tạo điều kiện để NSDLĐ tìm kiếm, chọn lọc được nguồn nhân lực đạt yêu cầu. Thử việc hình thành từ các nước phương Tây, Hy Lạp và Italy là hai quốc gia tiên phong trong việc dùng pháp luật điều chỉnh mối quan hệ này1. Pháp luật Italy đã ghi nhận vấn đề thử việc rất sớm, từ việc quy định tại Nghị định Hoàng gia 1825/1924 2 đến Bộ luật Dân sự năm 19423. Theo đó, thử việc là thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ, đồng ý thiết lập một khoảng thời gian làm thử khi các bên chưa giao kết HĐLĐ chính thức. Mặc dù, là hai quốc gia đi đầu trong việc ghi nhận quy định thử việc, tuy nhiên hệ thống pháp luật của Italy và Hy Lạp vẫn chưa định nghĩa về mặt pháp lý một cách rõ ràng thuật ngữ “thử việc”. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới phần lớn chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quan hệ thử việc và các quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ này. Nghiên cứu pháp luật một số quốc gia, tác giả nhận thấy tại Pháp, Bộ luật Lao động (cải cách năm 2018) chỉ đề cập đến thời gian thử việc, theo đó thời gian thử việc 1 Mariya Aleksynska, Alexandra Schmidt (2014), A chronology of employment protection legislation in some selected European countries, Geneva, tr. 2. 2 Điều 4 Nghị định hoàng gia 1825/1924 [https://www.arealavoro.org/il-periodo-di-prova-.htm] 3 Điều 2096 Bộ Luật Dân sự Italya 1942 [http://www.jus.unitn.it/cardozo/obiter_dictum/codciv/Lib5.htm] 9
  19. là thời gian cho phép NSDLĐ đánh giá kỹ năng của NLĐ trong công việc, đặc biệt là kinh nghiệm, tạo điều kiện để NLĐ xem xét, cân nhắc vị trí công việc có phù hợp với họ không4. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu Pháp đưa ra khái niệm: thử việc là giai đoạn đầu tiên của HĐLĐ; không mang tính chất bắt buộc và được quy định trong HĐLĐ hoặc thư cam kết; có thời hạn thử việc tối đa do Bộ luật Lao động, các thoả ước tập thể hoặc HĐLĐ quy định; áp dụng các quy tắc cụ thể và được phá vỡ một cách tự do nhưng phải tuân thủ thời hạn thông báo, ngoại trừ trường hợp bị lạm dụng. Khác với các quy định pháp luật lao động Pháp, Luật hợp đồng lao động Trung Quốc 2008 (sửa đổi, bổ sung 2012) không đề cập đến khái niệm thử việc. Một số nhà nghiên cứu Trung Quốc như Virginia Harper Ho, Huang Qiaoyan có quan điểm cho rằng thử việc là một trong những hình thức làm việc phi tiêu chuẩn, là biện pháp bảo vệ mới theo Bộ luật Lao động Trung Quốc5. Ở nước ta, thử việc được quy định lần đầu tiên trong Pháp lệnh Hợp đồng lao động của Hội đồng nhà nước ngày 30/08/1990. Từ sau đó, qua các lần sửa đổi và bổ sung, đến nay các quy định về thử việc đã được cụ thể và hoàn thiện hơn trong Bộ luật Lao động 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tuy nhiên, cũng như pháp luật các quốc gia khác trên thế giới, pháp luật lao động Việt Nam không có một quy định pháp lý về khái niệm thử việc. Dưới góc độ ngôn ngữ học, “thử” là làm gì để xem kết quả ra sao và xem xét có đúng hay không6. “Việc” là cái phải làm, nói về mặt công sức phải bỏ ra hoặc cái làm hằng ngày theo nghề và được trả công7. Như vậy, thử việc trong đời sống xã hội là việc một cá nhân thực hiện một công việc cụ thể và xem xét kết quả công việc có tương thích với dự đoán của bản thân trước đó. Áp vào QHLĐ, thử việc được hiểu là sự thỏa thuận giữa các chủ thể trong quan hệ thử việc về việc tiến hành làm thử, nhằm mục đích giúp NLĐ trực tiếp thực hiện công việc, xem xét có phù hợp với bản thân và tạo cơ hội để NSDLĐ đánh giá năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của NLĐ. Bên cạnh đó, từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary định nghĩa “probation” là khoảng thời gian đào tạo và thử nghiệm khi NLĐ bắt đầu một công việc 4 Điều L1221 – 20 Bộ Luật Lao động Pháp 2018 5 Yu-Fu Chen, Michael funke (2009), China's new Labour Contract Law: No harm to employment? 