intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI: "Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng sản lượng của nền kinh tế việt nam trong những năm gần đây"

Chia sẻ: Zu Nguyet | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:45

289
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Chính sách đổi mới cũng đã đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại với Mỹ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI: "Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng sản lượng của nền kinh tế việt nam trong những năm gần đây"

  1. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 ĐỀ TÀI “ Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng sản lượng của nền kinh tế việt nam trong những năm gần đây ” 1
  2. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 ĐÁNH GIÁ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ GIA TĂNG SẢN LƯỢNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY  Kết quả hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước đã mang lại cho Việt Nam nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Chính sách đổi mới cũng đã đưa nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của khối 2
  3. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 ASEAN, tham gia AFTA và APEC, thực hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại với Mỹ, trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng, xu hướng các nguồn vốn từ bên ngoài đổ vào Việt Nam ngày càng tăng qua các kênh đầu tư trực tiếp và gián tiếp… Tất cả những nhân tố trên đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển. Hơn 20 năm phát triển (1990-2010), tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục giữ ở mức cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong khi tốc độ gia tăng dân số được kìm hãm, đã dẫn đến mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người mỗi năm một tăng. 3
  4. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 Sau đây là các bảng số liệu của những năm gần đây: Các chỉ số về GDP theo tỷ giá GDP theo tỷ GDP tỷ giá Tăng Năm theo đầu người giá trưởng (tỷ USD) (USD) 2007 71,4 823 8,5% 2008 89,83 1024 6,2% 2009 92,84 1040 5,3% 2010 102,2 1200 6,5%* (*) - Dự kiến của Chính phủ Việt Nam 4
  5. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 Các chỉ số về GDP theo sức mua GDP theo sức GDP sức mua theo Năm đầu người mua (tỷ USD) (USD) 2007 230,8 2700 2008 245,1 2800 2009 258,1 2900 2010 Đầu tư trực tiếp nước ngoài Năm FDI đăng ký FDI giải ngân 5
  6. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 (tỷ USD) (tỷ USD) 2007 8 2008 71,7 11,5 2009 21,48 10 2010 (dự kiến) 22 - 25 11 Các chỉ số về xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt Năm (tỷ USD) (tỷ USD) (tỷ USD) 2007 48,38 60,83 -12,45 2008 63,0 80,5 -17,5 2009 56,58 68,83 -12,25 2010 6
  7. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân trên đầu người của Việt Nam giai đoạn 1990 - 2008 Năm 2008 đánh dấu mốc phát triển của nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nhóm nước 7
  8. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 có thu nhập thấp nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình dưới. Theo cách phân loại của Ngân hàng Thế giới, phân nhóm các nước theo mức thu nhập gồm: Nhóm 1: Nhóm những nước có thu nhập thấp nhất, với thu nhập quốc nội (GDP) bình quân đầu người dưới 935 USD. Nhóm 2: Nhóm các nước có thu nhập trung bình dưới, với GDP bình quân đầu người trong khoảng từ 936 đến 3.705 USD. Nhóm 3: Nhóm những nước có thu nhập trung bình trên, với GDP bình quân đầu người trong khoảng từ 3.705 đến 11.455 USD. 8
  9. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 Nhóm 4: Nhóm những nước thu nhập cao, có GDP bình quân đầu người trên 11.455 USD. So với các nước trong khu vực, Việt Nam có mức tăng trưởng cao thứ ba, sau Trung quốc và Ấn độ. Dưới đây là tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, kinh tế các nước và nhóm nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế VN so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và nhóm nước theo khu vực ĐVT: % 9
  10. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 Tăng trưởng kinh tế là vấn đề cốt lõi nhất của lý luận kinh tế. Khi nói đến tăng trưởng kinh tế, người ta thường nói đến sự gia tăng về GDP-GNP, sản lượng, sản phẩm chủ yếu… Hiện nay, tăng trưởng kinh tế có hai mặt: lượng và chất lượng tăng trưởng. + Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở qui mô trình độ, tốc độ tăng trưởng. 10
  11. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 + Mặt chất lượng tăng trưởng kinh tế là tính ổn định của trạng thái bên trong vốn có của quá trình tăng trưởng kinh tế, được qui định bởi các yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành nên tăng trưởng kinh tế trong một điều kiện kinh tế - xã hội và giai đoạn nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Sự gia tăng về sản lượng của nền kinh tế là một khía cạnh của tăng trưởng kinh tế. Sản lượng của nền kinh tế tạo ra được đo lường theo tổng cầu AD. 11
  12. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở cho nên sản lượng của nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi 4 tác nhân chính, bao gồm: hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, chính phủ và người nước ngoài. Vì vậy, tổng cầu được xác định theo công thức : AD = C + I + G + NX Trong đó: C : Tiêu dùng của hộ gia đình : Đầu tư của doanh nghiệp I G : Chi tiêu của chính phủ NX : Xuất khẩu ròng (NX = X – IM) 12
  13. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 Trong những năm gần đây, tốc độ gia tăng sản lượng của nền kinh tế Việt Nam khá cao nhưng chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng chứ không phải theo chiều sâu. Chủ yếu là chỉ tăng trên danh nghĩa vì lạm phát còn ở mức quá cao và chi tiêu công chiếm tỷ trọng khá lớn. Sau đây là tổng quan về nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây: Năm 2008, nền kinh tế gặp khó khăn với những diễn biến phức tạp của chỉ số giá tiêu dùng. Tính đến cuối tháng 12 năm 2008, CPI đã tăng ở mức 2 con số, trên 20% so với cùng kỳ năm trước. Khi lạm phát tạm thời được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng phát trở lại vẫn còn rình rập thì nền kinh tế lại chịu tác động 13
  14. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 suy thoái của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Các biện pháp chính sách thắt chặt trước đây nhằm kiềm chế lạm phát được thực hiện nới lỏng một cách thận trọng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế chống lại tác động của cuộc khủng hoảng nhưng vẫn đảm bảo lạm phát ở mức một con số. Có thể nói với tăng trưởng GDP 5,32 % và chỉ số lạm phát 6,88% năm 2009 nền kinh tế đã đạt được những mục tiêu đặt ra. Nhưng những bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn còn đó và lạm phát là một trong những vấn đề cần phải bàn tới khi mà trong năm 2010, sau một thời gian thi hành các chính sách nới lỏng, các yếu tố lạm phát không chỉ còn là nguy cơ tiềm ẩn mà bắt đầu có ảnh hưởng. Mặc dù nền kinh tế đã 14
  15. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 được phục hồi và tiếp tục đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm 2010 nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp.Cụ thể là tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đầu năm đạt mức 6,52% so với cùng kỳ năm trước, bằng mức 6,52% của cùng kỳ năm 2008 và cao hơn mức tăng trưởng 4,62% cùng kỳ năm 2009. GDP cả năm 2010 tăng khoảng 6,7% cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Cán cân vãng lai và cán cân thương mại vẫn trong tình trạng thâm hụt cao và dai dẳng, làm gia tăng áp lực lên thị trường ngoại hối và tỷ giá trong bối cảnh dự trữ ngoại hối còn mỏng, nợ nước ngoài của quốc gia tiếp tục tăng. Đến hết năm 2010, dư 15
  16. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP. Nhập siêu cả năm khoảng 13,5 tỷ USD, dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn tỷ lệ nhập siêu năm 2009. Tuy nhiên trong quí đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã chậm lại, giảm từ 7,43% của quí tư năm 2010 xuống còn 5,43% trong 3 tháng đầu năm 2011. Một trong những lý do khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại là do ngân hàng trung ương đã nâng lãi suất trong khuôn khổ các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Năm ngoái, lạm phát của Việt Nam ở mức 11,8% mặc dù chính phủ cam kết giữ tỷ lệ lạm phát ở mức tối đa là 8%. 16
  17. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 Trong tháng 3 năm nay, chỉ số tiêu dùng đã tăng 2,2%, mức tăng cao nhất kể từ tháng 2 năm 2009. Mặc dù không duy trì được đà tăng mạnh như cuối năm 2009, nhưng sự biến động tăng trưởng GDP năm 2010 đã thể hiện giai đoạn tích lũy và đi vào trạng thái dần ổn định, tăng dần đều kể từ sau quý I/2010. Tốc độ tăng tuy không lớn nhưng kết quả tăng trưởng cả năm ở mức 6.78% vẫn vượt qua mục tiêu do Chính phủ đặt ra từ đầu năm. Nếu xét riêng cá thể tăng trưởng GDP, đây có thể coi là kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên nếu đặt tăng trưởng GDP trong bức tranh chung với các chỉ tiêu khác của nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ này vẫn còn tồn tại nhiều điểm hạn chế. Năm 2009, giai đoạn hậu khủng 17
  18. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 hoảng cùng với tác động của gói hỗ trợ lãi suất đã đưa GDP tăng trưởng trước một bước so với đà tăng trở lại của CPI. Trong năm 2010, trái ngược với kỳ vọng phục hồi tiếp nối cuối năm 2009, Việt Nam đã thể hiện chất lượng tăng trưởng thấp, tốc độ tăng trưởng chậm và thiếu nền tảng vững chắc. Tốc độ CPI năm 2010 quay trở lại biến động cùng chiều với tốc độ tăng GDP, tuy nhiên độ biến thiên về cuối năm của CPI ngày càng gia tăng với kết quả vượt mục tiêu đề ra từ đầu năm của Chính phủ. 18
  19. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 Tính đến cuối năm 2010, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.160 USD, tăng so với năm 2009. Trong năm 2010, cơ cấu đóng góp vào sự tăng trưởng GDP nói chung của cả nước có sự dịch chuyển so với năm 2009, trong đó ngành công nghiệp vươn lên làm mũi 19
  20. DƯ ANH NGUYỆT CĂN BẢN KINH TẾ VĨ MÔ – ĐỀ 03 nhọn với mức tăng trưởng mạnh, tiếp đó là ngành dịch vụ và nông – lâm nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tính theo giá so sánh năm 1994 ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009, chủ yếu từ khối các doanh nghiệp nước ngoài (17,2 %) và khối các doanh nghiệp ngoài nhà nước (14,7 %). Khu vực kinh tế nhà nước vẫn là khối doanh nghiệp có sức tăng trưởng kém nhất với tỷ lệ tăng 7,4 %, thấp hơn gần một nửa so với mặt bằng chung toàn cả nước. Sự phục hồi của khu vực dịch vụ đứng thứ hai với mức tăng 7,52 % và cuối cùng là khu vuwacj nông – lâm nghiệp, thủy sản với mức tăng 2,78 %. Khu vực nông nghiệp trong năm vừa qua gặp rất nhiều khó khăn do thiên tai (hạn hán và 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2