Đề tài: " ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP VÀ DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY "
lượt xem 27
download
NGỌ VĂN NHÂN (*) Với tư cách là những hình thức của chế độ dân chủ, dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện những hình thức này là điều kiện tiên quyết để nhân dân thực thi quyền làm chủ của họ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, để nhân dân thực hiện tốt quyền làm chủ của họ, chúng ta cần tạo môi trường pháp lý – xã hội thuận lợi để cho họ nói lên quan...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: " ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP VÀ DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY "
- Nghiên cứu triết học Đề tài: " ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP VÀ DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY "
- ĐỔI MỚI CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP VÀ DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY NGỌ VĂN NHÂN (*) Với tư cách là những hình thức của chế độ dân chủ, dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện những hình thức này là điều kiện tiên quyết để nhân dân thực thi quyền làm chủ của họ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Do vậy, để nhân dân thực hiện tốt quyền làm chủ của họ, chúng ta cần tạo môi trường pháp lý – xã hội thuận lợi để cho họ nói lên quan điểm, chính kiến của mình và chỉ trên cơ sở đó, đổi mới chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên địa bàn cơ sở ở nước ta hiện nay mới thực sự có hiệu quả. Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước. Ngay tại điều 1 Hiến pháp năm 1946, chúng ta đã trịnh trọng tuyên bố: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”(1). Các bản Hiến pháp sau này của Nhà nước ta đều khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời còn thiết lập cơ chế bảo đảm sao cho việc thực thi quyền lực nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân và luôn nằm dưới sự kiểm soát của nhân dân. Nhà nước của chúng ta do nhân dân lập ra
- và được nhân dân nuôi dưỡng. Bởi vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn thực sự do dân, Nhà nước phải dựa vào dân để sửa chính sách, sửa bộ máy, sửa cán bộ của mình. Muốn dựa vào dân phải tin vào sức mạnh của dân. Điều đó giải thích vì sao Người luôn đòi hỏi việc gì cũng phải hỏi ý kiến nhân dân, cùng dân chúng bàn bạc. “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên, tổ chức toàn dân ra thi hành”(2). Phát huy dân chủ là điều kiện tiên quyết để xây dựng bộ máy nhà nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Dưới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Để phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta đã khẳng định cần “tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện”(3). Việc triển khai thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện chủ yếu diễn ra trên địa bàn cơ sở xã, phường, thị trấn, bởi lẽ, địa bàn cơ sở là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, sinh sống. Cùng với việc thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, việc tiếp tục đổi mới và ngày càng hoàn thiện chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên địa bàn cơ sở đang là đòi hỏi thiết yếu ở nước ta hiện nay. Xung quanh hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên địa bàn cơ sở ở nước ta hiện nay đang tồn tại những vấn đề, như Đảng ta đã nhận định: “Dân chủ ở nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm”(4). Điều đó đã và đang gây cản trở đối với
- việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, làm hạn chế khả năng người dân nói lên quan điểm, chính kiến của mình đối với những vấn đề quan trọng của đất nước và của địa phương. Dân chủ trực tiếp là hình thức mọi công dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình một cách bình đẳng, không phân biệt giới tính, lứa tuổi, địa vị xã hội... Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tư cách chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả năng tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Theo quy định của Hiến pháp 1992, hình thức dân chủ trực tiếp được thực hiện bằng các phương thức sau: chế độ bầu, bãi miễn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; chế độ gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền công dân tham gia thảo luận các vấn đề chung, quan trọng của đất nước và của địa phương; biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Trong thời gian qua, trên phạm vi cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng, hình thức dân chủ trực tiếp ngày càng đóng vai trò tích cực trong việc phát huy quyền làm chủ của người dân, tạo được các điều kiện thuận lợi để người dân thể hiện chính kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình; góp phần hình thành những luồng dư luận xã hội đúng đắn, tác động tích cực tới quá trình dân chủ hóa mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp ở nhiều lúc, nhiều nơi còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi Đảng, Nhà nước cần sớm có các biện pháp khắc phục, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện. Thứ nhất, các cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn lâu nay cho thấy, đa số quần chúng nhân dân địa phương chưa được
- tham gia ngay từ đầu vào giai đoạn đề cử các ứng cử viên, nên ít có cơ hội đề cử những người mà họ cho là xứng đáng; phạm vi lựa chọn đại biểu trong số các ứng cử viên của cử tri còn bị hạn chế do tỷ lệ chênh lệch giữa đại biểu được bầu và ứng cử viên còn thấp; cử tri không nắm được đầy đủ thông tin về ứng cử viên; hiện tượng bỏ phiếu thay người khác vẫn còn diễn ra khá nhiều và được mặc nhiên chấp nhận, vì các điểm bầu cử muốn chạy theo thành tích hoàn thành sớm công tác bầu cử. Tất cả những vấn đề nêu trên cần được khắc phục, tránh lan truyền những tin đồn thất thiệt về chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn và ở các cấp cao hơn. Vì lẽ đó, trong các cuộc bầu cử tới đây, chúng ta cần tạo điều kiện để người dân được tham gia sớm vào giai đoạn đề cử ứng cử viên; gia tăng tỷ lệ giữa số lượng ứng cử viên và số lượng đại biểu được bầu tại các đơn vị bầu cử để người dân có nhiều sự lựa chọn hơn; kiên quyết không chấp nhận tình trạng cử tri bỏ phiếu thay người khác. “Đổi mới và hoàn thiện chế độ bầu cử, thực hiện bầu cử có số dư, mở rộng quyền tiến cử và tự ứng cử, giới thiệu nhiều phương án nhân sự trong bầu cử và bổ nhiệm cán bộ”(5). Thứ hai, Hiến pháp hiện hành cho phép cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử (đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân) khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân(6). Tuy nhiên, hiện tại chưa có văn bản quy phạm pháp luật hoặc điều luật nào xác định một cách cụ thể, rõ ràng: đại biểu dân cử phạm phải hành vi nào hay thực hiện hành động như thế nào thì sẽ bị coi là không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. Nói cách khác, Hiến pháp trao quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử cho nhân dân nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhưng hiện tại, còn thiếu một cơ chế pháp lý cụ thể để nhân dân thực hiện quyền bãi nhiệm đó.
- Điều đó khiến cho chế độ cử tri bãi nhiệm đại biểu dân cử rất khó thực hiện trong thực tế. Hiến pháp cũng cho phép cơ quan dân cử bãi nhiệm những đại biểu thành viên không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, nhưng thực tế cho thấy, từ trước đến nay, những trường hợp đại biểu bị cơ quan dân cử bãi nhiệm đều là do họ vi phạm kỷ luật trên cương vị lãnh đạo, quản lý; do họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chứ không phải họ bị bãi nhiệm trên cương vị là đại biểu dân cử. Có những đại biểu Hội đồng nhân dân x ã, phường, thị trấn đang ở cương vị cán bộ chủ chốt của xã, phường, thị trấn, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, nhưng họ vẫn không bị bãi nhiệm. Đó là nguyên nhân gây ra những dư luận xã hội bức xúc, làm giảm sút niềm tin của nhân dân trên địa bàn cơ sở đối với sự trong sạch, vững mạnh của chính quyền các cấp. Để khắc phục tình trạng đó, Nhà nước cần sớm nghiên cứu và hoàn chỉnh các quy phạm pháp luật về vấn đề này. Thứ ba, chất lượng các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của các đại biểu Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn và các cấp cao hơn chưa đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân - những người trực tiếp bầu ra họ. Một số cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của các đại biểu dân cử c òn mang tính hình thức, chưa được đại biểu coi trọng. Thực tế cho thấy, có những người dân muốn gặp gỡ đại biểu để trình bày ý kiến, nguyện vọng thì không được tiếp xúc với đại biểu dân cử, trong khi đó, những người (thông thường là cán bộ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể ở địa phương) được tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân thì không thấy có ý kiến, đề xuất gì; ý kiến phản ánh của người dân chưa được quan tâm thấu đáo; một số vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của địa phương được các đại biểu dân cử hứa hẹn giải quyết nhưng không thấy chuyển biến... Để nâng cao hơn nữa
- chất lượng hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của các đại biểu dân cử, nhất là ở cấp cơ sở, cần cải tiến phương pháp và hình thức thực hiện chế độ gặp gỡ, tiếp xúc cử tri của các đại biểu theo hướng tăng số lần gặp gỡ, mở rộng phạm vi, đối tượng gặp gỡ chứ không nên chỉ dừng lại ở những người đại diện được lựa chọn từ trước. Đại biểu dân cử chân chính phải là người biết lắng nghe tất cả các ý kiến của người dân, lắng nghe dư luận xã hội, tránh tình trạng “thông tin cần thì dân không được nghe, thông tin được nghe thì dân không cần”. Làm được như vậy cũng chính là chúng ta tạo điều kiện để người dân được nói lên tâm tư, suy nghĩ, nguyện vọng của họ, từng bước đổi mới và hoàn thiện chế độ dân chủ trực tiếp. Thứ tư, Hiến pháp hiện hành cũng trao cho công dân “quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”(7). Trong những năm qua, Nhà nước đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào việc xây dựng Hiến pháp và một số Bộ luật, Luật... Vấn đề lấy ý kiến nhân dân về dự án luật, dự án pháp lệnh đã được quy định như một công đoạn của quy trình xây dựng pháp luật tại điều 39 và điều 40 của Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, cho đến nay, việc lấy ý kiến của nhân dân về các dự án luật vẫn ch ưa được thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống và không phải tất cả các dự án luật đều bắt buộc phải đưa ra lấy ý kiến nhân dân trước khi thông qua. Trên thực tế, Quốc hội chưa lần nào quyết định trưng cầu ý dân. Bên cạnh đó, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định rõ những vấn đề nào là vấn đề chung của cả nước, của địa phương cần đưa ra lấy ý kiến của nhân dân, thủ tục lấy ý kiến nhân dân tiến h ành như thế nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm về việc này, giá trị pháp
- lý của kết quả thu được từ ý kiến nhân dân,... Nói cách khác, “trong chính trị, việc bầu cử, miễn nhiệm, trưng cầu dân ý còn nhiều vướng mắc; trong xã hội, chưa có cơ chế đảm bảo tôn trọng ý kiến của nhân dân, v.v.”(8). Trong thời gian tới, Nhà nước cần xây dựng và ban hành văn bản luật quy định cụ thể về vấn đề này nhằm mở rộng hơn nữa phạm vi những vấn đề mà nhân dân được quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến. Với tinh thần “lấy dân làm gốc”, tôn trọng ý kiến của nhân dân và lắng nghe dư luận xã hội, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định tầm quan trọng của việc “xây dựng Luật trưng cầu ý dân”(9). Nhiều quốc gia đã coi và sử dụng trưng cầu ý dân như là một trong những công cụ quan trọng để ban hành quyết định. Có nước quy định trưng cầu ý dân là điều kiện tiên quyết để sửa đổi Hiến pháp, như Ôxtrâylia; có nước quy định hầu như tất cả các quyết định mang tầm cỡ quốc gia đều có thể đưa ra để trưng cầu ý dân, như Thụy Sỹ; một số nước sử dụng trưng cầu ý dân để giải quyết vấn đề thống nhất hay ly khai, như Na Uy, Aixơlen...; có nước dùng trưng cầu ý dân để phê chuẩn chương trình cải cách, như Tây Ban Nha... Đối với nước ta hiện nay, trưng cầu ý dân là một trong những cách thức thực hiện dân chủ trực tiếp, một trong những hình thức cao của việc nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thông qua quá trình này, người dân có điều kiện thể hiện quan điểm, chính kiến của mình đối với các vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, được quyền bày tỏ ý kiến đồng ý hay không đồng ý đối với những vấn đề mà họ được hỏi. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải căn cứ vào ý kiến của người dân mà xây dựng và ban hành các quyết định tương ứng. Có thể nói, xây dựng và ban hành Luật trưng cầu ý dân là một biểu hiện cao của việc Nhà nước tôn trọng và lắng
- nghe ý kiến của nhân dân một cách nghiêm túc nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tạo ra một công cụ pháp lý quan trọng để nhân dân được trực tiếp tham gia vào công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Chính vì vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng và ban hành Luật trưng cầu ý dân nhằm đảm bảo cho nhân dân quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. Để đảm bảo tính hiệu lực sau khi được ban hành, Luật trưng cầu ý dân phải là đạo luật mang tính toàn diện, tức là trong đó bao hàm quy định về mọi vấn đề liên quan đến quá trình đề xướng, chuẩn bị, tổ chức tiến hành, xác định kết quả cũng như đánh giá và sử dụng kết quả các cuộc trưng cầu ý dân. Các quy phạm pháp luật của Luật trưng cầu ý dân phải thật cụ thể, rõ ràng, áp dụng được ngay mà không cần đến nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, vì đạo luật này quy định trình tự, thủ tục thực hiện chế độ dân chủ trực tiếp. Đối với những vấn đề có liên quan tới lợi ích của từng địa phương, Nhà nước có thể trao cho Hội đồng nhân dân địa phương quyền nêu sáng kiến, ra quyết định trong việc đưa ra những quy định cụ thể về những vấn đề của địa phương cần lấy ý kiến nhân dân hoặc tổ chức thăm dò dư luận xã hội trong phạm vi của địa phương đó. Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, vận hành theo quy định của Hiến pháp. Theo cơ chế này, nhân dân bầu ra cơ quan đại diện. Cơ quan đại diện trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân nên còn được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước, trong đó Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Tính chất quyền lực nhà nước cao nhất của Quốc hội thể hiện ở chỗ, Quốc hội thay mặt cho nhân dân cả nước quyết định những vấn đề
- quan trọng nhất của đất nước, như lập hiến, lập pháp, các chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước; thành lập các cơ quan nhà nước trung ương; quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, “Quốc hội có những đổi mới quan trọng trong công tác lập pháp, tiếp tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp và hệ thống pháp luật; cải tiến quy trình xây dựng luật”(10). Hội đồng nhân dân đóng vai trò là “cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương”(11), thay mặt nhân dân địa phương quyết định các biện pháp nhằm xây dựng địa phương về mọi mặt, bảo đảm phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của nhân dân, thành lập ra cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện quyền giám sát hoạt động của cơ quan này và các cơ quan nhà nước khác đóng trên địa bàn. Hình thức dân chủ đại diện đã và đang góp phần quan trọng trong tổ chức, điều hành, quản lý các mặt, các lĩnh vực hoạt động của đất nước nói chung và từng địa phương nói riêng; trong việc củng cố, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hình thức dân chủ đại diện cũng còn bộc lộ những nhược điểm cần khắc phục và tiếp tục hoàn thiện. Một là, để đảm bảo cho hoạt động của cơ quan đại diện luôn thể hiện lợi ích của nhân dân, Hiến pháp cần trao cho nhân dân quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử; quy định biện pháp chế tài đối với đại biểu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân, đối với cơ quan dân cử làm thiệt hại nghiêm
- trọng đến lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, giữa quyền và cơ chế thực hiện quyền đó lại chưa có sự ăn khớp với nhau, nghĩa là chưa có các biện pháp cụ thể để người dân có thể tham gia vào việc đánh giá hiệu quả công việc của các cơ quan đại diện, đại biểu dân cử. Chúng ta nói nhiều đến cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhưng cơ chế đó còn mang nặng tính khẩu hiệu chứ chưa thực sự trở thành cơ chế trong hành động. Vì vậy, rất cần các quy phạm pháp luật cụ thể để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các cơ quan đại diện. Hai là, hiệu quả của hình thức dân chủ đại diện phụ thuộc chủ yếu vào sự hoạt động của các cơ quan dân cử, mà kết quả hoạt động của các cơ quan này lại phụ thuộc nhiều vào cách thức tổ chức và phương thức hoạt động của chúng. Vấn đề này hiện cũng đang còn nhiều bất cập. “Mô hình tổ chức chính quyền địa phương, nhất là tổ chức hội đồng nhân dân, còn những điểm bất hợp lý”(12). Chẳng hạn, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân còn mang tính hình thức, bởi muốn thực hiện chức năng này, nó cần có bộ máy làm việc độc lập của mình. Tuy nhiên, cho đến nay, phần lớn Hội đồng nhân dân cấp tỉnh không có văn phòng làm việc riêng của mình. Số đại biểu Hội đồng nhân dân là công chức giữ các chức vụ trong Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn cùng c ấp của nó chiếm tỷ lệ khá lớn; vì vậy, việc kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân sẽ rất khó thực hiện đối với Uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn của nó. “Các nghị quyết của Hội đồng nhân dân còn mang tính chung chung, thiếu tính chất của quy phạm pháp luật cụ thể nên rất khó thực hiện”(13). Ba là, chất lượng và hiệu quả công tác của các cơ quan dân cử phụ thuộc phần lớn vào năng lực chuyên môn và trình độ học vấn của
- các đại biểu dân cử - những người thay mặt Nhà nước và nhân dân trong việc tổ chức, điều hành và quản lý các mặt hoạt động của đất nước, của địa phương. Có thể nói, năng lực chuyên môn và trình độ học vấn của nhiều đại biểu dân cử còn những hạn chế và bất cập. Phần nhiều đại biểu dân cử, nhất là ở khu vực nông thôn, chưa được đào tạo, trang bị kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước, thiếu hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm hiệu lực và hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp, làm phát sinh nạn tham nhũng, bệnh quan liêu và các hành vi tiêu cực khác, gây lãng phí, tốn kém về thời gian, công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân; đặc biệt, làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin của các tầng lớp nhân dân đối với bộ máy nhà nước nói chung, đối với chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Rõ ràng, nâng cao chất lượng đại biểu dân cử đang là một đòi hỏi cấp thiết. Bốn là, trên địa bàn cơ sở, hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn ở nước ta trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân. Hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp cơ sở còn mang nặng tính hình thức, kém hiệu quả và thường bị Uỷ ban nhân dân cùng cấp thao túng. Đó là lý do đưa tới ý kiến cho rằng, “nên bỏ Hội đồng nhân dân cấp cơ sở” và thay thế nó bằng “Hội nghị nhân dân cơ sở được tổ chức từ đại diện của Đảng, Chính quyền, Mặt trận, như Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, Bí thư Đoàn thanh niên và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội khác ở địa phương (xã, phường, thị trấn) cùng các tổ trưởng dân phố đối với phường, thị trấn hoặc trưởng thôn đối với xã”(14). Trong khi những kiến nghị nói trên chưa được cụ thể hóa bằng văn bản pháp luật, trước mắt, chúng ta cần tập trung cải cách, đổi mới tổ
- chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn một cách toàn diện. Về tổ chức bộ máy, cần chấn chỉnh cơ cấu tổ chức, biên chế, quy chế hoạt động của bộ máy hành chính xã, phường, thị trấn. Hình thức dân chủ đại diện có điểm hạn chế là nguyện vọng của công dân không được phản ánh trực tiếp, mà phải qua người đại diện của mình, nhiều khi phụ thuộc vào khả năng của các đại diện. Vì vậy, đối với công tác cán bộ, cần ban hành quy chế công tác, xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh cán bộ cấp cơ sở; quy định thẩm quyền, quyền lợi và kỷ luật hành chính; quy định chế độ đào tạo, tuyển dụng cán bộ cấp cơ sở theo những tiêu chuẩn cụ thể, công khai; nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của họ. Cán bộ cấp cơ sở khi làm việc, tiếp dân cần đeo phù hiệu cán bộ để người dân được biết, tiện liên hệ công việc và phản ánh đúng địa chỉ trong trường hợp có những biểu hiện tiêu cực. Về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp cơ sở, cần khắc phục tính hình thức trong hoạt động giám sát, trong tiếp xúc cử tri; phát huy tính chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị chương trình nghị sự của các kỳ họp; tăng cường tính cụ thể, tính quy phạm trong việc xây dựng và ban hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy nhằm cụ thể hóa đường lối của Đảng, “nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, đảm bảo quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp. Phát huy vai trò giám sát của hội đồng nhân dân”(15). Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện đều là hình thức của chế độ dân chủ, có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Dân chủ trực tiếp cho phép phát huy tối đa sự tham gia của nhân dân vào các công việc
- chung của đất nước, của địa phương, nhưng lại phụ thuộc vào năng lực nhận thức về dân chủ của mỗi người dân; nếu người dân nhận thức không đầy đủ về dân chủ thì họ có thể bị kích động, lôi kéo, phản ánh sai lệch nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Dân chủ đại diện đảm bảo sự tập trung cao trong việc hiện thực hóa quyền làm chủ của nhân dân, nhưng lại phụ thuộc vào khả năng thực thi chức năng, nhiệm vụ của người đại diện và cơ quan đại diện. Chính vì vậy, chúng ta cần kết hợp sử dụng và phát huy tốt hơn nữa cả hai hình thức này. Việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện chế độ dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo về mặt pháp luật quyền của nhân dân được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát những công việc, những vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của chính họ và đối với công việc chung của đất nước, của địa phương. Điều đó cũng có nghĩa là, chúng ta cần tạo môi trường pháp lý - xã hội thuận lợi để nhân dân nói lên quan điểm, chính kiến của họ, để phát huy quyền làm chủ của nhân dân./. (*) Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. (1) Hiến pháp Việt Nam (năm 1946, 1959, 1980, 1992 v à Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 8. (2) Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.5. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 698 - 699. (3) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.305. (4) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 175.
- (5) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr. 294. (6) Hiến pháp Việt Nam. Sđd., tr. 125. (7) Hiến pháp Việt Nam. Sđd, tr. 139. (8) Lương Đình Hải. Xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ hóa xã hội ở nước ta hiện nay. Tạp chí Triết học, số 1(176), 2006, tr. 9. (9) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 134. (10) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Sđd., tr. 60.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính”
48 p | 766 | 334
-
Đề tài “Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”
119 p | 479 | 168
-
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ-ĐỀ TÀI" ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ"
0 p | 257 | 69
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
215 p | 144 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đổi mới quản lý kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
109 p | 122 | 32
-
Đề tài: ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
21 p | 128 | 29
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Yêu cầu sư phạm của phần mềm công cụ hỗ trợ giáo viên thiết kế bài giảng điện tử
108 p | 126 | 24
-
Luận văn: Đẩy mạnh quá trình đổi mới phương tiện vận tải tại công ty TNHH tiếp vận VINAFCO
75 p | 108 | 21
-
Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học phép trừ các số tự nhiên ở lớp 3
21 p | 147 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Đổi mới quản lý tài chính các trường đại học công lập trong điều kiện tự chủ và nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam
234 p | 29 | 15
-
Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy và học học phần “Thực hành thiết kế hoạt động dạy học Vật lí”
7 p | 206 | 15
-
Đề tài: "Đổi mới công tác quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh Hà Giang"
59 p | 75 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Lữ đoàn 242 - Quân khu 3 theo đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính
110 p | 32 | 11
-
Đề tài: Đổi mới trong công tác KHH ở Việt Nam và những phương hướng tiếp tục đổi mới công tác KHH ở Việt Nam.
30 p | 69 | 9
-
LUẬN VĂN: Một số vấn đề về đổi mới kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam
26 p | 94 | 7
-
Đề tài: Đổi mới tư duy về kế hoạch vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
11 p | 74 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
27 p | 80 | 5
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Đổi mới quản lý ngân sách tại Học viện Quân y
126 p | 9 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn