Đề tài: Công tác tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doah nghiệp thương mại
lượt xem 384
download
Đề tài: Công tác tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doah nghiệp thương mại có kết cấu gồm 3 phần: Cơ sở lý luận về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam, thực trạng và một số kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương mại và công tác quản lý thuế của Nhà nước tại Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Công tác tổ chức kế toán thuế giá trị gia tăng trong các doah nghiệp thương mại
- ĐỀ TÀI CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
- Lời Mở đầu Kế toán là một công cụ rất quan trọng trong công tác tính thuế và kiểm tra thuế đối với Nhà nước. Đặc biệt là với thuế GTGT, kế toán đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho việc thu thuế của cơ quan thuế. Việc xác định số thuế đầu ra, đầu vào, thuế ph ải nộp, đều phải dựa trên số liệu thực tế được phản ánh qua hoạt động kế toán. Chính vì vậy, nếu các doanh nghiệp không tổ chức tốt công tác kế toán theo quy định thì sẽ rất khó khăn cho việc thực hiện luật thuế GTGT. Việc thực hiện luật thuế GTGT ở nước t a nhằm mục tiêu là hình thành cơ chế thuế phù hợp với quá trình tham gia, hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Nhất là khi chúng ta thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định AFTA thì việc thu thuế GTGT càng có ý nghĩa quan trọng cho việc đảm bảo nguồn thu và bảo hộ hợp lý cho sản xuất trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nhiều mặt tiêu cực cũng đã nảy sinh. Đó là hiện tượng lách luật, sử dụng kế toán như một phương tiện để gian l ận, trốn thuế, đặc biệt là thông qua khâu tổ chức chứng từ kế toán. Do đó, việc nghiên cứu đề tài với mục đích nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề tổ chức kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán t huế GTGT trong doanh nghiệp, để kế toán thực sự là công cụ quan trọng cho công tác quản lý thuế. Tuy nhiên, do phạm vi kiến thức rộng, nên em chỉ tiến hành nghiên cứu công tác tổ chức kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp thƣơng mại . Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề án gồm 2 phần chính sau: Phần I: Cơ sở lý luận về thuế GTGT và kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam. Phần II: Thực trạng vận hành luật thuế GTGT và tổ chức kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương mại ở Việt Nam. Phần III: Một số kiến nghị hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương mại và công tác quản lý thuế của Nhà nước tại Việt Nam. 1
- Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GTGT VÀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT TRONG DOANH NGHIỆP THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1. Những vấn đề cơ bản về thuế GTGT và luật thuế GTGT ở Việt Nam . 1.1. Lịch sử hình thành thuế GTGT. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, Pháp tiến hành áp dụng thuế doanh thu nhằm động viên sự đóng góp của quần chúng vào nguồn thu ngân sách. Thời kì đầu, thuế chỉ thu ở giai đoạn cuối của quá trình lưu thông hàng hoá với thuế suất thấp, do đó, số thu rất thấp và khó quản lý. Sau đó, thuế doanh thu đã được điều chỉnh, đánh vào từng khâu của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, cách này đã phát sinh nhược điểm là tính trùng lặp, đặc biệt khi quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua nhiều khâu. Và để khắc phục nhược điểm này, năm 1936, Pháp tiến hành cải tiến thuế doanh thu từ việc đánh thuế vào từng khâu sang đánh thuế 1 lần vào công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Việc này đã khắc phục được nhược điểm là đánh thuế trùng lập nhưng lại làm cho việc thu thuế bị chậm trễ so với trước đây vì chỉ khi hàng hoá đi vào lưu thông thì Nhà nước mới thu được thuế. Trước một thực tế là Nhà nước muốn thu được nhiều thuế và thu kịp thời, vừa thúc đẩy phát triển sản xuất, vừa bồi dưỡng nguồn thu, các nhà kinh tế đã nghĩ ra nhiều biện pháp để hoàn thiện luật thuế doanh thu. Vào đầu những năm năm mươi, một người Đức đã nghĩ ra một chính sách thuế có thể thay thế cho thuế doanh thu, đó là thuế GTGT