intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010

Chia sẻ: Conan Edowa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

128
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010 được thực hiện với mục đích: Đánh giá diễn biến chất lượng nước một số  hồ chính tại Hà Nội, giai đoạn 2006  –  2010, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng nước hồ góp phần cải thiện môi trường thành phố Hà Nội.

 

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010

  1. Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006-2010 Nguyễn Thị Hưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; Khoa Môi trường Chuyên ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 608502 Người hướng dẫn: PGS.TS Lưu Đức Hải Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Trình bày tổng quan về chất lượng nước các Hồ Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010: Một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên của Hà Nội; Sức ép của phát triển kinh tế-xã hội đối với môi trường Hà Nội; Các nghiên cứu đã thực hiện về chất lượng nước hồ Hà Nội. Trình bày các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu: Phương pháp lấy mẫu và phân tích; Phương pháp bảo quản mẫu; Phương pháp phân tích; Phương pháp thu thập thông tin; Phương pháp xử lý số liệu. Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận: Hiện trạng quản lý một số hồ Hà Nội; Hiện trạng chất lượng nước hồ Hà Nội; Kết quả so sánh chất lượng nước các hồ theo năm, giai đoạn 2006 - 2010; Đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng nước hồ. Keywords. Khoa học môi trường; Môi trường nước; Hồ; Ô nhiễm môi trường; Chất lượng nước Content: Thành phố Hà Nội nằm ở vùng địa hình thấp của đồng bằng sông Hồng. Phần lớn các hồ Hà Nội có nguồn gốc từ các vùng trũng hoặc từ các nhánh sông, trên nền đất trẻ. Sự hình thành các hồ đều gắn liền với sự phát triển đô thị. Các dòng chảy qua kênh, hồ tạo nên khung sinh thái, là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và các hoạt động khác của đô thị. Các hồ đô thị tạo thành một hệ thống nối kết với các sông tiêu thoát nước của thủ đô Hà Nội. Hiện nay, dưới áp lực của quá trình đô thị hóa, hệ thống thu gom nước thải không hợp lý, ý thức của người dân còn kém khiến tải lượng chất gây ô nhiễm xả xuống hồ tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước hồ đô thị. Hệ thống các hồ, ao, đầm của Hà Nội ngoài chức năng điều hòa nước mưa, giảm thiểu ngập úng, còn là các điểm nhấn danh lam thắng cảnh, vui chơi, giải trí, 1
  2. lễ hội. Nhiều ao, hồ của Hà Nội gắn liền với các đình chùa, được coi là các địa điểm tâm linh của Hà Nội. Một số hồ có vai trò quan trọng có giá trị về văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và môi trường, về đa dạng sinh học cũng như về giá trị nguồn nước. Nhưng những hồ này hiện đang ô nhiễm nặng nề do chất thải từ các cơ sở sản xuất, bệnh viện, các hộ gia đình… Đề tài Luận văn “Đánh giá diễn biến chất lượng nước các hồ Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010” được thực hiện với mục đích: Đánh giá diễn biến chất lượng nước một số hồ chính tại Hà Nội, giai đoạn 2006 – 2010, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ chất lượng nước hồ góp phần cải thiện môi trường thành phố Hà Nội. Cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Mở đầu Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Kết luận, kiến nghị CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU - Tổng quan một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên của Hà Nội: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu. - Tổng quan một số các hồ Hà Nội và tình hình cải tạo một số hồ Hà Nội - Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và mối quan hệ với môi trường. - Tổng quan về diễn biến chất lượng nước hồ Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010. - Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng nước hồ (TSS, BOD 5, PO43- , COD, Coliform tổng số...). - Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm xử lý ô nhiễm nước, cải tạo hồ. 2
  3. Tình hình cải tạo một số hồ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Số hồ có Số hồ Số hồ Công Số hồ Số hồ hệ thống không cho TT Quận ty thoát nƣớc đã kè chƣa kè xử lý nƣớc nƣớc thải quản lý thải chảy vào hồ 1 Ba Đình 9 3 4 7 2 Hoàn Kiếm 1 1 1 3 Đống Đa 6 5 1 2 9 4 Hai Bà Trưng 6 1 2 6 5 Tây Hồ 1 19 1 1 6 Cầu Giấy 1 1 1 7 Thanh Xuân 3 5 8 Hoàng Mai 7 17 8 9 Long Biên 22 12 Tổng cộng: 35 75 2 9 45 ] Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Các hồ được chọn làm đối tượng nghiên cứu là trước 2010, hồ đã được Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện quan trắc chất lượng nước. Đây là phòng thí nghiệm có chức năng quan trắc nước hồ Hà Nội, có trang thiết bị hiện đại và có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực quan trắc chất lượng môi trường. Kết quả quan trắc chất lượng nước các hồ năm 2010 do tác giả cùng thực hiện với Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội. Kết quả Phân tích và đánh giá chất lượng nước hồ được thực hiện qua 26 hồ, cụ thể như sau:  Quận Ba Đình : 3 hồ (Giảng Võ, Thành Công, Thủ Lệ)  Quận Đống Đa : 4 hồ (Đống Đa, Ba Mẫu, Linh Quang, Ngọc Khánh)  Quận Hoàn Kiếm : 1 hồ (Hoàn Kiếm)  Quận Hai Bà Trưng : 5 hồ (Thiền Quang, Thanh Nhàn, Đại La, Yên Ngưu,, Bảy Mẫu)  Quận Tây Hồ : 2 hồ (Tây Hồ, Trúc Bạch)  Quận Hoàng Mai : 8 hồ (Định Công, Sinh Thái (Đền Lừ), Thanh Trì, Giáp Bát, Nam Dư Thượng, Linh Đàm, Yên Sở 1, Vân Trì)  Quận Thanh Xuân : 3 hồ (Rẻ Quạt, Hạ Đình, Mễ Trì) 3
  4. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp lấy mẫu và phân tích Phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn Việt Nam 5996-1995 (ISO 5667-6: 1990- hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối). Thiết bị đo chất lượng nước đa chỉ tiêu TOA WQC-22A. Tọa độ của điểm lấy mẫu được xác định bằng thiết bị định vị toàn cầu (GPS) 2.2.2. Phương pháp bảo quản mẫu Mẫu được bảo quản theo TCVN 5993-1995 (ISO5667-3:1985) và chuyển thẳng đến phòng thí nghiệm ngay sau khi việc lấy mẫu kết thúc. Mẫu được bảo quản lạnh ở 40C trong phòng thí nghiệm. 2.2.3. Phương pháp phân tích: tuân thủ tiêu chuẩn Việt Nam qui định hiện hành 2.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin Việc thu thập thông tin được tiến hành bằng cách quan sát tại hiện trường và hỏi ý kiến người dân xung quanh hồ. 2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu Các số liệu kết quả đo đạc và phân tích 6 thông số chất lượng mẫu nước của từng hồ được tổng hợp lại trong các bảng kết quả phân tích, kèm theo là mô tả điều kiện thời tiết thời điểm lấy mẫu và nhận xét kết quả. Kết quả phân tích được đối chiếu với quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008 cột B1 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt áp dụng đối với nguồn nước có mục đích tưới tiêu thuỷ lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tượng tự hoặc thấp hơn. Việc đối chiếu này cho phép đánh giá chất lượng nước hồ là đạt hay không đạt tiêu chuẩn hiện hành. Số liệu được tổng hợp và xử lý trên chương trình Excel Microsoft CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nhận xét: Thông qua kết quả quan trắc và phân tích ta nhận thấy rằng chất lượng nước tất cả các hồ nghiên cứu tại thành phố Hà Nội đề bị ô nhiễm và không đạt loại B, TCVN 5942-1995 (2006 – 2008) và QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1). Các thông số ô nhiễm thường gặp ở các hồ thường là COD, BOD 5, Phosphat, Dầu mỡ, Coliform tổng số. 4
  5. Qua số kết quả phân tích của 14 hồ được theo dõi liên tục trong các năm 2006-2010 cho thấy chất lượng của các hồ đang dần được cải thiện là: hồ Thành Công , hồ Thủ Lệ, hồ Thiền Quang, hồ Định Công, hồ Bắc Linh Đàm, hồ Vân Trì Bên cạnh đó các hồ như: hồ Giảng Võ Hồ Đống Đa, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch dấu hiệu ô nhiễm lại tăng lên ( BOD5, COD, Coliform …) 5
  6. Các thông sô có xu hƣớng tăng giá Các thông sô có xu hƣớng giảm giá trị trị TT Tên hồ Phosphat Dầu Coliform Phosphat Dầu Coliform TSS BOD COD 3- TSS BOD COD P04 mỡ tổng số P043- mỡ tổng số Quận Ba Đình Hồ Giảng 1 x x x x Võ Hồ Thành 2 x x Công 3 Hồ Thủ Lệ x x x Quận Đống Đa 1 Hồ Đống Đa X x x x 2 Hồ Ba Mẫu x x Hồ Linh 3 x x x x x quang Quận Hoàn x Kiếm Hồ Hoàn 6 x Kiếm Quận Hai Bà Trƣng Hồ Thiền 1 x x Quang 2 Thanh Nhàn X x 3 Đại La x x x X 4 Yên Ngưu X X x 5 Bảy Mẫu x x x x x Quận Tây Hồ 6
  7. 1 Hồ Tây x x X Bảng 10 – Hồ Trúc Xu thế diễn 2 x x x X Bạch biến chất Quận lƣợng nƣớc Hoàng Mai các hồ Hà Hồ Định Nội giai 1 x x X Công đoạn 2006 - 2 Sinh thái x 2010 3 Thanh Trì x 4 Giáp Bát x x X Nam Dư 5 x x x Thượng Hồ Linh 6 X x x x x X Đàm 7 Hồ Yên Sở x x 8 Hồ Vân Trì x x x x X Quận Thanh x x Xuân 1 Rẻ Quạt x 2 Hạ Đình x 3 Mễ Trì x x X x X 7
  8. - Từ Kết quả đo đạc, quan trắc các thông số TSS, BOD5, COD, PO4 3- , Coliform tổng số, ta có kết quả so sánh chất lượng nước các hồ cụ thể theo năm 2006. Tương tự năm 2007, 2008, 2009 và 2010 : 8
  9. Hình - Kết quả so sánh chất lƣợng nƣớc các hồ theo năm 2006 Đề xuất biện pháp cải thiện chất lượng nước hồ Thực tế cho thấy, chức năng của các hồ ở Hà Nội rất đa dạng, trong đó có chức năng xử lý nước ô nhiễm đổ vào hồ (qua các con đường khác nhau như nước thải, nước mưa chảy tràn, rác thải). Bản thân ao hồ là một hệ xử lý sinh học có khả năng xử lý nước thải nhưng chỉ ở mức độ nhất định. Để cải thiện và gìn giữ lâu dài môi trường nước hồ trong sạch, cần thiết thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Mức độ thực hiện các biện pháp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi hồ.  Hạn chế tối đa việc xả nước thải không qua xử lý đổ vào hồ 9
  10. Nhận xét chung là hiện nay các hồ ở Hà Nội đang quá sức chịu tải các chất ô nhiễm. Biện pháp hữu hiệu nhất để cải thiện nước hồ là hạn chế tối đa việc xả nước thải không qua xử lý vào hồ. Các biện pháp chống ô nhiễm nước hồ thường được áp dụng như bảo vệ hồ khỏi nguồn nước thải chưa qua xử lý bằng các cửa chắn nước thải hoặc các phương pháp xử lý nước thải phù hợp, trước mắt là xây dựng phương án thu gom tách riêng nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh không cho đổ thẳng vào hồ.  Kè hồ Kè hồ nhằm hạn chế việc đổ rác bừa bãi ra ven hồ, lấn chiếm lòng hồ.  Nạo vét bùn hồ Việc nạo vét bùn hồ là hình thức loại bỏ bớt chất ô nhiễm tích đọng có trong hồ nhằm hạn chế các tác động xấu gây ra đối với môi trường nước hồ.  Sử dụng thực vật thủy sinh để xử lý nước hồ Thực tế đã cho thấy, dùng thực vật nước để kiểm soát nước hồ đô thị theo công nghệ sinh thái là hợp lý và phù hợp với điều kiện của một số hồ tại Hà Nội.  Không nên sử dụng hồ với mục đích chính là nuôi cá  Giữ gìn vệ sinh môi trường chung, duy tu, bảo dưỡng sau quá trình làm sạch KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: Từ kết quả thu được nêu trên cho thấy, đánh giá nhanh chất lượng nước hồ giai đoạn 2006 – 2010 có thể đưa ra một số kết luận sau: 1. Chất lƣợng nƣớc các hồ nghiên cứu giai đoạn 2006 – 2010 đƣợc phân ra 3 nhóm:  Nhóm 1: Chất lượng nước hồ còn tốt hơn so với các hồ còn lại, bao gồm các hồ: Giảng Võ, Thủ Lệ, Đại La, Tây Hồ, Định Công, Nam Dư Thượng, Hạ Đình, Mễ Trì (các hồ xếp mức 2 và 3 không có 1)  Nhóm 2: Chất lượng nước hồ vào loại trung bình so với các hồ khác, bao gồm các hồ: Thành Công, Đống Đa, Ba Mẫu, Hoàn Kiếm, Thiên Quang, Thanh 10
  11. Nhàn, Yên Ngưu, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Sinh Thái, Thanh Trì, Giáp Bát, Linh Đàm, Yên sở 1, Vân Trì, Rẻ Quạt (các hồ xếp mức 1, 2 và 3)  Nhóm 3: Chất lượng nước hồ vào loại kém so với các hồ khác, bao gồm các hồ: Ngọc Khánh, Linh Quang (các hồ xếp mức 1, 2 không có 3) 2. Xu hƣớng diễn biến chất lƣợng nƣớc hồ nhƣ sau:  Một số hồ có xu hướng được cải thiện (như: hồ Thành Công, hồ Thủ Lệ, hồ Linh quang ...). Cụ thể các chỉ tiêu: COD, BOD, Dầu mỡ, coliform Nguyên nhân:  Do việc xử lý nước các hồ này sử dụng kết hợp các chế phẩm làm sạch với các bè nước một số loại thực vật thủy sinh có khả năng lọc nư ớc và làm đẹp cảnh quan mặt hồ.  Do công tác nạo vét lòng hồ và kè hồ.  Do áp dụng phương pháp phục hồi cảnh quan hồ bằng tổ hợp sinh học kết hợp với phương pháp kết tủa.  Hồ tích thủy hoàn toàn, lượng nước thải chảy vào ít nên sau khi tăng cường các mảng cây thủy sinh, nước hồ đã trong sạch.  Mặc dù chất lượng nước của một số hồ chưa ô nhiễm song đã có dấu hiệu phát hiện có lượng dầu mỡ có xu hướng tăng, đáng lưu tâm như: Hồ Giảng Võ , hồ Đống Đa, Bảy Mẫu Nguyên nhân:  Chưa xem xét công tác cải tạo hồ, làm giàu ôxy và duy trì dòng chảy nên chất lượng nước hồ có xu hường giảm theo thời gian.  Các nguồn nước thải sinh hoạt liên tục thải xuống hồ mà chưa được xử lý đạt QCVN qui định hiện hành. Đặc biệt do ảnh hưởng từ các nguồn gây ra sự thất thoát dầu mỡ từ cơ sở xăng dầu, hoạt động rửa xe ô tô, xe máy ở khu lân cận.  Các hồ có chất lượng nước không thay đổi nhiều: Phốt phát PO4 3- Nguyên nhân:  Do việc nạo vét lòng hồ, cải tạo hồ thường xuyên. 11
  12.  Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo nước thải sau hệ thống xử lý, trước khi thải ra môi trường tiệp nhận đạt QCVN qui định hiện hành.  Do áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm nước hồ như bảo vệ hồ khỏi nguồn nước thải chưa qua xử lý bằng các cửa chắn nước thải hoặc các phương pháp xử lý nước thải phù hợp, xây dựng phương án thu gom tách riêng nước thải sinh hoạt của dân cư xung quanh không cho đổ thẳng vào hồ. KIẾN NGHỊ:  Đối với UBND Thành phố Hà Nội: - UBND thành phố Hà Nội cần có chủ trương trong việc cải tạo các hồ, kè hồ tại các hồ Hà Nội. - Có văn bản chỉ đạo nghiêm cấm việc san lấp hồ. - Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Đô thị đồng bộ để giảm thải ô nhiễm môi trường cho hệ thống hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội.  Đối với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội - Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội về dự án cải tạo, kè hồ tại các hồ Hà Nội. - Xây dựng Kế hoạch thực hiện dự án cải tạo, kè hồ tại các hồ Hà Nội trình UBND thành phố phê duyệt. - - Triển khai thử nghiệm một số phương án xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước hồ. - Phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã trong việc triển khai thực hiện. - Điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. - Thực hiện quan trắc môi trường nước các hồ Hà Nội theo định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện dấu hiệu hồ bị ô nhiễm để đề xuất kế hoạch, các giải pháp xử lý cải tạo hồ, kè hồ. 12
  13. - Chỉ đạo Quỹ Môi trường Hà Nội hợp tác với các tổ chức nước ngoài xin hỗ trợ, tài trợ cho các dự án cải tạo, kè hồ Hà Nội.  Đối với Phòng Tài nguyên và môi trƣờng quận/huyện/thị xã thành phố Hà Nội: - Kiểm soát, giám sát việc xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quản lý đổ trực tiếp vào hồ mà không qua xử lý đạt QCVN qui định hiện hành. - Tăng cường quản lý và phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội kiểm tra, thanh tra để xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường hồ tại các phường, tổ dân phố. References : 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Công thương (2010), Một số chỉ tiêu tổng hợp phát triển KT-XH Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2011 – 2015, Hà Nội. 3. Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội (2009), Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước tại các hồ thí điểm xử lý, giai đoạn 2009. Hà Nội. 4. Chiến lược phát triển KT-XH thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 – 2010 5. Chương trình Nghị sự Thế kỷ 21, 1992 6. Hồ Thanh Hải, 2010, Về tình trạng môi trường hồ ở Hà Nội và những thử nghiệm xử lý chất lượng nước. Hội thảo: “Cải tạo Môi trường hồ ở Hà Nội”, ngày 29/4/2010. 7. Niên giám thống kê Hà Nội, 2010. Nhà xuất bản Thống kê. 8. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005. Nhà xuất bản Lao động xã hội 9. Luật Tài nguyên Nước, 1998. Nhà xuất bản Nông nghiệp 10. Luật Bảo vệ Đa dạng Sinh học, 2008. Nhà xuất bản Hồng Đức. 11. Trung tâm Quan trắc và Phân tích Tài nguyên Môi trường Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 2008. Báo cáo chất lượng nước tại một số hồ Hà Nội giai đoạn 2008. 13
  14. 12. Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề chế biến lương thực thực phẩm tại Hà Nội. Hội thảo hoàn thiện Báo cáo rà soát Luật Bảo vệ môi trường do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức, Hà Nội, 7-9/2011. 13. Trịnh Thị Thanh, 2010. Chất lượng nước hồ Hà Nội và biện pháp cải thiện. 14. Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, 2009. Chất lượng nước tại các hồ Hà Nội, 2009. 15. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2008. Quyết định sô 51/2008/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2008 về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010. 16. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2009. Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội quy định có Ban quản lý riêng quản lý Hồ Tây. 17. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, 2010, Nhiệm vụ và các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường bức xúc trên địa bàn thành phố Hà Nội 18. Báo cáo Môi trường quốc gia Việt Nam – Môi trường Làng nghề Việt Nam, Xuất bản Bộ Tài nguyên Môi trường, 2006. 14
  15. 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1