![](images/graphics/blank.gif)
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
lượt xem 7
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Đề tài “Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)” được thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng vận dụng mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình này trong công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) Ngành: Tài chính - Ngân hàng BÙI PHƯƠNG HÀ Hà Nội, năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK) Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 Họ và tên học viên: Bùi Phương Hà Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Phúc Hiền Hà Nội, năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)” là công trình nghiên cứu của chính tác giả được thực hiện trên cơ sở học tập và thực tiễn kinh nghiệm làm việc trong suốt thời gian vừa qua. Số liệu và dẫn chứng được sử dụng trong bài luận văn là chân thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng, được tôi thu thập, tổng hợp từ nguồn đáng tin cậy và từ các báo cáo nội bộ của Agribank. Luận văn này được tác giả thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Phúc Hiền. Tác giả luận văn Bùi Phương Hà
- ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Phúc Hiền, người đã nhiệt tình hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm giúp tác giả hoàn thành bài luận văn này. Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Sau Đại học đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu, làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu của tác giả. Tác giả cũng xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên Agribank đã giúp đỡ, cung cấp số liệu cần thiết và động viên tác giả trong thời gian hoàn thành bài luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, do bản thân còn có những hạn chế về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tiễn, công trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp của quý thầy cô và những người quan tâm đến đề tài để tác giả có điều kiện học hỏi và hoàn thiện được bài luận văn.
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ..................................................................... vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...................................................viii LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM .......... 9 1.1. Khái niệm, vai trò và phương pháp chấm điểm tín dụng tại NHTM........9 1.1.1. Khái niệm .................................................................................................9 1.1.2. Vai trò .....................................................................................................11 1.1.3. Phương pháp chấm điểm tín dụng........................................................11 1.2. Một số mô hình chấm điểm tín dụng ..........................................................14 1.2.1. Mô hình xác suất tuyến tính .................................................................15 1.2.2. Mô hình logit ..........................................................................................17 1.2.3. Mô hình probit .......................................................................................17 1.2.4. Mô hình phân biệt tuyến tính. ...............................................................18 1.3. Nội dung chấm điểm tín dụng KHDN ........................................................20 1.3.1. Mục đích chấm điểm tín dụng KHDN ..................................................20 1.3.2. Nguyên tắc..............................................................................................21 1.4. Các điều kiện cần có để áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng KHDN .22 1.4.1. Thông tin sử dụng để CĐTD .................................................................22 1.4.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng .....................................................23 1.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của NHTM ...............................24 1.4.4. Chính sách của NHTM .........................................................................24 1.5. Kinh nghiệm vận dụng mô hình chấm điểm tín dụng của một số NHTM và bài học cho Agribank .....................................................................................25 1.5.1. Kinh nghiệm của BIDV .........................................................................25 1.5.2. Kinh nghiệm của Techcombank ..........................................................27
- iv 1.5.3. Bài học cho Agribank ............................................................................30 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHDN TẠI AGRIBANK .................................................................................................... 32 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ..............................................................................................................32 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................32 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động ..................................................34 2.1.3. Tình hình hoạt động của Agribank giai đoạn 2020 – 2022 .................35 2.2. Mô hình chấm điểm tín dụng KHDN tại Agribank ..................................42 2.2.1. Các quy định về chấm điểm tín dụng KHDN tại NHTM Việt Nam 42 2.2.2. Mô hình chấm điểm tín dụng KHDN tại Agribank...........................44 2.3. Đánh giá mô hình chấm điểm tín dụng KHDN tại Agribank ..................52 2.3.1. Ưu điểm ..................................................................................................52 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ......................................................................55 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................................. 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHDN TẠI AGRIBANK .................................................................................................... 59 3.1. Định hướng phát triển của Agribank .........................................................59 3.2. Giải pháp hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng KHDN tại Agribank.........................................................................................................61 3.2.1. Xây dựng bộ chỉ tiêu phù hợp với từng nhóm đối tượng KHDN ........61 3.2.2. Nâng cao việc quản lý thông tin khách hàng .......................................62 3.2.3. Nâng cao chất lượng dữ liệu đầu vào ...................................................63 3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..................................................64 3.2.5. Nâng cấp hệ thống xử lý thông tin .......................................................65 3.2.6. Các giải pháp khác ................................................................................65 3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ...........................................................66 3.3.1. Đổi mới và phát triển hệ thống TTTD ..................................................66
- v 3.3.2. Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể về bảo mật, cung cấp, khai thác, xử lý TTTD khách hàng .........................................................................................67 3.3.3. Ứng dụng công nghệ học máy vào xử lý dữ liệu trong hoạt động TTTD ................................................................................................................68 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................................. 71 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 73 PHỤ LỤC................................................................................................................................ 75
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng Nhà nước XHTD Xếp hạng tín dụng CĐTD Chấm điểm tín dụng KHDN Khách hàng doanh nghiệp TSBĐ Tài sản bảo đảm TCTD Tổ chức tín dụng DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ RRTD Rủi ro tín dụng KH Khách hàng NH Ngân hàng TTTD Thông tin tín dụng CIC Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam CSDL Cơ sở dữ liệu
- vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH BẢNG Bảng 1.1. Hệ thống các ký hiệu XHTD của BIDV ...................................................25 Bảng 1.2. Tỷ trọng các chỉ tiêu xếp hạng KHDN của BIDV ....................................26 Bảng 1.3. Thang điểm phân loại KHDN của Techcombank ....................................29 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 .................................................36 Bảng 2.2. Dư nợ Agribank phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2020 – 2022 ...................................................................................................................................40 Bảng 2.3. Phân loại nợ Agribank theo nhóm ............................................................41 Bảng 2.4. Số lượng, dư nợ KHDN được xếp hạng từ 2020 – 2022 ..........................48 Bảng 2.5. Phân loại KHDN được xếp hạng theo ngành kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022 ...........................................................................................................................49 Bảng 2.6. Nợ xấu Agribank giai đoạn 2010-2022 ....................................................51 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tổng tài sản Agribank giai đoạn 2020 – 2022 .....................................37 Biểu đồ 2.2. Tổng nguồn vốn huy động Agribank giai đoạn 2020 – 2022 ...............38 Biểu đồ 2.3. Thị phần tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư của hệ thống ngân hàng ...................................................................................................................................38 Biểu đồ 2.4. Tổng dư nợ Agribank giai đoạn 2020 – 2022 ......................................40 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nợ xấu Agribank giai đoạn 2010-2022 theo đối tượng khách hàng ...................................................................................................................................52 HÌNH Hình 1.1. Mô hình tổ chức của Agribank..................................................................34 Hình 2.2. Mô hình chấm điểm KHDN của Agribank ...............................................46 Hình 2.3. Sơ đồ quy trình chấm điểm, xếp hạng, phân loại KHDN của Agribank ..47
- viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài “Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng KHDN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)” được thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng vận dụng mô hình chấm điểm tín dụng KHDN tại Agribank, từ đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng mô hình này trong công tác thẩm định tín dụng đối với KHDN tại Agribank. Trong bài nghiên cứu, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình chấm điểm tín dụng KHDN trong hoạt động tín dụng của NHTM. Trên cơ sở đó, tác giả đã giới thiệu, trình bày và đánh giá thực trạng áp dụng mô hình chấm điểm xếp hạng KHDN tại Agribank trong giai đoạn 2020 - 2022. Từ một số điểm nổi bật trong định hướng phát triển của Agribank cùng thực trạng đã phân tích, tác giả đề xuất các hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện và áp dụng hiệu quả mô hình chấm điểm KHDN tại Agribank trong thời gian tới, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của Agribank.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những định chế tài chính quan trọng trong bất kì nền kinh tế nào. Mặc dù các chức năng của NHTM ngày nay đã thay đổi nhưng cấp tín dụng vẫn là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của định chế tài chính này. Để thực hiện chức năng đó, NHTM đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau trong đó có rủi ro tín dụng và biểu hiện tiêu biểu nhất là rủi ro vỡ nợ. Để hạn chế rủi ro vỡ nợ, NHTM đã áp dụng mô hình chấm điểm tín dụng (CĐTD) để sàng lọc, đánh giá, nhận định các DN có nhu cầu cấp tín dụng dựa trên phân tích các yếu tố định tính và định lượng. Tại Việt Nam, việc chuyển đổi sang nền kinh tế mở từ những năm 1990 đã thúc đẩy thị trường tín dụng và hệ thống NHTM phát triển. Các hoạt động tín dụng là lĩnh vực thu về lợi nhuận cao và tăng trưởng nhanh nhất, nhưng các hoạt động này đối mặt với mức độ rủi ro ngày càng cao bởi môi trường kinh tế và kinh doanh ngày càng cởi mở và cạnh tranh. Do đó, NHTM tại Việt Nam đã đầu tư một nguồn lực tài chính lớn vào việc cải tiến quy trình đo lường chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã xây dựng Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) từ năm 2002 để cung cấp các thông tin tín dụng của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ hệ thống ngân hàng và các nhà đầu tư khác, quy trình chấm điểm XHTD của các NHTM Việt Nam và CIC vẫn ở giai đoạn đầu phát triển. Cùng với việc kinh tế quốc tế bước vào giai đoạn hội nhập, các NHTM trên thế giới đã thay đổi về phương pháp lựa chọn ra quyết định cấp tín dụng của mình theo hướng lượng hóa các RRTD. Trong khi đó, các NHTM ở Việt Nam đa phần vẫn ra quyết định cấp tín dụng dựa trên việc xếp hạng nội bộ và đánh giá rủi ro trên cơ sở phát xét chủ quan là chủ yếu để đưa ra quyết định cấp tín dụng. Việc tìm kiếm và hoàn thiện một mô hình CĐTD hiệu quả đối với KHDN là một vấn đề bức thiết nhằm giúp ban lãnh đạo NHTM có định hướng quản trị rủi ro phù hợp khi tình trạng nợ xấu đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay.
- 2 Được biết đến là một trong bốn NHTM có dư nợ lớn nhất toàn ngành, tuy nhiên chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chưa được đánh giá cao do tình hình tăng trưởng dư nợ chậm và nợ có vấn đề tăng cao mà chủ yếu là nợ xấu của nhóm KHDN. Những năm qua, trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID - 19, nhiều doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng để đảm bảo công tác phòng chống dịch, thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng, nên dự báo thời gian tới không chỉ Agribank mà nhiều NHTM khác sẽ tiếp tục tăng cao tỷ lệ nợ xấu và đè nặng kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) hiện tại của Agribank được xây dựng theo phương pháp chuyên gia với sự hỗ trợ từ Công ty tư vấn Ernst&Young từ năm 2007 – 2009. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá KH, thang điểm mỗi chỉ tiêu, mức xếp hạng, quy mô doanh nghiệp,… được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia của bên tư vấn và Agribank. Việc kiểm định lại kết quả sau khi xây dựng cũng được đánh giá bởi các chuyên gia. Qua 10 năm triển khai áp dụng, với bối cảnh kinh tế xã hội và hệ thống pháp lý của nước ta cũng như thực tiễn hoạt động của Ngân hàng đã có nhiều thay đổi, mô hình chấm điểm XHTD nội bộ hiện tại của Agribank chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu của NHNN quy định tại Thông tư 13, Thông tư 11 và yêu cầu quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Agribank. Từ thực tế nêu trên, bằng thực tiễn làm việc tại Agribank kết hợp với tri thức đã được đào tạo, tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng KHDN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp với hi vọng được đóng góp một phần nghiên cứu của mình trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng tại Agribank và vận dụng nó trong công việc hiện nay của tôi là một cán bộ tín dụng KHDN tại Agribank. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu nước ngoài Mô hình rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong quản lý rủi ro lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và đầu tư. Những đổi mới tài chính trong vài thập
- 3 kỷ qua cùng với môi trường pháp lý mới trong các TCTC và những tác động không tích cực do các cuộc khủng hoảng toàn cầu gây ra đã đưa quản lý rủi ro tín dụng trở thành trọng điểm của giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Xếp hạng tín dụng là một trong những thành phần quan trọng của quá trình quản lý RRTD. Xếp hạng tín dụng có thể được thông qua các mô hình do các tổ chức phát triển nội bộ hoặc được cung cấp từ bên ngoài bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm (Credit rating agencies - CRAs). Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra khả năng dự đoán của XHTD thông qua việc vận dụng nhiều yếu tố có thể giải thích và phương pháp tiếp cận mô hình hóa. Hanic Aida, Zunic Emina và Dzelihodzic Adnan (2013) trong bài nghiên cứu “Scoring Models of Bank Credit Policy” đã trình bày cách thức mô hình CĐTD có thể được áp dụng trong TCTD, trong trường hợp này là các ngân hàng, nhằm đơn giản hóa quy trình cho vay tín dụng. Không giống như các mô hình phân tích truyền thống, mô hình chấm điểm cung cấp định giá dựa trên điểm số thể hiện khả năng có thể thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết của KH. Bằng việc sử dụng các mô hình CĐTD, NHTM có thể tạo một ảnh chụp nhanh bằng số về hồ sơ rủi ro của người vay vốn. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của các mô hình tính điểm này là tính khách quan khi hai khách hàng có cùng đặc điểm sẽ có cùng mức XHTD. Bài nghiên cứu đã trình bày một số mô hình CĐTD và cách thức các TCTC vận dụng chúng. Bài nghiên cứu kết luận rằng tiêu chuẩn hóa và quản trị rủi ro tốt hơn là mục tiêu quan trọng của mô hình chấm điểm. Nguyên nhân các NHTM áp dụng mô hình tính điểm có thể là: thứ nhất, chúng giúp tăng doanh thu vì quy trình cấp tín dụng được thực hiện nhanh và hiệu quả hơn làm tăng sự cạnh tranh và từ đó số lượng các khoản vay được phê duyệt nhiều hơn; thứ hai, chúng tiết kiệm chi phí do quy trình phê duyệt khoản vay được tự động hóa, giảm nhu cầu về số lượng người xử lý khoản vay và cuối cùng, các mô hình giúp cho chất lượng danh mục khách hàng tốt hơn và đồng nghĩa với chi phí dự phòng đối với tổn thất tín dụng thấp hơn. Nhìn từ quan điểm này, chúng ta có thể nói rằng mô hình tính điểm đã đạt được mục tiêu nhất định. Điều này cho thấy rõ sự cần thiết và mức độ quan trọng của các mô hình chấm điểm được ứng dụng trong NHTM và các tổ chức tín dụng khác. Mặc dù các mô hình tính
- 4 điểm có một số thiếu sót, nhưng lợi ích của việc áp dụng mô hình tính điểm đã vượt xa những thiếu sót đó, do đó, trong tương lai, chúng ta có thể mong đợi phương thức cho vay truyền thống sẽ được thay thế hoàn toàn nhờ các mô hình tính điểm. Yosi Lizar Eddy và Engku Muhammad Nazri Engku Abu Bakar năm 2017 trong bài nghiên cứu “Credit scoring models: techniques and issues” đã trình bày một đánh giá ngắn gọn về các kỹ thuật hiện có của mô hình tính điểm tín dụng, đó là phân tích dựa trên thống kê và dựa trên trí tuệ nhân tạo. Sau đó, tác giả đã đề xuất về cách sửa đổi mô hình hiện đang được sử dụng bởi hầu hết các nhà quản trị RRTD. Sửa đổi mô hình liên quan đến việc lựa chọn các tiêu chí được đưa vào cũng như các trọng số được đưa ra cho các tiêu chí. Một số kỹ thuật tiềm năng trong việc lựa chọn các tiêu chí và xác định tỷ trọng cho các tiêu chí này cũng đã được lựa chọn để thảo luận. Bài nghiên cứu chỉ ra mặc dù một số kỹ thuật dựa trên AI được báo cáo là tạo ra các mô hình CĐTD vượt trội, xét về mức độ thân thiện với người sử dụng và tính đơn giản của mô hình, các kỹ thuật này vẫn kém hơn so với các kỹ thuật dựa trên thống kê. Như vậy, các kỹ thuật dựa trên thống kê vẫn là phương pháp được các nhà lãnh đạo ngân hàng lựa chọn. Trong số các kỹ thuật, kỹ thuật phổ biến nhất là hồi quy logistic. Tuy nhiên, các biến và trọng số phải được lựa chọn cẩn thận. Tuy nhiên, mô hình được phát triển chỉ có thể được xác minh với sự sẵn có của dữ liệu lịch sử trước đó. Nếu không có sẵn dữ liệu, thì một phương pháp phù hợp được lựa chọn để xác định các tiêu chí cùng trọng số thích hợp cho các tiêu chí sẽ thông qua sự phối hợp của thang Dematel và thang Pre-Likert AHP, theo đó các phán đoán sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia có liên quan trực tiếp khi thực hiện nhiệm vụ sàng lọc thẩm định tín dụng này. 2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, tác giả Phan Thị Thanh An trong bài nghiên cứu “Hoàn thiện mô hình CĐTD đối với KHDN tại Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương Việt Nam” và tác giả Trần Phạm Thuỳ Vân trong luận văn “Giải pháp hoàn thiện mô hình CĐTD và xếp hạng DN tại Ngân hàng VPBank” đã tổng hợp và phân tích thực trạng áp dụng mô hình CĐTD của Vietinbank và VPBank. Cũng trong bài nghiên cứu, các tác giả
- 5 đã đề xuất những giải pháp, kiến nghị đối với NHNN cũng như ban lãnh đạo Vietinbank và VPBank giúp hoàn thiện một cách hiệu quả mô hình CĐTD theo thực tiễn NHTM được nghiên cứu. Bài báo của tác giả Hoàng Thị Hồng Vân (2020) với tiêu đề “Vận dụng mô hình Z-score trong dự báo khả năng phá sản của doanh nghiệp tại Việt Nam” đã chỉ ra tính đúng đắn của mô hình Z-score cho dự báo phá sản của DN ở Việt Nam. Để kiểm nghiệm khả năng dự báo phá sản của mô hình Z-score của Altman và cộng sự (2007) cho doanh nghiệp Việt Nam, tác giả chọn mẫu gồm tất cả các công ty bị huỷ bỏ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội do thanh lý hoặc giải thể theo lệnh của Toà án từ năm 2012 đến năm 2019 để phân tích. Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ các báo cáo tài chính của các công ty bị phá sản và không bị phá sản được công bố công khai trong hai năm trước khi xảy ra phá sản. Tổng số mẫu nghiên cứu của cả hai nhóm doanh nghiệp là 60 DN. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa hai nhóm DN đã phá sản và đang hoạt động có sự khác biệt nhau về chỉ số kế toán: các doanh nghiệp đã phá sản với chỉ số ROA, ROE đều thấp hơn nhóm DN đang hoạt động một cách đáng kể, giá trị tăng tài sản bình quân của nhóm DN đã giải thể cũng ít hơn các DN đang hoạt động. Tuy nhiên, việc phân tích thông qua các thông tin tài chính chưa cho thấy được các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có phá sản hay không. Ứng dụng mô hình Z-score của Altman và cộng sự (2007) vào hai nhóm doanh nghiệp khẳng định có sự phân biệt một cách rõ nét về nguy cơ phá sản của hai nhóm doanh nghiệp. Kết quả tuy không dự báo tốt như các thực nghiệm trước đây tại Mỹ nhưng khả năng dự báo chính xác tới 76,67% khả năng phá sản cho các báo cáo một năm trước khi phá sản và 70% cho các báo cáo hai năm trước phá sản cũng là một kết quả dự đoán khá tốt. Điều này cho thấy độ tin cậy và chính xác trong việc vận dụng mô hình Z-score để dự báo phá sản cho doanh nghiệp Việt Nam. Qua tìm hiểu tình hình tổng quan nghiên cứu nước ngoài và trong nước, tác giả nhận thấy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về mô hình CĐTD tại NHTM nhưng ít có đề tài đi sâu phân tích tính hiệu quả của mô hình đối với đối tượng thẩm định là KHDN và chưa có đề tài nghiên cứu về mô hình CĐTD KHDN tại Agribank. Đó là
- 6 khoảng trống nghiên cứu để tác giả đi đến quyết định lựa chọn đề tài này mà không bị trùng lặp. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết về chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng và thực trạng vận dụng mô hình CĐTD KHDN tại một số NHTM, đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng mô hình CĐTD KHDN tại Agribank. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình CĐTD KHDN của Agribank để giảm thiểu rủi ro vỡ nợ KHDN và nâng cao chất lượng tín dụng Agribank trong thời gian sắp tới. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để hoàn thành mục đích trên, tác giả đã trả lời các câu hỏi chính sau đây: Câu hỏi 1: Nội dung chấm điểm tín dụng đối với KHDN là gì? Những yếu tố nào tác động tới công tác chấm điểm xếp hạng KHDN? Câu hỏi 2: Thực trạng áp dụng mô hình CĐTD KHDN tại Agribank ảnh hưởng thế nào đến chất lượng hoạt động tín dụng của Agribank? Những ưu điểm và hạn chế khi vận dụng mô hình CĐTD KHDN tại Agribank là gì? Câu hỏi 3: Đề xuất, kiến nghị nào nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả khi áp dụng mô hình CĐTD KHDN tại Agribank? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình CĐTD KHDN tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng mô hình chấm điểm tín dụng của Agribank, trọng tâm là khách hàng doanh nghiệp. Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu kể từ khi Agribank áp dụng mô hình CĐTD để thẩm định cấp tín dụng đến nay, trọng tâm là giai đoạn 2020 – 2022.
- 7 Phạm vi không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp suy luận logic và phương pháp thu thập thông tin từ các báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank. Trên cơ sở lý thuyết cùng với các số liệu thu thập được, luận văn áp dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê để giải quyết các vấn đề đặt ra. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về lý luận: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho người đọc khung lý thuyết cơ bản về mô hình CĐTD khách hàng tại NHTM. Luận văn thực hiện khảo sát, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu, đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng mô hình CĐTD KHDN tại Agribank. Về thực tiễn: Luận văn là công trình nghiên cứu góp phần vào tài liệu học thuật và thực hành XHTD ở Việt Nam; giúp các nhà khoa học, nhà quản lý, ban lãnh đạo các NHTM đặc biệt là Agribank có cái nhìn sâu hơn về bước CĐTD trong quy trình thẩm định tín dụng KHDN thông qua các phương pháp thu thập, đánh giá thông tin và đo lường các chỉ số theo mô hình chấm điểm. Từ đó nhận diện được những kết quả đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc áp dụng mô hình CĐTD KHDN của Agribank. Đồng thời, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đến các đơn vị có liên quan nhằm hoàn thiện mô hình CĐTD KHDN tại các NHTM nói chung và tại Agribank nói riêng, vốn chủ yếu dựa trên các phương pháp định tính như hiện nay. 8. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình chấm điểm tín dụng KHDN trong hoạt động tín dụng của các NHTM
- 8 Trong chương này, tác giả trình bày lý luận chung về đề tài nghiên cứu để trả lời các câu hỏi đặt ra nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Đây là cơ sở lý thuyết để đưa ra các giải pháp trong chương 3. Bên cạnh đó, tác giả thảo luận kinh nghiệm và bài học của một số NHTM trong việc áp dụng mô hình XHTD KHDN. Chương 2: Thực trạng ứng dụng mô hình chấm điểm tín dụng KHDN tại Agribank Trong chương này, tác giả giới thiệu, trình bày và đánh giá thực trạng đối tượng nghiên cứu thông qua các dữ liệu thu thập được. Những nội dung này sẽ giúp ta có cái nhìn cụ thể về nội dung, quá trình hình thành đề tài, để từ đó tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất giải trong chương tiếp theo. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện mô hình chấm điểm tín dụng KHDN tại Agribank Trong chương này, tác giả trình bày một số điểm nổi bật trong định hướng phát triển của Agribank. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện và áp dụng hiệu quả mô hình CĐTD KHDN tại Agribank.
- 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG KHDN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM 1.1. Khái niệm, vai trò và phương pháp chấm điểm tín dụng tại NHTM 1.1.1. Khái niệm Chấm điểm tín dụng (CĐTD) là quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng của bên vay vốn dựa trên một phổ điểm cụ thể. Đây được xem là một cách nhận xét tài chính được hiểu rộng rãi và có cái nhìn khách quan về khả năng thanh toán nợ của KH và các rủi ro liên quan đến việc cho vay tiền. Hình thức CĐTD là một cách hữu ích giúp cho nhà quản trị có thể lựa chọn lúc nào nên cho vay, khoản nợ cần phải là bao nhiêu và cần xây dựng những chiến lược gì để tăng lợi nhuận trong khi vẫn duy trì việc xem xét khả năng rủi ro một cách thật hiệu quả. Như vậy cũng giúp tăng độ tin cậy của các ngân hàng hoặc tổ chức hoạt động tín dụng, chắc chắn rằng họ sẽ có thể vay vốn và tăng cường sự lớn mạnh của các đối tác vay một cách bền vững. Việc xây dựng một công cụ chấm điểm hiệu quả mang lại rất nhiều lợi ích cho các TCTC và đầu tư. Điều này giúp cải thiện dòng vốn, đảm bảo tài sản thế chấp phù hợp, giảm các khoản lỗ tín dụng, giảm chi phí phân tích tín dụng, rút ngắn thời gian đưa ra quyết định cấp tín dụng và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng theo các phân cấp rủi ro khác nhau. Ngoài ra, công cụ CĐTD còn giúp các tổ chức tài chính hiểu rõ hơn về hành vi và khả năng thanh toán nợ của KH. Quá trình đánh giá tín dụng của khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đo lường định lượng rủi ro tiềm tàng. Thông qua việc phân tích dữ liệu về khách hàng, ta có thể đưa ra các thông tin liên quan đến khả năng trả nợ của họ trong tương lai, từ đó đánh giá rủi ro cho khoản vay. Việc này giúp ngân hàng đưa ra quyết định cho vay một cách cân nhắc và hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ quyền lợi của chính khách hàng cũng như sự ổn định của thị trường tài chính. Hoạt động này cũng có thể được hiểu như một kỹ thuật khai thác dữ liệu, tìm kiếm các quy luật của các dữ liệu lịch sử và áp dụng để đưa ra quyết định về việc cấp tín dụng cho các khách hàng trong tương lai là một quá trình quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự đánh giá kỹ lưỡng về khả năng trả nợ của khách hàng thông qua việc thu thập và phân tích các thông tin liên quan như lịch sử tín dụng, thu nhập, tài sản và các yếu tố khác. Công tác xây
- 10 dựng một công cụ chấm điểm hiệu quả sẽ mang đến rất nhiều lợi ích cho các tổ chức tài chính. Nó giúp cải thiện dòng vốn, đảm bảo tính phù hợp của tài sản thế chấp, giảm thiểu rủi ro trong khoản vay và giảm chi phí phân tích tín dụng. Từ đó, các TCTC có thể đưa ra quyết định về tín dụng một cách chính xác và đáng tin cậy, giúp tăng cường sự ổn định của thị trường tài chính và bảo vệ quyền lợi của khách hàng, giảm thời gian đưa ra quyết định cấp tín dụng và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng theo các phân cấp rủi ro khác nhau. Mặc dù CĐTD xếp hạng mức độ rủi ro tín dụng của người vay, nhưng nó không đưa ra ước tính về xác suất vỡ nợ của người vay. CĐTD chỉ đánh giá mức độ rủi ro của người đi vay, xếp theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất. Vì vậy, không có khả năng xác định chính xác liệu Bên vay A có mức độ rủi ro gấp đôi so với Bên vay B hay không. Một khái niệm tương tự với CĐTD là XHTD, được áp dụng cho các công ty, chính phủ và các tổ chức chứng khoán. Xếp hạng tín dụng được thực hiện bằng cách sử dụng một thang điểm chữ cái để đánh giá mức độ đáng tin cậy trong việc trả nợ của thực thể đó. XHTD xác định cả lãi suất cho khoản hoàn trả và liệu người đi vay có được chấp thuận cho vay tín dụng hoặc phát hành nợ hay không. "Xếp hạng tín dụng" (credit ratings) là một thuật ngữ vay mượn từ tiếng Anh, gồm hai từ "credit" (tín nhiệm) và "ratings" (xếp hạng). Khái niệm này được đưa ra bởi John Moody 1909, trong cuốn "Cẩm nang chứng khoán đường sắt", ông đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín nhiệm cho 1500 loại trái phiếu của 250 công ty. Hệ thống xếp hạng bao gồm ba chữ cái A, B, C được sắp xếp theo thứ tự từ "AAA" đến "C" được sử dụng như một tiêu chuẩn quốc tế để xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là một hệ thống việc đánh giá mức độ RRTD của người đi vay không thể chính xác xác định xác suất vỡ nợ của một người vay cụ thể. Ở Việt Nam, điểm khác trong việc sử dụng thuật ngữ “chấm điểm tín dụng” và “xếp hạng tín dụng” là chưa rõ ràng. Do đó, trong khuôn khổ bài nghiên cứu, tác giả sử dụng tương đương hai thuật ngữ này như cùng một khái niệm để phân tích nghiên cứu. Như vậy, CĐTD là một phân tích thống kê được thực hiện bởi những người cho vay và các tổ chức tài chính để đánh giá mức độ đáng tin cậy của một cá nhân
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thƣơng - Chi nhánh thành phố Huế
26 p |
453 |
55
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng số dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
102 p |
123 |
31
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng VPBank- chi nhánh Trần Hưng Đạo
101 p |
90 |
16
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng II
106 p |
59 |
13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung
101 p |
84 |
13
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của những doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu niêm yết tại Việt Nam
131 p |
65 |
12
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu quả hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Nam Hà Nội
80 p |
182 |
11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Cơ chế tự chủ tài chính tại Văn phòng Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh
121 p |
99 |
11
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến khả năng xảy ra kiệt quệ tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
114 p |
57 |
10
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
105 p |
61 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Hiệu ứng củа chính sách miễn giảm phí lên dịch vụ thаnh toán cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nаm - Chi nhánh Sở giаo dịch
114 p |
58 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của hành vi đám đông lên thị trường chứng khoán Việt Nam
85 p |
50 |
9
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đà Lạt
96 p |
53 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Xử lý nợ xấu đã mua của các Tổ chức tín dụng tại Công ty Quản lý Tài sản
113 p |
116 |
8
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn vốn của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
98 p |
44 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội
115 p |
86 |
7
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tác động của cạnh tranh và tập trung ngành đến ổn định ngân hàng nghiên cứu tại Việt Nam
118 p |
44 |
6
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Quản lý tài chính tại Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
85 p |
91 |
5
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)