được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ qua mỗi công đoạn từ nhiên sản xuất đến tiêu dùng. Tuy nhiên, do lý luận chưa đủ sức thuyết phục Chính phủ nên chính sách này đã không được chấp nhận. Và trên thực tế thì thuế GTGT được nghiên cứu và áp dụng đầu tiên tại Pháp vào ngày1/7/1954. Ban đầu thuế GTGT ra đời chỉ nhằm vào một số nghành cá biệt, mãi đến năm 1968, thuế GTGT mới được áp dụng cho mọi nghành nghề, mọi lĩnh vực. Cho đến nay, với ưu điểm của mình, thuế GTGT đã được áp dụng và triển khai ở nhiều nước. Với Việt Nam, việc chuyển sang áp dụng thuế GTGT ngoài mục đích từng bước hoà nhập vào chính sách thuế của các nước trong khu vực và trên thế giới, đây còn là bước chuẩn bị rất tốt cho quá trình hội nhập vào AFTA vào những năm tới. 1.2. Định nghĩa và đặc điểm của thuế GTGT. 2
- 1.21. Định nghĩa. Thuế GTGT, tiếng Anh là Value added Tax là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 1.22. Đặc điểm của thuế GTGT. Xuất phát từ bản chất của thuế GTGT có một số đặc điểm sau: _Thuế GTGT có phạm vi thu thuế rất rộng, đối tượng phải nộp thuế là toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh doanh, kể cả gia công chế biến và hoạt động thu tiền, thuế GTGT được thu đối với mọi sản phẩm dịch vụ tiêu thụ trong nước kể cả hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, vẫn có một số hàng hoá dịch vụ được miễn thuế theo quy định mỗi nước trong từng thời kì cụ thể. _Thuế GTGT là một loại thuế gián thu. Bởi vì các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, thu thuế GTGT qua việc bán hàng hoá dịch vụ này. Tiền thuế ẩn trong giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp vào n gân sách Nhà nước thay cho người tiêu dùng. _ Thuế GTGT không đánh vào đầu tư, vì thuế nằm ngoài giá trị TSCĐ và sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Người mua phải trả thêm tiền thuế GTGT và tiền thuế này được khấu trừ khi tính thuế phải nộp ở giai đoạn sau. _ Một đặc điểm quan trọng của thuế GTGT là cho dù sản xuất có trải qua bao nhiêu giai đoạn thì tổng thuế phải nộp cũng không đổi. Thuế GTGT ở mỗi khâu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào giá trị gia tăng ở khâu đó. Vì vậy, thuế GTGT không làm tăng giá sản phẩm đột biến, do đó không gây xáo trộn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. _ Thuế GTGT là loại thuế mang tính trung lập cao. Thuế GTGT không can thiệp quá sâu vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch, tiêu dùng theo nghành nghề cụ thể. _ Thuế GTGT có thuế suất căn cứ vào loại hàng hoá, dịch vụ chứ không phân biệt ngành nghề và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ. 1.3. Luật thuế GTGT và việc vận hành luật thuế GTGT ở Việt Nam. 1.31. Đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp t huế. 1.311. Đối tượng chịu thuế. Theo quy định tại điều 2, Luật thuế GTGT và điều 2 Nghị định số 79/2000/NĐ -CP ngày 29/12/2000 thì đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hoá,dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tại Việt Nam, trừ tất cả các đối tượng quy định tại mục II, phần A, thông tư số 122/2000/TT-BTC ra ngày 29/12/2000 của Bộ Tài Chính. 1.312. Đối tượng nộp thuế. 3
- Theo quy định tại điều 3, Luật thuế GTGT và điều 3 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 thì đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm: _ Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng kí kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Hợp tác xã. _ Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác. _ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; các công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo luật Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. _ Cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh, nhóm kinh doanh độc lập và các đối tượng kinh doanh khác. 1.313. Đối tượng không chịu thuế. Bao gồm tất cả các đối tượng được quy định tại mục II, phần A, thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000của Bộ Tài Chính. 1.32. Căn cứ tính thuế. Căn cứ tính thuế bao gồm: giá tính thuế và thuế suất cụ thể được quy định chi tiết tại Mục I, II phần B, thông tư số 122/2000/TT -BTC ngày 29/12/2000của Bộ Tài Chính. 1.33. Phương pháp tính thuế. Hiện nay, thuế GTGT mà cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. 1.331. Phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: a) Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế của hàng hoá dịch vụ bán ra *thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ tương ứng Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán 4
- ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Doanh thu chưa có thuế được xác định bằng giá bán trừ (-) thuế tính trên giá bán. b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT), số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu (hoặc nộp thay cho phía nước ngoài theo quy định tại điểm 9 Mục II Phần C Thông tư122/2000/TT-BTC ngày29/12/2000) và số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ % dưới đây: _ Tỷ lệ 3% trên giá mua theo h oá đơn đối với: + Hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, mua của đơn vị kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT có hoá đơn bán hàng; + Hàng hoá là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến mua vào không có hoá đơn; + Hàng hoá chịu thuế TTĐB cơ sở kinh doanh thương mại mua của cơ sở sản xuất để bán ra có hoá đơn bán hàng (kể cả trường hợp mua của đại lý bán hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo đúng giá của cơ sở sản xuất, hưởng hoa hồng). + Tiền bồi thường kinh doanh bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT (tính trên giá trị bồi thường bảo hiểm) thuộc trách nhiệm bồi thường của cơ sở kinh doanh bảo hiểm. _ Tỷ lệ 2% trên giá trị hàng hoá mua vào theo Bảng kê đối với hàng hoá l à nông, lâm, thuỷ sản chưa qua chế biến; đất, đá, cát, sỏi, các phế liệu mua của người bán không có hoá đơn. Riêng đối với cơ sở sản xuất sản phẩm là nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến không chịu thuế GTGT, nếu cơ sở dùng các sản phẩm này để tiế p tục sản xuất, chế biến ra các hàng hoá khác thuộc diện chịu thuế GTGT thì giá được tính khấu trừ theo tỷ lệ quy định là giá thành sản xuất của các mặt hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản. Tỷ lệ (%) khấu trừ trên đây áp dụng thống nhất cho cả trường hợp kinh doanh trong nước và xuất khẩu. _ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù (kể cả hoá đơn mua hàng dự trữ quốc gia của cơ quan dự trữ quốc gia) ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thu ế và phương pháp tính nêu tại điểm 14 Mục I Phần B của Thông tư này để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 5
- _ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ dù ng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. _ Hàng hoá mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường thì thuế GTGT đầu vào của số hàng hoá này được tính vào giá trị h àng hoá tổn thất phải bồi thường, không được tính vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ khi kê khai thuế GTGT phải nộp. _ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT. Nếu hàng hoá, dịch vụ mua vào không sử dụng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thì thuế GTGT đầu vào được tính vào chi phí của hoạt động đó. Đối với tài sản cố định mua vào sử dụng riêng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế thì thuế GTGT của tài sản cố định được t ính vào nguyên giá của tài sản cố định. _ Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng chung cho sản xuất, kin h doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng cơ sở không hạch toán riêng được thuế đầu vào được khấu trừ, thì thuế đầu vào được tính khấu trừ theo tỷ lệ (%) doanh số của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của hàng hó a, dịch vụ bán ra. _ Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh số bán ra của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được kê khai tạm tính hàng tháng. Khi quyết toán năm, cơ sở phải tính lại số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo tỷ lệ doanh số của năm q uyết toán. Đối với cơ sở kinh doanh có cơ cấu doanh thu giữa hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT tương đối ổn định, cơ sở kinh doanh có thể đăng ký với cơ quan thuế tỷ lệ tạm tính hàng tháng theo tỷ lệ doanh số năm trước, khi quyết toán năm sẽ quyết toán theo thực tế. Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp hoá đơn GTGT hoặc chứng từ nộp thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh trong tháng nhưng chưa kê khai kịp trong tháng thì được kê khai khấu trừ vào các tháng tiếp sau, trường hợp do lý do khách quan thì được khấu trừ trong thời gian tối đa là 03 tháng tiếp sau. 6
- Văn phòng Tổng công ty không trực tiếp hoạt động kinh doanh và các đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc như: Bệnh viện, Trạm xá, Nhà nghỉ điều dưỡng, Viện, Trường đào tạo... không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ mua vào phục vụ cho hoạt động của các đơn vị này. Trường hợp các đơn vị này có hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT riêng cho các hoạt động này. Cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB trực tiếp hoặc uỷ thác xuất khẩu thì thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng để sản xuất các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu được tính khấu trừ hoặc hoàn thuế theo quy định. d) Đối với hộ kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, được khấu trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào tr ước tháng được áp dụng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế thì không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào. 1.332. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng. a) Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT GTGT của hàng hóa, Thuế suất thuế của = x phải nộp dịch vụ chịu thuế hàng hoá, dich vụ đó GTGT của Doanh số của hàng hoá, Gía vốn của hàng hoá, = - hàng hóa, dịch vụ dịch vụ bán ra dịch vụ bán ra Giá trị gia tăng xác định đối với một số ngành nghề kinh doanh như sau: _ Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh. Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì xác định như sau: Giá vốn Doanh số doanh số doanh số = + - hàng bán ra tồn đầu kỳ mua tr ong kì tồn cuối kỳ _ Đối với xây dựng, lắp đặt là số chênh lệch giữa tiền thu về xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình trừ (-) chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí động lực, vận tải, dịch vụ và chi phí khác mua ngoài để phục vụ cho hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình, hạng mục công trình. 7
- _ Đối với hoạt động vận tải là số chênh lệch giữa tiền thu cước vận tải, bốc xếp trừ (-) chi phí xăng dầu, phụ tùng thay thế và chi phí khác mua ngoài dùng cho hoạt động vận tải. _ Đối với hoạt động kinh doanh ăn uống là số chênh lệch giữa tiền thu về bán hàng ăn uống, tiền phục vụ và các khoản thu khác trừ ( -) giá vốn hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng cho kinh doanh ăn uống. _ Đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, giá trị g ia tăng là số chênh lệch giữa doanh số bán ra vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ trừ (-) giá vốn của vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ bán ra. _ Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế có kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, cơ sở phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào để kê khai thuế GTGT phải nộp của hàng hoá, dịch vụ theo từng hoạt động kinh doanh và phương pháp tính thuế riêng. Trường hợp không hạch toán được riên g thì được xác định phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với tỷ lệ doanh thu của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế trên tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ. _ Đối với các hoạt động kinh doanh khác là s ố chênh lệch giữa tiền thu về hoạt động kinh doanh trừ (-) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để thực hiện hoạt động kinh doanh đó. Doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra quy định trên đây bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền. Doanh số hàng hóa, dịch vụ mua vào quy định trên đây bao gồm cả các khoản thuế và phí đã trả tính trong giá thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào - Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT không được tính giá trị tài sản mua ngoài, đầu tư, xây dựng làm tài sản cố định vào doanh số hàng hoá, dịch vụ mua vào để tính giá trị gia tăng. b) Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTG T phải nộp đối với từng cơ sở kinh doanh như sau: _ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ. _ Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ, xác định được đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hoá đơn bán hàng hoá, 8
- dịch vụ nhưng không có đủ hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. _ Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; giá trị gia tăng được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu. Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục thuế xác định tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu làm căn cứ tính thuế GTGT phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và hợp lý giữa các địa phương. 2.Tổ chức công tác kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương mai 2.1. Tài khoản sử dụng. _ Tài khoản 133 - thuế GTGT được khấu trừ Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ; - Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại. Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả _ Tài khoản này gồm: + Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. + Tài khoản 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. _ Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp" Bên Nợ: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ - Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp 9
- - Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại Bên Có: - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ; - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ; - Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường; - Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN _ Tài khoản 3331 có hai Tài khoản cấp 3: + Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ. + Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu. 2.2. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế 2.21. Kế toán thuế GTGT đầu vào (1) Nhập kho vật liệu dụng cụ hàng hoá: Nợ TK 152, 153, 156, 611 Giá mua chưa có thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 131… tổng số tiền thanh toán (2) Mua vật liệu, dung cụ dùng ngay vào hoạt động bán hàng hoặc quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 641, 642 Giá mua chưa có thuế Nợ có TK 133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 131... Tổng số tiền thanh toán (3) Hàng hoá mua bán gửi bán hoặc bán ngay cho khách hàng và chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nợ TK 157, 632, 611 Giá mua chưa có thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331... Tổng số tiền thanh toán (4) Mua TSCD cho hoạt động sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: 10
- Nợ TK 211 (213) Giá mua chưa có thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331... Tổng số tiền thanh toán Trường hợp mua TSCĐ dùng chung cho hoạt động chịu thuế GTGT và hoạt động không chịu thuế GTGT, khoản thuế đầu vào vẫn phản ánh vào TK 133, cuối kì mới xác định thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. (5) Vật tư hàng hoá nhập khẩu dùng sản xuất kinh doanh, các loại hàng hoá dịch vụ chưa thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. (a) Nợ TK 152, 156, 211 Có TK 111, 112 Có TK 3333 thuế nhập khẩu (b) Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu (được khấu trừ) Nợ TK 133 Có TK 33312 (c) Khi nộp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Nợ TK 33312 Có TK 111, 112 (d) Mua vật tư, hàng hoá dùng đồng thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và không chịu thuế GTGT, nhưng không tách riêng được thuế GTGT đầu vào, kế toán ghi: Nợ TK 152, 156 Giá mua chưa có thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT đầu vào Có TK 111, 112, 331... Tổng số tiền thanh toán Cuối kỳ kế toán mới tiến hành phân bố thuế GTGT đầu vào cho doanh thu của hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh thu của hàng không chịu thuế GTGT. 2.22. Kế toán thuế GTGT đầu ra: (1) Khi bán sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng dựa thuế GTGT theo phương phá p khấu trừ KT ghi: Nợ TK 111 Tổng giá thanh toán Có TK 511 Doanh thu bán hàng (giá mua chưa thuế) 11
- Có TK 33311 thuế GTGT đầu ra phải nộp (2) Khoản thu nhập hoạt động tài chính,thu nhập khác phát sinh kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 138 Tổng giá thanh toán Có TK 515, 711 thu nhập tính theo giá chưa thuế. Có TK 33311 thuế GTGT đầu ra phải nộp (3) Bán sản phẩm hàng hoá theo phương thức trả góp, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Tổng giá thanh toán Có TK 33311 thuế GTGT đầu ra phải nộp Có TK 511 Giá bán trả 1 lần chưa có thuế GTGT Có TK 3387 Lãi trả chậm. (4) Bán hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế để đổi lấy hàng sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hoá,dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi: (a) Phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp: Nợ TK 131 Tổng giá thanh toán Có TK 511 Giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 3331 thuế GTGT đầu ra phải nộp (b) Khi nhận vật tư hàng hóa trao đổi về có hoá đơn GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 156, 152 Gía chưa có thuế Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131 Tổng giá thanh toán (5) Khi bán hàng hoá, dịch vụ để đổi l ấy hàng hoá dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán ghi: (a) Nợ TK 131 Tổng giá thanh toán Có TK 511 Giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 33311 thuế GTGT đầu ra phải nộp (b) Nợ TK 152, 156… Có TK 131 (6) Nếu sử dụng hàng hóa để biếu tặng: (a) Doanh thu hàng bán tính theo giá trị chưa có thuế GTGT Nợ TK 641, 642 Có TK 512 12
- (b) Thuế GTGT phải nộp (được khấu trừ) Nợ TK 133 Có TK 33311 Nếu biếu tặng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc không chịu thuế GTGT, thì số thuế GTGT đầu ra không được khấu trừ, kế toán ghi: Nợ TK 641, 642 Có TK 3331 thuế GTGT đầu ra Có TK 512 Doanh thu hàng bán nội bộ Nếu hàng hoá dùng khuyến mại tiếp thị, quảng cáo, không tính thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với giá trị sản phẩm hàng hoá khuyến mại, quảng cáo. Nợ TK 641 Có TK 133 Trường hợp sử dụng hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế để biếu tặng được trang trải bằng quĩ phúc lợi hoặc nguồn kinh phí thì tính trừ bằng quỹ phúc lợi hoặc chi bằng nguồn kinh phí, kế toán ghi. Nợ TK 431,161 (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 33311 thuế GTGT đầu ra phải nộp Có Tk 152 Giá chưa có thuế GTGT (7) Dùng hàng hoá trả lương cho nhân viên: Nợ TK 334 Giá có thuế GTGT Có TK 512 Giá chưa có thuế GTGT Có TK 33311 thuế GTGT đầu ra phải nộp 2.23. Kế toán quyết toán thuế GTGT: Cuôí kì kế toán xác định số thuế đầu vào không được khấu trừ trong tổng số thuế GTGT đầu vào khi mua TSCĐ dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT dựa trên cơ sở tỷ lệ doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu thuế GTGT.Số thuế đầu vào không được khấu trừ hoạch toán như sau: Nợ TK 1421 thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn Nợ TK 642 thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhỏ Có TK 133 thuế GTGT đầu vào chờ phân bổ 13
- Nợ TK 642 Và Có TK 1421 thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ phân bổ trong kì Cuối kì phân bố thuế GTGT đầu vào cho doanh thu của hàng chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT. Mức phân bổ thuế GTGT doanh thu của hàng đầu vào cho hàng chịu thuế GTGT Doanh thu của = X chịu thuế GTGT theo Tổng doanh thu của hàng chịu hàng chịu thuế GTGT phương pháp khấu trừ thuế GTGT và không chịu thuế GTGT Mức phân bổ thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào Mức phân bổ thuế GTGT đầu vào co hàng không chịu = đầu vào cho hàng - chịu thuế GTGT có liên quan GTGT theo phương Pháp khấu trừ thuế Nợ TK 632 Có TK 133 mức phân bổ Nếu tính vào kỳ sau: Nợ TK 142: chi phí trả trước Có 133 đến kì sau: Nợ TK 632 Có TK 142 _ Xác định số thuế phải nộp: Nợ TK 3331 Có TK 133 _ Xác định số thuế được giảm trừ: 14
- Nợ TK 3331 Có TK 711 _ Số thuế được nhà nước hoàn lại khi nhận tiền ghi Nợ TK 111, 112 Có TK 133 _ Khi tiến hành nộp thuế: Nợ TK 3331 Có TK 111, 112 2.3. Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh. (1) Khi mua hàng hoá kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156, 211... Có TK 111, 112, 331... (2) Nếu vật tư hàng hoá nhập khẩu kế toán ghi: Nợ TK 152, 156... giá trị có thuế Có TK 111, 112, 331... Có TK 3333 thuế nhập khẩu Có TK 33312 thuế GTGT phải nộp Khi nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT của hàng nhập khẩu Nợ TK 3333 Nợ TK 33312 Có TK 111, 112 (3) Khi bán hàng hoá kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511, 512 (4) Khi bán hàng đổi lấy vật tư, hàng hoá dùng cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp, kế toán ghi: (a) Doanh thu bán hàng Nợ TK 131 Có TK 511 Tổng giá thanh toán (b) Trị giá vật tư hàng nhận Nợ TK 152, 153, 156... Có TK 131 15
- (5) Khi phát sinh các khoản thu nhập hoạt động tài chính, hoạt động khác, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 113 Có TK 515, 711 (6)Cuối kỳ kế toán xác định thuế GTGT phải nộp cho sản phẩm hàng hoá dịch vụđã bán trong kì. (a) Đối với hoạt động sxkd ghi: Nợ TK 511 Có TK 33311 (b) Đối với hoạt động tài chính, bất thường khác ghi Nợ TK 515, 711 Có TK 33311 (7) Khi nộp thuế KT ghi: Nợ TK 33311 Có TK 111, 112 (a) Nếu được giảm thuế, tính vào số thuế phải nộp. Nợ TK 33311 Có TK 711 (b) Nếu được giảm trừ, nhận lại bằng tiền. Nợ TK 111, 112 Có TK 711 16
- Sơ đồ kế toán thuế giá trị gia tăng 111, 112, 331… 152, 156, 211, 641, 642… 511, 512, 711, 515 111, 112, 131, 136… Mua vật tư, hàng hoá, d ịch, TSCĐ Doanh thu bán hàng Thu nhập tài chính, bất thường 133 142, 632, 641, 642… Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 3331 Thuế GTGT đầu Thuế GTGT đầu Thuế GTGT phải nộp vào sinh trong k ỳ vào được khấu trừ không phát Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đã được khấu trừ 152, 153, 156, 211,… 111, 112 Thuế GTGT đầu Khi nộp thuế Thuế GTGT hàng nhập đvào hoàn lại bằng tiền ược khẩu phải nộp NSNN nếu GTGT cho NSNN không được khấu trừ 711 Thuế GTGT được giảm đã nhận được tiền của NSNN Thuế GTGT được giảm trừ số thuế GTGT phải nộp 17 Thuế GTGT hàng nhập khẩu phả i nộp NSNN được khấu trừ
- 2.4. Tổ chức kế toán thuế GTGT. 2.41.Chứng từ kế toán a/ Hoá đơn giá trị gia tăng Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn GTGT" do Bộ Tài chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế GTGT Khi lập hoá đơn phải sử dụng mẫu số 01 GTKT – 3Llvới trường hợp bán hàng hoá với số lượng lớn hoặc mẫu số 01 GTKT – 2LL với trường bán hàng hóa với số lượng nhỏ. b/ Hoá đơn bán hàng Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng "Hoá đơn bán hàng" do Bộ Tài chính phát hành. Khi lập hoá đơn bán hàng phải sử dụng mẫu số 02 GTKT – 3LN cho trường hợp bán hàng hoá với số lượng lớn hoặc mẫu số 02 GTKT - 2LN cho hàng hóa bán với số lượng nhỏ. c/ Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù Để sử dụng hoá đơn, chứng từ khác với mẫu quy định chung (kể cả hoá đơn tự phát hành),doanh nghiệp phải đăng ký với Bộ Tài chính (Tổ ng cục Thuế) và chỉ được sử dụng sau khi được chấp thuận bằng văn bản. Hoá đơn tự in phải đảm bảo phản ánh đầy đủ các nội dung thông tin theo quy định của hoá đơn, chứng từ (hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng). - Các chứng từ đặc thù như tem bưu điện, vé máy bay, vé xổ số, giá ghi trên vé là giá đã có thuế GTGT. d/ Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ Trường hợp cơ sở kinh doanh trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì khi bán hàng phải lập "Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ" theo Mẫu số 05/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính e/ Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất 18
- Nếu doanh nghiệp mua hàng hoá là các mặt hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa qua chế biến của người sản xuất trực tiếp bán ra không có hoá đơn theo chế độ quy định thì người mua phải lập "Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất" theo Mẫu số 04/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của Bộ Tài chính. 2.42. Tổ chức hệ thống sổ chi tiết, tổng hợp về thuế GTGT 2.421. Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ _ Với doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ Nhật ký – Sổ cái, kế toán cần mở thêm 4 cột để phản ánh tài khoản 133 và tài khoản 3331. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tiến hành ghi vào Nhật ký – Sổ cái, đồng thời phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản 133,3331, cuối tháng khoá sổ, khớp số liệu giữa Nhật ký – Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( lập từ các sổ chi tiết ). _ Với doanh nghiệp áp hình thức Chứng từ ghi sổ thì hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán lập các chứng từ ghi sổ .Từ các chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ , sau đó và o sổ cái cho các tài khoản 133,3331. Đồng thời kế toán mở sổ chi tiết cho tài khoản 133,3331. Cuối tháng, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ cái với số liệu trên sổ tổng hợp chi tiết và từ đó lập bảng cân đối số phát sinh, rồi đối chiếu số liệu gi ữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng cân đối số phát sinh. _ Với doanh nghiệp áp dụng hình thứcNhật ký chứng từ , kế toán căn cứ vào chứng từ gốc phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản 133,3331 . Từ các sổ chi tiết này, kế toán mới tiến hành phản ánh vào Nhật ký chứng từ số 10. Cuối tháng, cuối quý khoá sổ Nhật ký chứng từ và xác định số tổng cộng để tiến hành ghi sổ cái tài khoản 133, 3331. Doanh nghiệp dù tiến hành ghi sổ theo hình thức nào cũng phải tiến hành mở sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại ( Mẫu số S02 – DN) và sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm ( Mẫu số S03 – DN ) để hỗ trợ cho cơ quan thuế trong công tác kiểm tra. 2.422. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính trực tiếp Việc ghi sổ theo các loại hình khác nhau cũng có trình tự tiến hành như trên nhưng chỉ phản ánh cho tài khoản 3331, đồng thời doanh nghiệp phải mở sổ theo dõi thuế GTGT ( Mẫu số S01 – DN ) và sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm ( Mẫu số S03 – DN ) để phục vụ cho việc quản lý thuế của cơ quan thuế. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài " Công tác tổ chức kế toán "
64 p | 519 | 301
-
Luận văn - Các biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại Bưu điện huyện Tủa chùa
86 p | 374 | 113
-
Tiểu luận Khoa học quản lý: Nghiên cứu công tác tổ chức bộ máy quản lý tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Cẩm Khê
28 p | 499 | 96
-
Đề tài: Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại công ty Cổ phần Sản xuất và Xuất nhập khẩu Dệt may
57 p | 551 | 90
-
ĐỀ TÀI " CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY XE MÁY-XE ĐẠP THỐNG NHẤT "
74 p | 211 | 76
-
Đề tài: Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đình làng Như Xuyên, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
37 p | 288 | 60
-
Đề tài: Đánh giá công tác tổ chức tiệc Buffet tại nhà hàng Gala Buffet
19 p | 224 | 56
-
Luận văn: Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79
78 p | 221 | 47
-
Tiểu luận Bảo hộ lao động: Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên
26 p | 466 | 42
-
Tiểu luận khoa Kinh tế - Quản trị: Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần Viglacera Từ Liêm
57 p | 125 | 25
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị văn phòng: Công tác tổ chức các cuộc hội họp tại Văn phòng Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông
77 p | 122 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị văn phòng: Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý văn thư tại Văn phòng Bộ Y Tế
90 p | 38 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp: Tìm hiểu công tác tổ chức và bảo quản vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Học viện Ngân hàng
38 p | 49 | 8
-
Khoá luận tốt nghiệp Quản trị văn phòng: Công tác tổ chức hội nghị, hội họp tại Phòng Lao động – Thương binh Xã hội quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
90 p | 14 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh phía Nam
98 p | 30 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Thư viện-Thông tin: Công tác tổ chức và khai thác nguồn tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội – Thực trạng và giải pháp
80 p | 47 | 6
-
Khóa luận tốt nghiệp Kế toán - Kiểm toán: Hoàn thiện công tác tổ chức lập và phân tích Bảng cân đối kế toán tại công ty Cổ phần Điện tử Hải Phòng
103 p | 47 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn