Đề tài: Hiến pháp 1992 - Đạo luật cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
lượt xem 11
download
Hiến pháp 1992 là văn bản duy nhất quy định tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển, hiến pháp 1992 là văn bản, là phương tiện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp luật. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề tài "Hiến pháp 1992 - Đạo luật cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Hiến pháp 1992 - Đạo luật cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- LỜI NÓI ĐẦ U Lịch sử của một dân tộc là lịch sử của những cuộc đấu tranh bền bỉ và gian khổ, là thành quả lắng kết từ máu xương và nước mắt của nhân dân đồng bào. Tiến trình lịch sử loài người đã trải qua và ghi nhận những đau thương mất mát và cả những chiến thắng vẻ vang. Tất cả là để giành được độc lập, chủ quyền, tự do, dân chủ. Một trong những nhiệm vụ cấp bách đặt ra chính là cần xây dựng hiến pháp. Bởi vậy, hiến pháp ra đời như một lẽ tất yếu, đảm nhận sứ mệnh lịch sử, là một thứ công cụ hữu hiệu nhất để khẳng định với thế giới các quyền dân tộc cơ bản mà con người xứng đáng được hưởng. Và như Latxan, một học giả nổi tiếng về luật Hiến pháp đã nói: “Hiến pháp phải trở thành không chỉ là một đạo luật mà phải hơn một đạo luật. Hiến pháp không phải là đạo luật thông thường, hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước”. Lịch sử lập hiến Việt Nam trải qua bốn bản hiến pháp: Hiến pháp năm 1946, hiến pháp năm 1959, hiến pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001). Hiến pháp 1946 là sự khai mở cho việc xây dựng những điều luật cơ bản, được phát triển qua các bản hiến pháp 1959, 1980 và đặc biệt đến hiến pháp 1992 được hoàn thiện tới mức tối ưu. Bởi những lý do trên nên với bài tập nhóm tháng 1, nhóm 6B2 quyết định tìm hiểu về đề tài: “Hiến pháp 1992 – Đạo luật cơ bản của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Trong quá trình tìm hiểu, do kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong thầy cô góp ý để đề tài thêm đầy đủ và sâu sắc. 1
- sắc. Chúng em xin chân thành cảm ơn! I. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 1992. Sau một thời gian phát huy hiệu lực, nhiều quy định của Hiến pháp 1980 tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Tình hình thực tiễn của đất nước đòi hỏi phải có một bản hiến pháp mới ra đời, phù hợp hơn để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã mở ra một thời kỳ mới ở nước ta. Đảng đã chủ trương nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện những sai lầm của Đảng, của Nhà nước, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân lao động, trên cơ sở đó để có những nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và vạch ra những chủ trương, chính sách mới nhằm xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, công bằng và văn minh. Với tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, Quốc hội khóa 8, tại kì họp thứ 3 ngày 22/12/1988 đã ra Nghị quyết sửa đổi lời nói đầu của Hiến pháp 1980. Ngày 30/6/1989, kì họp thứ 5, Quốc hội khóa 8 lại ra Nghị quyết sửa đổi 7 điều: 57,116,118,122,123,125 để xác định them quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND của công dân và thành lập thêm thường trực HĐND trong cơ cấu HĐND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã đồng thời củng cố thêm các mặt hoạt động của HĐND và UBND. Trong kì họp này Quốc hội đã ra Nghị quyết thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để sửa đổi Hiến pháp một cách cơ bản, toàn diện đáp ứng yêu cầu của tình hình kinh tế, xã hội mới, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Ủy ban sửa đổi hiến pháp được thành lập bao gồm 28 người, do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công là Chủ tịch. Ủy ban dự thảo hiến pháp đã họp nhiều phiên để chỉnh lý, bổ sung và thông qua toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Cuối năm 1991 đầu năm 1992 Bản dự thảo Hiến pháp lần ba đã được đưa ra trưng cầu ý kiến nhân dân. Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đóng góp của nhân dân và ý kiến của Bộ chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng, Dự thảo Hiến pháp lần 4 đã hoàn thành và được trình lên Quốc hội khóa VIII, tại kì họp thứ XI xem xét. Sau nhiều ngày xem xét, thảo luận sôi nổi với những chỉnh lý và bổ sung nhất định, ngày 15 tháng 4 năm 1992 Quốc hội đã nhất trí thông qua Hiến pháp. Việc soạn thảo và đưa ra Hiến pháp năm 1992 là một quá trình thảo luận dân chủ và chắt lọc một 2
- cách nghiêm túc những ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân về tất cả các vấn đề từ quan điểm chung đến các vấn đề cụ thể. Bản Hiến pháp này là bản Hiến pháp của Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Đúng như nhận xét của đồng chí Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, nó là “sản phẩm trí tuệ của toàn dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của đồng bào cả nước”. II. Hiến pháp 1992 – đạo luật cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam. Tính chất luật cơ bản của Hiến pháp 1992 trong nhà nước XHCN Việt Nam thể hiện trên nhiều phương diện. 1. Khái niệm “Đạo luật cơ bản”. Đạo luật (luật theo nghĩa hẹp) là một văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp biểu quyết và thông qua. Luật thường được chia theo 2 đặc tính cơ bản: Luật cưỡng bức có tính bắt buộc với người thuộc đối tượng của luật đó hoặc luật bổ trợ cho 1 luật khác. (Các loại luật: luật hiến pháp, luật sửa đổi và bổ sung, luật tổ chức, luật dân sự, luật hình sự.....). Đạo luật cơ bản là văn bản pháp luật có tính pháp lý cao nhất trong Nhà nước. Nó điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cơ bản trong xã hội với phạm vi đối tượng điều chỉnh là rất rộng, lien quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, đúng như bản thân hai chữ “cơ bản” nên đạo luật cơ bản có đối tượng điều chỉnh rộng không có nghĩa là điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực của cuộc sống nhà nước và xã hội. Ngược lại, các đạo luật cơ bản chỉ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có bản nhất, quan trọng nhất mà những quan hệ đó tạo thành nền tảng của chế độ nhà nước và xã hội, có liên quan tới việc thực hiện quyền lực nhà nước. Chúng ta có thể khẳng định Hiến pháp 1992 là một đạo luật cơ bản. 2. Hiến pháp 1992 – đạo luật cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. a. Trước hết, có thể thấy, Hiến pháp 1992 là văn bản duy nhất quy định tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển, hiến pháp 1992 là văn bản, là phương tiện pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp luật. Ví dụ: Điều 2, chương I của Hiến pháp 1992 có viết: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là lien minh giữa giai cấp công nhân với giai 3
- cấp nông dân và đội ngũ tri thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiên các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.” Điều 4, chương I của Hiến pháp 1992 có viết: “ Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc,theo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.” Nội dung điều luật trên đã khẳng định được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội. Hiến pháp 1992 đã phần nào phản ánh được những quy luật khách quan, hững ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích của nhân dân, phát huy được hiệu quả của pháp luật đối với các mối quan hệ xã hội. b.Xét về mặt nội dung. Xét trên phương diện nội dung, nếu các luật khác thường chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống; chẳng hạn luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, luật lao động… thì đối tượng điều chỉnh của hiến pháp rất rộng, có tính chất bao quát trên mọi lĩnh vực cuả sinh hoạt xã hội. Đó là những quan hệ giữa công dân, xã hội với Nhà nước và là quan hệ cơ bản xác định chế độ nhà nước. Trong lĩnh vực chính trị: Luật Hiến pháp 1992 điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản sau: các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định nguồn gốc của quyền lực nhà nước, các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước; các quan hệ xã hội xác định mối quan hệ giữa Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận; các quan hệ xã hội quyết định chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Những quan hệ này trên cơ sở để xác định chế độ chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ví dụ: Điều 6, chương I – Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chế độ chính trị quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. 4
- Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.” Điều 6 đã chỉ rõ một phần nguồn gốc quyền lực của nhà nước là thuộc về nhân dân. Đồng thời chỉ rõ các hình thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân. Hay trong điều 9, chương I – Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – chế độ chính trị quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo về lợi ích chính đáng của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, viên chức nhà nước. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên hoạt động có hiệu quả.” Các điều quy định trên làm cơ sở cho Luật tổ chức và các bộ luật khác ra đời. Từ Hiến pháp 1992 quy định việc tổ chức, khả năng và quyền hạn của phái Nhà nước và nhân dân giúp các luật khác điều chỉnh theo. Trong lĩnh vực kinh tế: Luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội sau: các quan hệ xã hội xác định các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế, chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế, vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế. Ví dụ: Khi quy định về các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế chủ đạo, Hiến pháp 1992 có viết. “Kinh tế nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.” (Điều 19, chương II – Chế độ kinh tế). Hoặc cũng tại chương II – chế độ kinh tế, điều 20 có viết : “Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. 5
- Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.” Cùng với các điều khác trong chương “Chế độ kinh tế”, hai điều trên đã trở thành cơ sở, nền tảng cho Luật kinh tế. Tạo điều kiện cho Luật kinh tế ra đời có được những khuôn mấu để định hướng chính xác các vấn đề kinh tế. Nhiều điều khoản trong Hiến páp 1992 cũng góp phần định hướng cho các luật doanh nghiêp, luật tranh chấp… Một ví dụ khác để minh chứng cho “Hiến pháp 1992 là đạo luật cơ bản” trong chương về chế độ kinh tế như: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.” (Điều 17, chương II). Điều này chứng tỏ không chỉ có thể làm cơ sở, làm thước chuẩn cho Luật kinh tế, Luật thương mại mà các Luật đất đai, Luật tài nguyên và môi trường… cũng dựa trên Hiến pháp 1992 để ra đời. Trong lĩnh vực quan hệ giữa công dân và Nhà nước: Luật HP 1992 điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác định địa vị pháp lý cơ bản của công dân như: Quốc tịch, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ví dụ: Điều 49,chương V Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Theo đó cả bộ luật " Luật quốc tịch Việt Nam " gồm 6 chương 44 điều ra đời, quy định chặt chẽ về những người có quốc tich Việt Nam, nhập quốc tịch Việt nam, trở về quốc tịch Việt nam,.... Hay khi quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì chương V, điều 54 viết: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mưới mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND theo quy định của pháp luật.” Theo đó, Luật bầu cử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được ban hành. Điều 58, chương V – Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập pháp, của cải để sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Quy định tại điều 17 và điều 18. 6
- Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân.” Hay tại điều 60, chương V có viết: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, phát minh, sang chế, sang kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sang tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.” Từ đó các uật như Luật bản quyền, Luật sáng tạo… đã được dự thảo và đưa và cuộc sống. Có thể nói, Luật Hiến pháp 1992 đã tạo những nền tảng cơ bản nhất cho những quy tắc, nền tảng cơ sở để tạo nên nhiều luật khác. Đó là một cách cụ thể hóa Hiến pháp. Trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc xác định các nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ví dụ: Điều 83, chương VI – Quốc hội quy định: “Quốc hội là cơ quan đại biều cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước.” Như vậy, qua Hiến pháp ta có thể nhận thấy vai trò của Quốc hội trong việc lập pháp. Đồng thời trong Hiến pháp 1992 vai trò của Chủ tịch nước và các cơ quan đại diên cho nhà nước (Phó chủ tịch nước, UBND, HĐND, VKSND…) cũng được xác định vai trò một cách cơ bản nhất và cụ thể nhất. Có thể nói, Hiến pháp 1992 đóng vai trò như vị trí liên kết các ngành luật khác. Chính vị trí trung tâm này của HP 1992 mà hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng thành một hệ thống pháp luật thống nhất và hoàn chỉnh. Hiến pháp 1992 xác lập những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở để xây dựng ngành luật khác. Từ HP 1992, chúng ta đã xây dựng nên một hệ thống hoàn chỉnh các bộ luâtj của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam. c. Xét về mặt pháp lý. 7
- Xét về phương diện pháp lý, HP năm 1992 với tính chất là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Đặc tính đó của Hiến pháp 1992 có những biểu hiện cụ thể như sau: Các quy định của HP 1992 đều là nguồn, là căn cứ cho tất cả các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở đây, cần chú ý đến các đặc tính của các quy phạm HP và các ngành luật khác. Thông thường, người ta thường phân biệt ba loại quy phạm hiến pháp: Quy phạm tuyên ngôn – cương lĩnh, quy phạm điều chỉnh chung, quy phạm điều chỉnh trực tiếp. Các ngành luật khác hầu hết không mâu thuẫn với Hiến pháp 1992 mà hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung các quy định của HP 1992. Tất cả các văn bản pháp luật khác cũng hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp 1992, chúng đều được ban hành trên cơ sở HP 1992 và để thi hành hiến pháp. Các điều ước Quốc tế mà Nhà nước CHXHCN Việt Nam tham gia không mâu thuẫn, đối lập với quy định của HP 1992. Các cơ quan có thẩm quyền đã và đang ban hành các văn bản pháp luật mà Hiến pháp năm 1992 đã quy định. Tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp 1992, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ, chức năng mà HP quy định. Tuân theo Hiến pháp 1992, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của HP 1992 là nghĩa vụ cao quý, thiêng liêng bậc nhất của mỗi công dân nước CHXHCN Việt Nam. III. Kết luận. Nước ta đang trong thời kỳ Hội nhập Quốc tế và hợp tác hóa từng ngày. Trước bối cảnh đó, Hiến pháp 1992 đã và đang làm đúng vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc định hướng và làm cơ sở cho các Bộ luật ra đời. Một lần nữa có thể khẳng định, Hiến pháp 1992 là đạo luật cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam. 8
- DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU A –Tài liệu bắt buộc. 1. Giáo trình “Luật Hiến pháp Việt Nam”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, năm 2006. 2. Giáo trình “Luật Hiến pháp Việt Nam”, Khoa luật – ĐH Quốc gia Hà Nội, Nxb.ĐHQG, Hà Nội, năm 2005. B – Tài liệu tham khảo. 1. Sách “Góc nhìn Lập pháp” của Bùi Ngọc Sơn, Nxb.CTQG, Hà Nội năm 2006. 2.Văn phòng Quốc hội, Hiến pháp 1946 – Sự kế thừa và phát triển qua các Hiến pháp VN, Nxb.CTQG, Hà Nội, năm 1993. 3. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, “Bình luận khoa học hiến pháp Cộng hòa XCHCN Việt Nam”, Nxb.KHXH, năm 1995. 4. Một số trang web. 9
- MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 Phần nội dung I. Khái niệm. 2 II. Hiến pháp 1992 – đạo luật cơ bản 3 Phần kết luận 8 Danh mục tài liệu 10 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận: Phân tích nguyên tắc tập trung - dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay
13 p | 3767 | 716
-
Đề tài về 'Thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở đô thị nước ta '
29 p | 313 | 136
-
Đề tài: VỊ TRÍ, THẨM QUYỀN, CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO HIẾN PHÁP NĂM 1992
16 p | 444 | 94
-
Đề Tài 8: PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
31 p | 329 | 91
-
LUẬN VĂN:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kháng nghị phúc thẩm hình sự của
93 p | 322 | 75
-
Đề tài: "Tìm 3 vụ án có thật liên quan đến tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất"
18 p | 288 | 58
-
Đề tài về: TÌNH HÌNH VIỆN TRỢ ODA CỦA NHẬT BẢN CHO VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ'
27 p | 155 | 56
-
Đề tài "Trình bày việc khởi sự ( chuẩn bị ), đăng ký, thành lập, tổ chức bộ máy và hoạt động của một doanh nghiệp liên doanh- Công ty liên doanh Nagakawa Việt Nam"
15 p | 135 | 32
-
Đề tài: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam
41 p | 150 | 28
-
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: " ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PCR PHÁT HIỆN Edwardsiella ictaluri TRỰC TIẾP TỪ MÔ CÁ BỆNH"
53 p | 138 | 26
-
Đề tài: Quy trình đo đạc phục vụ cho công tác cáp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Duyên Hải
63 p | 156 | 21
-
Đề tài về: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐÔ THỊ NƯỚC TA HIỆN NAY
28 p | 98 | 19
-
Đề tài về: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ Ở VIỆT NAM”.
37 p | 60 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp
27 p | 72 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Sự phát triển của các quyền dân sự, chính trị qua các bản Hiến pháp Việt Nam
159 p | 24 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao hiêụ quả của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 5 TP. HCM đến năm 2025
83 p | 32 | 6
-
Giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam
33 p | 68 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn