intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Thư viện-Thông tin: Công tác tổ chức và khai thác nguồn tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội – Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

48
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức và khai thác nguồn tin tại thư viện Thư viện và các đơn vị trực thuộc, đưa ra các đề xuất mang tính định hướng cho công tác tổ chức và khai thác nguồn tin tại đây, nhằm góp phần nâng cao, hoàn thiện công tác tổ chức và khai thác nguồn tin một cách hiệu quả tại trường Đại học Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp đại học ngành Thư viện-Thông tin: Công tác tổ chức và khai thác nguồn tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội – Thực trạng và giải pháp

  1. z Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ----------- ĐỖ THỊ THU HÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN – THƢ VIỆN HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHÓA HỌC: QH – 2008 – X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TH.S TRẦN HỮU HUỲNH HÀ NỘI, 2012 K53CQ Thông tin – Thư viện 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Công tác tổ chức và khai thác nguồn tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội – Thực trạng và giải pháp” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận. Sinh viên Đỗ Thị Thu Hà K53CQ Thông tin – Thư viện 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, Thạc sĩ Trần Hữu Huỳnh, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới tất cả thầy cô giáo trong Khoa Thông tin – Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và toàn thể các cô chú, anh chị - cán bộ của Thư viện trường Đại học Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên khóa luận của tôi còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 02 năm 2012 Sinh viên thực hiện K53CQ Thông tin – Thư viện 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................... 8 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. .............................................. 9 3. Tình hình nghiên cứu. ................................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .............................................................. 10 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 10 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài. ................................................. 4 7. Bố cục của khóa luận. ................................................................................. 11 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI .......................................................................................................... 12 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện Đại học Hà Nội. .......... 12 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ. ........................................................................... 14 1.1.2. Cơ cấu tổ chức. ...................................................................................... 14 1.1.3. Đội ngũ cán bộ. ..................................................................................... 16 1.2. Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin .................................................. 16 1.3. Nguồn lực thông tin của Thư viện ........................................................... 18 1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị. ................................................................... 20 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI ............... 22 2.1. Vai trò của nguồn lực thông tin đáp ứng nhu cầu tin tại Thư viện .......... 22 2.2. Cơ cấu nguồn lực thông tin của Thư viện ................................................ 23 2.2.1. Cơ cấu hình thức tài liệu ....................................................................... 26 2.2.2. Cơ cấu ngôn ngữ tài liệu. ...................................................................... 28 2.2.3. Cơ cấu thời gian của tài liệu.................................................................. 29 2.3. Công tác tổ chức, khai thác nguồn lực thông tin. .................................... 30 2.3.1 Công cụ tổ chức nguồn tin tại Thư viện ................................................. 30 2.3.1.1 Phần mềm quản lý thư viện. ................................................................ 30 2.3.1.2 Khung phân loại .................................................................................. 33 K53CQ Thông tin – Thư viện 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà 2.3.1.3 Bộ từ khóa ........................................................................................... 35 2.3.2 Tổ chức kho ............................................................................................ 36 2.3.3 Hệ thống các công cụ truy cập nguồn tin tại Thư viện .......................... 42 2.3.3.1 Hệ thống mục lục ................................................................................ 42 2.3.3.2 Các cơ sở dữ liệu ................................................................................. 43 2.3.3.3 Website của Thư viện.......................................................................... 46 2.3.4 Tổ chức các dịch vụ khai thác nguồn lực thông tin của Thư viện ......... 48 2.3.4.1 Dịch vụ đọc tại chỗ ............................................................................. 49 2.3.4.2 Dịch vụ cho mượn tài liệu ................................................................... 50 2.3.4.3 Dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu. ...................................................... 50 2.3.4.4 Dịch vụ phổ biến thông tin chọn lọc ................................................... 51 2.3.4.5 Dịch vụ đào tạo người dùng tin ........................................................... 52 2.3.4.6 Dịch vụ triễn lãm, giới thiệu sách ....................................................... 53 2.3.4.7 Dịch vụ biên soạn tài liệu luyện dịch ................................................. 53 2.4. Đánh giá chung ........................................................................................ 54 2.4.1. Những điểm mạnh ................................................................................. 54 2.4.1.1 Nguồn thông tin................................................................................... 54 2.4.1.2 Cơ sở vật chất, hạ tầng cơ sở thông tin ............................................... 55 2.4.1.3. Đội ngũ cán bộ ................................................................................... 55 2.4.1.4. Hợp tác, trao đổi ................................................................................. 56 2.4.2. Những hạn chế ...................................................................................... 56 2.4.2.1 Công tác phát triển nguồn tin .............................................................. 56 2.4.2.2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị .......................................................... 57 2.4.2.3 Công tác cán bộ .................................................................................. 58 CHƢƠNG 3. NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................. 60 3.1 Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý và khai thác nguồn tin ................... 60 K53CQ Thông tin – Thư viện 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà 3.2 Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin. ....................................................... 60 3.3. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và đào tạo người dùng tin. ................. 62 3.4 Phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin mới .................................... 64 3.5 Tăng cường hợp tác trao đổi chia sẻ nguồn lực thông tin. ........................ 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 68 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 70 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 72 K53CQ Thông tin – Thư viện 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AACR2 Anglo – American Cataloguing Rules 2nd CBTV Cán bộ thư viện CSDL Cơ sở dữ liệu DDC Dewey Decimal Classification ĐKCB Đăng ký cá biệt ĐMCĐ Đề mục chủ đề ĐHHN Đại học Hà Nội KHXG Ký hiệu xếp giá Libol Library Online MARC 21 Machine Readable Cataloging NDT Người dùng tin SDI Selective Dissemination of Information TT – TV Thông tin – Thư viện K53CQ Thông tin – Thư viện 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ngày nay, công nghệ thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội nói chung và trong lĩnh vực Thông tin – Thư viện nói riêng. Đó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành Thông tin – Thư viện (TT – TV). Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu thông tin của con người đòi hỏi cao và thông tin ngày càng gia tăng trong xã hội. Đây chính là những thách thức của các trung tâm TT – TV nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Hoạt động đổi mới công tác tổ chức, quản lý và khai thác nguồn tin tại các cơ quan TT – TV là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của các cơ quan TT – TV và trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi mọi hoạt động của công tác TT – TV từ thủ công sang hiện đại hóa. Nắm bắt được xu thế chung của thời đại, đồng thời với mô hình hoạt động thư viện truyền thống không còn đủ đáp ứng số lượng người dùng đông đảo cũng như yêu cầu ngày một cao, Thư viện trường Đại học Hà Nội (gọi tắt là Thư viện) đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm hiện đại hóa toàn bộ Thư viện đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ, giảng viên và sinh viên. Việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào trong hoạt động của Thư viện đã làm cho công tác tổ chức, quản lý và khai thác nguồn tin được dễ dàng và thuận lợi hơn. Tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định trong quá trình triển khai. Vì vậy yêu cầu đổi mới công tác tổ chức và khai thác nguồn tin tại Thư viện là một xu thế tất yếu trong giai đoạn phát triển hiện nay của Thư viện. Trong quá trình thực tập tại Thư viện, tôi có cơ hội được tìm hiểu về tổ chức, hoạt động và khai thác nguồn tin của Thư viện cũng như cách thức tổ chức và khai thác nguồn tin tại các đơn vị trực thuộc. K53CQ Thông tin – Thư viện 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Công tác tổ chức và khai thác nguồn tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội - Thực trạng và giải pháp” làm khóa luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. * Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng tổ chức và khai thác nguồn tin tại thư viện Thư viện và các đơn vị trực thuộc, đưa ra các đề xuất mang tính định hướng cho công tác tổ chức và khai thác nguồn tin tại đây, nhằm góp phần nâng cao, hoàn thiện công tác tổ chức và khai thác nguồn tin một cách hiệu quả tại trường Đại học Hà Nội. * Nhiệm vụ nghiên cứu Đề thực hiện mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ thứ nhất: Khảo sát thực trạng tổ chức và khai thác nguồn tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội. Nhiệm vụ thứ hai: Đề xuất và đưa ra những giải pháp lựa chọn, áp dụng và triển khai một cách có hiệu quả nhằm hoàn thiện và phát triển công tác tổ chức và khai thác nguồn tin vào thực tiễn hoạt động của Thư viện trường Đại học Hà Nội. 3. Tình hình nghiên cứu. Tổ chức và khai thác nguồn tin là vấn đề không thể thiếu đối với quá trình phát triển của hoạt động TT - TV hiện nay. Song những nghiên cứu về vấn đề này dường như còn hạn chế. Hiện trạng vấn đề tổ chức và khai thác nguồn tin trong thư viện hiện nay ở Việt Nam còn nhiều bất cập, việc tổ chức và khai thác nguồn tin trong thư viện vẫn còn chưa được đồng bộ và triệt để. Bởi thế, các đề tài đã nghiên cứu mới chỉ đề cập đến mức độ nhất định, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về một mô hình tổ chức và khai thác nguồn tin tại một đơn vị đào tạo cụ thể. Từ việc đưa ra một mô hình tổng quan ứng dụng công nghệ thông tin, đến vấn đề đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại, K53CQ Thông tin – Thư viện 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu tổ chức và khai thác nguồn tin tại một thư viện cụ thể chưa được nghiên cứu sâu sắc. Nếu có nghiên cứu chỉ là từng vấn đề một trong toàn bộ hệ thống đó. Trong đề tài này tôi không đi sâu nghiên cứu vào một công đoạn nào của quá trình tổ chức và khai thác nguồn tin tại một thư viện mà nghiên cứu toàn bộ chu trình tổ chức và khai thác nguồn tin được diễn ra trong một thư viện cụ thể (Thư viện trường Đại học Hà Nội ). 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. * Đối tượng nghiên cứu. Vấn đề tổ chức và khai thác nguồn tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội thông qua công tác tổ chức và khai thác nguồn tin hiện tại của Thư viện * Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong công tác tổ chức và khai thác nguồn tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp: * Phương pháp chung Dựa trên cơ sở nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. * Phương pháp cụ thể + Thu thập và xử lý thông tin + Phương pháp quan sát. + Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ tại Thư viện + Tổng hợp, thống kê số liệu + Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài. + Bảng hỏi. K53CQ Thông tin – Thư viện 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài. * Đóng góp về lý luận. Khóa luận xem xét và khái quát những đặc trưng riêng biệt trong nguồn lực thông tin của một trường đại học đào tạo tiến tới đa ngành, góp phần làm phong phú hơn lý luận về tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin. * Đóng góp về thực tiễn. Khóa luận đưa ra những đánh giá, nhận xét về công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin của Thư viện, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường nguồn lực thông tin tại đây, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ người dùng tin. 7. Bố cục của khóa luận. Khóa luận được trình bày ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các từ viết tắt, phụ lục nội dung tập trung vào các vấn đề sau: Chương1. Khái quát về Thư viện trường Đại học Hà Nội. Chương 2. Thực trạng tổ chức và khai thác nguồn tin tại Thư viện trường Đại học Hà Nội. Chương 3. Những giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và khai thác nguồn tin ở Thư viện trường Đại học Hà Nội trong thời gian tới. K53CQ Thông tin – Thư viện 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thƣ viện Đại học Hà Nội. (Xem phụ lục 1: Hình 1) Trường Đại học Hà Nội (Đại học Ngoại ngữ trước đây) được thành lập năm 1959 là cơ sở đào tạo, nghiên cứu ngoại ngữ lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, trường có nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu nhiều ngôn ngữ như: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đức, tiếng Ý… Ngoài đào tạo về ngoại ngữ, trường Đại học Hà Nội còn đào tạo các ngành học khác như: Quản trị kinh doanh, Khoa học máy tính, Du lịch học, Quốc tế học, Tài chính ngân hàng… Thư viện trường Đại học Hà Nội có lịch sử hình thành và phát triển cùng với lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Hà Nội trong suốt 50 năm qua, lấy khoa học công nghệ tiên tiến làm nền tảng; lấy mục tiêu, chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học trường Đại học Hà Nội định hướng nội dung hoạt động; lấy thông tin và tư liệu làm phương tiện phục vụ theo tinh thần: “Trung thực, tận tâm, thân thiện”. Thời kỳ mới thành lập Thư viện hoạt động trên cơ sở là một tổ công tác phục vụ tư liệu trực thuộc phòng giáo vụ, hoạt động thông tin thư viện bó hẹp, nghèo nàn. Tài liệu chủ yếu là sách giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành như: tiếng Nga và ngôn ngữ các nước Đông Âu (tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp Khắc, tiếng Bungari…). Nguồn tài liệu chủ yếu là sách tài trợ, tặng biếu của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Năm 1967, trước yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng giảng dạy, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã mở thêm một số chuyên ngành như: tiếng Anh, tiếng Pháp. Vốn tư liệu tăng lên đáng kể, tổ công tác phục vụ thông tin tư liệu không thể đáp ứng được nhu cầu tin và không còn phù hợp. Đến năm 1984, lãnh đạo nhà trường quyết định tách tổ tư K53CQ Thông tin – Thư viện 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà liệu ra khỏi phòng giáo vụ thành một bộ phận độc lập với tên gọi là: “Thư viện trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội”. Sau khi tách thành đơn vị độc lập, năm 1994 Thư viện đã xây dựng mới được toà nhà 2 tầng, vốn tài liệu ngày càng nhiều bổ sung đáp ứng được yêu cầu về tư liệu cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường. Trong quá trình hoạt động, Thư viện đã không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới hoàn thiện tổ chức và hoạt động, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ. Năm 2000, với chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Ban Giám hiệu trường quyết định sáp nhập Thư viện nhà trường với phòng Thông tin và đổi tên thành “Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội”. Thư viện thực hiện dự án nâng cấp hiện đại theo hướng mở, bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới WB (World Bank) mức A vốn đầu tư 500.000 USD để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật trụ sở, trang thiết bị. Ngày 5/12/2003, Thư viện đã đi vào hoạt động tại trụ sở mới và không ngừng được nâng cấp hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phấn đấu trở thành thư viện hiện đại. Đặc biệt, năm 2005 Thư viện đã ứng dụng và triển khai phần mềm quản trị thư viện điện tử Libol để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin thư viện. Đến năm 2008, căn cứ Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động Thư viện trường Đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về tên gọi của thư viện trường Đại học, Đại học Hà Nội quyết định đổi tên Trung tâm TT – TV thành “Thư viện trường Đại học Hà Nội”. Hiện nay, Thư viện đã đi vào hoạt động ổn định và từng bước hiện đại, ngày càng đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Hà Nội nói riêng và ngành giáo dục đào tạo của nước ta nói chung trong xu thế thời đại mới hội nhập và phát triển. K53CQ Thông tin – Thư viện 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ. * Chức năng Thư viện có 4 chức năng cơ bản, đó là: + Chức năng thông tin. + Chức năng văn hóa. + Chức năng giáo dục. + Chức năng nghiên cứu. Tuy nhiên, đối với Thư viện trường Đại học thì chức năng giáo dục quan trọng nhất. Ngoài ra, Thư viện còn có chức năng thu thập, xử lý, bảo quản, cung cấp và phổ biến thông tin tư liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. * Nhiệm vụ + Tham gia đóng góp ý kiến cho Ban Giám hiệu về công tác thông tin tư liệu phục vụ cho quá trình đào tạo, giảng dạy của trường. + Thu thập, bổ sung, trao đổi thông tin tư liệu cần thiết tiến hành xử lý, cập nhật dữ liệu đưa vào hệ thống quản lý và tìm tin tự động. + Tổ chức cơ sở hạ tầng thông tin. + Phục vụ thông tin tư liệu cho bạn đọc là giáo viên, cán bộ và sinh viên trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập. + Giới thiệu hướng dẫn bạn đọc sử dụng tài liệu mới giúp người dùng tin tiếp cận cơ sở dữ liệu và khai thác các nguồn tin trên mạng. + Kết hợp các đơn vị chức năng trong trường hoàn thành tốt công việc được giao, quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn tài liệu của Thư viện. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức. (Xem phụ lục 1: Hình 2) Căn cứ Quyết định số 668/ QĐ ngày 14/7/1986 của Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp về “Quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện đại học”, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ tổ chức và hoạt động Thư viện trường Đại học Hà Nội, cơ cấu tổ chức của Thư viện được tổ chức gồm Ban giám đốc và các bộ phận sau: K53CQ Thông tin – Thư viện 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà + Ban giám đốc: bao gồm 02 phó giám đốc, có nhiệm vụ tổ chức và quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động của Thư viện + Tổ dịch vụ: Phụ trách quầy dịch vụ mượn, trả tài liệu; Quản lý tài liệu các kho Tiếng Việt, Chuyên ngành và Ngoại văn; Quản trị dữ liệu Libol và hỗ trợ kỹ thuật Nghiệp vụ; Hỗ trợ, hướng dẫn bạn đọc sử dụng thư viện, Tư vấn công tác bổ sung, thanh lý và thanh lọc tài liệu. + Tổ nghiệp vụ (Library Resource Processing Section): Tiếp nhân, quản lý, xử lý, biên mục toàn bộ tài liệu thư viện. Phục chế, thanh lọc và thanh lý tài liệu; Kiểm kê tài liệu định kỳ, xây dựng các thư mục chuyên đề, thư mục sách mới… Chuẩn hoá công tác nghiệp vụ và đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ; Chuẩn hoá dữ liệu Libol và xử lý dữ liệu rác. Tư vấn phát triển công tác quản lý, phát triển tài nguyên và nghiệp vụ cán bộ và hỗ trợ các Khoa quản lý tài liệu + Tổ Tiếp nhận và trả lời thông tin (Information Desk): Thiết kế, xây dựng bài giảng tập huấn sử dụng Thư viện, kỹ năng thông tin, kỹ năng nghiên cứu, EndNote…Tiếp nhận và trả lời những thắc mắc của bạn đọc về nội quy, chính sách của Thư viện, giới thiệu và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông tin tới người dùng tin, chuyển các yêu cầu tin đến đúng bộ phận trực tiếp đáp ứng yêu cầu tin đó, sắp xếp lịch tập huấn và hướng dẫn bạn đọc lần đầu đến Thư viện, tập huấn bạn đọc sử dụng vốn tài liệu của Trung tâm và mở các lớp tập huấn theo yêu cầu người dùng. + Tổ Marketing và tổ chức sự kiện: Phụ trách các chương trình marketing tài nguyên và dịch vụ thư viện, triển khai các chương trình triển lãm, hội họa, tọa đàm chuyên đề, hội nghị bạn đọc, câu lạc bộ bạn đọc. Quản lý diễn đàn, chuyên mục sách mới trên Web, biên soạn tài liệu luyện dịch…. + An ninh giám sát và Môi trường (Security & Cleaning Section): Thực hiện toàn bộ các công việc giám sát, phòng chống cháy nổ và mọi hành vi xâm hại khác trong phạm vi toà nhà Thư viện để bảo vệ nguyên vẹn tài sản K53CQ Thông tin – Thư viện 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà của Thư viện cũng như tài sản của bạn đọc, khách đến tham quan và làm việc tại đây; làm các công tác vệ sinh. + Tổ Quản trị mạng và hệ thống: Quản trị mạng; quản lý và phát triển hệ thống, quản trị website. Quản trị hệ thống quản lý tài nguyên điện tử. Phụ trách trực tiếp máy tính tại các phòng Tập huấn, phòng tư liệu và các máy nghiệp vụ. Quản trị Phần mềm An ninh, hệ thống camera, điện, nước, điều hoà, tổng đài…Quản trị Phần mềm quản lý thời gian sử dụng máy tính của sinh viên; quản lý thiết bị, tài sản của đơn vị, xử lý các công việc kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng,… 1.1.3. Đội ngũ cán bộ. Cán bộ giữ một vai trò quan trọng, là một trong bốn yếu tố cấu thành thư viện. Nhận thấy được vai trò, vị trí của cán bộ trong hoạt động TT - TV, Thư viện rất chú trọng đến chính sách tuyển dụng những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ tốt. Hiện nay, Thư viện Trường Đại học Hà Nội có tổng số 21 cán bộ. Ngoài Ban Giám đốc (gồm 02 Phó Giám đốc), Thư viện có 14 thư viện viên là những người đã tốt nghiệp đại học chính quy chuyên ngành thư viện, 04 kỹ thuật viên đã được đào tào về chuyên ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông, 03 cán bộ an ninh và môi trường. Thư viện với một đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình, có trình độ nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện đại hoá trung tâm. Đây là một thuận lợi song cũng là một thách thức trong việc tổ chức các hoạt động như đội ngũ cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công việc, để nâng cao hiệu quả hoạt động Thư viện cần khắc phục khó khăn và phát huy thế mạnh. 1.2. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin Có thể khái quát các nhóm người dùng tin chủ yếu của Thư viện như sau: Nhóm 1: Sinh viên chính qui và sinh viên hệ văn bằng 2. K53CQ Thông tin – Thư viện 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà Nhóm 2: Cán bộ, giáo viên là công chức, viên chức của trường, Giáo viên mời giảng. Nhóm 3: NDT là những nhà lãnh đạo, quản lý Nhóm 4: Sinh viên dự án và dự án ngắn hạn. Nhóm 5: Học viên cao học và sinh viên tại chức. Nhóm 1: Sinh viên chính quy, sinh viên hệ văn bằng 2 và sinh viên tại chức ban ngày. Đây là nhóm người dùng tin đông đảo của Thư viện, nhu cầu thông tin của họ là rất lớn. Họ thường sử dụng thư viện với cường độ cao, đặc biệt vào dịp chuẩn bị làm đề tài, thực hiện các công tình nghiên cứu khoa học, bảo vệ khóa luận. Lúc này nhu cầu tin của họ là tài liệu chuyên sâu về chủ đề, tài liệu mang tính thời sự. Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy với quan điểm lấy người học làm trung tâm, nâng cao tính tích cực, chủ động của người học đã khiến nhóm người dùng tin này ngày càng có nhiều biến chuyển về phương pháp học tập. Lúc này, Thư viện được xem là “giảng đường thứ hai”, là kênh thông tin quan trọng giúp người học nắm bắt và làm chủ tri thức. Nhu cầu tự học, tự nghiên cứu đã và đang thu hút được sự quan tâm của sinh viên. Từ đây cũng đặt ra cho Thư viện nhiệm vụ và yêu cầu mới. Đối với sinh viên tại chức, là đối tượng người dùng tương đối nhiều nhưng không thường xuyên. Họ chủ yếu lên thư viện nhiều vào mùa thi, đôi khi họ không chỉ đến để tìm tài liệu mà còn phục vụ nhu cầu giải trí của họ. Nhóm 2: Cán bộ, giáo viên là công chức, viên chức của trường, Giáo viên mời giảng. Là những người thường xuyên cung cấp thông tin qua hệ thống bài giảng, bài tập và các đề xuất kiến nghị. Đặc điểm nhu cầu tin của họ là vừa mang tính chuyên sâu, vừa mang tính mới. Nhóm 3: Người dùng tin là các cán bộ lãnh đạo, quản lý K53CQ Thông tin – Thư viện 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà Nhóm người dùng tin này chỉ chiếm số lượng ít người dùng tin của Thư viện, tuy nhiên nhu cầu tin của họ rất cần được Thư viện cung cấp, họ thường tìm đến với Thư viện khi có những nhu cầu tin mang tính định hướng như: những chính sách, nghị quyết mới của Đảng và Nhà nước, những thông tin mang tính chuyên sâu và cao về quản lý và chỉ đạo. Nhóm 4: Sinh viên dự án và dự án ngắn hạn Đây là nhóm người dùng tin không thường xuyên của Thư viện, tuỳ theo các khoá đào tạo ngắn hạn của nhà trường. Nhóm 5: Học viên cao học Học viên cao học là những người đã tốt nghiệp đại học, vì vậy ít nhiều có kinh nghiệm. Thông tin dành cho họ có tính chất chuyên sâu, phù hợp với chương trình đào tạo của họ. Ngoài ra Thư viện còn phục vụ cả những sinh viên hệ đào tạo từ xa, đây là đối tượng người dùng tin ít sử dụng nguồn thông tin, các sản phẩm và dịch vụ của Thư viện. 1.3. Nguồn lực thông tin của Thƣ viện Thư viện trường Đại học Hà Nội hiện có các nguồn tư liệu phục vụ bạn đọc như sau: Thư viện Trung tâm. Tủ sách các Khoa. Tủ sách Phòng, Ban. * Thư viện trung tâm + Tài liệu tiếng Việt. + Tài liệu tra cứu: từ điển bách khoa, từ điển chuyên ngành, từ điển ngôn ngữ, almanach, số liệu thống kê... + Báo và tạp chí in, tạp chí điện tử online. + Tài liệu nghiên cứu khoa học: Luận án, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học. K53CQ Thông tin – Thư viện 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà + Tài liệu tự chọn: Sách nhiều thứ tiếng, đã xử lý an ninh nhưng chưa biên mục, được trưng bày để bạn đọc tự chọn, nhằm đáp ứng nhanh nhất yêu cầu bạn đọc và tiết kiệm không gian tư liệu. + Tài liệu tiếng nước ngoài (Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Tây Ban Nha...) + Tài liệu nghe nhìn. + Tài liệu trực tuyến. + Cơ sở dữ liệu trực tuyến: Proquest Central, Oxford Reference và Wilson Humanities. Hiện tại thì CSDL Proquest central đã ngừng phục vụ bạn đọc tại Trung tâm. + Bộ sưu tập số hoá tài liệu điện tử: Luận văn, file mp3, sách điện tử.. + Các phầm mềm dạy & học Tiếng Anh trực tuyến qua mạng. * Tủ sách Khoa Thư viện trường Đại học Hà Nội đã xây dựng được một số các tủ sách các khoa: + Tủ sách Khoa Hàn Quốc + Tủ sách Khoa tiếng Pháp + Tủ sách Khoa tiếng Italia + Tủ sách Khoa Giáo dục – chính trị + Tủ sách Khoa tiếng Đức * Tủ sách Phòng, Ban + Tủ sách Phòng Tổ chức Hành chính + Tủ sách Phòng Tài vụ + Tủ sách Y tế dự phòng. Nguồn lực thông tin của Thư viện bao gồm Thư viện Trung tâm và Thư viện thành viên tại các Khoa trong trường được thống kê như sau: K53CQ Thông tin – Thư viện 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp Đỗ Thị Thu Hà Tại Thư viện Trung tâm Loại kho Số tên tài liệu Số bản Kho Tiếng Việt 4190 7634 Kho chuyên ngành 2049 3236 Luận văn - Luận án 581 1043 Báo - Tạp chí 253 6812 Bảng 1: Bảng thống kê vốn tài liệu của thư viện Trung tâm Tại Thư viện thành viên Khoa Số bản Khoa Tiếng Anh 175 Khoa Tiếng Trung Quốc 2139 Khoa Tiếng Nga 479 Khoa Tiếng Pháp 3000 Khoa Tiếng Hàn Quốc 6500 Khoa Tiếng Italia 1200 Khoa Tiếng Tây Ban Nha 1447 Khoa Tiếng Đức 1721 Khoa Tiếng Bồ Đào Nha 1200 Bảng 2: Bảng thống kê vốn tài liệu của Thư viện các Khoa 1.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị. Dưới sự quan tâm của nhà trường, Thư viện đã từng bước nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao và đa dạng của cán bộ cũng như sinh viên của trường. Hệ thống trang thiết bị hiện nay tại Thư viện có 5 máy chủ gồm và một số thiết bị khác, có 200 máy tính dành cho sinh viên và cán bộ sử dụng. - Phòng Máy chủ. + 01 máy chứa cơ sở dữ liệu Data. + 01 máy Libol chứa cơ sở dữ liệu libol. + 02 máy Proxy dùng để quản lý hệ thống mạng. K53CQ Thông tin – Thư viện 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0