Đề tài: Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
lượt xem 173
download
Ngay từ khi ra đời, Ngân hàng thương mại đã luôn chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trên lĩnh vực tiền tệ với nội dung hoạt động chủ yếu là nhận gửi và cho vay. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, khi đồng vốn được coi là một trong những điều kiện tiên quyết thì nhu cầu về vốn tín dụng càng cao hơn bao giờ hết. Công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá do Đảng khởi xướng, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B Luận văn Đề tài: Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B Mục lục Chương 1/ Tổng quan về phương pháp chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng thương mại(NHTM). ........................................................................ 5 1.1/Sự cần thiết phải chấm điểm tín dụng. ............................................ 5 1.2/ Khái niệm và mục đích của chấm điểm tín dụng. .......................... 6 1.2.1/ Khái niệm................................................................................... 6 1.2.2/ Mục đích vai trò của chấm điểm tín dụng................................ 8 1.2.2.1 Rủi ro tín dụng , xuất phát điểm của chấm điểm tín dụng. ...... 8 1.2.2.2/ Vai trò của CĐTD đối với chính bản thân doanh nghiệp ...10 1.2.2.3/ Vai trò đối với nhà đầu tư:....................................................11 1.3/ Mô hình ngiên cứu về chấm điểm và xếp hạng tín dụng ..............13 1.3.1/ Mô hình xác định rủi ro theo xác suất vỡ nợ. .........................14 1.3.2/ §Þnh thø h¹ng rñi ro theo phÇn gi¸ trÞ ngêi vay cã thÓ bÞ mÊt nÕu ngêi vay vì nî. ...................................................................16 1.4/ Vị trí của chấm điểm tín dụng trong quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. ................................................................18 1.5/ C¸c tiªu chÝ chÊm ®iÓm doanh nghiÖp ..........................................20 1.5.1/ H×nh thøc së h÷u. .....................................................................21 1.5.2/ Nghành nghề kinh doanh. ........................................................22 1.5.3/ Quy mô vốn chủ sở hữu. ..........................................................24 1.5.4/ Chỉ tiêu tài chính . ....................................................................25 1.5.5/ Chỉ tiêu phi tài chính................................................................27 1.5Điều kiện áp dụng của phương pháp chấm điểm tín dụng.............30 1.5.1/ Ưu điểm.....................................................................................30 1.5.2/ Những điểm còn hạn chế..........................................................31 Chương 2/ Thực trạng công tác chấm điểm tại Ngân hàng Ngoại thương....................................................................................................... 34 2.1/ Vài nét cơ bản về ngân hàng Ngoại thương Việt Nam..................34 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B 2.1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển. ............................................34 2.2/ Các bước cơ bản trong quy trình thẩm định tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương. ...............................................................................38 2.3/ Thực trạng chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHNT)..................................................................................40 2.3.1/ Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.....40 2.3.1.1/Xác định nghành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp..................................................................................................41 2.3.1.2/ Chấm điểm quy mô doanh nghiệp........................................44 2.3.1.3/ Chấm điểm các chỉ số tài chính.............................................47 2.3.1.4 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính. ...................................56 2.3.2/Đánh giá về hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHNT . .............................................................72 2.3.2.1/ Thành công. ...........................................................................72 2.3.2.2/ Một số khó khăn. ...................................................................73 Chương 3/ Hoàn thiện phương pháp chấm điểm tại NHNTVN............ 80 3.1/ Định hướng hoạt động tín dụng của NHNT trong năm tới. .........80 3.2/ Một số giải pháp hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại NHNT.....................................................................................................81 3.2.1/ Giải pháp đối với NHNT. .........................................................81 3.2.2/ Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. .......................................83 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B Lời mở đầu Ngay từ khi ra đời, Ngân hàng thương mại đã luôn chứng tỏ vai trò quan trọng của nó trên lĩnh vực tiền tệ với nội dung hoạt động chủ yếu là nhận gửi và cho vay. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, khi đồng vốn được coi là một trong những điều kiện tiên quyết thì nhu cầu về vốn tín dụng càng cao hơn bao giờ hết. Công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá do Đảng khởi xướng, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với các nước khác. Trong khi nền kinh tế còn trong tình trạng lạc hậu, muốn phát triển nhanh, đón đầu công nghệ, chúng ta cần đầu tư theo chiều sâu, với lượng vốn lớn để thay đổi máy móc, thiết bị và công nghệ. Vốn để đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn. Với quan điểm phát huy nội lực thông qua các nguồn trong nước như nguồn từ ngân sách, dân chúng, các tổ chức trung gian tài chính… trong điều kiện đất nước còn nghèo, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) còn thấp, môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế thì nguồn vốn tín dụng từ các NHTM được coi là quan trọng nhất. Muốn đầu tư mang lại hiệu quả cả phương diện vi mô và vĩ mô, nghĩa là vừa giúp nền kinh tế phát triển, vừa mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, chúng ta cần có hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động tín dụng trung dài hạn nói riêng, có chất lượng cao. Trên tinh thần đó, em chọn đề tài:”Chấm điểm tín dụng các doanh nghiệp tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam” Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B Chương 1/ Tổng quan về phương pháp chấm điểm tín dụng tại Ngân hàng thương mại(NHTM). 1.1/Sự cần thiết phải chấm điểm tín dụng. Ngân hàng thương mại(NHTM) là định chế tài chính đóng vai trò then chốt trong bất kỳ một nền kinh tế nào và cũng là kênh huy động vốn quan trọng của mọi thành phần tham gia kinh doanh. Để thực hiện được vai trò của mình, NHTM phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong quá trình hoạt động như rủi ro về lãi suất, rủi ro về ngoại hối , rủi ro thanh khoản .v.v. và đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là khách hàng không trả được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn. Rủi ro này xảy ra do một số lý do như : - Các yếu tố khách quan từ bên ngoài : Thiên tai lũ lụt , động đất , cháy nổ. … Các nguyên nhân này nằm ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng và khách hàng. - Lý do từ phía khách hàng: có thể do khả năng quản lý vốn không tốt của khách hàng dẫn đến hậu quả công ty phá sản , hoặc do đối tác của khách hàng không trung thực trong kinh doanh v.v. - Lý do từ phía ngân hàng: do nhân viên tín dụng trình độ yếu kém không phân tích kỹ lưỡng tình hình khách hàng trước khi quyết định cho vay, hoặc do nhân viên tín ngân hàng móc ngoặc với khách hàng để rút vốn của ngân hàng .v.v. Vì vậy việc xây dựng những chỉ số tổng hợp về độ rủi ro của những khoản tín dụng để làm cơ sở cho việc hướng dẫn quá trình tạo các khoản vay mới , báo cáo , giám sát và quản lý rủi ro , phân tích tính đầy đủ vốn dự trữ cho tổn thất tín dụng, phân tích khả năng sinh lời và định giá tín dụng là hết sức cần thiết. Các chỉ số này sẽ giúp các NHTM hướng tới lượng hoá rủi ro tín dụng từ đó nâng cao hơn khả năng quản lý, hiệu quả sử dụng và phân bổ vốn của mình. Chính vì ưu điểm vượt trội đó, chấm Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp đã tự khẳng định tầm quan trong của mình trong quy trình thẩm định tín dụng. Tại các nước phát triển và nhiều nước trong khu vực, CĐTD từ lâu đã trở thành một yếu tố thiết yếu mang tính “truyền thống” trong việc đánh giá rủi ro tín dụng và duy trì kỷ luật ngân hàng. 1.2/ Khái niệm và mục đích của chấm điểm tín dụng. 1.2.1/ Khái niệm. CĐTD là một phương thức để đánh giá rủi ro của những đối tượng đi vay. Theo đó ngân hàng sử dụng phương pháp thông kê, nghiên cứu dữ liệu để đánh giá rủi ro của người vay. Phương pháp này đưa ra “điểm” mà ngân hàng có thể sử dụng để xếp loại những người xin vay xét về độ mạo hiểm. Để tạo dựng một hình mẫu chấm điểm, hay một “bảng điểm”, thì những nhà kinh tế phân tích những dữ liệu trong quá khứ về sự thực hiện các khoản vay trước đó để quyết định những đặc điểm của những người đi vay nào là hữu ích trong việc phỏng đoán xem liệu khoản vay đó có phát huy tốt tác dụng không. Một hình mẫu được thiết kế tốt sẽ đưa ra tỷ lệ điểm cao nhiều hơn cho những người đi vay có khả năng sử dụng vốn vay hiệu quả và ngược lại, tỷ lệ phần trăm điểm thấp nhiều hơn cho những người đi vay mà những khoản vay ít phát huy tác dụng. Nhưng không có hình mẫu nào là hoàn hảo, cho nên đôi khi có những đối tác không tốt lại nhận được điểm cao hơn. Thông tin của những người đi vay được thu nhận từ những bản đăng ký và từ bưu cục tín dụng những dữ liệu như thu nhập hàng tháng của doanh nghiệp đi vay, khoản nợ đọng, tài sản tài chính, khoản thời gian mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh của mình, liệu doanh nghiệp đã từng phạm lỗi trong một khoản vay trước đó hay không, liệu và loại tài khoản ngân hàng mà doanh nghiệp đi vay có là tất cả những yếu tố tiềm năng có khả năng đánh giá được khoản vay mà có thể được sử dụng trong bảng điểm. Phân tích tổng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B hợp liên quan đến khoản vay từ những biến số ở trên được sử dụng để tìm ra sự kết hợp của những nhân tố, đoán biết trước được những rủi ro, những nhân tố nào cần được chú trọng nhiều hơn. Dù có được sự tương quan giữa những nhân tố này, nhưng sẽ vẫn có một số nhân tố không đưa đến hình mẫu cuối cùng vì nó có ít giá trị so sánh với những biến sô khác trong hình mẫu. Trên thực tế theo công ty Issac and Company,Inc., người dẫn đầu trong việc phát triển hình mẫu chấm điểm này, 50 – 60 biến số có thể được xem xét khi phát triển hình mẫu thông thường, nhưng chỉ 8 - 12 có thể đưa đến bảng điểm có thể phỏng đoán tốt nhất. Anthony Sauder, một nhà kinh tế học của Mỹ sử dụng 48 nhân tố để đánh giá xác suất lỗi tín dụng trong phần lớn (nhưng không phải tất cả) các hệ thống chấm điểm, điểm cao hơn ám chỉ ít rủi ro hơn, ngân hàng cho vay sẽ đặt điểm sàn dựa trên tỉ lệ mạo hiểm mà ngân hàng đó sẵn sàng chấp nhận. Hoàn toàn tuân thủ theo hình mẫu đó, ngân hàng cho vay sẽ chấp nhận cho vay với những doanh nghiệp có điểm trên điểm sàn, và từ chối những doanh nghiệp dưới điểm sàn. Mặc dù có nhiều ngân hàng có thể xem xét kỹ hơn hồ sơ của những người gần điểm sàn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Kể cả một hệ thống chấm điểm tốt cũng không dự đoán chắc chắn khả năng hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp nhưng nó cũng đưa ra được những dự đoán khá chính xác về sai sót mà một doanh nghiệp đi vay với những đặc điểm nhất định có thể mắc phải. Để xây dựng một hình mẫu tốt, những người xây dựng phải có dữ liệu chính xác phản ánh khoản vay trong cả giai đoạn, trong điều kiện kinh tế tốt và xấu. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B 1.2.2/ Mục đích vai trò của chấm điểm tín dụng. 1.2.2.1 Rủi ro tín dụng , xuất phát điểm của chấm điểm tín dụng. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Rủi ro này luôn tiềm ẩn và là một tất yếu trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Các ngân hàng sẽ đặt ra cho mình một chiến lược quản lý nợ và nếu tỷ lệ tổn thất tín dụng đạt dưới mức dự kiến của ngân hàng thì đó được coi là một thành công. Để giảm thiểu tổn thất này , chúng ta cần đi sâu phân tích để tìm ra chiến lược tối thiểu hoá rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng của một khoản vay trong một thời kỳ bao gồm xác suất vỡ nợ (XSVN) và phần giá trị của khoản vay có thể bị mất nếu người vay vỡ nợ( GTBM). GTBM của một khoản vay tín dụng phụ thuộc vào cơ cấu của khoản vay đó , còn XSVN thường phụ thuộc vào người vay và các ngân hàng thường giả định rằng một con nợ sẽ không trả được tất cả các khoản nợ của mình nếu người này không trả được khoản nợ trước đó. Mức tổn thất dự tính (TTDT) bằng tích của XSVN và GTBM của một khoản vay. Trong một cuộc nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Australia được khảo sát đều sử dụng hệ thống xếp hạng theo hai tiêu chi riêng biệt: một mức xếp hạng phản ánh XSVN, một mức xếp hạng phản ánh GTBM và một mức xếp hạng tổng hợp phản ánh TTDT. Còn theo một cuộc khảo sát đối với 50 ngân hàng lớn của Mỹ ( Treasy & Carey, 1998), có khoảng 60% có hệ thống xếp hạng theo một tiêu chí, tức là các ngân hàng này xếp hạng theo khoản vay(GTBM). Trên thực tế , các ngân hàng nhỏ hơn thường sử dụng hệthống xếp hạng theo phương thức này. Còn 40% có hệ thống xếp hạng theo hai tiêu chí, trong đó một mức xếp hạng phản ánh XSVNcủa người vay và một mức phản ánh TTDT của các khoản vay. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B Những ngân hàng có hệ thống này thường xác định thứ hạng của người vay trước, sau đó xác định một mức GTBM chuẩn hoặc bình quân. Tuy nhiên, cũng có những khoản tín dụng mà GTBM của chúng cao hơn hoặc thấp hơn mức bình quân do những đặc điểm riêng biệt của từng khoản tín dụng đó. Các thứ hạng phản ánh GTBM của các khoản vay khác nhau được cấp cho cùng một người vay có thể khác nhau dựa vào những sự khác biệt về tài sản thế chấp, mức độ ưu tiên hay những đặc điểm khác nhau mang tính cơ cấu của khoản vay. Nói chung hệ thống xếp hạng hai chỉ tiêu tốt hơn so với hệ thống một tiêu chi bởi vì bằng cách riêng rẽ XSVN và GTBM hệ thống hai tiêu chí có thể : - Nâng cao hiệu quả truyền đạt thông tin về rủi ro. - Giảm bớt xu hướng xếp hạng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo. - Thúc đẩy sự phát triển của các công cụ xếp hạng để hỗ trợ trong quá trình xếp hạng rủi ro. - Phù hợp hơn với các kỹ thuật phân bổ vốn, dự phòng và định giá tín dụng dựa vào rủi ro sẽ được phát triển sau này. - Tăng sự tương thích giữa mức xếp hạng nội bộ và mức xếp hạng bên ngoài. Tóm lại hệ thống này có thể tăng tính chính xác và tính thống nhất trong việc xếp hạng thông qua việc ghi nhận một cách riêng biệt các đánh giá của ngân hàng về xác suất vỡ nợ và giá trị dự tính bị mất khi xảy ra rủi ro. Kết quả của quá trình chấm điểm được sử dụng để hỗ trợ ngân hàng trong các hoạt động: - Xác định giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Đây là mức rủi ro tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận trong từng loại hoạt động tín dụng hay từng loại nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B - Quyết định cấp tín dụng: từ chối hay đồng ý, thời hạn và mức lãi suất cho vay, và xác định yêu cầu về tài sản đảm bảo. - Đánh giá hiện trạng khách hàng trong khi khoản tín dụng chưa được hoàn trả hết. Những đánh giá này cho phép ngân hàng dự đoán những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay và chủ động trong quản lý danh mục tín dụng từ đó trích dự phòng rủi ro. - Làm cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng ( ví dụ : chính sách về giá cả, chiến lược marketing nhằm vào khách hàng có ít rủi ro hơn) Tóm lại mục đích cuối cùng của chấm điểm tín dụng là nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Xếp hạng doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan tronghoạt động kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Kết quả của hoạt động xếp hạng doanh nghiệp phục vụ không chỉ co một cá nhân, tổ chức mà còn tác động đến rất nhiều chủ thể khác nhau, có quan hệ kinh doanh hay tín dụng với doanh nghiệp. Xét đến cùng , mục đích cơ bản , quan trọng hàng đầu của xếp hạng doanh nghiệp là đưa ra được thứ hạng của doanh nghiệp dựa trên việc chấm điểm các chỉ tiêu có sẵn để từ đó đưa ra các kết luận, nhận xét về doanh nghiệp và ra các quyết định chính xác, kịp thời. Khi công tác xếp hạng doanh nghiệp đạt được những mục đích đặt ra, nó sẽ tác động tích cực đến doanh nghiệp và các chủ thể liên quan, đồng thời tăng tính ổn định cho nền kinh tế. Rõ ràng, xếp hạng doanh nghiệp đang đóng một vai trò to lớn đối với các chủ thể trong nền kinh tế, quyết định đến việc ra quyết định kinh doanh và đầu tư , và đối với mỗi chủ thể khác nhau, vai trò này lại được thể hiện trên những khía cạnh riêng khác biệt. 1.2.2.2/ Vai trò của CĐTD đối với chính bản thân doanh nghiệp . Công tác xếp hạng doanh nghiệp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, kết quả xếp hạng doanh nghiệp đóng vai trò như một thước đo chính xácvà bao quát nhất, phả ánh “sức khoẻ”trong kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa vào kết quả xếp hạng này, doanh nghiệp có thể đánh giá được tổng quan tình hình kinh doanh của mình, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu , từ đó đề ra những biện pháp phương hướng trong tương lai nhằm mục đích khắc phục những thiếu sót hoặc phát triển hơn nữa hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở để ban giám đốc đưa ra các quyết định, chiến lược phát triển doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế và khả năng của doanh nghiệp. Mặt khác, xếp hạng doanh nghiệp cũng là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm cao, họ sẽ có được những ưu thế to lớn( mở rộng và ổn định thị trường, giảm chi phí lãi vay…) đồng thời nâng cao uy tín của mình, củng cố và xây dựng thương hiệu. Ngược lại, nếu doanh nghiệp bị xếp hạng tín nhiệm thấp, họ chác chắn sẽ phải chịu những ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, làm giảm uy tín trên thị trường và trở nên khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn. Xuất phát từ những lợi thế và những bất lợi này , xếp hạng doanh nghiệp sẽ tạo ra một sức ép tích cực buộc các doanh nghiệp phải tìm được các biện pháp để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh , nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành, củng cố vị thế thứ hạng của doanh nghiệp mình, từ đó mà đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh đó, công tác xếp hạng doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng hơn do hạn chế được tâm lý e ngại của người cho vay, từ đó mà mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh sản xuất. 1.2.2.3/ Vai trò đối với nhà đầu tư: Trước khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp, mọi nhà đầu tư phải nghiên cứu, xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của doanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B nghiệp trong quá khứ và hiện tại dựa trên các tài liệu thu thập đuợc để từ đó dự đoán được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, khả năng thu hồi vốn gốc, lãi trong thời gian tới. Tuy nhiên, các tài liệu mà các nhà đầu tư có được thường là rất phức tạp, một nhà đầu tư thông thường thì không thể đủ khả năng để tiến hành tổng hợp, phân tích được hoặc nếu có phân tích thì cũng mất nhiều thời gian do đó có thể khi phân tích , xếp hạng doanh nghiệp xong thì cơ hội đầu tư cũng không còn. Do vậy việc có sẳn một bảng các chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp hoặc kết quả của côngtác xếp hạng doanh nghiệp là cực kỳ hữu ích đối với các nhà đầu tư . Như vậy khi có bảng các chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp hoặc thứ hạng của doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể biết ngay mức độ rủi ro của khoản đầu tư, đây là căn cứ để nhà đầu tư ra các quyết định đầu tư đúng. Với tư cách là nhà đầu tu, các TCTD cũng sử dụng xếp hạng doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro tronghoạt động cho vay, là nhân tố quan trọng trong quyết định cho vay. Bên cạnh đó xếp hạng doanh nghiệp còn là cơ sở để các nhà đầu tư quản lý danh mục đầu tư. Điều này thực sự có ý nghĩa ở các nước có hoạt động xếp hạng doanh nghiệp phát triển. Thực vậy, đối với các nước này, việc biết được một doanh nghiệp đang ở mức độ nào là khá dễ dàng nên sự thay đổi thứ hạng của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp( thể hiện thông qua sự lên xuống giá cổ phiếu ). Các nhà đầu tư dựa vào sự thay đổi này để thay đổi danh mục đầu tư nhằm thu được lợi nhuận tối đa mà vẫn đảm bảo được mức độ an toàn nhất định. Các trung gian tài chính là những nhà đầu tư lớn gồm có các tổ chức chuyên thực hiện bảo lãnh và giao dịch chứng khoán như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm… Do có mối quan hệ thanh toán, tín dụng đối với các doanh nghiệp , các trung gian tài chính cũng rất quan tâm đến côngtác xếp hạng doanh nghiệp bởi kết quả của quá trình này sẽ là cơ sở cho các trung gian tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B chính đưa ra các quyết định liên quan đến việc cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Không một trung gian nào khi xem xét quyết định cho vay của mình lại không quan tâm đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mà thứ hạng của doanh nghiệp chính là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đầy đủ và chính xác nhất . Việc xem xét chỉ tiêu xếp hạng này cho phép các trung gian tài chính tránh được các sai lầm trong các quyết định của mình, đó là các quyết định liên quan đến việc cấp tín dụng , thực hiện bảo lãnh của ngân hàng (đặc biêt là bảo lãnh hoàn trả vốn )… Bên cạnh đó , thứ hạng của các doanh nghiệp cũng là cơ sở để các trung gian tài chính dự đoán khả năng tăng giá hoặc giảm giá của các chứngkhoán do doanh nghiệp phát hành từ đó ra các quyết định đầu tư hoặc thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng của mình. Ví dụ như, đối với các nhà đầu tư không thích rủi ro sẽ nhận được lời khuyên nên mua các giấy tờ có giá do các doanh nghiệp có thứ hạng cao trong bảng xếp hạng doanh nghiệp phát hành và ngược lại. Hay khi thứ hạng cảu một doanh nghiệp bị giảm sút các nhà đầu tư sẽ nhận được lời khuyên nên bán các công cụ của doanh nghiệp trước khi giá của chúng giảm sút. Như vậy, xếp hạng doanh nghiệp có vai trò vô cũng quan trọng, tác động trực tiếp đến tính ổn định, an toàn và sinh lời trong hoạt động của trung gian tài chính. 1.3/ Mô hình nghiên cứu về chấm điểm và xếp hạng tín dụng Một hệ thống chấm điểm tín dụng không chỉ phải phù hợp với công nghệ và chiến lược kinh doanh mà còn có ảnh hưởng đến chính sách , quy trình thẩm định tín dụng và giới hạn cho vay của ngân hàng áp dụng nó. Vì vậy mô hình CĐTD được đưa ra phải chứng tỏ được ưu thế của mình so với các phương pháp thẩm định rủi ro tín dụng trước đó. Xác định mô hình có lẽ là bước quan trọng nhất trong các bước xây dựng hệ thống chấm. Nó đòi hỏi người thực hiện phải tiếp xúc với nhiều đối tượng, phân tích các dữ liệu sẵn có để trả lời cho câu hỏi: “ Cách chấm này có phù hợp Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B với ngân hàng không?”. Sau đây là một số mô hình đang được sử dụng rộng rãi bởi nhiều NHTM trong việc xác định thứ hạng rủi ro: 1.3.1/ Mô hình xác định rủi ro theo xác suất vỡ nợ. Một trong những cách chủ yếu để ước tính được xác suất vỡ nợ bình quân cho mỗi thứ hạng rủi ro là sử dụng các mô hình thống kê dự đoán. Các mô hình này được xây dựng trên cơ sở dữ liệu về tổn thất tín dụng từ các nguồn ( như từ trung tâm tín dụng), thường bao gồm các dữ liệu tài chính của người vay và thông tin về người vay đã vỡ nợ.Hầu hết các ngân hàng có hệ thống xếp hạng tín dụng đều dùng những mô hình này để đưa ra và xem xét lại các thứ hạng tín dụng nội bộ. Để xây dựng các mô hình này , trứơc hết ngân hàng phải xác định các biến số tài chính có thể cung cấp các thông tin về XSVN ( như tỉ lệ tài sản Nợ/tài sản Có, thu nhập ròng/tài sản Có…) BÀng phân tích các số liệu về quá khứ, ngân hàng ước tính tác động của từng biến số này lên khả năng vỡ nợ của một mẫu các khoản tín dụng được xem xét. Sau đó những hệ số ước tính này được áp dụng cho các khoản tín dụng hiện tại để đưa ra một điểm sô phản ánh về XSVN, tiếp đó, điểm số này được chuyển thành một mức xếp hạng rủi ro. Mô hình chấm điểm này dựa trên phương pháp xây dựng mô hình CreditMonitor của KMV hay mô hình RiskCalc của công ty xếp hạng tín dụng Moody’s. * Mô hình cơ cấu. Mô hình của Merton (1974) về dự đoán PD của các công ty có cổ phiếu được niêm yết trênthị trường chứng khoán đã giúp các NHTM có một sự thay đổi tư duy mạnh mẽ về rủi ro tín dụng. Mô hình của Merton là một mô hình RRTD mang tính cơ cấu vì nó xác định XSVN trên cơ sở cơ cấu vốn và sự biến thiên của giá trị tài sản của một công ty. Theo mô hình này, một công ty vỡ nợ khi giá trị của các tài sản Nợ lớn hơn giá trị các tài sản Có vào ngày khoản vay đến hạn. Một mô hình cơ cấu mà các NH thường sử dụng là phần mềm CreditMornitor của công ty KMV, sử Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B dụng thông tin của thị trường về công ty( giá cổ phiếu) để xác định tần suất vỡ nợ. * Mô hình kinh tế lượng. Trong mô hình này , XSVN được ước tính dựa trên tình trạng hiên tại của nền kinh tế và các khác biệt do yếu tố nghành, địa lý tạo ra. XSVN được tính toán theo các biến sô như mức tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất dài hạn, tỷ giá hối đoái, chi tiêu của Chính phủ và mức tiết kiệm. * Mô hình dạng rút gọn. Thay vì xác định XSVN trên cơ cấu vốn của doanh nghiệp, Tập đoàn Credit Suisse Financial Products phân chia người vay theo các “khu vực”, mỗi khu vực có một XSVN bình quân và một lỷ lệ biến thiên của nó.Mô hình này cho rằng vỡ nợ là một quá trình ngẫu nhiên, hay thay đổi. Nhược điểm của các mô hình trên gồm hai điểm lớn: - Một số mô hình xếp hạng bên ngoài không bao hàm tất cả các loại tài sản. Ví dụ như mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard and Poors cho các khoản tín dụng công nghiệp và thương mai là không áp dụng được đối với các loại tín dụng khác. - Các ngân hàng phải chứng mình được khả năng áp dụng được của các mô hình xếp hạng. Các mô hình xếp hạng bên ngoài được xây dựng dựa trên một tập hợp rất lớn các số liệu của các khách hàng vay vốn nên chúng có lợi thế về độ tin cậy thống kê. Nhưng chúng lại có một nhược điểm là tập hợp khách hàng này có thể khác với tập hợp khách hàng của ngân hàng. Để chứng minh tính khả dụng này, các ngân hàng thường tiến hành nghiên cứu các vụ vỡ nợ căn cứ vào hoạt động tín dụng lịch sử của ngân hàng và so sánh kết quả này với các kết quả từ mô hình xếp hạng ngân hàng định mua từ bên ngoài. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B Tuy đa phần các NHTM đều dùng các mô hình thông kê như một bộ phận của hệ thống XHTD của mình, nhưng họ vẫn đồng thời sử dụng mô hình xếp hạng định tính( dựa vào sự đánh giá chủ quan) trong quá trình xếp hạng , mà các mô hình này cho phép người xếp hạng điều chỉnh các thứ hạng đó tới một mức độ nhất định dựa trên những yếu tố định tính. 1.3.2/ Định thứ hạng rủi ro theo phần giá trị người vay có thể bị mất nếu người vay vỡ nợ. Đối với một khoản tín dụng nhất định, luụn cú: GTBM = 1 - tỉ lệ thu hồi lại vốn cho vay. GTBM có thể ở mức từ 0 đến 100%. Tuy nhiên, theo Uỷ ban Basel, đối với các danh mục tài sản có cả các khoản tín dụng lớn và nhỏ thì các NHTM nên giả định rằng GTBM là một số không đổi mặc dù điều này có thể làm hạ thấp khả năng xảy ra tổn thất vốn lớn. Phương pháp xác định GTBM đơn giản nhất là ước tính một tỉ lệ GTBM duy nhất , số này có thể là một giá trị trung bình hoặc là một giới hạn trần của giá trị trung bình này. Một phương pháp khác ước tính GTBM theo một hàm phân bố xác suất , như hàm phân bố beta. Bên cạnh các thứ hạng GTBM còn được xác định bởi một trong các cách sau: - Dựa vào các tỉ lệ đảm bảo của tài sản thế chấp- dây là phương pháp chủ yếu mà các ngân hàng sử dụng đối với hầu hết các loại tíndụng. Sự đảm bảo tín dụng thường dựa trên một tỉ lệ vốn tín dụng/giá trị tài sản đảm bảo được chiết khấu, trong đó các giá trị ước tính của tài sản đảm bảo được chiết khấu theo một tỉ lệ “cho vay an toàn” chuẩn mực. ở nhiều ngân hàng được khảo sát, quyết định dành một khoản vốn dự phòng cho tổn thất tín dụng cũng được xem như một yếu tố để đưa ra các thứ hạng GTBM. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B - Trực tiếp ước tính một tỉ lệ phần trăm thu hồi lại giá trị của khoản vay trong trường hợp người vay vỡ nợ ( dựa vào giá trị có thể thu hồi của bất cứ tài sản thế chấ hoặc của bất cứ hình thức giảm thiểu RRTD nào, ví dụ như bảo lãnh của bên thứ ba. Bên cạnh đó, các yếu tố ngoại sinh, như chu kỳ kinh tế, cũng được tính đến). - Phân loại các khoản tín dụng, như nợ thứ cấp, các khoản cho thuê tài chính nhỏ, các khoản nợ được bảo đảm bằng bất động sản của dân cư hoặc bất động sản thương mại thông thường. LGD phụ thuộc rất lớn vào loại tín dụng, giá trị và tính lỏng của tài sản thế chấp, quốc gia và hệ thống pháp lý của bên vỡ nợ. Để chọn được mô hình phù hợp, nhà phõn tớch cần phải thực hiện: - Nắm rõ chính sách, thủ tục cấp tín dụng của ngân hàng, nhất là khi họ có cho vay những khoản vay nhỏ. - Nắm được thị trường mục tiêu , cấu trúc các chi nhánh và giới hạn cho vay tương ứng của ngân hàng đó. - Bàn luận về quy trình tín dụng đối với cán bộ tín dụng các cấp để hiểu vị trí , nhiệm vụ của họ trong hệ thống. - Đưa ra mô hình bố trí nhân viên và trình bày bằng biểu đồ quá trình cho vay đối với các doanh doanh nghiệp. - Phân tích các mô hình áp dụng trước đây, các mẫu và đơn đăng ký để tìm những điều chưa hợp lý từ đó có những cải tiến cho phù hợp. - Phân tích các khoản vay trước đây để xác định xem liệu chấm điểm tín dụng có thể đảm bảo tính an toàn của các khoản vay tốt hơn các phương pháp trước đây không. - Đi thực tế tại các chi nhánh để tìm hiểu quy trình tín dụng được áp dụng mỗi nơi có gì khác nhau, những điểm không thống nhất và không hợp lý của chi nhánh trong cùng một hệ thống. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B Cuối cùng , nhà phân tích phải quyết định dữ liệu về các khoản nợ được lưu trữ như thế nào tại ngân hàng. Các dữ liệu này đóng vai trò khá quan trọng vì nó là một trong các nguyên liệu bổ trợ cho quá trình chấm điểm tín dụng. 1.4/ Vị trí của chấm điểm tín dụng trong quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Mỗi ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt động đều xác định riêng cho mình một quy trình tín dụng đối với khách hàng đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp. Quy trình cơ bản gồm: - Xác định giới hạn tín dụng(GHTD): để xác định GHTD cần qua 4 bước sau o Đề xuất GHTD: phòng ban liên quan thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu cần thiếtcủa khách hàng và chịu trách nhiệm lập báo cáo đề xuất GHTD. o Thẩm định rủi ro- Xác định GHTD: căn cứ vào các thông tin nêu tại Báo cáo đè xuất GHTD và các thông tin tự thu thập được, phòng tín dụng sẽ lập báo cáo thẩm định rủi ro và xác định GHTD đối với doanh nghiệp theo quy định cụ thể của từng ngân hàng. o Phê duyệt GHTD: phòng tín dụng chịu trách nhiệm theo dõi các thủ tục phê duyệt GHTD theo quy định. Sau đó lập thông báo tác nghiệp đính kèm cùng toàn bộ hồ sơ xác định GHTD gốc. o Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ vào các thông tin nêu tại Thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập dự liệu theo đúng các yêu cầu của hệ thống. - Cho vay đối với vốn lưu động: gồm 10 bước Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B o Đề xuất cho vay. o Thẩm định rủi ro khoản vay. o Phê duyệt khoản vay. o Soạn thảo và ký kết hợp đồng. o Nhập dữ liệu vào hệ thống o Rút vốn vay. o Quản lý và giám sát khoản vay và khách hàng vay. o Điều chỉnh tín dụng. o Thu hồi nợ vay. o Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn. Các mức xếp hạng thường được đưa ra (hoặc xác nhận lại) tại thời điểm khởi tạo hoặc phê chuẩn tín dụng. Sự phântích để hỗ trợ cho việc xếp hạng và sự phân tích để hỗ trợ cho việc khởi tạo khoản vay hoặc cho quyết định phê chuẩn tín dụng có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau. Quy trình xếp hạng tín dụng ảnh hưởng đến quá trình phê chuẩn tíndụng ở chỗ các giới hạn cho vay và các yêu cầu để được phê chuẩn phụ thuộc vào mức xếp hạng. Trong quy trình nêu trên thì cho điểm tín dụng , xếp hạng doanh nghiệp nằm được thực hiện khi ngân hàng thẩm định rủi ro, đay là bước đánh giá rủi ro toàn diện và chi tiết đối với khoản đề xuất tín dụng. Trước khi chấm điểm, phòng tín dụng của ngân hàng cần : - Xem xét tính hợp pháp của đối tượng xin vay và khoản vay ví dụ như thực hiện (i) kiểm tra hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (ii) Sự hợp pháp của nghành nghề/ mặt hàng sản xuất kinh doanh đang đề cập (iii) Tỷ lệ vố tự có tối thiểu khách hàng phải tham gia theo quy định .v.v. - Kiểm tra sự đầy đủ về số lượng các loại giấy tờ cần phải xuất trình theo quy định và tính phù hợp giữa các loại giấy tờ trong bộ hồ sơ. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19
- Sinh viên: Vũ Thị Hồng Hà Lớp: Ngân hàng 44B - Nếu khoản đè xuất tín dụng nằm ngoài các quy định có liên quan của pháp luật đều bị từ chối. - Căn cứ vào chính sách quản lý rủi ro hiện hành của ngân hàng và của chi nhánh để kiểm tra (i) khoản đề xuất tín dụng có thuộc danh mục ngành nghề cấm hoặc hạn chế tín dụng?(ii) Có vượt giới hạn cấp tín dụng được phép? .v.v. Từ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin khách mà cán bộ tín dụng thu thập được, họ sẽ tiến hành cho điểm tín dụng và phân loại khách hàng theo quy định hiện hành của ngân hàng. Đây là cơ sở hết sức quan trọng để đi đến việc quyết định có thể chấp nhậ khoản đề xuất tín dụng hay không dựa vào việc thẩm định chi tiết các loại rủi ro liên quan đến tình hình tài chính, tình hình phi tài chính và rủi ro ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp. Ở hầu hết các ngân hàng các nhân viên tín dụng là người thực hiện việc xếp hạng tín dụng. Sauk hi khoản vay được phê chuẩn, người đưa ra mức xếp hạng ban đầu thường chịu trách nhiệm đối với việc giám sát khoản tín dụng này và thay đổi mức xếp hạng này một cách nhanh chóng khi điều kiện kinh doanh của người vay thay đổi. Tuy nhiên ở một số ngân hàng, các nhân viên phòng quản lý khách hàng vay lại là người thực hiện việc xếp hạng tín dụng, còn nhân viên tín dụng chịu trách nhiệm xét duyệt các khoản vay và các mức xếp hạng đã được đưa ra, giám sát chất lượng của danh mục cho vay và đôi khi cũng thực hiện việc kiểm tra định kỳ các khoản vay và trực tiếp xếp hạng cho các khoản tín dụng riêng biệt. 1.5/ C¸c tiªu chÝ chấm điểm doanh nghiệp . C¸c ng©n hµng dùa trªn b¶ng chÊm ®iÓm ®Ó ®¸nh gi¸ , ph©n tÝch t×nh h×nh kinh doanh cña doanh nghiÖp tõ ®ã dù ®o¸n kh¶ n¨ng hoµn tr¶ vèn vay còng nh hiÖu qu¶ sö dông vèn cña doanh nghiÖp ®ã. V× vËy, khi x©y dùng b¶ng ®iÓm cÇn chän nh÷ng tiªu chÝ phï hîp , cã tÝnh ®¹i diÖn cao ®Ó sù ®¸nh gi¸ cña ng©n hµng ®îc chÝnh x¸c vµ kh¸ch quan h¬n. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LUẬN VĂN: Qui trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng và một số mô hình mới hiện nay
112 p | 311 | 118
-
Luận văn:Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Á Châu
71 p | 215 | 74
-
TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng tại Sở Giao Dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
101 p | 150 | 39
-
Luận văn:Phân tích hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp tại các ngân hàng Thương Mại Quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
85 p | 156 | 32
-
Đề tài Xây dựng phương pháp chấm điểm tín dụng cho khách hàng cá nhân
29 p | 122 | 32
-
Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Chương Dương”
95 p | 138 | 30
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng mô hình Logistic trong chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Thừa Thiên Huế
96 p | 134 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng mô hình phân tích sống sót trong đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam tại Tp.HCM
77 p | 26 | 11
-
Đề tài: Nâng cao hiệu quả chấm điểm tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng công thương chi nhánh tỉnh Bình Phước
193 p | 124 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Nam Á
137 p | 42 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
145 p | 25 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp hoàn thiện Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam
103 p | 26 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
94 p | 19 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh: Sử dụng dữ liệu thay thế trong hoạt động chấm điểm, xếp hạng tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam
109 p | 23 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hệ thống chấm điểm tín dụng doanh nghiệp - Một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
88 p | 20 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam
14 p | 62 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Sử dụng dữ liệu thay thế trong hoạt động chấm điểm, xếp hạng tín dụng tại Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
26 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn