LỜI MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Trong cơ chế thị trường, hoạt động Ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn những<br />
rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấ y,<br />
rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Thực tế hoạt<br />
động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua là một minh<br />
chứng cho nhận định này: Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng<br />
chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn cò n cao so với khu vực và chưa có khuynh hướng<br />
giảm vững chắc. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, mà cụ thể là quản trị<br />
rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diện lý<br />
thuyết và thực tiễn. Các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách ngân hàng đã<br />
đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Một trong những giải pháp đang được<br />
khuyến khích áp dụng đó là hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.<br />
Hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMCP Hàng Hải VN<br />
được xây dựng từ 2007 đã góp phần to lớn vào hoạt động quản trị rủi ro của hoạt động<br />
tín dụng, góp phần tạo ra sự thay đổi lớn trong thị trường cho vay các doanh nghiệp,<br />
giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn ngân hàng. Đây là một trong<br />
những phương pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả không chỉ của NH TMCP Hàng Hải<br />
VN mà còn của tất cả các Ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm và xếp hạng<br />
doanh nghiệp của NH TMCP Hàng Hải VN lại tồn tại một số những bất cập và hạn<br />
chế như: việc chấm điểm còn mang tính hình thức, công tác chấm điểm còn chưa thực<br />
sự được coi trọng… Do đó, dựa trên nghiên cứu, phân tích thực trạng chấm điểm tín<br />
dụng và xếp hạng doanh nghiệp, đề tài muốn nêu ra những giải pháp để hoàn thiện<br />
hơn nữa hệ thống chấm đ iểm và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMCP Hàng Hải VN,<br />
để có thể hạn chế được tối đa những rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH TMCP<br />
Hàng Hải VN nói riêng và trong hệ thống NHTM ở Việt Nam nói chung.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:<br />
Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục tiêu chính như sau:<br />
- Hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn những vấn đề cơ bản về chấm điểm tín dụng<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TM trong nền kinh tế thị trường<br />
Phân tích, đánh giá thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp<br />
tại NH TMCP Hà ng Hải VN để thấy rõ những ưu điểm và những hạn chế còn<br />
tồn tại.<br />
Trên cơ sở phân tích thực trạng, phân tích nguyên nhân của những hạn chế, đề<br />
xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín<br />
dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMC P Hàng Hải VN.<br />
<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:<br />
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh<br />
nghiệp tại NH TMCP Hàng Hải VN<br />
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng<br />
doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng t ại NH TMCP Hàng Hải VN từ năm<br />
2007-2010, định hướng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các<br />
phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, … đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn<br />
nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, tiếp<br />
thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan<br />
để hoàn thiện giải pháp.<br />
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ<br />
XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG<br />
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG<br />
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG<br />
DOANH NGHIỆP<br />
1.1.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại<br />
Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay<br />
và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến hạn. Tín<br />
dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong<br />
đó một bên chuyển giao quyền sử dụ ng tiền hoặc tài sản cho bên kia bằ ng nhiều<br />
hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh,… được sử dụng<br />
trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa<br />
thuận.<br />
Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụ ng vô cùng<br />
quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng<br />
cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng là<br />
mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, tổ chức và các<br />
doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trự c<br />
tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn<br />
gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng.<br />
1.1.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại<br />
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH là những biến cố không mong đợi<br />
khi xảy ra, dẫn đến tổn thất về tài sản của NH, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự<br />
<br />
kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp<br />
vụ tài chính nhất định.<br />
Còn rủi ro tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả<br />
được hoặc lãi hoặc gốc hoặc cả lãi và gốc một cách đầy đủ và đúng hạn.<br />
RRTD đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời<br />
sống kinh tế xã hội của quốc gia, và lan rộng trên phạm vi toàn cầu.<br />
Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng<br />
Khi RRTD xảy ra, NH không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay,<br />
nhưng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền khi đến hạn, gây mất cân đối thu chi, vòng<br />
quay vốn tín dụng giảm làm cho NH kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng.<br />
Từ đó, bắt buộc phải thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy<br />
tín, sức cạnh tranh giảm không những đối với thị trường nội địa mà còn lan rộng<br />
sang các nước, kết quả kinh doanh của NH ngày càng xấu có thể dẫn đến thua lỗ<br />
hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý kịp thời.<br />
Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội<br />
NH là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi để<br />
cho vay lại, nên khi có RRTD xảy ra thì chẳng những NH bị thiệt mà quyền lợi của<br />
người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng.<br />
Khi uy tín của NH giảm sút, hệ thống NH không còn khả năng thực hiện<br />
chức năng trung gian tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh<br />
của doanh nghiệp, dẫn đến thất nghiệp. Hơn nữa, sự đổ vỡ của NH sẽ ảnh hưởng rất<br />
lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua<br />
giảm, thất nghiệp và xã hội mất ổn định, …<br />
Đó chính là một số thách thức đối với các NHTM trong hoạt động tín dụng<br />
hiện nay.<br />
1.2 HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP<br />
1.2.1 Khái niệm hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp<br />
Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là một quy trình đánh<br />
giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp đối với ngân hàng<br />
cho vay như trả lãi và gốc nợ vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động<br />
cấp tín dụng của ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng doanh<br />
nghiệp và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các<br />
thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của doanh nghiệp tại thời điểm chấm điểm<br />
tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.<br />
<br />
1.2.2 Vai trò của hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp<br />
1.2.2.1 Mục tiêu của hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp<br />
Mục tiêu của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là dựa trên cơ sở<br />
các số liệu kiểm tra, phân tích dữ kiện từ các hồ sơ lưu trữ, báo cáo tài chính và các<br />
báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp để nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả<br />
năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhằm<br />
xác định khả năng thu hồi vốn của NHCV. Thêm nữa, mục tiêu của chấm điểm tín<br />
dụng là giúp lường trước được các rủi ro có thể x ảy ra trong kinh doanh để từ đó có<br />
thể tránh được các rủi ro này.<br />
1.2.2.2 Tầm quan trọng của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp<br />
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng<br />
Việc chấm điểm tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho mọi tầng lớp của nền kinh<br />
tế. Điểm tín dụng cho phép tổ chức cho vay mở rộng tới các phân khúc thị trường mà<br />
trước đây chưa được phục vụ đầy đủ. Ngoài ra, các quyết định giờ đây đã được đưa ra<br />
một cách nhanh chóng và khách quan hơn, với phần lớn các đơn xin vay nhận được<br />
câu trả lời tính thời gian bằng giờ, phút thay vì bằng ngày.<br />
Đối với khách hàng, chấm điểm tín dụng là chìa khóa để có được sở hữu nhà ở<br />
và vay tiêu dùng.<br />
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, việc<br />
chấm điểm tín dụng làm tăng khả năng tiếp cận với các nguồn lực tải chính, giảm chi<br />
phí và giúp quản lý rủi ro.<br />
Đối với nền kinh tế quốc gia, chấm điểm tín dụng giúp điều hòa hoạt động tiêu<br />
dùng trong những giai đoạn thất nghiệp mang tính chu kỳ, v à giảm sự biến động lên<br />
xuống của các chu kỳ kinh doanh.<br />
1.2.3 Nguyên tắc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp<br />
Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ chấm điểm tín dụng sẽ thu được<br />
điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.<br />
Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng cán bộ chấm điểm<br />
tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.<br />
Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số.<br />
Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài<br />
chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng.<br />
Trong quy trình chấm điểm tín dụng, cán bộ chấm điểm tín dụng sử dụng các<br />
bảng tiêu chuẩn để đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc:<br />
<br />
Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế<br />
gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu<br />
tiên nghiêng về phía loại tốt nhất.<br />
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng<br />
doanh nghiệp<br />
Các nhân tố chủ quan:<br />
Các nhân tố chủ quan bao gồm: đội ngũ cán bộ, ý thức trong công tác quản trị điều<br />
hành của NHTM, luật pháp, môi trường kinh doanh và thông tin minh bạch .<br />
Các nhân tố khách quan :<br />
Các nhân tố khách quan bao gồm: Ý thức phối hợp cộng tác của khách hàng , cơ sở vật<br />
chất kỹ thuật, ý thức thực hiện luật kế toán thống kê , nguồn thông tin khác.<br />
1.3 QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP<br />
1.3.1 Thu thập thông tin doanh nghiệp<br />
Thu thập các thông tin cơ bản về doanh nghiệp được xếp hạng dựa vào nhiều<br />
nguồn: Hồ sơ vay vốn của Ngân hàng, các nguồ n thông tin: các ngân hàng khác,<br />
Trung tâm thông tin tín dụng CIC, cơ quan thuế, kiểm toán… Trên cơ sở đó, Ngân<br />
hàng sẽ xác định loại doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.<br />
1.3.2 Xác định quy mô doanh nghiệp<br />
Việc xác định quy mô doanh nghiệp có thể dựa vào các chỉ tiêu: Số lượng lao<br />
động bình quân, Doanh thu thuần, Vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản, Giá trị nộp Ngân<br />
sách nhà nước<br />
1.3.3 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính<br />
Chỉ tiêu tài chính gồm : chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu khả năng tự<br />
tài trợ, chỉ tiêu sinh lời.<br />
Chỉ tiêu phi tài chính gồm : Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp , trình<br />
độ quản lý và môi trường nội bộ , quan hệ, uy tín với Ngân hàng , các nhân tố ảnh<br />
hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp , chấm điểm<br />
theo tiêu chí môi trường kinh doanh, chấm điểm tín dụng theo các tiêu chí khác<br />
1.3.4 Tổng hợp điểm cuối cùng và xếp hạng<br />
Điểm của doanh nghiệp = Điểm các chỉ tiêu tài chính* Trọng số phần tà i chính +<br />
Điểm các chỉ tiêu phi tài chính*Trọng số phần phi tài chính<br />
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG KHÁC VÀ MỘT VÀI MÔ<br />
HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TIÊU<br />
1.4<br />
<br />
BIỂU<br />
Học viên đã nêu ra một số mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của<br />
BIDV, Vietinbank, mô hình điểm số Z, mô hình 6C…<br />
<br />