intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài tốt nghiệp cử nhân hệ VLVH: Thực trạng xuống sữa của sản phụ sau đẻ tại khoa Sản thường – Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: An Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

156
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tốt nghiệp này được thực hiện nhằm 2 mục đích: Mô tả thực trạng xuống sữa của sản phụ sau đẻ tại khoa Sản thường, bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2013; mô tả một số yếu tố liên quan đến sự xuống sữa của sản phụ sau khi đẻ thường tại khoa Sản thường, bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2013. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài tốt nghiệp cử nhân hệ VLVH: Thực trạng xuống sữa của sản phụ sau đẻ tại khoa Sản thường – Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013 và một số yếu tố liên quan

ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Chăm sóc sức khỏe sơ sinh hiện nay đang là một vấn đề thu hút sự quan tâm<br /> của nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua tỉ lệ tử vong trẻ em nói<br /> chung đã giảm mạnh nhƣng tỉ lệ tử vong sơ sinh vẫn giảm không đáng kể. Ƣớc<br /> tính hàng năm thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong [14],[22].<br /> Bú mẹ là cách tốt nhất và an toàn nhất để nuôi dƣỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.<br /> Sữa mẹ cung cấp cho trẻ loại thức ăn hoàn thiện nhất, bảo vệ cho trẻ chống nhiễm<br /> khuẩn và đặt nền móng cho sự phát triển tâm lý lành mạnh cho trẻ [8].<br /> Việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là một nét chung của các nền văn hóa và của<br /> mọi thời đại [16],[22]. Tại Việt Nam, nuôi con bằng sữa mẹ đƣợc khuyến khích và<br /> chấp nhận rộng rãi, ƣớc tính có tới 98% trẻ nhỏ đƣợc bú mẹ. Tuy nhiên, trong các<br /> nghiên cứu trƣớc đây chỉ có khoảng 57% các bà mẹ thực hiện cho trẻ bú ngay sau<br /> đẻ [2],[21].<br /> Một trong những nguyên nhân quyết định đến việc cho trẻ bú là hiện tƣợng<br /> xuống sữa. Ngày đầu sau đẻ, sản phụ thƣờng có sữa non. Sau đẻ 2- 3 ngày có sữa<br /> thƣờng [4]. Thời điểm xuống sữa, đặc điểm của vú, tính chất của sữa và sự xuống<br /> sữa khác nhau ở ngƣời con so và con rạ có thể ảnh hƣởng đến quyết định cho trẻ<br /> bú sớm nói riêng và chăm sóc trẻ nói chung.<br /> Chính vì điều đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng xuống sữa của sản<br /> phụ sau đẻ tại khoa Sản thường – Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2013 và một<br /> số yếu tố liên quan”. Nhằm mục tiêu:<br /> 1. Mô tả thực trạng xuống sữa của sản phụ sau đẻ tại khoa Sản thường, bệnh<br /> viện Phụ sản Trung ương, năm 2013.<br /> 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến sự xuống sữa của sản phụ sau khi đẻ<br /> thường tại khoa Sản thường, bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2013.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Chƣơng 1<br /> TỔNG QUAN<br /> 1.1. Giải phẫu học tuyến vú<br /> Vú là tuyến sữa, nằm ở thành trƣớc ngực, từ nách đến bờ xƣơng ức và từ<br /> xƣơng sƣờn III đến xƣơng sƣờn VII. Thƣờng có hai vú. Một số trƣờng hợp có thể<br /> có một dãy vú phụ.<br /> <br /> Hình 1.1. Giải phẫu học tuyến vú<br /> 1.1.1. Hình thể ngoài<br /> Vú có hình mâm xôi. Nửa dƣới lồi hơn tạo thành rãnh dƣới vú ngăn cách vú<br /> với da ngực. Rãnh càng sâu khi vú càng sệ xuống.<br /> Ở trung tâm mặt trƣớc vú có một lồi tròn gọi là núm vú. Núm vú có nhiều lỗ<br /> nhỏ là lỗ tiết của các ống tiết sữa. Xung quanh núm vú có một quầng sẫm màu hơn<br /> gọi là quầng vú. Ở mặt quầng vú có những hạt nhỏ nổi lên do các tuyến bã của<br /> quầng vú đẩy lồi lên [4],[8],[13].<br /> 1.1.2. Cấu tạo<br /> Từ nông vào sâu vú đƣợc cấu tạo bởi:<br /> - Da: mềm mại, đƣợc tăng cƣờng bởi các thớ cơ trơn ở quầng vú.<br /> 2<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> - Tổ chức liên kết dƣới da tạo thành các hố mỡ, hay bị áp xe dƣới da.<br /> - Các tuyến sữa là loại tuyến chùm tạo thành các tiểu thùy. Nhiều tiểu thùy<br /> hợp thành các thùy. Mỗi thùy đổ ra núm vú bởi một ống tiết sữa. Trƣớc khi đổ ra<br /> các ống tiết phình ra thành các xoang sữa.<br /> Lớp mỡ sau vú rất dày ngay trên mạc nông của ngực, thƣờng bị áp xe tại<br /> đây [4],[8],[13].<br /> 1.2. Sự thay đổi của vú qua các thời kỳ<br /> 1.2.1. Tuyến vú lúc dậy thì<br /> Mầm tuyến vú đầu tiên xuất hiện ở bào thai không chịu ảnh hƣởng của<br /> hormon, cho đến lúc dậy thì tuyến vú là mạng ống thƣa thớt nối với núm vú. Đến<br /> khi dậy thì, dƣới ảnh hƣởng của các hormon buồng trứng, mạng ống tăng sinh,<br /> phân nhánh vào tổ chức mỡ, ở cực đầu của ống xuất hiện các nụ nhỏ là nguồn gốc<br /> của tổ chức chế tiết.<br /> 1.2.2. Tuyến vú trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt<br /> Ở giai đoạn tăng sinh, dƣới ảnh hƣởng của estradiol, các tế bào cơ biểu mô<br /> bao quanh cực đầu của ống dẫn sữa tăng sinh, tổ chức liên kết giữ nƣớc.<br /> Ở giai đoạn chế tiết: progesteron là biệt hóa cực đầu của ống dẫn sữa, làm<br /> ngừng sự tăng sinh của tế bào.<br /> 1.2.3. Tuyến vú khi có thai<br /> Vú sau đẻ phát triển nhanh, vú căng lên, to và rắn chắc. Núm vú to, dài ra,<br /> các tĩnh mạch dƣới da vú nổi lên rõ rệt. Các tuyến sữa phát triển to lên, nắn thấy rõ<br /> ràng, có khi lan tới tận nách.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Hình 1.2. Thay đổi của vú khi mang thai<br /> Nguồn gốc của sự phát triển trên là do ảnh hƣởng của các hormon, estrogen<br /> và progesteron của bánh rau giữ vai trò cơ bản. Estrogen làm phát triển ống dẫn<br /> sữa, làm cho các tiểu thùy nhạy cảm với các hormon khác. Progesteron làm phát<br /> triển các tiểu thùy.<br /> Hiện tƣợng chế tiết bắt đầu từ tháng thứ ba, tạo ra sữa non. Sữa non giàu<br /> protein, lactose và globulin miễn dịch. Sữa non tồn tại cho đến lúc xuống sữa (sau<br /> đẻ vài ngày).<br /> Cuối thời kỳ thai nghén, dƣới ảnh hƣởng của estrogen và progesteron, tuyến<br /> vú đã đƣợc chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng hoạt động. Trong khi có thai tuyến vú chƣa<br /> hoạt động vì estrogen và progesteron ức chế prolactin, sự ức chế này xảy ra ngay<br /> tại tuyến yên và tuyến vú.<br /> Sự xuống sữa xảy ra sau đẻ 2-3 ngày ở ngƣời con rạ, 3-4 ngày ở ngƣời con<br /> so. Hiện tƣợng xuống sữa là do nồng độ prolactin trong máu tăng cao đột ngột làm<br /> tổng hợp nhiều sữa [4],[8],[13].<br /> 1.3. Sinh lý tiết sữa<br /> 1.3.1. Đặc điểm<br /> Ngày đầu sản phụ có sữa non, màu trắng nhạt, có nhiều men tiêu hóa. Sau<br /> đẻ 2-3 ngày có sữa thƣờng, đặc hơn và ngọt hơn. Ở ngƣời con rạ, sữa xuống sớm<br /> hơn vào ngày thứ 2- 3 sau đẻ, ở ngƣời con so sữa xuống chậm hơn vào ngày thứ 34 sau đẻ.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Thang Long University Library<br /> <br /> Khi xuống sữa, vú căng tức và nóng, các tuyến sữa phát triển nhiều, phồng<br /> to, các tĩnh mạch dƣới da vú nổi rõ, có thể có hiện tƣợng sốt xuống sữa với các<br /> hiện tƣợng: sốt nhẹ dƣới 380C, thời gian không quá nửa ngày, sau khi sữa đƣợc tiết<br /> ra, các hiện tƣợng đó sẽ mất [3],[4].<br /> 1.3.2. Cơ chế xuống sữa<br /> Sữa mẹ bài tiết theo cơ chế phản xạ. Khi trẻ bú, cảm giác đi từ núm vú lên<br /> não tác động đến tuyến yên bài tiết prolactin và oxytoxin. Prolactin là nội tiết tố<br /> của thùy trƣớc tuyến yên, có tác dụng kích thích tế bào sữa. Đây là phản xạ tạo<br /> sữa, vì vậy cho trẻ bú nhiều sẽ tạo sữa nhiều hơn.<br /> Prolactin thƣờng sản xuất nhiều về ban đêm và làm cho bà mẹ thƣ giãn<br /> buồn ngủ. Vì vậy nên cho trẻ bú đêm. Prolactin còn có tác dụng ngăn cản sự rụng<br /> trứng, giúp bà mẹ chậm có thai.<br /> Oxytoxin là nội tiết tố của thùy sau tuyến yên có tác dụng làm co các cơ<br /> xung quanh tế bào tiết sữa để đẩy sữa từ các nang sữa theo ống dẫn sữa đến các<br /> xoang sữa. Đây là phản xạ phun sữa.<br /> Oxytoxin dễ bị ảnh hƣởng bởi những ý nghĩ và cảm giác của bà mẹ:<br /> + Cảm giác tốt: khi bà mẹ thấy hài lòng thƣơng yêu trẻ, ngắm nhìn hoặc<br /> nghe thấy tiếng khóc của trẻ và tin tƣởng sữa mình là tốt nhất sẽ hỗ trợ cho phản<br /> xạ này.<br /> + Cảm giác xấu: khi bà mẹ lo lắng hoặc nghi ngờ là mình không đủ sữa có<br /> thể hạn chế phản xạ và sữa mẹ ngừng chảy. Vì phản xạ oxytoxin là quan trọng nên<br /> ngay sau khi đẻ, bà mẹ phải nằm cạnh con để trẻ tiếp xúc với mẹ và cho bú sớm.<br /> - Chất ức chế trong sữa mẹ:<br /> Sự sản xuất sữa trong vú cũng tự điều chỉnh đƣợc. Nếu sữa ứ đọng thì chất<br /> ức chế sẽ làm ngƣng sữa tiết sữa.<br /> Nếu cho trẻ bú nhiều, vú lại tạo sữa nhiều hơn. Vì vậy, nếu trẻ không bú<br /> đƣợc thì phải vắt sữa mẹ để vú tiếp tục sản xuất sữa.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2