6 Nguyễn Lân (1998), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1782. 7 Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, tr. 1115. 10
  20. mới và xem xét họ có phù hợp với công việc đó hay không8. Từ điển Luật học lại có cách lý giải hẹp hơn: “Thử việc là một dạng của chế độ giao kết HĐLĐ trước khi HĐLĐ chính thức có hiệu lực. Nội dung, thời gian, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc do các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận”9. Thử việc về bản chất là sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên. Đây là quá trình các bên làm thử trong một thời gian nhất định nhằm đánh giá năng lực, trình độ, ý thức, điều kiện lao động, điều kiện sử dụng lao động…. trước khi quyết định ký kết hợp đồng lao động chính thức10. Hiện nay, ở Việt Nam, thử việc và khái niệm thử việc là những vấn đề bước đầu nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả. Theo giáo trình Luật lao động trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, thử việc là giai đoạn các bên thực hiện thử QHLĐ, trừ mục đích “thử” ra thì các vấn đề khác trong giai đoạn thử việc cũng giống như một QHLĐ chính thức11. Như vậy, đây là khái niệm thể hiện các đặc điểm tương đồng và khác biệt giữa quan hệ thử việc so với QHLĐ chính thức. Ngoài ra, có quan điểm cho rằng thử việc là một giai đoạn thiết yếu và phổ biến trong quá trình tuyển dụng của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phù hợp về kĩ năng, kinh nghiệm cũng như cách làm việc của NLĐ với môi trường làm việc mới12. Thử việc còn được hiểu là một dạng quan hệ tiền QHLĐ được hình thành trên cơ sở thỏa thuận của các bên chủ thể. Hoạt động này nhằm mục đích mang lại lợi ích cho tất cả các bên, tạo tiền đề vững chắc cho QHLĐ chính thức sau này được hài hòa, ổn định và lâu dài13. Có thể hiểu thử việc được xem như là một “khế ước” được xác lập giữa NDSLĐ với NLĐ nhằm xác lập các điều kiện liên quan đến việc làm. Thử việc thông thường được thỏa thuận, xác lập trong một thời gian ngắn, được xem như là khoảng thời gian “thử” một số điều kiện, tiêu chuẩn làm việc giữa NSDLĐ với NLĐ để tiến tới ký kết hợp đồng lao động. Thử việc được ghi nhận ở tổ chức lao động quốc tế (ILO) cũng như 8 Joanna Turnbull (2014), Oxford Advanced Learner’s Dictionary, NXB. Đại học Oxford, Anh, tr. 1350. 9 Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (1999), Từ điển Luật học, NXB. Từ điển Bách khoa, , tr. 486. 10 Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Văn Bình (2021), Bình luận khoa học Bộ luật Lao động 2019, Nxb.Tư pháp, Hà Nội, tr.813, 85. 11 Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Giáo trình Lao động, NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.187 12 http://eduviet.vn/tin-tuc/quy-dinh-phap-luat-ve-giai-doan-thu-viec.html (truy cập ngày 15/3/2022) 13 Lường Minh Sơn (2017), “Một số vấn đề về quy định thử việc trong pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (06) 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2