intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Đánh giá hiệu quả xử trí, chăm sóc thoát mạch trên bệnh nhân ung thư truyền hóa chất

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

189
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Đánh giá hiệu quả xử trí, chăm sóc thoát mạch trên bệnh nhân ung thư truyền hóa chất" gồm có: Mô tả triệu chứng lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thoát mạch khi truyền hóa chất, đánh giá kết quả xử trí ban đầu của thoát mạch khi truyền hóa chất. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng hệ VHVL: Đánh giá hiệu quả xử trí, chăm sóc thoát mạch trên bệnh nhân ung thư truyền hóa chất

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư, trong đó cơ bản vẫn là<br /> ba phương pháp chính: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị liệu.<br /> Hóa trị liệu bao gồm: Truyền hóa chất tĩnh mạch, động mạch, nội màng<br /> bụng, nội tủy, bơm vào khoang màng phổi nhưng truyền hóa chất tĩnh mạch ngoại<br /> vi là phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất [5][6][9].<br /> Trong chuyên ngành điều dưỡng nội khoa ung thư, kỹ thuật truyền hóa chất<br /> tĩnh mạch ngoại vi được sử dụng nhiều nhất và là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc<br /> bệnh nhân ung thư được điều trị bằng hóa trị liệu.<br /> Ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu phải sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền hóa<br /> chất cho bệnh nhân ung thư có chỉ định điều trị bằng thuốc hóa chất. Trong khi<br /> truyền hóa chất do nhiều yếu tố: chủ quan, khách quan, do đặc điểm tính chất của<br /> tĩnh mạch, vị trí cắm kim truyền, tư thế khi truyền, vận động, cử động của người<br /> bệnh dẫn đến bị thoát mạch [7].<br /> Thoát mạch trong khi truyền hóa chất là tai biến thường xảy ra khi sử dụng<br /> tĩnh mạch ngoại vi để truyền. Nồng độ các thuốc hóa chất tại nơi thoát mạch cao,<br /> một số thuốc hóa chất lại có tác dụng kích thích, trong khi một số thuốc khác lại<br /> gây hoại tử. Vì vậy việc nhận biết, phát hiện sớm và xử trí kịp thời thoát mạch là<br /> cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tổn thương, biến chứng cho người bệnh [8].<br /> Theo sách “Hóa chất điều trị Ung thư” của GS.TS Nguyễn Bá Đức – Giám<br /> đốc Bệnh viện K trong mục “ Xử trí các tác dụng phụ cấp do điều trị hóa chất Ung<br /> thư” thì thoát mạch được đưa lên số một và thoát mạch được định nghĩa “là sự rò<br /> hoặc xâm nhập của thuốc vào tổ chức dưới da, các thuốc gây phỏng da khi thoát<br /> mạch có thể gây lên hoại tử mô hoặc lột da, các thuốc kích thích gây viêm hoặc đau<br /> tại vị trí thoát mạch” [7].<br /> Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nên<br /> chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả xử trí, chăm sóc<br /> <br /> thoát mạch trên bệnh nhân ung thư truyền hóa chất" với mục tiêu:<br /> 1. Mô tả triệu chứng lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thoát mạch<br /> khi truyền hóa chất.<br /> 2. Đánh giá kết quả xử trí ban đầu của thoát mạch khi truyền hóa chất.<br /> <br /> 1<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Cấu tạo chung của thành mạch [11]:<br /> Thành động mạch và tĩnh mạch (TM) do ba lớp trong, giữa và ngoài tạo lên; thành<br /> mao mạch chỉ có lớp trong.<br /> 1.1.1. Lớp trong: là một lớp tế bào nội mô được giới hạn bên ngoài bởi màng ngăn<br /> chun trong.<br /> 1.1.2. Lớp giữa: dày nhất, do các sợi cơ trơn và các sợi chun tạo nên. Lớp này dày ở<br /> động mạch, mỏng ở tĩnh mạch. Tỷ lệ sợi cơ và sợi chun thay đổi theo đường kính<br /> động mạch: các động mạch lớn có nhiều sợi chun, ít cơ trơn; các động mạch càng<br /> nhỏ dần thì càng có nhiều cơ trơn, ít sợi chun. Sợi chun ở lớp giữa làm cho thành<br /> mạch có tính đàn hồi; sợi cơ trơn giúp thành mạch có thể co lại dưới sự kích thích<br /> của thần kinh giao cảm.<br /> 1.1.3. Lớp ngoài: là mô liên kết giàu sợi collagen và sợi chun, có mạch nuôi dưỡng<br /> và có các sợi thần kinh giao cảm vận mạch.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Hình 1.1. Các tĩnh mạch ngoại vi cẳng tay và thần kinh bì<br /> 1.2. Nguyên tắc điều trị bệnh ung thư [5][6][9]:<br /> Do đặc tính của tổ chức và tế bào ung thư là phát triển mạnh tại chỗ và xâm<br /> lấn ra các vùng xung quanh, di căn xa vào hệ thống bạch huyết và các cơ quan.<br /> Vì thế để điều trị có hiệu quả, thường phải phối hợp nhiều biện pháp điều trị:<br /> - Phẫu thuật.<br /> - Tia xạ.<br /> - Hóa chất, nội tiết, miễn dịch.<br /> Tất nhiên mỗi phương pháp đều có chỉ định điều trị riêng với mục đích riêng.<br /> Trên thực tế, phần lớn bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn. Sự đáp ứng của<br /> mỗi loại ung thư với từng phương pháp điều trị (kể cả trong một loại bệnh ung thư)<br /> <br /> 3<br /> <br /> cũng rất khác nhau. Vì vậy, sự phối hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau càng<br /> trở lên cần thiết.<br /> 1.3. Hóa chất trong điều trị bệnh ung thư [6]<br /> Hiện nay, ngay tại các nước phát triển cũng có nhiều bệnh nhân ung thư khi<br /> đến khám bệnh đã ở giai đoạn muộn. Khi các phương pháp điều trị tại chỗ trở lên ít<br /> hoặc không hiệu quả. Ngay cả những bệnh nhân ở giai đoạn sớm, khi được điều trị<br /> triệt căn bằng các phương pháp tại chỗ, các ổ vi di căn tiềm ẩn vẫn tồn tại, sau sẽ<br /> phát triển thành các tổn thương di căn đại thể. Để giải quyết những tình trạng này,<br /> điều trị hệ thống (systemic therapy) hay điều trị toàn thân bằng các thuốc hóa chất<br /> (HC) là phương pháp hữu hiệu. Thuốc hóa chất ngày càng phát triển không ngừng<br /> nhờ sự tiến bộ của khoa học trong việc tìm kiếm và phát minh những thuốc mới với<br /> những cơ chế mới.<br /> 1.3.1. Phương pháp điều trị hóa chất trong bệnh ung thư<br /> Điều trị hóa chất (Chemotherapy) là phương pháp sử dụng các thuốc gây<br /> độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư.<br /> Điều trị hóa chất bắt đầu có từ những năm 1860 khi Asenitkali được sử dụng<br /> để điều trị bệnh bạch cầu, lúc đó kết quả điều trị chưa tới mức gây được sự chú ý.<br /> Trong những năm 1940, cùng với sự phát triển của các thuốc như<br /> actinomycin, nitrogen mustard, các corticosteroid, điều trị hóa chất đã và đang trở<br /> thành một vũ khí quan trọng trong điều trị ung thư và cấu thành một bộ phận nội<br /> khoa [9].<br /> Với hơn 60 năm được sử dụng trong lâm sàng, việc áp dụng điều trị hóa chất<br /> trong ung thư trên thế giới đã có nhiều tiến bộ đáng kể, ngày càng được các nhà<br /> khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều thuốc mới được ra đời với các tác dụng<br /> chống ung thư ngày càng hiệu quả và tác dụng phụ được hạn chế tới mức tối đa,<br /> cùng với nhiều phác đồ phối hợp các thuốc có hiệu quả được xây dựng để điều trị<br /> đặc hiệu cho từng loại bệnh ung thư cụ thể [9].<br /> - Các thuốc điều trị này thường gọi là “thuốc hóa chất” và thường là thuốc<br /> độc bảng A có độc tính cao.<br /> - Mỗi loại bệnh ung thư có một phác đồ điều trị riêng gồm một hay nhiều hóa<br /> chất kết hợp lại.<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Thuốc hóa chất thường được điều trị theo đợt (chu kỳ).<br /> - Thuốc hóa chất được dùng qua:<br /> + Tiêm truyền tĩnh mạch là chủ yếu.<br /> + Tiêm bắp hay dưới da.<br /> + Uống.<br /> + Dùng tại chỗ (ví dụ: bơm 5FU vào màng phổi, Cisplatin vào ổ bụng…).<br /> - Phác đồ điều trị ung thư thường kéo dài nhiều đợt, thời gian dài gây cho<br /> bệnh nhân mệt mỏi, đi lại nhiều dễ gây chán nản, bỏ dở điều trị.<br /> - Thuốc hóa chất gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới thể chất và tinh thần<br /> của bệnh nhân.<br /> - Thuốc hóa chất thường đắt tiền và phải tính liều chính xác, nên yêu cầu<br /> điều dưỡng có tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận, chuẩn xác trong thực hiện y lệnh<br /> và kỹ thuật chuyên môn.<br /> - Bệnh nhân điều trị hóa chất cũng thường được điều trị kết hợp với các<br /> phương pháp điều trị khác như: phẫu thuật, tia xạ, giảm đau trước, trong hoặc sau<br /> khi điều trị hóa chất.<br /> <br /> Hình 1.2. Một số loại hóa chất<br /> 1.3.2. Các tác dụng phụ phổ biến của thuốc hóa chất điều trị bệnh ung thư [7][8]:<br /> - Các phản ứng cấp tính<br /> + Thoát mạch.<br /> + Tăng nhạy cảm và sốc phản vệ.<br /> + Nôn và buồn nôn.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2