intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp thích ứng tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

Chia sẻ: Nguyễn Tuấn Vũ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:126

225
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp thích ứng tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang với mục tiêu đánh giá được diễn biến xâm nhập mặn đến các hệ thống sông, kênh rạch chính trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Đánh giá được ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến đời sống, sinh hoạt của người dân tại đây. Đề xuất các giải pháp thích ứng của người dân đối với vấn đề xâm nhập mặn tại khu vực nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp thích ứng tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang

  1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  LỜI CẢM ƠN Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: Thầy Thái Văn Nam, Giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm – sinh học –   môi trường cũng là GVHD đồ án tốt nghiệp thời gian qua đã tận tình chỉ dẫn để  em hoàn thành luận văn này, dành nhiều thời gian để giải đáp thắc mắc về  mọi   mặt. Đồng thời thầy luôn đôn đốc, động viên và giúp đỡ trong suốt quá trình thực   hiện luận văn. Anh  Hiền  Cán  bộ   nông  nghiệp  xã   Long  Trung,   anh  Phất  cán  bộ   nông   nghiệp xã Long Tiên, chị Út cán bộ nông nghiệp xã Ngũ Hiệp, chị Nhung cán bộ  nông nghiệp xã Mỹ  Long, anh An cán bộ  nông nghiệp xã Tam Bình đã hỗ  trợ  nhiệt tình chỉ dẫn đường đi đến các ấp, các hộ dân. Đặc biệt, xin chân thành cảm  ơn gia đình, cùng  toàn thể  Quý thầy cô và  các bạn đã tạo điều kiện thuận lợi, luôn hỗ trợ và động viên trong những lúc cần   thiết. Xin chân thành cảm ơn!                                                                   Tác giả      Nguyễn Thị Thảo Nguyên  SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                         1                             MSSV : 1211090175
  2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH Hình 1 Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………….. ………………..4 Hình 1.1 Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Mỹ  Tho­Tiền Giang (1979­2011) …………………………………………………………………………………...…….11 Hình 1.2 Lượng mưa trung bình tháng tại trạm  ở đồng bằng sông Mekong trong   nhiều  năm…………………………………………………………………………………....11 Hình 1.3  Lượng  mưa  tại trạm   Mỹ   Tho,   Vàm   Kênh  – Tiền  Giang  (1978­2011) …….12 Hình 1.4 Số giờ nắng trung bình tại trạm Mỹ Tho­Tiền Giang và Ba Tri­Bến Tre   (1978­2011)…………………………………………………………………………….…...12 Hình 1.5 .Lượng bốc hơi trung bình năm tại trạm Mỹ Tho­Tiền Giang và Ba Tri­ Bến Tre (1978­2011)…………………………………………………………………...….13 Hình 1.6 Tốc độ  gió mạnh nhất tại trạm Mỹ Tho­Tiền Giang và Ba Tri­Bến Tre   (1978­2011)…………………………………………………………………………….…...13 Hình 1.7  Tỷ  lệ  dòng chảy của Biển Hồ  (trạm Prekdam) so với dòng chảy vào   đầu châu thổ  Mekong (trạm Kratie) trong mùa khô (tháng 12 đến tháng 4 năm   SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                         2                             MSSV : 1211090175
  3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  sau)   (1961­1972)…………………………………………………………………………. ……...14 Hình   1.8  Lưu   lượng   trung   bình   tại   trạm   Paskse­Lào   (1986­2005)…………….. …...16 Hình   1.9  Lưu   lượng   trung   bình   tại   Kratie­Campuchia   (1986­2000)…………….. ….16 Hình   1.10  Biểu   đồ   mực   nước   tại   trạm   Prekdam   những   năm   gần   đây…………….....16 Hình 1.11 Lưu lượng trung bình tháng (m3/s) tại các trạm thủy văn…………..…… 17 Hình 1.12 Biên độ triều trên sông Mekong (tháng 6/1978)…………………………..18 Hình 1.13 Độ  muối tầng mặt tháng 1, 4 và 7  ở  vùng biển Đông và Biền Tây….. ….19 Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Cai Lậy .........................................................32 Hình 3.1 Nông dân huyện Cai Lậy, Tiền Giang đưa nước đến UBND xã để đo đô   mặn trong nước …………………………….........................……………….................48 Hình 3.2 Nhiều người dân còn cẩn thận ghi lại giờ lấy mẫu nước để gửi cho cán   bộ   ngành   nông   nghiệp   đo   độ   mặn   ………………………..............................................49 Hình   3.3  Kết   quả   đo   độ   mặn   tại   các   điểm   cố   định   từ   ngày   10/3   –   10/4/2016..........51 Hình 3.4 Đường đi của nước mặn vào đất liền đợt  1...............................................54 SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                         3                             MSSV : 1211090175
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  Hình 3.5 Đường đi của nước mặn vào đất liền đợt  2...............................................54 Hình  3.6 Biểu đồ thể hiện nguồn nước sử  dụng.......................................................57 Hình 3.7Biểu đồ thể hiện tình hình nguồn  nước......................................................58 Hình 3.8 Biểu đồ thể hiện thời gian  XNM.................................................................59 Hình 3.9 Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của nước  mặn................................................60 Hình 3.10 Biểu đồ thể hiện cách ứng phó  XNM.......................................................62 Hình   4.1   a)   Đập   ngăn   mặn   tại   xã   Mỹ  …………………………………………….. …….71                4.1b)   Đập   ngăn   mặn   tại   xã   Long   Trung………………………………….. ……….71                4.1c)  Đập   ngăn   mặn   tại   xã   Long   Tiên……………………………………………..71 SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                         4                             MSSV : 1211090175
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  DANH MỤC BẢNG Bảng   1.1   Các   thông   số   triều   trên   sông   Tiền,   sông   Hậu   vào   mùa   kiệt   ……………....18 Bảng 1.2 Số liệu quan trắc mực nước từ nằm 1988­2008.....................................20 Bảng   2.1:   Kết   quả   sản   xuất   lúa………………………………………….......... …..........39 Bảng 2.2: Cơ cấu giống lúa gieo sạ trong năm 2015………………………....... …….41 Bảng 3.1 Kết quả quan trắc nước mặn trên địa bàn huyện Cai Lậy từ 8/3/2016  đến 13/3/2016………………………………………......................... ………………………....47 Bảng 3.2 Kết quả đo độ mặnlớn nhất trong ngày tại các điểm cố định từ ngày  10/3 – 10/4/2016……………………....................................……………………………... ….49 Bảng 3.3 Dự báo khả năng xâm nhập mặn……….........………………………... …….52 SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                         5                             MSSV : 1211090175
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Nghĩa 1. BĐKH Biến đổi khí hậu 2. BVMT Bảo vệ môi trường 3. ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 4. IPCC Intergovernmental   Panel   on   Climate   Change (tập  hợp các nhà khoa học từ 195 nước thành viên Liên   Hợp Quốc (LHQ), được LHQ thành lập vào năm  1988 để đánh giá các nguyên nhân và hậu quả của   biến đổi khí hậu ) 5. KTXH Kinh tế­ xã hội  6. NXB Nhà xuất bản 7. PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ 8. PTBV Phát triển bền vững 9. Sở NN & PTNT Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn 10. Th.S Thạc sĩ 11. TNMT Tài nguyên môi trường 12. TPCT thành phố Cần Thơ 13. XNM Xâm nhập mặn 14. UBND Ủy ban nhân dân SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                         6                             MSSV : 1211090175
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài  Sông Mekong khi vào Việt Nam chia làm 2 nhánh thành sông Tiền và sông   Hậu. Từ  xa xưa, người dân ĐBSCL sinh sống nhờ  dòng chảy con sông này.  Nước sông tuy dồi dào nhưng phân bố  không đều, phụ  thuộc nhiều vào mùa.  Ngoài ra, ĐBSCL chịu  ảnh hưởng mạnh mẽ  của thủy triều bán nhật triều nên  vào mùa khô xâm nhập mặn là vấn đề nan giải ở ĐBSCL. Tính đến ngày 17/3/2016, đã có 9/13 tỉnh vùng ĐBSCL công bố  thiên tai.  Thông tin này được Tổng cục Thủy lợi (Bộ  NN&PTNN đưa ra). Theo đó, mực  nước mặn đã lấn sâu kỷ  lục từ  70­90 km vào trong đất liền. Điều này khiến   không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất mà sinh hoạt người dân cũng trở nên vô cùng   khó khăn.  Theo Viện khoa học Thủy lợi miền Nam, dự báo xâm nhập mặn tại các   cửa sông được thể hiện như sau: Các vùng cách biển 30­45km: Từ  tháng 1 mặn  có khả năng vượt quá 4 g/l, từ tháng 2 trở đi, các vùng này gần như không có khả  năng lấy nước ngọt từ  cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và  nước sinh hoạt. ­ Các vùng cách biển 45 ­ 65 km: từ  tháng 3/2016 đến tháng 4­ 5/2016 có khả năng bị mặn cao (>4g/l) xâm nhập. Nếu mưa đến chậm, xâm nhập  mặn có thể  kéo dài đến tháng 6/2016. Trong thời kỳ  này, vào những đợt triều  cường mặn sẽ  xâm nhập sâu; khi triều rút, mực nước thấp có khả  năng xuất  hiện nước ngọt (trong một ngày, đỉnh triều có thể mặn khá cao, nhưng chân triều   có thể độ mặn thấp, có thể lấy nước). ­ Các vùng cách biển xa hơn 70­75 km tuy   ít gặp xâm nhập mặn 4g/l, nhưng cũng cần cẩn thận trong các đợt triều cường,  và vẫn là vùng xâm nhập của nước mặn nồng độ dưới 4g/l, ảnh hưởng đến sản   xuất và sinh hoạt. SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        7                              MSSV: 1211090175
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  Theo Chi cục thủy lợi tỉnh Tiền Giang, nước mặn  đã tiến sâu vào phía   thượng lưu sông Tiền, độ mặn tiếp tục tăng cao đi vào các kênh nội đồng, đe dọa  toàn bộ vùng sản xuất phía Nam. Vùng sản xuất phía Nam gồm các huyện: Châu   Thành, Cai Lậy, Tân Phước, Cái Bè và thị xã Cai Lậy. Diễn biến xâm nhập mặn hiện nay  ở  ĐBSCL nói chung và huyện Cai  Lậy, tỉnh Tiền Giang nói riêng rất phức tạp. Tình hình trên  ảnh hưởng đến sản   xuất lúa và cung cấp nước sạch cho người dân sử  dụng, chưa nói đến cung cấp  nước cho các ngành công nghiệp của từng vùng. Vấn đề này cũng có vướng mắc  nhất định, có liên quan một phần đến biến đổi khí hậu. Vậy, cần tìm hiểu và đưa  ra   những  nhận  định  khách  quan  nhất   về   hiện   tượng   này.   Vì   vậy  nên  đề   tài  “Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp thích ứng tại   huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”  được thực hiện nhằm tạo cơ sở cho công tác  quản lý, dự  báo đánh giá tình hình và có những biện pháp  ứng phó, thích nghi  nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất. 2. Mục tiêu nghiên cứu  ­ Đánh giá được diễn biến xâm nhập mặn đến các hệ  thống sông, kênh  rạch chính trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. ­ Đánh giá được ảnh hưởng  của xâm nhập mặn đến đời sống, sinh hoạt  của người dân tại đây. ­ Đề xuất các giải pháp thích ứng của người dân đối với vấn đề xâm nhập   mặn tại khu vực nghiên cứu. 3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Thu thập tài liệu liên quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã  hội huyện Cai Lậy SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        8                              MSSV: 1211090175
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  ­ Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa, các tài liệu liệu liên quan đến xâm nhập  mặn.  ­ Các báo cáo xâm nhập mặn hằng năm, tình hình phát triển nông nghiệp  của huyện Cai Lậy. Nội dung 2: Đánh giá hiện tượng xâm nhập mặn tại các kênh rạch chính   trên địa bàn huyện Cai Lậy ­ Thu thập dữ liệu về xâm nhập mặn. ­ Xử lý số liệu và biểu diễn trên đồ thị nhằm đánh giá diễn biến xâm nhập   mặn  Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn và khả  năng thích ứng  cộng đồng ­ Thu thập dữ liệu từ các cơ quan, quản lý Nhà nước. ­ Thu thập số liệu từ khảo sát, điều tra xã hội học. Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp thích ứng  ­ Giải pháp công trình  ­ Giải pháp phi công trình  4. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi nghiên cứu của đề  tài bao gồm tất cả  các  ảnh hưởng của xâm  nhập mặn đến đời sống người dân trên địa bàn các xã có dấu hiệu xâm nhập  mặn gồm: Long Tiên, Long Trung, Mỹ  Long, Ngũ Hiệp, Tam Bình và 2 xã lân  cận là Hội Xuân và Tân Phong. 5. Phương pháp nghiên cứu SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        9                              MSSV: 1211090175
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  5.1 Khung nghiên cứu  Hình 1 Sơ đồ nghiên cứu 5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể  5.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Xin giấy giới thiệu  ở văn phòng Khoa đến xin số liệu trực tiếp tại Phòng   Tài nguyên và môi trường huyện Cai Lậy. Xin một số  số  liệu cần thiết như  thông tin hiện trạng ngập mặn tại các xã trong huyện, các công văn có liên quan  về  tình hình hạn mặn, huyện đã đề  ra được các phương pháp để  thích nghi và   hạn chế ảnh hưởng của xâm nhập mặn.  Xin giấy giới thiệu đến UBND huyện Cai Lậy để  xin thông tin về  tình   hình kinh tế, văn hóa, xã hội tại huyện Cai Lậy. Định hướng phát triển kinh tế  trong giai đoạn 2016­ 2020. Xin giấy giới thiệu đến Phòng nông nghiệp để  xin thông tin về  tình hình   trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh đó tìm hiểu về phương pháp đo đạc độ mặn, cách  đo, thời gian đo trong ngày, các địa điểm đo độ mặn. 5.2.2 Phương pháp khảo sát Xâm nhập thực tế  thực tế  bằng cách đến một số  vùng ngập mặn trong  huyện, các xã có độ mặn cao để ghi lại những hình ảnh thực tế, chụp hình, quay   video. Thực hiện phát và thu về phiếu khảo sát tại 5 xã bị  ảnh hưởng trực tiếp   bởi xâm nhập mặn là Tam Bình, Ngũ Hiệp, Mỹ Long, Long Tiên, Long Trung và   2 xã lân cận là Hội Xuân, Tân Phong theo mẫu. SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        10                              MSSV: 1211090175
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  Lý do khảo sát: Theo kết quả quan trắc của Xí nghiệp Thủy nông huyện  Cai Lậy, từ ngày 8­3, nước mặn đã xâm nhập đến địa bàn các xã Tam Bình, Ngũ   Hiệp, Mỹ Long, Long Trung và Long Tiên, đe dọa khoảng 6.500 ha vườn cây ăn  trái của người dân trong khu vực. Huyện Cai Lậy hiện có 14.240 ha vườn cây ăn trái, tập trung tại các xã  phía Nam Quốc lộ 1A, sản lượng thu hoạch hơn 250.000 tấn mỗi năm. Kinh tế  vườn đã đem đến thu nhập  ổn định cho nông dân, đặc biệt là diện tích vườn   chuyên canh sầu riêng, vú sữa Lò Rèn, bưởi da xanh… vì thế, công tác phòng,   chống hạn, mặn, bảo vệ vườn cây ăn trái ở  thời điểm này đang được tiến hành  khẩn trương. Với sự chủ động của ngành chức năng, chính quyền các xã, huyện  Cai Lậy sẽ  hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn, đảm bảo  nguồn lợi kinh tế, giúp người dân an tâm lao động, sản xuất. Theo báo Ấp Bắc Thứ Sáu, 18/03/2016 Lý do khảo sát 2 xã lân cận:  ­ Tân Phong nằm giữa 1 đoạn sông Tiền hay còn gọi là cù lao Tân Phong,   Tân Phong gắn liền với sông nước và sông Tiền cùng chảy qua địa phận xã Tân  Phong và Ngũ Hiệp nhưng theo báo cáo thì Ngũ Hiệp là 1 trong 5 xã có xâm nhập   mặn. Tân Phong chưa có dấu hiệu nào. Vì vậy, cần tìm hiểu từ  phía người dân  về xâm nhập mặn ở Tân Phong. ­ Hội Xuân, nằm  ở  phía đông huyện Cai Lậy giáp với Long Trung, phía  Nam giáp với xã Ngũ Hiệp. Long Trung và Ngũ Hiệp là 2 xã có xâm nhập mặn   xảy ra. Vậy phần Hội Xuân giáp với Long Trung và Ngũ Hiệp có nhiễm mặn hay   không? Khảo sát lấy ý kiến người dân về xâm nhập mặn tại phía đông và nam xã   Hội Xuân. 5.2.3 Phương pháp kế thừa SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        11                              MSSV: 1211090175
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  Kế thừa những nghiên cứu trước như: ­ Các số liệu xâm nhập mặn xin được từ  phòng Nông nghiệp và phát triển   nông thôn. ­ Các bài báo khoa học của Bộ Tài nguyên và môi trường  ­ Dự án “Nâng cao khả năng chống chịu của thành phố Cần Thơ để ứng phó   với xâm nhập mặn do BĐKH gây ra” của Viện nghiên cứu BĐKH – Đại họ Cần   thơ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ. 5.5.4 Phương pháp thống kê Việc phỏng vấn và trao đổi với người dân với số  mẫu là 140 phiếu. Số  liệu qua phỏng vấn được ghi chép trực tiếp, xong được mã hóa các câu hỏi và   câu trả lời. Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng để làm thống kê tỉ lệ.  Mẫu phiếu khảo sát có cấu trúc và nội dung như phụ lục 2. 6. Ý nghĩa  6.1 Ý nghĩa khoa học  ­ Bổ  sung tài liệu nghiên cứu hiện trạng và đánh giá tác động xâm nhập  mặn cho UBND và các địa phương. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn ­ Sau khi đề  tài được thực hiện sẽ  đánh giá đúng hiện trạng môi trường  tại huyện Cai Lậy.  ­ Kết quả nghiên cứu là tài liệu để giúp các nhà quản lý hoạch định và đưa   ra hướng xử lý thích hợp. ­Ngăn ngừa, phòng chống hạn mặn ở hiện tại và trong tương lai. Giúp bà   con nông dân an tâm hơn về tình hình sản xuất nông nghiệp. Đẩy lùi nước mặn   là đem lại vụ mùa bội thu. SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        12                              MSSV: 1211090175
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ ẢNH HƯỞNG 1.1 Các khái niệm về khí hậu  Khí hậu bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ   ẩm, lượng mưa, áp suất khí  quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển  và nhiều yếu tố khí tượng khác  trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định. SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        13                              MSSV: 1211090175
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM   Biến đổi khí hậu (Climate change): thể hiện xu hướng thay đổi các thông  số trạng thái của khí hậu so với trị trung bình nhiều năm.  Kịch bản biến đổi khí hậu (Climate change scenarios): Các giả  định tình  huống trên cơ  sở  phát thải khí nhà kính kết hợp với hành động của con người   liên quan đến các hệ quả làm thay đổi tính chất khí hậu và nước biển dâng ở khu   vực hay toàn cầu.  Mực nước là độ cao của mặt nước trong sông tại một vị trí đo so với một   độ  cao chuẩn nào đó. Hiện nay, độ  cao chuẩn được sử  dụng rộng rãi là độ  cao   chuẩn quốc gia (mực nước trung bình trạm Hòn Dấu).  Nước   biển   dâng   (Sea   level   rise):   Sự   dâng   mực   nước   của   biển   và   đại  dương cao hơn so với cao trình trung bình toàn cầu do sự  gia tăng nhiệt độ  khí   quyển và hiện tượng băng tan bất thường. Sự dâng nước biển này không xem xét  đến các yếu tố làm thay đổi mực nước như dao động thủy triều, nước biển dâng   do bão, lốc xoáy, động đất, sóng thần, … 1.2 Khái quát xâm nhập mặn  1.2.1 Khái niệm  Xâm nhập mặn (Saline intrusion): Hiện tượng nước mặn từ biển tràn vào  đất liền qua cửa sông, hệ  thống sông rạch, kênh mương và gây nhiễm mặn   nguồn nước và đất đai vùng chịu ảnh hưởng triều hoặc còn gọi là vùng giao tiếp   giữa sông và biển.  Theo PGS. TS Nguyễn Chu Hồi (2001), sự xâm nhập mặn của nước biển   sông được giải thích là do mùa khô, nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các  sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn. Hiện tượng tự nhiên này xảy ra hằng năm và  do đó có thể dự báo trước. Nhưng bên cạnh đó, những vùng đất ven biển cũng có  nguy cơ nhiễm mặn do thẩm thấu hoặc do tiềm sinh. SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        14                              MSSV: 1211090175
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  1.2.2 Nguyên nhân xâm nhập mặn Để đánh giá về mức độ và nguyên nhân xâm nhập mặn cần phải nghiên cứu  và tổng hợp rất nhiều yếu tố.  Theo Bộ  Tài nguyên và môi trường 9­2006. Kịch bản biến đổi khí hậu và  nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Hà Nội. Trong 100 năm qua, lượng mưa có  xu hướng tăng  ở  khu vực vĩ độ  cao hơn 30o. Tuy nhiên, lượng mưa lại có xu  hướng giảm  ở khu vực nhiệt đới từ  giữa những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn   có dấu hiệu tăng  ở  nhiều khu vực trên thế  giới (IPCC, 2007). Mực nước biển  toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao. Hai nguyên nhân chính  làm tăng mực nước biển là sự giãn nở nhiệt của đại dương và sự tan băng. Còn theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu Đại học Cần Thơ,   những năm gần đây các hiện tượng nhiệt độ  tăng cao, ngập lụt, hạn hán, dông   lốc, sạt lở bờ sông, nước biển dâng, xâm nhập mặn xuất hiện không theo chu kỳ  và tác động mạnh đến đời sống người dân Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là  đợt hạn mặn lịch sử  hiện nay, chứng tỏ tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày  càng diễn biến phức tạp và không còn là “kịch bản” nữa. Các nguyên nhân như  sau: Nguyên nhân trước hết là phần lớn các tỉnh, thành phố  khu vực Đồng  bằng sông Cửu Long có cao độ tự nhiên thấp. Đây là điểm yếu dễ bị tổn thương   nhất do lũ lụt và xâm nhập mặn. Tình trạng xây dựng thủy điện và các hoạt động khai thác tài nguyên nước  thượng nguồn sông Mekong gây thiếu hụt nguồn nước về  hạ  lưu, kết hợp với   yếu tố nước biển dâng đẩy mặn sâu vào nội đồng. Theo Sở  NN&PTNN tỉnh Bến Tre (2010), một số nguyên nhân chính dẫn   đến tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng trong các tháng mùa khô:  SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        15                              MSSV: 1211090175
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  - Thời điểm mùa khô lượng nước đổ về từ thượng nguồn ít, không mưa.  - Mực nước thấp, yếu tố  gió chướng với triều cường làm mặn xâm nhập   sâu và nồng độ cao; thời tiết nắng nóng lượng bốc hơi cao, nước ngọt hao phí tự  nhiên lớn. 1.2.3 Yếu tố ảnh hưởng  Có nhiều yếu tố  ảnh hưởng đến sự  xâm nhập mặn, phạm vi bài báo chủ  yếu đề  cập đến các yếu tố  tự  nhiên gồm 3 yếu tố  chính: khí hậu, nguồn nước   đầu nguồn và thủy triều. 1.2.3.1 Khí hậu  a. Lượng mưa  Khí hậu khu vực Nam bộ gồm mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa  khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tuy vậy, thực tế ngày bắt đầu hay kết thúc   mùa mưa mưa lại có sự khác biệt từ vài ngày đến vài mươi ngày ở các năm khác  nhau. Thời gian bắt đầu mùa khô và bắt đầu mùa mưa có tính quyết định đến   mức độ xâm nhập mặn trên các hệ thống sông rạch  ở đồng bằng sông Mekong.  Các số  liệu lượng mưa tại trạm Mỹ  Tho­Tiền Giang (1978­2011) [1] cho thấy   mùa mưa bắt đầu khoảng 10 ngày giữa tháng 5. Những năm có hiện tượng La­ Nina (1986, 1989, 1990, 1994, 1996, 1999, 2000 và 2008) hầu hết thời gian bắt   đầu mùa mưa sớm hơn trung bình nhiều năm; ngược lai, những năm có hiện   tượng El­Nino (1987, 1988, 1991, 1992, 1997, 1998) thì thời gian bắt đầu mùa mưa  muộn hơn, sớm nhất là đầu tháng 5, muộn nhất là giữa tháng 6. Thời gian chênh  lệch ngày bắt đầu mùa mưa giữa các năm có hiện tượng El­Nino và La­Nina là   30­40 ngày. Điều này giải thích vì sao có sự  chênh lệch độ  mặn trên sông rạch   trong cùng tháng của các năm khác nhau. Kết quả quan trắc độ mặn trên các sông   SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        16                              MSSV: 1211090175
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  cho thấy tình hình mặn cao điểm tập trung vào các tháng 2, 3 và có giảm nhẹ vào  tháng 4 hoàn toàn tương thích với chế độ mưa theo hình 1.1 và 1.2  Hình 1.1 Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Mỹ Tho­Tiền Giang (1979­2011) Hình 1.2 Lượng mưa trung bình tháng tại trạm ở đồng bằng sông Mekong trong   nhiều năm [2]. Số  liệu quan trắc độ  mặn trên sông rạch cũng cho thấy xu thế  độ  mặn  giảm từ giai đoạn 1995 đến 2013 cũng rất tương thích với xu thế mưa tăng trong   nhiều năm, xem hình 1.3. Ngoài ra, lượng mưa trên vùng nghiên cứu cũng có sự  chênh lệch, cao  ở  phía Tây (1800­2400mm/năm), thấp hơn  ở  phía Đông (1600­ 1800mm/năm), thấp nhất  ở  vùng trung tâm dọc sông Hậu (1200­1600mm/năm)  [5]. SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        17                              MSSV: 1211090175
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  Hình 1.3 Lượng mưa tại trạm Mỹ Tho, Vàm Kênh – Tiền Giang (1978­2011). b. Chế đô nắng và bốc hơi  Tương  ứng với 2 mùa: mưa và khô, mùa mưa là thời kỳ  ít nắng nhất  (tháng 8, 9, 10), mùa khô nhiều nắng nhất trong tháng 3, 4. Kết quả quan trắc chế  độ nắng (1978­2011) [1] cho thấy số giờ nắng giảm, xem hình 1.4. Điều này cũng  đồng nghĩa lượng bốc hơi giảm, xem hình 1.5. Các yếu tố này kết hợp với lượng  mưa tăng góp phần làm xu thế mặn có khuynh hướng giảm dần. Hình 1.4 Số giờ nắng trung bình tại trạm Mỹ Tho­Tiền Giang và Ba Tri­Bến Tre   (1978­2011) [1]. SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        18                              MSSV: 1211090175
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  Hình 1.5 Lượng bốc hơi trung bình năm tại trạm Mỹ Tho­Tiền Giang và Ba Tri­ Bến Tre (1978­2011) [1]. c. Chế độ gió  Đồng bằng sông Mekong chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ  tháng  12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ  tháng 5 đến tháng 11. Tương ứng  với chế độ  gió là mùa gió đông bắc là thời kỳ  khô hạn, mùa gió tây nam là thời  kỳ mưa ẩm. Như vậy, mặn xâm nhập sâu vào sông rạch vào các tháng 2,3 và 4 có  góp phần của gió mùa đông bắc, thúc đẩy thủy triều vào sâu trong đất liền. Kết   quả  quan trắc tốc độ  gió mạnh nhất giảm dần trong nhiều năm (1978­2011) [1]  cũng cho thấy sự tương đồng với độ mặn giảm (xem hình 1.6). SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        19                              MSSV: 1211090175
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP                                     GVHD: PGS.Ts THÁI VĂN NAM  Hình 1.6 Tốc độ gió mạnh nhất tại trạm Mỹ Tho­Tiền Giang và Ba Tri­Bến Tre   (1978­2011). 1.2.3.2 Nguồn nước đầu nguồn  Hai yếu tố  thượng lưu quan trọng  ảnh hưởng đến xâm nhập mặn  ở  hạ  nguồn sông Mekong là lượng trữ  trong Biển Hồ  (Tonle Sap) và dòng chảy đến  Kratie (đầu châu thổ sông Mekong). Trong mùa lũ, một lượng nước từ dòng chính  Mekong chảy ngược vào hồ  (trung bình khoảng 50% tổng lượng nước của hồ)   [3], và trong mùa khô, nước từ hồ chảy trở lại dòng chính Mekong đóng góp một   lượng nước đáng kể  cho vùng hạ  lưu. Tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều   năm từ  Biển Hồ  (trạm Prekdam) đóng góp cho hạ  lưu Mekong từ  tháng 12 đến  tháng   4   năm   sau   là   20506   triệu   m3,   trong   khi   đó   dòng   chảy   của   dòng   chính  Mekong (trạm Kratie) là 40338 triệu m3  (số  liệu trung bình từ  1961­ 1972) [3]   (hình 1.7). Tỷ lệ lượng dòng chảy trong mùa khô từ  Biển Hồ (trạm Prekdam) so   với tổng dòng chảy vào châu thổ  Mekong (trạm Prekdam+Kratie) lớn nhất là   41,27% (1961), nhỏ nhất là 27,64% (1968), trung bình là 33,61%. Điều này nói lên  vai trò quan trọng của Biển Hồ đối với hạ lưu Mekong vào mùa khô. SVTH: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN                        20                              MSSV: 1211090175
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2