BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
ĐÀO TRUNG CHÍNH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT<br />
ĐỔI MỚI PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT,<br />
BỒI THƢỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƢ<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI<br />
MÃ SỐ : 62 85 01 03<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2014<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn: 1. GS.TSKH. Đặng Hùng Võ<br />
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà<br />
<br />
Phản biện 1 :<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Thị Vòng<br />
Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
<br />
Phản biện 2 :<br />
<br />
PGS.TS. Trần Văn Tuấn<br />
Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
PGS.TS. Dƣơng Đăng Huệ<br />
Bộ Tƣ pháp<br />
<br />
Luận án đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trƣờng họp tại:<br />
Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br />
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ thực hiện đẩy<br />
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất<br />
yếu, phát triển đồng bộ với quá trình này là sự xuất hiện nhiều đô thị mới, khu công<br />
nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, cơ sở hạ tầng cũng cần mở rộng để đáp ứng được nhu<br />
cầu của thực tiễn. Trong khi quỹ đất hiện có dành cho các hạng mục trên không thể<br />
đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển, vì vậy việc thu hồi đất đang sử dụng vào các<br />
mục đích như đất nông nghiệp, đất ở, đất chưa sử dụng…để chuyển sang mục đích sử<br />
dụng là đất chuyên dùng là điều không thể tránh khỏi. Nhu cầu chuyển đổi đất đai<br />
đang tạo nên một áp lực ngày càng tăng, trong 10 năm qua, giai đoạn năm 2001-2010<br />
đã có 725 nghìn ha đất nông nghiệp chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp như<br />
xây dựng đường giao thông, thủy lợi, khu đô thị, khu công nghiệp...; dự báo trong 10<br />
năm tới (2011-2020), diện tích đất chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp sẽ là<br />
907 nghìn ha.<br />
Trong tình trạng chuyển đổi đất đai mạnh như vậy, vấn đề phát triển bền vững<br />
cần đặt ra thành một ưu tiên hàng đầu, đồng thời với nhiệm vụ tập trung quỹ đất cho<br />
các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cần phải giải quyết các vấn đề liên quan đến<br />
việc làm, thu nhập cho những người dân bị thu hồi đất, giữ ổn định và công bằng xã<br />
hội. Yêu cầu này đòi hỏi cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định<br />
cư cần được xem xét, hoàn thiện. Việc bồi thường một giá trị lớn hơn giá trị mà người<br />
sử dụng đất nhận được từ đất có thể được coi là đã phù hợp, tuy nhiên, về lý thuyết<br />
kinh tế đất đai, do đất đai có những đặc trưng riêng và một trong những đặc trưng đó<br />
chính là sự ngày càng khan hiếm, điều này tương ứng với giá đất luôn luôn có xu<br />
hướng tăng ngay cả khi nó không được sử dụng. Vì vậy, người sử dụng đất luôn có xu<br />
hướng yêu cầu giá bồi thường về đất cao hơn nhiều lần so với thực tế.<br />
Xuất phát từ thực tế trên, cơ chế Nhà nước thu hồi đất và thực hiện bồi thường,<br />
hỗ trợ, tái định cư cần được nghiên cứu để đổi mới hơn nữa, tạo hiệu quả cao về cả<br />
kinh tế lẫn xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Từ<br />
nhu cầu này, Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi<br />
mới pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư" nhằm góp phần hoàn<br />
thiện pháp luật về đất đai trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.<br />
- Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.<br />
- Đề xuất đổi mới, hoàn thiện quy định pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ<br />
trợ, tái định cư.<br />
<br />
1<br />
<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
3.1. Về khoa học<br />
Góp phần làm rõ cơ sở lý luận của hệ thống pháp luật đất đai đổi mới, phù hợp<br />
hơn với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh<br />
toàn diện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.<br />
3.2.Về thực tiễn:<br />
- Góp phần làm rõ cơ sở thực tiễn của các quy định về thu hồi đất, bồi thường,<br />
hỗ trợ, tái định cư trong Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành<br />
Luật.<br />
- Đáp ứng yêu cầu giải quyết những vấn đề còn nhiều vướng mắc, bất cập trong<br />
việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm làm giảm tình trạng khiếu kiện<br />
của người dân.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Đất đai và cơ chế thực hiện việc chuyển đổi đất đai sang sử dụng cho các dự<br />
án đầu tư phát triển kinh tế.<br />
- Quy định của pháp luật đất đai về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Không gian nghiên cứu: địa bàn cả nước và có tập trung vào các địa phương có<br />
nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như Hà<br />
Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Đà Nẵng, T.phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An.<br />
- Phạm vi thời gian:<br />
+ Quy định pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo Luật<br />
Đất đai 1988, Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 (từ khi ban hành Luật Đất đai).<br />
+ Thực trạng triển khai thi hành pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái<br />
định cư theo Luật Đất đai 2003 (từ khi Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành).<br />
5. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Từ tổng kết thực tiễn, xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái<br />
định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN.<br />
- Đề xuất đổi mới công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ quan điểm<br />
chỉ đạo, quy định pháp luật cho đến khâu tổ chức thực hiện trên cơ sở nhận thức đúng về<br />
vai trò của đất đai là tài nguyên có hạn, là tài sản, là tư liệu sản xuất.<br />
6. Bố cục của luận án<br />
Luận án gồm 150 trang không kể tài liệu tham khảo, gồm các phần: Mở đấu 5<br />
trang; tổng quan các vấn đề nghiên cứu 54 trang; nội dung và phương pháp nghiên cứu 5<br />
trang; kết quả nghiên cứu và thảo luận 83 trang; kết luận và đề nghị 3 trang, 30 bảng số<br />
liệu, 9 hình vẽ, 11phụ lục; tham khảo 104 tài liệu, trong đó: 97 tài liệu tiếng Việt, 7 tài liệu<br />
tiếng Anh.<br />
<br />
2<br />
<br />
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Khái quát về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ<br />
1.1.1. Một số khái niệm<br />
Thu hồi đất: Ở Việt Nam, quyền sở hữu đất đai thuộc về toàn dân, do Nhà<br />
nước là đại diện chủ sở hữu, vì vậy, khái niệm thu hồi đất gắn liền với sự tồn tại của<br />
quyền sở hữu toàn dân về đất đai. Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành<br />
chính để thu lại quyền sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho<br />
tổ chức, Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý.<br />
Trưng thu, trưng mua: được sử dụng khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản<br />
thuộc sở hữu tư nhân (của các tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân) để sử dụng<br />
cho các nhu cầu của Nhà nước, cho lợi ích chung. Như vậy, đối với đất đai, việc trưng<br />
mua, trưng thu chỉ xảy ra trong thời kỳ có sở hữu tư nhân về đất đai (thời kỳ trước<br />
ngày 18/12/1980).<br />
Trưng dụng: là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước với điều<br />
kiện có bồi thường, buộc tư nhân phải cho Nhà nước sử dụng một động sản hay bất<br />
động sản trong một thời gian nhất định. Do đó, có thể hiểu, trưng dụng đất là việc Nhà<br />
nước điều chuyển quyền sử dụng một diện tích đất trong một giai đoạn tạm thời từ<br />
người sử dụng đất hợp pháp sang Nhà nước một cách bắt buộc theo thủ tục hành<br />
chính. Như vậy, khác với thu hồi đất, nếu thu hồi đất dẫn đến chấm dứt vĩnh viễn<br />
quyền sử dụng đất của người có đất thì trưng dụng đất chỉ chấm dứt quyền sử dụng đất<br />
của người có đất một cách tạm thời trong một thời gian nhất định. Cũng giống như thu<br />
hồi đất, việc trưng dụng đất thực hiện trong điều kiện được quy định chặt chẽ nhằm<br />
mục đích vừa bảo đảm trưng dụng trong trường hợp thật cần thiết vừa bảo đảm quyền,<br />
lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ tài sản hợp pháp của người dân<br />
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Theo Luật Đất đai 2003 thì “bồi thường khi<br />
Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất<br />
bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”. Những thiệt hại về nhà ở, công trình xây dựng, cây<br />
trồng, vật nuôi trên đất do việc thu hồi đất gây ra cũng được xem xét bồi thường.<br />
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi<br />
đất thông qua các khoản hỗ trợ bao gồm: Hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư đối với<br />
trường hợp thu hồi đất ở; Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo chuyển<br />
đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp; Hỗ trợ khi thu<br />
hồi đất nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công nhận là đất ở; hỗ<br />
trợ khác. Các khoản hỗ trợ này được hiểu là phần cho thêm của Nhà nước sau khi đã<br />
bồi thường theo đúng giá trị sinh lời mà thửa đất đó mang lại.<br />
Tái định cư: là việc Nhà nước bố trí đất ở, nhà ở tại nơi mới cho những người<br />
<br />
3<br />
<br />