intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ TÀI " ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH "

Chia sẻ: Nguyễn Văn Thưởng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:129

376
lượt xem
152
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất đai là tài nguyên của mỗi quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Việc quản lý sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất là mục tiêu của mọi quốc gia. Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai đã có những ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển KTXH. Trong quản lý, sử dụng đất đai,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ TÀI " ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH "

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------- ---------- NGUYỄN VĂN DŨNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Chuyên ngành Mã số : 60.62.16 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THỊ BÌNH
  2. HÀ NỘI - 2009 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng, m ọi s ự giúp đ ỡ cho vi ệc th ực hi ện lu ận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích d ẫn trong lu ận văn đ ều đ ược chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Dũng i
  4. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài tôi luôn nh ận được s ự giúp đ ỡ nhi ệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân, đã tạo đi ều m ọi kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản Luận văn này.Tôi xin ghi nh ận và trân trọng cảm ơn. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Th ị Bình Gi ảng viên Khoa Đất và Môi trường- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành c ủa các th ầy, cô giáo Khoa Đất và Môi trường, Viện đào tạo sau Đại học- Trường Đ ại h ọc Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi th ực hi ện hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê thị xã Từ Sơn, đã giúp đỡ tôi trong th ời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành c ảm ơn t ới ng ười thân trong gia đình b ạn bè và đồng nghiệp đã t ạo nh ững đi ều ki ện t ốt nh ất cho tôi trong quá trình th ực hiện đề tài này. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Dũng ii
  5. MỤC LỤC HÀ NỘI - 2009.........................................................................................ii LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................i LỜI CẢM ƠN.........................................................................................ii MỤC LỤC..............................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................vi DANH MỤC BẢNG............................................................................. vii DANH MỤC ẢNH...............................................................................viii 1. MỞ ĐẦU..............................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của vấn đề..................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên cứu.............................................................................. 4 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 5 2.1 Tổng quan về đánh giá tác động xã hội.................................................5 2.1.1 Những lý luận cơ bản về đánh giá tác động xã hội.......................5 2.1.2 Mục đích và nguyên tắc đánh giá tác động xã hội.........................5 2.1.3 Ảnh hưởng của việc quản lý sử dụng đất đai, thực hiện phương án QHSDĐ đến những vấn đề xã hội.....................................................7 2.2 Tổng quan về đánh giá tác động môi trường...................................... 17 2.2.1 Những lý luận cơ bản về đánh giá tác động môi trường............17 2.2.2 Quan điểm, mục tiêu, đối tượng đánh giá tác động môi trường trong việc quản lý, sử dụng đất............................................................ 18 2.2.3 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường đã và đang thực hiện......................................................................................................... 21 2.3 Những nghiên cứu về đánh giá tác động xã hội, tác động môi trường trong các phương án quy hoạch phát triển................................................ 23 2.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................23 2.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................................ 26 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM NỘI 3. VI, DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................... 29 3.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 29 3.2 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài................................................29 3.2.1 Phạm vi nghiên cứu.......................................................................29 3.2.2 Giới hạn nghiên cứu......................................................................29 iii
  6. 3.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................ 29 3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH của thị xã Từ Sơn.............29 3.3.2 Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý sử dụng đất theo 3 nội dung chính.........................................................................................30 3.3.3 Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng KCN đến môi trường thị xã Từ Sơn............................................ 30 3.3.4 Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội và môi trường.............................................. 30 3.4 Phương pháp nghiên cứu......................................................................30 3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu........................................30 3.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp tài liệu..................... 31 3.4.3 Phương pháp kế thừa và chọn lọc tài liệu................................... 31 3.4.4 Phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá.................................31 3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu và minh hoạ trên bản đồ..................32 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................33 4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH thị xã Từ Sơn có liên quan đến đề tài............................................................................................................33 4.1.1 Điều kiện tự nhiên........................................................................ 33 4.1.2 Thực trạng phát triển KTXH........................................................ 38 4.2 Tình hình thực hiện 3 nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại thị xã Từ Sơn........................................................................................................ 44 4.2.1 Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất..............44 4.2.2 Tình hình thực hiện giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.............................................................................48 4.2.3 Tình hình phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản...............................................................................52 4.3 Đánh giá tác động xã hội của việc quản lý sử dụng đất đai..............55 4.3.1 Những tác động tích cực............................................................... 55 4.3.2 Những tác động tiêu cực............................................................... 57 4.4 Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng KCN đến môi trường thị xã Từ Sơn..........................................................67 4.4.1 Đánh giá khái quát về môi trường thị xã Từ Sơn khi hình thành, phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề...............................67 4.4.2 Đánh giá ảnh hưởng của một số khu cụm công nghiệp tới môi trường......................................................................................................72 4.5 Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội và môi trường..........................................................84 4.5.1 Để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội cần có những giải pháp................................................................... 84 4.5.2 Để hạn chế ô nhiễm môi trường cần có những giải pháp..........88 iv
  7. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 89 5.1 Kết luận................................................................................................89 5.2 Kiến nghị.............................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 92 PHỤ LỤC.............................................................................................. 95 v
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT : Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp. CN- TTCN : Cụm công nghiệp. CCN : Đánh giá tác động môi trường. ĐTM : Kinh tế- xã hội. KTXH : Hợp tác xã. HTX : Khu công nghiệp. KCN : Quy hoạch sử dụng đất. QHSDĐ : Tiêu chuẩn cho phép. TCCP : Tiêu chuẩn Việt Nam. TCVN : Ủy ban nhân dân. UBND vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Yêu cầu chính thức đối với ĐTM ở các nước (tính đến tháng 7 - 1993)............................................................... 24 Bảng 4.1. Tình hình dân số thị xã Từ Sơn giai đoạn 2004 - 2008 42 Bảng 4.2. Hiện trạng phân bố dân cư thị xã Từ Sơn đến 31/12/2008.......................................................................................43 Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất của thị xã Từ Sơn.................................................................................................. 49 Bảng 4.4. Tổng hợp các dự án đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã Từ Sơn..............53 Bảng 4.5. Tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.........54 Bảng 4.6. Các hạng mục, công trình được nâng cấp và xây dựng mới giai đoạn 2003- 2008 của thị xã Từ Sơn................................55 Bảng 4.7. Giá trị sản xuất nông nghiệp........................................ 57 Bảng 4.8. Tình hình lao động việc làm tại thị xã Từ Sơn............59 Bảng 4.9. Tổng hợp ý kiến của các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp được đền bù theo quy định.................................61 Bảng 4.10. Số liệu chất lượng không khí Cụm CN Mả Ông. .....73 Bảng 4.11. Kết quả quan trắc nước thải tại cụm công nghiệp Mả Ông..................................................................................................74 Bảng 4.12. Kết quả quan trắc không khí CCN sản xuất thép Châu Khê.................................................................................................. 76 Bảng 4.13. Kết quả quan trắc nước thải CCN sản xuất thép Châu Khê.................................................................................................. 77 Bảng 4.14. Số liệu chất lượng không khí KCN Tiên Sơn............81 Bảng 4.10. Kết quả quan trắc nước thải KCN Tiên Sơn.............81 vii
  10. DANH MỤC ẢNH Ảnh 4.1. Rác thải được đổ ra cánh đồng tại phường Tân Hồng........................................................................................69 Ảnh 4.2. Rác thải được đổ ra ao tại phường Đồng Nguyên. 69 Ảnh 4.3. Nước thải tràn ra đường tại CCN sắt Châu Khê....70 Ảnh 4.4. Chất thải được đổ ra đường tại CCN Mả Ông - Đình Bảng...............................................................................70 Ảnh 4.5. Rác thải được đổ ra đường tại trung tâm thị xã Từ Sơn.......................................................................................... 71 Ảnh 4.6. Phế liệu và chất thải được đổ ra đường tại CCN Mả Ông- Đình Bảng...............................................................73 Ảnh 4.7. Cơ sở hạ tầng xuống cấp tại CCN sắt Châu Khê. 79 Ảnh 4.8. Chất thải rắn được đổ ra đường tại CCN sắt Châu Khê.......................................................................................... 79 viii
  11. 1. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của vấn đề 1.1 Đất đai là tài nguyên của mỗi quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Việc quản lý sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất là mục tiêu của mọi quốc gia. Vấn đề quản lý và s ử dụng đ ất đai đã có nh ững ảnh h ưởng l ớn đ ối với sự phát triển KTXH. Trong qu ản lý, s ử d ụng đ ất đai, vi ệc chuy ển đổi cơ cấu sử dụng đất quy ết đ ịnh đ ến t ốc đ ộ phát tri ển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gi ữa các ngành ngh ề. T ốc đ ộ tăng tr ưởng KTXH hàng năm cao, giá tr ị s ản l ượng công nghi ệp, ti ểu th ủ công nghiệp và dịch vụ chi ếm ph ần l ớn trong n ền kinh t ế cho th ấy di ện tích đất sử dụng trong các ngành này tăng lên đáng k ể đã xâm l ấn vào qu ỹ đ ất nông nghiệp. Việc quản lý, s ử d ụng đ ất đai, chuy ển đ ổi m ục đích s ử dụng đất ở nhiều địa ph ương đã thúc đ ẩy tăng tr ưởng kinh t ế nh ưng nó cũng có tác động mạnh m ẽ đ ến nh ững v ấn đ ề xã h ội và b ảo v ệ môi trườ ng. Ngày 24 tháng 9 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 01/QĐ-CP về việc thành lập thị xã Từ Sơn, với 7 phường và 5 xã. Th ị xã Từ Sơn được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích của huyện Từ Sơn, với 12 đơn vị hành chính bao gồm các phường: Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân Hồng, Châu Khê, Đông Ngàn và các xã: Tam S ơn, Tương Giang, Hương Mạc, Phù Khê, Phù Chẩn. Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm ở vị trí địa lý rất thuận l ợi: Cách không xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là khu tam giác kinh t ế tr ọng 1
  12. điểm phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đó là l ợi th ế cho T ừ S ơn trong quá trình sản xuất và phát triển. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghi ệp, nông thôn của thị xã phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 21,05%. Nhìn chung tình hình quản lý, sử dụng đất đai c ơ bản th ực hi ện theo Luật đất đai, từng bước tuyên truyền hướng dẫn cho các đối tượng sử dụng đất hiểu rõ về Luật đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để họ yên tâm và có kế hoạch sử dụng đất đai đúng mục đích, đúng pháp luật. Tuy vậy việc quản lý đất đai chưa thật chặt chẽ, còn tình trạng lấn chiếm đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai nguyên tắc còn xảy ra ở một số nơi. Việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử d ụng đất, gi ải quyết khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai còn chậm. Tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Từ Sơn diễn ra rất mạnh mẽ nhất là từ năm 2003 đến nay. Di ện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang phi nông nghiệp là 972,77 ha đ ể xây d ựng các khu công nghiệp (KCN), khu đô thị mới, kiến thiết cơ s ở h ạ t ầng. Việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên nó cũng gây tác động không nhỏ đến những vấn đề xã hội và môi trường như: - Ảnh hưởng đến đời sống người dân có đất bị thu hồi. - Ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực. - Ảnh hưởng đến môi trường s ống và tính b ền v ững trong quá trình phát triển. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng 2
  13. đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”. 3
  14. Mục đích nghiên cứu 1.2 - Đánh giá tác động của việc quản lý đất đai, chuy ển m ục đích s ử dụng đất đến tình hình phát triển kinh tế xã hội (KTXH) th ị xã T ừ S ơn nhằm phát hiện những vấn đề ảnh hưởng bất lợi đến đời s ống người dân để có giải pháp khắc phục. - Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích s ử dụng đ ất hình thành các dự án xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề đến môi tr ường, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn thị xã. 4
  15. 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Tổng quan về đánh giá tác động xã hội 2.1 2.1.1 Những lý luận cơ bản về đánh giá tác động xã hội Đánh giá tác động xã hội là việc phân tích có hệ thống các tác động có thể về mặt xã hội của một hành động đối với cuộc sống thường nh ật của con người hay cộng đồng. Đánh giá tác động xã hội là một việc cần thiết khi xem xét, nhận định về các mục tiêu KTXH của các d ự án, ph ương án quy hoạch. Đánh giá tác động xã hội bao hàm một loạt các chu trình và quá trình để đưa khía cạnh xã hội vào các dự án phát triển. Đánh giá tác đ ộng xã h ội được tiến hành để đề phòng các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời s ống con người trong khu vực của dự án. Đối với ảnh hưởng xấu s ẽ đ ưa ra các biện pháp giảm thiểu và phòng tránh [2]. Đánh giá tác động xã hội có thể định nghĩa là đánh giá tác đ ộng chuyên ngành liên quan đến đánh giá những thay đổi trong c ấu trúc và ch ức năng của trật tự xã hội. Đặc biệt là những thay đổi mà việc phát triển có thể tạo ra trong quan hệ xã hội, trong cộng đồng (dân s ố, c ấu trúc, tính ổn định và các thông số khác), trong chất lượng và lối sống, ngôn ngữ và tập quán. Như một đánh giá chuyên ngành, Đánh giá tác động xã h ội giải quy ết một cách tổng thể quá trình và phương pháp liên kết các giá trị xã hội vào việc xây dựng dự án [1]. 2.1.2 Mục đích và nguyên tắc đánh giá tác động xã hội. 2.1.2.1 Mục đích đánh giá tác động xã hội. - Đánh giá tác động xã hội có mục đích xác định giá trị và lợi nhuận về mặt xã hội của dự án được phân bổ như thế nào trong xã hội. - Xác định các tác động của một hoạt động cụ thể (giao đất, thu h ồi 5
  16. đất khi thực hiện dự án quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất) đ ối v ới một cộng đồng dân cư về những chi phí và lợi ích của dự án (về m ặt xã hội) nhằm tránh được những tác động bất lợi đến các nhóm lợi ích khác nhau của cộng đồng dân cư. 2.1.2.2 Nguyên tắc đánh giá tác động xã hội - Tham gia của nhiều nhóm xã hội: xác định và đưa tất cả các cộng đồng và các cá nhân chịu ảnh hưởng của dự án phát triển tham gia vào quá trình đánh giá. - Phân tích các tác động đến cộng đồng và cá nhân một cách cân bằng: xác định một cách rõ ràng những cá nhân và tập thể được hưởng lợi, những cá nhân và tập thể chịu thiệt thòi và những cá nhân và tập thể dễ bị tổn thương nhất khi triển khai dự án quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ), cũng như các dự án khác. - Đánh giá có trọng tâm: tập trung vào đánh giá những vấn đề quan trọng nhất, không chỉ tập trung vào đánh giá những tác động d ễ đ ịnh l ượng hóa, mà còn phải phân tích kỹ cả khía cạnh định tính. - Xác định các phương pháp, các giả thiết và cách định nghĩa v ề ý nghĩa của các tác động: trình bày cách đánh giá tác động xã h ội, các gi ả thiết được sử dụng và cách xác định ý nghĩa của các tác động. - Cung cấp kết quả đánh giá tác động xã h ội cho các nhà quy ho ạch: xác định các vấn đề xã hội quan trọng mà khi giải quy ết chúng cần thi ết phải thay đổi thiết kế và công nghệ hay thay đổi ph ương án c ủa d ự án quy hoạch. - Đưa đánh giá tác động xã hội vào thực ti ễn: H ướng dẫn các nhà xã hội học các phương pháp đánh giá tác động xã hội. - Soạn thảo chương trình giám sát và giảm thiểu: quản lý các tác động dự báo chưa chắc chắn bằng cách giám sát và thực hiện các biện pháp giảm 6
  17. thiểu. - Xác định nguồn gốc của số liệu: Sử dụng các tài liệu đã đ ược xu ất bản, các bản báo cáo và tài liệu gốc của các vùng bị tác động. - Kế hoạch khắc phục các thiếu sót của số liệu: Đánh giá các h ạn chế của số liệu và lập kế hoạch bổ sung. 2.1.3 Ảnh hưởng của việc quản lý sử dụng đất đai, thực hi ện ph ương án QHSDĐ đến những vấn đề xã hội 2.1.3.1 Vấn đề bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đ ất tác động đến cộng đồng dân cư a. Tác động đến nơi ở của người dân Theo quy định của pháp luật về đất đai, người bị thu h ồi đ ất đang s ử dụng vào mục đích nào đó thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có đất bị thu h ồi. K ết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy hầu hết các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đ ều đ ược bồi th ường bằng tiền vì các địa phương không còn quỹ đất để bồi thường [3]. Về công tác tái định cư, quy định của Luật đất đai năm 1993 không bắt buộc việc phải xây dựng khu tái định cư trước khi Nhà nước thu h ồi đất nên các khu tái định cư cho các hộ dân phải di dời ra kh ỏi KCN th ường được xây dựng rất chậm. Theo kết quả điều tra, đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2006: KCN Tam Phước tại tỉnh Đồng Nai có quyết định thu hồi đ ất năm 2003 đã xây dựng xong và có tỷ lệ lấp đầy 100% nhưng cho đ ến th ời điểm năm 2005 vẫn chưa xây dựng xong hạ tầng khu tái định cư; tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 06 KCN (05 khu xây dựng tập trung tại huy ện Tân Thành), trong đó có những khu đã được Thủ tướng chính phủ quyết định 7
  18. thu hồi đất từ năm 1998 nhưng đến năm 2005 mới chỉ có một khu tái định cư đang xây dựng dở dang. Tại nhiều dự án người dân có đất bị thu h ồi chấp thuận phương án bồi thường, sẵn sàng giao lại mặt bằng cho nhà nước nhưng khi hỏi về chỗ sau khi di dời thì các cơ quan có thẩm quy ền của địa phương không chỉ ra được khu tái định cư. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở các tỉnh thành phố đã tiến hành điều tra. Để kh ắc ph ục tình trạng trên, một số tỉnh như Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Đà Nẵng ... đã đưa ra giải pháp làm nhà tạm (th ường là l ợp b ằng tôn ho ặc bằng tấm lợp xi măng) cho các hộ dân đến ở tạm khi chưa có khu tái đ ịnh cư hoặc hỗ trợ một khoản tiền từ 500.000 đồng/hộ đến 700.000 đồng/hộ trong khoảng thời gian 06 tháng để người dân tự đi thuê ch ỗ ở tạm. Gi ải pháp này không được người dân đồng tình và không đảm bảo quy ền lợi của nhân dân, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án [3]. Đối với những nơi đã xây dựng được khu tái định cư thì giá đất ở, giá nhà ở tại khu tái định cư thường cao hơn nhiều so với giá bồi thường về đất ở, nhà ở tại nơi ở cũ (do khu tái định cư được xây dựng mới với h ệ thống hạ tầng đồng bộ). Người có đất bị thu hồi muốn đến ở tại khu tái định cư phải bỏ thêm một khoản tiền không nhỏ (từ vài chục triệu đồng đến vài cả trăm triệu đồng) mà không phải hộ gia đình nào cũng có đi ều kiện. Vì vậy, nhiều hộ dân sau khi nhận đất tái định c ư đã chuy ển nh ượng cho người khác để lấy tiền chênh lệch và tự tìm ch ỗ ở tại khu v ực khác có giá thấp hơn [3]. Theo báo Thanh Niên số ra ngày 12-9-2005 có bài viết về “Nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng đường vành đai 1 đoạn Kim Liên- Ô Chợ Dừa ở Hà Nội”: Nhận nhà mới, người dân không còn phải sống trong tâm trạng “đi cũng dở, ở không xong” như gần 10 năm qua. Nh ưng th ời 8
  19. điểm Công ty nhà ở số 3 giao nhà, không ít người dân lại lo lắng. Hai khu chung cư cao tầng 13 tầng này vẫn đang trong giai đoạn hoàn thi ện, đ ường nội bộ chưa trải nhựa xong. Hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ, v ườn hoa chưa có gì. Thực chất khu chung cư đang xây dựng theo quy trình ngược: xây nhà trước, xây hạ tầng sau [22]. Tuy nhiên, việc triển khai các khu tái định cư còn lúng túng và ch ậm về thủ tục duyệt dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật dự toán, đấu th ầu còn mất nhiều thời gian. Có nơi đất đã được thu h ồi một vài năm sau m ới tri ển khai khu tái định cư như Ban quản lý dự án Thăng Long cho đường vành đai III và cầu Thanh Trì, Ban quản lý CDA trọng đi ểm (56 ha Trung Yên), Ban quản lý dự án giao thông công chính (khu dân cư Đồng Tầu) [14]. Việc tiến hành bàn giao quản lý, quỹ nhà tái định cư chưa được đổi mới, ch ưa tập trung theo dõi tập hợp quản lý, còn phát sinh nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý khu nhà tái định cư sau khi đưa các hộ dân vào. Theo báo Nhân Dân ra ngày 11-5-2005 đăng bài: “Đời sống và việc làm của nông dân những vùng bị thu hồi đất” của Trần Khâm và Trung Chính, có đoạn mô tả đời sống “một có, bốn không” của ng ười dân s ống ở khu tái định cư Đồng Rướn, thôn Đông Lỗ, xã Bình Thu ận, huy ện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (phục vụ xây dựng khu kinh tế Dung Quất) như: một có là có được ngôi nhà tường xây, lợp ngói, còn bốn không là: không trạm y tế, không chợ, không trường học và không nước sạch [9]. b. Tác động đến đời sống, việc làm của người dân có đ ất b ị thu hồi Đây là việc làm vô cùng quan trọng đối với người dân có đất bị thu hồi, trong thực tế quá trình đô thị hoá, kinh tế ở các đô th ị m ới tăng tr ưởng nhanh chóng nhờ sự tập trung lực lượng sản xuất tạo ra năng suất lao động cao, cách tổ chức lao động hiện đại. Do đó quá trình tăng trưởng kinh t ế đô 9
  20. thị cũng tạo cơ hội để tăng việc làm ở các đô thị. Từ góc độ lao động và việc làm từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động công nghi ệp và thương mại dịch vụ. Những người nông dân trước đây gắn bó với ruộng vườn, sau khi trở thành dân cư đô thị, họ bị mất phần lớn ruộng đất canh tác. Với số tiền được Nhà nước đền bù hoặc tiền bán đất cho dân c ư m ới, họ dùng để tạo nghề mới, tìm việc làm mới... và nhiều vấn đề khác cũng thay đổi. Sự phát triển của các đô thị một mặt tạo ra một lượng lớn việc làm cho lao động tại đô thị, đồng th ời thu hút và làm gi ảm đáng k ể l ực lượng lao động nông nhàn ở các vùng nông thôn, kém phát triển, góp phần làm tăng năng suất lao động tại các vùng này. Tuy nhiên nhìn t ừ góc đ ộ khác thì gia tăng quy mô thành ph ố bằng giải pháp mở rộng không gian, hình thành các quận, phường mới sẽ làm một phần lớn lực l ượng lao động nông nghiệp ở vùng đô thị hoá mất việc và dẫn đến tình trạng th ất nghi ệp tăng. Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nông dân bị thu hồi đất một phần là do sự phát tri ển c ủa các ngành công nghi ệp và thương mại- dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải quy ết vi ệc làm cho người dân. Mặt khác, do chính bản thân người lao động, vốn xuất phát từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hoá cũng nh ư trình độ chuyên môn nghề nghiệp, chưa thích ứng được với công việc mới, không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động. Hiện nay, tại nhiều đô thị đã xây dựng các trung tâm giáo dục thường xuyên trung tâm d ạy ngh ề... nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động. Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã ảnh h ưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại một số tỉnh, thành phố 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2