intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp

Chia sẻ: Dai Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

72
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến giải quyết các mục tiêu sau: Hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH. Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến 2012 trên cả khía cạnh động thái chuyển dịch và gắn với quá trình CNH, HĐH; từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sỹ Kinh tế: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp

  1. Bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ------------ NguyÔn chÝ bÝnh QU¸ TR×NH CHUYÓN DÞCH C¥ CÊU NGμNH KINH TÕ TRONG C¤NG NGHIÖP HãA, HIÖN §¹I HãA ë TØNH NINH B×NH Tõ N¡M 1992 §ÕN NAY: KINH NGHIÖM Vμ GI¶I PH¸P Chuyªn ngμnh: Kinh tÕ häc (lÞch sö kinh tÕ) M· sè: 62310101 Hμ néi, n¨m 2014
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Người hướng dẫn khoa học: pgs.Ts. Ph¹m thÞ quý PGS.ts. lª quèc héi Phản biện 1: pgs.Ts. lª xu©n b¸ Phản biện 2: Ts. NguyÔn v¨n nam thÞ thanh h−¬ng Phản biện 3: pgs.Ts. nguyÔn h÷u ®¹t pgs.ts. lª hoμg nga Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước, họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Vào hồi ........ giờ, ngày ....... tháng ........ năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia - Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (CCNKT) là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trên phạm vi từng nước và từng địa phương. Thực tế cho thấy, việc tạo lập cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó có CCNKT, có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển bền vững của một nền kinh tế và của địa phương. Do vậy, việc xây dựng CCNKT hợp lý đã và đang là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Ở Việt Nam, trong thời kỳ đổi mới, CCNKT cả nước và ở từng địa phương đã có chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, cho đến nay, những yếu kém cơ bản về CCNKT ở nước ta vẫn chưa được khắc phục. Nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào các ngành có lợi thế về tài nguyên và lao động chi phí thấp. Tỷ trọng các loại dịch vụ có giá trị gia tăng cao trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, bảo hiểm... còn thấp, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chậm trong khi tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và khai khoáng còn cao. CCNKT địa phương và vùng lãnh thổ cũng tồn tại nhiều bất cập. Trên thực tế, chính quyền cấp tỉnh còn ít chú trọng đến việc xây dựng một CCNKT tối ưu và thường theo đuổi các mô hình phát triển và CCNKT tương tự nhau. Các địa phương cũng ít chú trọng đến việc xây dựng một CCNKT dựa trên các lợi thế tương đối và lợi thế cạnh tranh của địa phương mình trên cơ sở định hướng phát triển cả nước và các vùng liên quan. Điều này dẫn đến tình trạng các địa phương cạnh tranh nhau trong huy động các nguồn lực cho chuyển dịch CCNKT, làm cho việc sử dụng các nguồn lực này trên cả nước và ở từng địa phương trở nên kém hiệu quả. Từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay, cùng với thực hiện CNH, HĐH, quá trình chuyển dịch CCNKT của tỉnh Ninh Bình đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với động thái phát triển kinh tế của địa phương trong CNH, HĐH. Điều đó tạo thêm nhiều ngành nghề mới, việc làm mới, gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu và qua đó góp phần tạo tăng trưởng kinh tế của địa phương. Chính những kết quả kinh tế đạt được đã làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội và tạo thế và lực để tỉnh Ninh Bình cùng cả nước hướng đến mục tiêu đến năm 2020 đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Tuy nhiên trong sự chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình vẫn bộc lộ không ít những hạn chế. Điều dễ nhận thấy là chuyển dịch CCNKT còn chưa cân đối, chưa đáp ứng mục tiêu của CNH, HĐH; hiệu quả và chất lượng của chuyển dịch CCNKT vẫn ẩn chứa những nhân tố thiếu bền vững. Trong chuyển dịch CCNKT vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập bắt nguồn từ công tác qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, chính sách huy động và sử dụng nguồn lực... Từ lý luận và thực tiễn đặt ra nhiều vấn đề phải nghiên cứu chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình trong CNH, HĐH và tác động của nó đến sự phát triển
  4. 2 kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ 1992 đến nay: Kinh nghiệm và giải pháp” làm nội dung nghiên cứu của Luận án. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Lý thuyết của Max về CCNKT đã đưa ra các phạm trù về CCNKT và cơ cấu kinh tế hợp lý. Theo Max, CCNKT hợp lý là cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng. CCNKT hợp lý phải đáp ứng các điều kiện như: phù hợp với các quy luật khách quan; phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị khu vực và thế giới; phản ánh khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực kinh tế trong nước. Lý thuyết “cất cánh” được trình bày trong nghiên cứu của Rostow (1960) đã chỉ ra rằng quá trình phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải trải qua 5 giai đoạn tuần tự và ứng với mỗi giai đoạn là một dạng CCNKT đặc trưng thể hiện bản chất phát triển của giai đoạn đó. Như vậy lý thuyết này đã chỉ ra một sự lựa chọn hợp lý về dạng CCNKT tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển nhất định của mỗi quốc gia. Lý thuyết nhị nguyên của Lewis (1954) giải thích quá trình và cơ chế chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế từ khu vực nông nghiệp với năng suất thấp và dư thừa lao động sang khu vực công nghiệp có năng suất cao và có khả năng tự tích lũy. Về cơ bản lý thuyết này đã phản ánh được một số quy luật khách quan của sự chuyển dịch giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, giữa chuyển dịch dân cư và đô thị hóa trong quá trình phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, mô hình này đã có một số hạn chế do các giả thuyết đưa ra không phù hợp với thực tế của các nước đang phát triển hiện nay. Lý thuyết phát triển cân đối của Nurkse và Rosentein-Rodan không sắp xếp thứ tự mức độ quan tâm đến các ngành trong nền kinh tế mà cho rằng phải phát triển đồng đều ở tất cả các ngành kinh tế để chuyển dịch CCKT một cách nhanh chóng. Lý thuyết này phù hợp với các nước đang phát triển thực hiện CNH theo hướng nội hoặc thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế thì đã bộc lộ nhiều nhược điểm, nhất là trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Akamatsu đã đưa ra lý thuyết phát triển theo mô hình “đàn nhạn bay” để giải thích sự bắt kịp của các nước đang phát triển đối với các nước phát triển và nhấn mạnh chuyển dịch CCKT có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình đuổi kịp này. Nghiên cứu này cũng chỉ ra những ngành nào cần thúc đẩy trong mỗi giai đoạn CNH. Cho đến đầu thập niên 1990, hầu hết các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng áp dụng lý thuyết đàn nhạn bay để giải thích sự lan tỏa của công nghiệp tại các nước Đông Á là có cơ sở.
  5. 3 2.2. Tổng quan nghiên cứu thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Ngô Đình Giao (1994) với công trình “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân” đã phân tích những cơ sở lý luận và sự cần thiết của chuyển dịch CCKT theo hướng công nghiệp hóa. Đồng thời công trình còn đề xuất những phương hướng và biện pháp chuyển dịch CCKT ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu tổng hợp trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung mà chưa đề cập chi tiết về CCNKT trong điều kiện hội nhập và CNH, HĐH, đặc biệt là chuyển dịch CCNKT của một địa phương. Đỗ Hoài Nam (2006) chủ biên công trình “Chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn”. Công trình này đã tập trung đưa ra những quan điểm, phương pháp tiếp cận vấn đề chuyển dịch CCNKT nhằm phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn. Công trình này mới đề cập đến chuyển dịch CCNKT trên phạm vi cả nước xét trên góc độ nhằm phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam nói chung mà chưa đề cập chi tiết vấn đề chuyển dịch CCNKT ở một địa phương cụ thể. Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999) đồng chủ biên công trình “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” đã làm rõ luận cứ khoa học của chuyển dịch CCKT theo hướng hội nhập và thực trạng chuyển dịch CCNKT nước ta trong giai đoạn 1991 – 1997. Công trình tập trung chủ yếu vào vấn đề chuyển dịch cơ cấu ba nhóm ngành lớn của nền kinh tế, các vấn đề chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và vùng kinh tế chỉ được đề cập ở mức độ là các vấn đề liên quan để bảo đảm tính hệ thống. Để đảm bảo các luận cứ có tính thực tiễn và tính thực tế của các nhận xét cũng như kiến nghị, công trình còn khảo sát thêm tình hình chuyển dịch CCNKT ở một số vùng và một số địa phương. Ở cấp độ địa phương, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển dịch CCNKT. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây: Ở Hà Nội, Lê Văn Hoạt (1999) đã thực hiện nghiên cứu “Phân tích động thái của cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 1991 - 1998 và đề xuất kiến nghị về phương hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô giai đoạn 2000 – 2005”. Công trình này đã đề cập đến các vấn đề lý luận về CCKT và đi sâu phân tích, đánh giá, nghiên cứu các động thái chuyển dịch CCKT ở cả ngành kinh tế, thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Đặc biệt là việc đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị về phương hướng nhằm chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2000 – 2005 có chú ý gắn với đặc thù của thủ đô. Công trình nghiên cứu của Nghiêm Xuân Đạt (2005) đã đưa ra những luận cứ khoa học thực hiện chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010. Nội dung chủ yếu của công trình này là nghiên cứu việc chuyển dịch CCKT thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010 hướng đến kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội với những luận cứ khoa học thuyết phục.
  6. 4 Qua tổng hợp các công trình nghiên cứu cho thấy đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về quá trình chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở tỉnh Ninh Bình. Bên cạnh đó, các công trình cũng chưa đi sâu vào nghiên cứu quá trình và động thái chuyển dịch CCNKT cũng như sự gắn kết giữa chuyển dịch CCNKT với quá trình thực hiện CNH, HĐH ở một địa phương vụ thể. Do vậy, nghiên cứu này sẽ giải quyết những khoảng trống mà các nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến giải quyết các mục tiêu sau: - Hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH; - Đánh giá thực trạng chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến 2012 trên cả khía cạnh động thái chuyển dịch và gắn với quá trình CNH, HĐH; từ đó rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân; - Rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình trong thời gian qua; - Đề xuất những quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCNKT Ninh Bình trong CNH, HĐH theo hướng hiệu quả và bền vững. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH. * Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu toàn bộ địa bàn tỉnh Ninh Bình - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCNKT tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 (từ khi tái lập tỉnh) đến năm 2012 và đề xuất những giải pháp đến năm 2020. - Phạm vi nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu chuyển dịch CCNKT theo ba ngành lớn là nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng và dịch vụ và chuyển dịch trong nội bộ của từng ngành đó. Tuy nhiên, những vấn đề về cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng cũng được xem xét ở mức độ cần thiết nhằm góp phần làm rõ mối liên hệ và tác động đối với chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong nghiên cứu. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: + Các số liệu thống kê về tình hình CCNKT và chuyển dịch CCNKT của tỉnh Ninh Bình từ Tổng cục thống kê và Cục thống kê tỉnh Ninh Bình.
  7. 5 + Các báo cáo tổng kết hàng năm của UBND tỉnh Ninh Bình, báo cáo của các Sở, ngành của tỉnh Ninh Bình về các chủ trương, chính sách liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch CCNKT. + Các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế về chuyển dịch CCNKT và CNH, HĐH. - Phương pháp lịch sử: Miêu tả, trình bày diễn biến của quá trình chuyển dịch CCNKT và cơ cấu nội bộ từng ngành một cách đầy đủ, chi tiết, khách quan ở Ninh Bình từ 1992 đến 2012. - Phương pháp logic: Từ diễn biến của quá trình chuyển dịch CCNKT tìm ra những bản chất và đặc trưng của chuyển dịch CCNKT và rút ra những đánh giá, nhận định về xu hướng chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình. - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... để tính toán và mô tả quá trình chuyển dịch CCNKT, từ đó đưa ra những đánh giá về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH ở Ninh Bình. - Phương pháp thống kê so sánh: Bằng các số liệu và chỉ tiêu (tuyệt đối, tương đối, tốc độ) về chuyển dịch CCNKT để đưa ra so sánh chuyển dịch CCNKT giữa các thời kỳ ở Ninh Bình, so sánh giữa chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình với các địa phương khác. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin tư vấn các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách của địa phương về quá trình chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình. 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài nghiên cứu và đóng góp của luận án - Góp phần làm phong phú hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH. Cụ thể, luận án đã làm rõ hơn nội hàm, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCNKT trong quá trình CNH, HĐH. - Đánh giá toàn diện quá trình chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH của Ninh Bình trong giai đoạn 1992-2012. Từ đó, rút ra được những thành công, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và bài học kinh nghiệm về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH tại Ninh Bình. - Đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. Những đóng góp của luận án là luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình trong quá trình CNH, HĐH. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  8. 6 Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Ninh Bình từ năm 1992 đến 2012. Chương 3: Bài học kinh nghiệm, phương hướng và các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại Ninh Bình trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1. Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố, các bộ phận hợp thành nền kinh tế mà giữa chúng luôn có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, thường xuyên vận động trong những điều kiện tự nhiên, xã hội cụ thể gắn với không gian, thời gian nhất định được thể hiện cả về định tính lẫn định lượng, phù hợp với xu hướng vận động và phát triển của nền kinh tế. 1.1.1.2. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế được hiểu là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định giữa các yếu tố kinh tế và trong từng yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. 1.1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Theo quan điểm chung nhất, chuyển dịch CCNKT là quá trình vận động, phát triển của các ngành kinh tế làm thay đổi trong tổng thể, trong tỷ trọng và trong mối quan hệ của các ngành trong một nền kinh tế phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất. 1.1.3. Các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Lý thuyết về chuyển dịch CCNKT được luận giải trong các lý thuyết của Max, Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Rostow; Lý thuyết nhị nguyên (hai khu vực phát triển) của Athus Lewis; Lý thuyết cân đối liên ngành; Lý thuyết "cực tăng trưởng" hay phát triển không cân đối; Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Moshe Syrquin; Lý thuyết cơ cấu kinh tế mới của Justin Lin. 1.2. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của CNH, HĐH CNH luôn gắn chặt với HĐH tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội quan việc sử dụng lao động thủ công là chính, sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động
  9. 7 cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Quá trình CNH, HĐH ở từng nước có những nét riêng biệt, nhưng nếu xét một cách tổng quát quá trình này có những đặc trưng chung mang tính phổ biến sau: (i) CNH, HĐH là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ cho tất cả các hoạt động của nền kinh tế; (ii)- CNH, HĐH là quá trình CDCCKT quốc dân và cơ cấu nội tại mỗi ngành kinh tế; (iii) CNH, HĐH là quá trình tạo ra những chuyển biến cơ bản về thể chế và xã hội; (iv) CNH, HĐH là quá trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. 1.2.2. Khái niệm về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH Chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH được hiểu là quá trình vận động, phát triển của các ngành kinh tế làm thay đổi trong tổng thể, trong tỷ trọng và trong mối quan hệ của các ngành trong một nền kinh tế phù hợp với tiến trình và mục tiêu của CNH, HĐH. Chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH cần được thể hiện ở những điểm sau: (i) Sự thay đổi về số lượng và loại ngành trong nền kinh tế phù hợp với tiến trình CNH, HĐH; (ii) Sự thay đổi của CCNKT hướng tới các mục tiêu CNH, HĐH đặt ra; (iii) Sự chuyển dịch CCNKT phản ánh mức độ thay đổi của phương thức sản xuất theo hướng hiện đại hóa; (iv) Tính chất lan tỏa từ chuyển dịch CCNKT nói chung và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành ngày càng gia tăng cùng với tiến trình CNH; (v) CCNKT chuyển dịch gắn với chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu để tham gia có hiệu quả vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.3. Cách thức chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH - Một là, Nhà nước chủ quan định ra một CCNKT theo mục tiêu CNH, HĐH rồi phấn đấu. Cách này có ưu điểm là thực hiện theo mục tiêu CNH, có thể chủ động trong việc tập trung nguồn lực để chuyển dịch CCNKT đạt đến mục tiêu CNH. Tuy nhiên, cách này có thể nảy sinh những mâu thuẫn với sự phát triển nền kinh tế thị trường. - Hai là, Nhà nước tạo lập chủ trương, cơ chế phù hợp cho chuyển dịch CCNKT còn để thị trường quyết định quá trình chuyển dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH. Cách này có thể khai thác nguồn lực và phù hợp với kinh tế thị trường, chuyển dịch CCNKT theo quy luật và các điều kiện thực tiễn. Tuy nhiên, cần phải có định hướng và cơ chế phù hợp nếu không sẽ bị động và khó đạt mục tiêu CNH, HĐH. - Ba là, kết hợp cả hai cách ở trên. Theo cách này, sẽ phát huy được những ưu điểm và khắc phục được những nhược điểm của hai cách ở trên. 1.2.4. Vai trò của chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH - Chuyển dịch CCNKT đóng góp và đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH. - Chuyển dịch CCNKT góp phần giải quyết những mất cân đối trong quá trình thực hiện CNH, HĐH.
  10. 8 - Chuyển dịch CCNKT làm thay đổi cơ cấu đầu tư và loại hình doanh nghiệp trong CNH. - Chuyển dịch CCNKT là phương thức hiệu quả để rút ngắn quá trình thực hiện CNH với các quốc gia đi trước. 1.2.5. Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH 1.2.5.1. Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh động thái chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH - Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế: Tiêu chí này được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành (nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp; nhóm ngành công nghiệp và xây dựng; và nhóm ngành dịch vụ). - Chuyển dịch trong nội bộ ngành: Tiêu chí này được đo lường bằng việc tính và so sánh tỷ trọng về giá trị sản lượng của các ngành nhỏ trong tổng giá trị sản lượng của cả ngành. - Tốc độ chuyển dịch CCNKT: được xác định cho một ngành cụ thể (có thể ở ngành cấp I hoặc cấp II) và được tính dựa trên so sánh sự thay đổi cơ cấu theo GDP của ngành đó giữa các năm. 1.2.5.2. Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh trình độ chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH - Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế - Cơ cấu xuất khẩu theo ngành kinh tế - Tỷ trọng giá trị các ngành công nghiệp hiện đại so với toàn bộ ngành công nghiệp 1.2.5.3. Các tiêu chí và chỉ tiêu phản ánh đặc thù của nền kinh tế hay địa phương về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH - Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành có thế mạnh (lợi thế so sánh) của nền kinh tế hay địa phương so với tổng GDP của nền kinh tế. - So sánh CCNKT và tốc độ chuyển dịch CCNKT của địa phương với cả nước và vùng. 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH - Các nguồn lực tự nhiên: vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và chuyển dịch CCNKT, - Nguồn lực con người: dân số, số lượng và chất lượng nguồn lao động đóng vai trò rất quan trọng đối với chuyển dịch CCNKT. - Nguồn vốn đầu tư: Đầu tư hợp lý làm chuyển dịch CCNKT theo hướng thực hiện đúng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua hoạt động đầu tư, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực kinh tế mới xuất hiện và làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành. - Khoa học và công nghệ: Tiến bộ khoa học và công nghệ không những chỉ đẩy nhanh tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh mà còn tạo ra những khả năng sản xuất mới, những sản phẩm mới, ngành nghề mới phù hợp với thị trường, qua đó làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế (tức làm chuyển dịch CCNKT).
  11. 9 - Thị trường: Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với các điều kiện thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy sự hình thành và chuyển dịch CCNKT của một đất nước và địa phương. - Hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế. Thương mại và đầu tư quốc tế đóng vai trò quan trọng trong cung cấp các đầu vào cho quá trình sản xuất, từ đó, có tác động rất lớn tới chuyển dịch CCNKT. - Cơ chế và chính sách: Chuyển dịch CCNKT của nền kinh tế nhanh hay chậm, đúng hướng hay không phụ thuộc lớn vào cơ chế, chủ trương và chính sách nhà nước. 1.3. Cơ sở thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1.3.1. Chuyển dịch CCNKT trong các mô hình CNH trên thế giới 1.3.1.1. Chuyển dịch CCNKT trong mô hình CNH cổ điển Đặc điểm về chuyển dịch CCNKT ở mô hình CNH cổ điển thể hiện sự chuyển dịch tuần tự, từ từ từng bước từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng, giao thông vận tải, bưu điện, nông nghiệp, cuối cùng là lĩnh vực dịch vụ. 1.3.1.2. Chuyển dịch CCNKT trong mô hình CNH theo "kế hoạch hoá tập trung” Chuyển dịch CCNKT theo mô hình CNH theo cơ chế kế hoạch tập trung có những đặc trưng sau đây: (i) Ngay từ đầu đã coi phát triển công nghiệp nặng là cơ sở và nền tảng nên cơ cấu đầu tư chủ yếu tập trung cho công nghiệp nặng; (ii) Mối quan hệ cân đối giữa các ngành, các vùng, các khu vực trong nền kinh tế được tính toán và thể hiện thông qua các cân đối hiện vật, thông qua các kênh phân phối sản phẩm theo những kế hoạch xác định; (iii) Quá trình chuyển dịch CCNKT được tập trung và đẩy nhanh bằng cách áp dụng nhiều biện pháp cưỡng bức, phi kinh tế, nhiều khi mang nặng yếu tố chủ quan và duy ý chí của Nhà nước. 1.3.1.3. Chuyển dịch CCNKT trong mô hình CNH thay thế nhập khẩu Chuyển dịch CCNKT trong mô hình CNH “thay thế nhập khẩu” có nhiều điểm tương đồng với mô hình CNH “kế hoạch hoá tập trung”: (i) phát triển hầu hết mọi ngành công nghiệp thiết yếu tự đáp ứng các nhu cầu thay vì phải nhập khẩu; (ii) cơ cấu đầu tư được dàn trải trong tất cả các ngành công nghiệp và sau đó chú ý đến phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực, thực phẩm; (iii) Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị và từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp. 1.3.1.4. Chuyển dịch CCNKT trong mô hình CNH hướng về xuất khẩu Chuyển dịch CCNKT trong mô hình CNH này có những nét đặc trưng riêng khác cơ bản với mô hình CNH thay thế nhập khẩu: (i) Quá trình chuyển đổi CCNKT nhằm hướng tới phát triển những ngành khai thác các lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế và phát triển những sản phẩm mà thị trường thế
  12. 10 giới cần; (ii) Toàn bộ hệ thống chính sách chủ yếu nhằm khuyến khích cơ cấu xuất khẩu. 1.3.1.5. Chuyển dịch CCNKT trong mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế Chuyển dịch CCNKT trong mô hình CNH theo hướng hội nhập quốc tế được thể hiện ở các đặc trưng chủ yếu: (i) Tạo dựng một cơ cấu công nghiệp theo huớng hội nhập bao gồm những ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, những ngành dịch vụ hướng ngoại và những ngành, lĩnh vực được tạo dựng để tiếp thu và sử dụng những nguồn lực (vốn, công nghệ, nhân lực) những tinh hoa của thế giới; (ii) CCNKT biến đổi theo hướng phát triển các ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế cả trên thị trường trong nước và ngoài nước. 1.3.2. Kinh nghiệm chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH của một số địa phương 1.3.2.1. Kinh nghiệm của Thanh Hóa Các kinh nghiệm chính bao gồm: (i) Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCNKT; (ii) Cơ cấu đầu tư được định hướng theo cơ cấu ngành và đóng vai trò quan trọng trong chuyển dịch CCNKT; (iii) Tập trung mạnh cho đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. 1.3.2.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng Các kinh nghiệm chính bao gồm: (i) Xác định rõ tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh; (ii) Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp; (iii) Huy động tối đa nguồn lực để thúc đẩy chuyển dịch CCNKT; (iv) Tập trung phát triển hợp lý các ngành có công nghệ cao. 1.3.2.3. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc Các kinh nghiệm chính bao gồm: (i) Khai thác thế mạnh và tiềm năng nổi trội của tỉnh; (ii) Thực hiện tốt công tác xây dựng quy hoạch phát triển các ngành; (iii)Lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng để thực hiện chuyển dịch CCNKT; (iv) Có chính sách hợp lý nhằm thu hút đầu tư vào tỉnh; (v) Thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. 1.3.2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH của một số địa phương Qua nghiên cứu quá trình chuyển dịch CCNKT của các tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng và Vĩnh Phúc có thể rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau đây: - Trong quá trình chuyển dịch CCNKT cần thiết phải dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh để lựa chọn ra được các ngành mũi nhọn hoặc ngành chủ lực có vai trò tạo ra bước phát triển đột phá hoặc dẫn dắt, thúc đẩy các ngành khác phát triển. - Chuyển dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH cần đầu tư phát triển, nhưng ngành công nghiệp và dịch vụ cần phát triển nhanh hơn cả về tỷ trọng của sản phẩm và đóng góp vào GDP. - Hình thành và phát triển các vùng kinh tế trọng điểm dựa trên tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với nhu cầu của thị trường.
  13. 11 - Chuyển dịch CCNKT cần gắn với quá trình hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với quá trình đô thị hoá. - Trong quá trình chuyển dịch CCNKT cần tranh thủ tốt nguồn lực đầu tư nước ngoài và sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như sự hợp tác với các địa phương trong vùng và cả nước để tập trung phát huy lợi thế của địa phương. - Chuyển dịch CCNKT theo hướng CNH, HĐH không chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà phải vì mục tiêu phát triển xã hội và bền vững. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở TỈNH NINH BÌNH 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Ninh Bình Các loại tài nguyên cho phát triển kinh tế của Ninh Bình bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, thủy sản và tài nguyên du lịch. Tài nguyên khoáng sản có một số loại có trữ lượng lớn và chất lượng tốt, đặc biệt là khoáng sản làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng. Tài nguyên rừng cũng đa dạng gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; trong đó có Vườn quốc gia Cúc Phương và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long; nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú. Tài nguyên du lịch đặc sắc và đa dạng với nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên, sinh thái; danh lam văn hóa, lịch sử, tâm linh nổi tiếng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Ninh Bình Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh được thể hiện thông qua phân tích dân số và nguồn nhân lực; hệ thống cơ sở hạ tầng. Nguồn nhân lực của tỉnh dồi dào với độ tuổi trung bình nằm trong độ tuổi lao động cho nên rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề chiếm 28%; tỷ lệ thất nghiệp tại khu đô thị khá thấp (chiếm 3,7%); hàng năm giải quyết được trên 15.000 chỗ làm việc mới. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm (i) giao thông vận tải có đường bộ đi qua; đường tỉnh lộ và đường liên huyện và giao thông nông thôn đã được bê tông hóa; (ii) hệ thống đường thủy có chiều dài 400km với nhiều cảng; (iii) tuyến đường sắt Bắc Nam xuyên qua 4 ga của Ninh Bình nên thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa; (iv) hệ thống điện đã được nâng cấp; (v) hệ thống viễn thông được đầu tư theo hướng hiện đại… Như vậy, Ninh Bình có một số điều kiện thuận lợi nhất định cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ để tạo ra sự chuyển dịch về CCKT theo hướng CNH, HĐH.
  14. 12 2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Ninh Bình giai đoạn 1992-2012 2.2.1. Chủ trương và chính sách của Ninh Bình về chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH 2.2.1.1. Chủ trương chung về chuyển dịch CCNKT Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (1992) đã chỉ rõ: “... tập trung sức khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, nhất là lao động và trí tuệ, ruộng đất và tài nguyên, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng CCKT nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và du lịch gắn với xuất, nhập khẩu... lấy sản xuất nông nghiệp toàn diện bao gồm cả nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu...” Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII (1996) đã xác định: “đẩy mạnh CNH, HĐH, chuyển đổi cơ cấu, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế... Mục tiêu đến năm 2000 hình thành CCKT với nông nghiệp (chiếm 30% GDP), công nghiệp (chiếm 35% GDP), dịch vụ (chiếm 35% GDP) và xây dựng Ninh Bình thành tỉnh công nghiệp - nông nghiệp - du lịch”. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (2001) chủ trương: “... Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu và tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng nhanh nhịp độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, thực hiện CNH, HĐH...” Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XV (2006) đã chủ trương: “... Tập trung rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quản lý chặt chẽ quy hoạch, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, lấy chuyển đổi CCKT là khâu đột phá để phát triển kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa...” Đại hội Đảng bộ tỉnh lần XVI (2011) đã xác định: “... Duy trì ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, huy động mọi nguồn lực từng bước xây dựng nông thôn mới... với tăng trưởng kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm hướng đến sự phát triển bền vững...” 2.2.1.2. Chính sách phát triển và chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế Đối với ngành công nghiệp & xây dựng, tỉnh đã thực hiện những chính sách để tổ chức và sắp xếp lại các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, chú trọng phát triển vật liệu xây dựng công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, điện tử và hình thành các trung tâm công nghiệp . Đối với ngành nông – lâm nghiệp và thủy sản, tỉnh thực hiện các chính sách quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các loại đất đai; hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, đảm bảo tưới tiêu phù hợp với yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, hoàn thành kiên cố hóa kênh mương và tăng tỷ lệ sử dụng máy móc trong các khâu canh tác và thu hoạch; giải quyết tốt mối quan hệ giữa chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.Trong những năm gần đây, Ninh Bình đã đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình, các mô hình về giống cây con, dành
  15. 13 ngân sách để hỗ trợ phát triển giống, khuyến khích sản xuất cây vụ đông, thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến ngư và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn, những vùng sản xuất trọng điểm. Đối với ngành dịch vụ, tỉnh đề ra chính sách tổ chức và sắp xếp lại hệ thống thương nghiệp tại địa phương; hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ tập trung xuất khẩu các mặt hàng cói chè, lạc, tơ tằm... chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, dịch vụ, hình thành các tuyến du lịch và các quần thể du lịch; thực hiện quy hoạch và xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị có quy mô hợp lý trên địa bàn tỉnh. 2.2.2. Thực trạng chuyển dịch CCNKT tại Ninh Bình trong CNH, HĐH 2.2.2.1. Thực trạng về động thái và tốc độ chuyển dịch CCNKT Nếu xét vào năm 1992 (năm tái lập tỉnh), CCNKT mang nặng tính chất của kinh tế truyền thống với GDP nông nghiệp chiếm trên 60%. Từ khi đẩy nhanh thực hiện CNH từ năm 1992 đến 2012, quá trình chuyển dịch CCNKT theo GDP ở Ninh Bình từ đã diễn ra tương đối rõ nét và tích cực. Biểu đồ 2.1 cho thấy CCNKT đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ; giảm tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm và thủy sản. Cụ thể, tỷ trọng theo GDP của ngành công nghiệp và xây dựng đã tăng nhanh từ 15,43% năm 1992 lên 46,16% năm 2012. Tỷ trọng theo GDP của ngành dịch vụ cũng có sự gia tăng khá từ 21,65% lên 38,61%, trong khi đó tỷ trọng của ngành nông nghiệp-lâm-thủy sản đã giảm mạnh từ 62,92% xuống chỉ còn 15,23%. Với cơ cấu của các ngành như vậy cho thấy CCNKT của Ninh Bình đã chuyển dịch theo hướng vừa phù hợp với quy luật chung, vừa chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH được đề ra tại các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh. 70 60 50 40 30 20 10 0 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 NLNN CN-XD DV Biểu đồ 2.1: Xu hướng chuyển dịch CCNKT của tỉnh Ninh Bình Nguồn: Tính toán từ niên giám thống kê Ninh Bình qua các năm Quá trình và động thái chuyển dịch CCNKT ở tỉnh Ninh Bình có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1992-2002, chuyển dịch CCNKT chưa liên tục. Tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản trong GDP đã giảm mạnh nhưng vẫn còn ở mức cao (41,7% năm 2002) và xu hướng không rõ và đều qua các năm. Tỷ trọng trong GDP của công nghiệp và xây dựng, và ngành dịch vụ có sự gia tăng trong thời kỳ này và đã đạt gần 30% GDP năm 2002 nhưng đây là mức tăng còn
  16. 14 chậm và lại không đều giữa các năm. Giai đoạn 2003-2012, chuyển dịch CCNKT của Ninh Bình thể hiện xu hướng nhanh và rõ nét hơn. Tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản trong GDP đã giảm liên tục qua các năm và đến năm 2012 đạt ở mức khá thấp so với bình quân chung của cả nước (15,2% GDP). Xu hướng tương tự cũng có thể thấy ở ngành công nghiệp và xây dựng, và ngành dịch vụ. Tỷ trọng trong GDP của ngành công nghiệp và xây dựng có sự gia tăng nhanh, liên tục trong thời kỳ này và đạt mốc gần 50% GDP năm 2011. Tỷ trọng trong GDP của ngành dịch vụ mặc dù có xu hướng tăng liên tục trong thời kỳ này nhưng tốc độ tăng thấp và đến năm 2012 mới chỉ đạt mức 38,6% GDP - ngang với bình quân chung của cả nước. Xét về tốc độ chuyển dịch CCNKT trong giai đoạn từ 1992 đến 2012, tỷ trọng ngành nông, lâm và thủy sản có tốc độ chuyển dịch nhanh nhất. Trong vòng 20 năm, tỷ trọng của ngành nông, lâm, thủy sản đã giảm tới 47,69%, bình quân mỗi năm giảm 2,27%. Đây là một mức giảm rất nhanh so với mức giảm bình quân của cả nước (chỉ đạt 0,87%). Ngành công nghiệp và xây dựng cũng có tốc độ chuyển dịch khá nhanh. Trong giai đoạn 1992-2012, tỷ trọng của ngành này đã tăng 30,73%, với mức tăng bình quân 1,46%/năm. Cuối cùng là ngành dịch vụ có tốc độ chuyển dịch chậm nhất, chỉ tăng 16,96%, bình quân mỗi năm tăng 0,8%. Với tốc độ chuyển dịch đó sau hơn 20 năm từ một tỉnh thuần nông, tại Ninh Bình đã hình thành rõ nét nền kinh tế dựa trên ngành công nghiệp và dịch vụ. 2.2.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế * Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng Trong nhóm ngành này, công nghiệp chế biến và chế tạo có tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng dần; từ 34,5% năm 1992 lên đến 61,8% năm 2005 và 54,4% năm 2012. Tuy nhiên so với cả nước thì tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến và chế tạo trong ngành công nghiệp và xây dựng của Ninh Bình vẫn còn thấp hơn. Tiếp sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành xây dựng. Ngành xây dựng đã có sự phát triển mạnh về quy mô và số lượng. Tỷ trọng của ngành xây dựng cũng có xu hướng tăng dần, từ 21,4% năm 1992 lên 28,3% năm 2005 và 37,5% năm 2012. Ngành công nghiệp khai thác trong thời kỳ 1992-2012 đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế của Ninh Bình nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm trong tổng giá trị GDP toàn ngành công nghiệp và xây dựng. Tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác giảm từ 5% năm 1992 giảm xuống 2,8% năm 2005 và 1,3% năm 2012. Công nghiệp khai thác phần lớn là khai thác đá xây dựng, khai thác than... Ngành sản xuất và phân phối điện có giá trị GDP tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, do tốc độ tăng trưởng chậm hơn các ngành khác nên tỷ trọng của ngành này trong ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm xuống từ 39,08% năm 1992 xuống còn 3,03% năm 2009, sau đó có sự tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp, khoảng 6% giai đoạn 2010- 2012. Ngành cung cấp nước, quản lý nước và nước thải chiếm tỷ trọng thấp nhất và thường có tỷ trọng dưới 1%.
  17. 15 * Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản Trong giai đoạn 1992-2012, tỷ trọng ngành nông nghiệp tuy vẫn giữ vai trò chi phối trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp nhưng có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 98,6% năm 1992 xuống còn 86,5% năm 2012. Trong ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm vị trí chi phối nhưng tỷ trọng giảm dần từ 73,6% năm 1992 xuống 64,1% năm 2005 và 62% năm 2012; ngành chăn nuôi chiếm từ 1/4 đến 1/3 giá trị sản xuất toàn ngành và có xu hướng tăng dần; tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp nhỏ nhất và tăng dần từ 1,1% năm 1995 đến 1,5% năm 2005 và 5,8% năm 2012. Ngành thủy sản còn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng dần, từ 1,7% năm 1995 lên 12,7% năm 2012. Trong ngành thủy sản, nuôi trồng thủy sản có tỷ trọng chi phối và tăng dần từ 47,3% năm 1995 đến 89,4% năm 2012; khai thác thủy sản với tỷ trọng không cao và có xu hướng giảm qua các năm từ 30,2% năm 1992 xuống còn 10% năm 2012; dịch vụ thủy sản có giá trị và tỷ trọng không đáng kể, thường chỉ dưới 1% giá trị toàn ngành. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần từ 1,7% năm 2006 xuống 0,8% năm 2012. Trong lâm nghiệp, khai thác gỗ và lâm sản chiếm tỷ trọng rất lớn trong khi đó trồng và nuôi rừng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. * Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành dịch vụ Nội bộ ngành dịch vụ Ninh Bình có xu hướng chuyển dịch sang thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kinh doanh bất động sản... Dịch vụ vận tải mặc dù có tăng giảm thất thường nhưng chiếm ưu thế trong suốt thơi kỳ với tỷ trọng những năm gần đây trên 20%, Dịch vụ thương mại chiếm vị trí thứ hai và có xu hướng gia tăng từ 10,89% năm 1992 lên 13,61% năm 2005 và 20,71% năm 2012. Dịch vụ khách sạn và nhà hàng có sự chuyển dịch không ổn đinh từ 13,5% năm 1995 xuống còn 5,13% năm 2005, những sau đó lai tăng lên và duy trì ở mức từ 8-10% từ 2009-2012. Đáng chú ý là các hoạt động của Đảng, tổ chức xã hội chiếm tỷ trọng khá cao, từ 11 đến 19% trong thời kỳ này. Dịch vụ thông tin và truyền thông chỉ dao động từ 3-6%. Giáo dục và đào tạo có sự gia tăng từ 5,33% năm 1992 lên 12,35% năm 2005 và 9,44% năm 2012. Dịch vụ chuyên môn, khoa học và công nghệ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ từ 0,26% đến 1,6%. 2.2.2.3. Thực trạng chuyển dịch của các ngành có lợi thế so sánh và hiện đại Ngành du lịch Thông qua những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng du lịch, cùng với sự đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các khu du lịch đã tạo cho ngành du lịch Ninh Bình đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. So với năm 1992 thì doanh thu hoạt động du lịch năm 2012 đã tăng 859 lần, bình quân hàng năm tăng 32,3%. Nếu xét về tỷ trọng GDP của ngành du lịch so với tỷ trọng GDP toàn tỉnh, thì dịch vụ du lịch dần chiếm vị trí quan trọng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến năm 2012, GDP du lịch chiếm 9,5% GDP toàn tỉnh. Tuy nhiên, ngành du lịch phát triển chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh (chưa đạt được mức 15% GDP như mục
  18. 16 tiêu đặt ra). Do vậy, du lịch chưa thực sự là ngành kinh tế có bước đột phá tạo bước chuyển dịch cơ cấu mạnh tại Ninh Bình. Ngành vật liệu xây dựng Ngành sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) duy trì tốc độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong toàn bộ giá trị sản xuất toàn tỉnh và trong ngành công nghiệp và xây dựng. Ngành sản xuất VLXD biến động rõ nét nhất qua 2 giai đoạn. Giai đoạn 1992-2005, tỷ trọng về giá trị sản xuất của ngành VLXD trong toàn ngành công nghiệp và xây dựng và GDP toàn tỉnh tương ứng trong khoảng từ 8,5% đến 13,7% và từ 3% đến 4,2%. Giai đoạn 2006-2012, tỷ trọng về giá trị sản xuất của ngành này trong ngành công nghiệp từ 21,8% đến 26,8% và trong GDP toàn tỉnh từ 14,7% đến 16%. Ngành thép Từ năm 1992 đến năm 2002, tỷ trọng của ngành sản xuất thép trong toàn ngành công nghiệp và xây dựng và so với toàn tỉnh tương ứng trong khoảng từ 1,8% đến 7,8% và 0,4% đến 2,3%. Như vậy, về quy mô và tỷ trọng của ngành sản xuất thép chiếm tỷ trọng thấp trong ngành công nghiệp và xây dựng. Sự biến động của ngành thép có thể chia thành 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 2003- 2005, tỷ trọng của ngành thép trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng mạnh và đạt đến mức 27%; tỷ trọng trong GDP toàn tỉnh tăng từ 8,3% lên 11,6%, Tuy nhiên, giai đoạn 2006-2012 tỷ trọng ngành thép có xu hướng giảm dần cả trong ngành công nghiệp và xây dựng và so với toàn tỉnh. Ngành viễn thông Ngành viễn thông đã phát triển nhanh chóng và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Cơ sở hạ tầng, mạng lưới viễn thông không ngừng phát triển và mở rộng đến các vùng sâu vùng xa và liên tục được bổ sung máy móc kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Giá trị sản xuất của ngành viễn thông tăng dần qua các năm với tốc độ tăng bình quân 27%/năm trong giai đoạn 1992- 2012, trong đó giai đoạn 1992-2005 đạt 23,7% và giai đoạn 2006-2012 là 34,5%. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành viễn thông trong nhóm ngành dịch vụ đạt từ 2,8% đến 5,9% và so với GDP toàn tỉnh chỉ đạt từ 0,7% đến 1,4%. Điều này cho thấy ngành viễn thông Ninh Bình là một ngành sử dụng công nghệ khoa học hiện đại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP nói chung và trong ngành dịch vụ nói riêng ở Ninh Bình. 2.2.2.4. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế Tỷ lệ lao động trong nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm từ 77,5% xuống còn 47,5 %, bình quân giảm 1%/năm. Tỷ lệ lao động trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 6,8% lên 31,7%, bình quân tăng 1,25%/năm. Chuyển dịch lao động của nhóm ngành dịch vụ không có xu hướng rõ nét trong giai đoạn 1992-2012 (có năm tăng, có năm giảm). Trong ngành công nghiệp, lao động tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, xây dựng; lao động trong các lĩnh vực khác như khai khoáng, sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí chỉ chiếm
  19. 17 tỷ trọng nhỏ.Trong nhóm ngành dịch vụ, lực lượng lao động tập trung ở ngành bán buôn, bán lẻ, sửa ô tô, mô tô và xe có động cơ, giáo dục và đào tạo, vận tải, kho bãi…, tỷ trọng lao động trong các ngành có trình độ hiện đại như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ… còn thấp. 2.2.2.5. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo ngành kinh tế Trong giai đoạn 1992 - 2012, hoạt động xuất khẩu đã có sự gia tăng nhanh và tỉnh đã khai thác các mặt hàng xuất khẩu cả truyền thống và mới và chủ động tích cực mở rộng thị trường. Xét về sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu chính của Ninh Bình vẫn là hàng công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp với tỷ trọng dao động từ 56,8% đến 98,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến - chế tạo (điện tử, dệt may, giày dép) hiện chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu, song hầu hết là gia công và lắp ráp. Cơ cấu xuất khẩu của mặt hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản dao động thất thường, giai đoạn 1995-2000 tỷ trọng có sự gia tăng mạnh và đạt 43,5% năm 1997 nhưng chuyển sang giai đoạn 2001-2008 lại giảm mạnh xuống còn mức dưới 5%/năm. Đến năm 2009-2010 lại có sự tăng lên. Điều này cho thấy cơ cấu hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Ninh Bình chịu ảnh hưởng rất lớn của diễn biến kinh tế thế giới. 2.3. Đánh giá chung về quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Ninh Bình 2.3.1. Kết quả đạt được Dựa trên kết quả đã phân tích về chuyển dịch CCNKT tại Ninh Bình theo 3 khu vực, xét cả tổng thể và chi tiết trong nội bộ từng ngành, Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả về chuyển dịch CCNKT thể hiện qua khía cạnh sau: - CCNKT đã chuyển dịch nhanh theo hướng CNH, HĐH. - Cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH. - Cơ cấu lao động theo ngành đã chuyển phù hợp với CCNKT và theo hướng CNH, HĐH. - Quá trình chuyển dịch CCNKT thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng CNH, HĐH. - Các nguồn lực xã hội phục vụ cho quá trình chuyển dịch CCNKT đã được huy động. - Quá trình chuyển dịch CCNKT đã có tác động sâu sắc đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh. - Chuyển dịch CCNKT đã có tác động làm thay đổi tư duy kinh tế mới về phát triển hàng hóa theo cơ chế thị trường. 2.3.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, trong giai đoạn 1992-2012 quá trình chuyển dịch CCNKT tại Ninh Bình còn bộc lộ những hạn chế sau: - CCNKT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH nhưng chưa thực sự cân đối.
  20. 18 - Chuyển dịch CCNKT chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh trong quá trình CNH, HĐH. - Quá trình chuyển dịch CCNKT chưa làm thay đổi cơ bản về chất của CCNKT theo hướng hiện đại. - Chuyển dịch CCNKT chưa tạo được tiềm lực cho phát triển nền kinh tế vững chắc lâu dài. - Chuyển dịch CCNKT trong CNH, HĐH chủ yếu là chuyển dịch về mặt lượng, chưa chú trọng đúng mức chuyển dịch về mặt chất. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Nguồn vốn và hiệu quả sử dụng nguồn vốn còn thấp: Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của Ninh Bình còn hạn chế do tích lũy từ nội bộ còn thấp và vốn đầu tư nước ngoài còn rất hạn chế nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng để thức đẩy chuyển dịch CCNKT và đầu tư phát triển các ngành trọng điểm theo hướng CNH, HĐH bị ảnh hưởng lớn. Kinh tế thị trường phát triển chưa thực sự đồng bộ, các thành phần kinh tế phát triển chưa bình đẳng, làm ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình còn ở mức thấp. Hệ số ICOR có xu hướng tăng nhanh qua các năm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm xuống. - Nguồn nhân lực còn hạn chế: lực lượng lao động chủ yếu tập trung trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản; tiếp đến là ngành công nghiệp sản xuất đòi hỏi nhiều năng lượng và cường độ lao động giản đơn hơn là lao động phức tạp; trong ngành dịch vụ thì lao động chủ yếu tập trung ở các ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô... còn lao động làm việc trong những ngành đòi hỏi trình độ cao thì không nhiều. Nhìn chung trình độ quản lý của cán bộ và tay nghề của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu trong tiến trình CNH, HĐH. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 34% và đặc biệt thiếu nhiều chuyên gia giỏi và thiếu nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. - Trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế: so với mặt bằng cả nước và vùng ĐBSH, trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật của Ninh Bình thấp hơn. Điều này có thể thấy những hạn chế của Ninh Bình trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh để phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ và nông lâm nghiệp; áp dụng công nghệ sinh học để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi; sử dụng công nghệ hiện đại trong chế biến sản phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn thị trường yêu cầu, đặc biệt đối với hành hoá nông sản chủ lực... Công nghệ tiên tiến, hiện đại mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực như sản xuất xi măng, đồ điện... Chuyển giao công nghệ ở Ninh Bình chưa thực sự trở thành hoạt động quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Trong thời kỳ CNH, quy mô và tốc độ chuyển giao công nghệ phát triển còn chậm do đầu tư mới từ nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn hạn chế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1