Đề tài:Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom
lượt xem 97
download
Cổ phiếu được hiểu đơn giản là giấy tờ có giá xác nhận quyền sở hữu cổ phần của doanh nghiệp. Rất nhiều công ty quyết định chon phương án phát hành cổ phiếu để phục vụ cho kế hoạch tăng trưởng của mình. Cổ phiếu là đại diện cho quyền sở hữu doanh nghiệp của mỗi cổ đông, vì thế doanh nghiệp không có trách nhiệm phải hoàn trả lại số tiền góp vốn đó cho những chủ sở hữu cổ phiếu doanh nghiệp của mình....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài:Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2010 Tên công trình Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội 1b Họ và tên sinh viên : Doãn Thùy Dƣơng - Nam/nữ : Nữ - Dân tộc : Kinh Đào Thị Ngọc - Nam/nữ : Nữ - Dân tộc : Kinh Lớp : A3 – Kế toán Khoá: K46 Năm thứ : 3/ 4 Khoa : QTKD Ngành học : Kế toán Người hướng dẫn : TS. Đào Thị Thu Giang Hà Nội - 2010 http://svnckh.com.vn 1
- MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................... 5 DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. 6 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 8 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN. ....... 12 1.1 Công ty cổ phần ............................................................................... 12 1.2 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần ................................................... 12 1.2.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn .................................................. 12 1.2.2 Cơ cấu vốn mục tiêu ................................................................... 15 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu vốn mục tiêu ............................................................................................................. 15 1.3. Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần ..................... 16 1.3.1 Vay vốn ngân hàng ..................................................................... 16 1.3.2 Tín dụng thương mại .................................................................. 16 1.3.3 Phát hành chứng khoán .............................................................. 17 1.3.4 Các hình thức huy động vốn khác .............................................. 17 1.4 Huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu ... 17 1.4.1 Cổ phiếu và hình thức phát hành cổ phiếu ................................. 17 1.4.2 Trái phiếu và hình thức phát hành trái phiếu .............................. 20 1.5 Khái quát về hiệu quả huy động vốn ............................................. 25 1.5.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn............................................... 25 1.5.2 Tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn .................................. 25 1.6. Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn của công ty cổ phần ........................................................................................................ 28 1.6.1 Các nhân tố khách quan ............................................................. 28 1.6.2 Các nhân tố chủ quan ................................................................. 29 http://svnckh.com.vn 2
- CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM....................................................................................................... 31 2.1. Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu tại các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam ................................... 31 2.1.1 Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam ............... 31 2.1.2 Những xu hướng mới trong hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại các công ty cổ phần Việt nam ................... 34 2.2 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Vincom ............................ 36 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .............................. 36 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vincom ................. 37 2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vincom .............................. 39 2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty ................................................... 40 2.3 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của công ty Vincom ...................................................................................... 40 2.3.1 Những đợt huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của Vincom ................................................................................................. 40 2.3.2 Phân tích việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) ................................................................ 41 2.3.3 Phân tích việc huy động vốn qua đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng đầu năm 2008 của Vincom ....................................................... 45 2.4 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu của công ty Vincom ...................................................................................... 47 2.4.1 Những đợt huy động vốn của Vincom thông qua hình thức phát hành trái phiếu ..................................................................................... 47 2.4.2 Phân tích kết quả của đợt phát hành trái phiếu lần thứ 2(2008) 48 2.4.3 Phân tích kết quả của 2 đợt phát hành trái phiếu (đợt 3 và đợt 4) của công ty Vincom trong quý 4 năm 2009.......................................... 50 CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM THÔNG QUA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ............... 54 http://svnckh.com.vn 3
- 3.1 Quy mô, kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2009 của Vincom 54 3.2 Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ tiêu ................... 61 3.3 Đánh giá huy động vốn nói chung của các công ty trong cùng ngành ...................................................................................................... 66 CHƢƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN .............................................................. 69 4.1 Những yếu tố bên trong tác động tới quá trình huy động vốn của Vincom .................................................................................................... 69 4.1.1 Mạng lưới thông tin hiệu quả ...................................................... 69 4.1.2 Làm đẹp báo cáo tài chính.......................................................... 70 4.1.3 Quản lý chưa chặt chẽ chi phí huy động vốn ............................ 70 4.2 Những yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình huy động vốn của Vincom ............................................................................................. 71 4.2.1 Chứng khoán vẫn chủ yếu để “lướt sóng” .................................. 71 4.2.2 Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh ............................................. 72 4.2.3 Tính thanh khoản của thị trường còn yếu ................................... 72 4.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu đối với các công ty cổ phần ............. 73 4.3.1 Tạo dựng độ tin cậy của công ty................................................. 73 4.3.2 Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty .............................. 74 4.3.3 Tài sản bảo đảm ......................................................................... 75 4.3.4 Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn ......................................... 75 4.3.5 Xây dựng đội ngũ nhân lực và lãnh đạo hoạt động hiệu quả ..... 75 4.3.6 Chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng ....................... 76 4.3.7 Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chứng khoán để đạt được mục tiêu ...................................................................................... 78 4.4 Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng ............. 80 KẾT LUẬN ................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 85 http://svnckh.com.vn 4
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Vincom................................. 38 Bảng 2.2 : Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Vincom trước khi phát hành IPO .............................................................................................. 41 Bảng 2.3: Tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vincom trước khi phát hành IPO .............................................................................. 42 Bảng 2.4 : Chỉ tiêu đầu tư và doanh thu của Vincom trong quý II và III ..... 43 Bảng 2.5: Chỉ tiêu nguồn vốn trong quý I năm 2008 của Vincom ............... 46 Bảng 2.6: Chỉ tiêu tài chính trong quý I, II năm 2008 của Vincom .............. 49 Bảng 2.7: Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ quý I, II năm 2008 của Vincom ......................................................................................................... 50 Bảng 2.8: Chỉ tiêu tài chính 4 quý năm 2009 của Vincom .......................... 51 Bảng 2.9: Bảng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ và hệ số nợ quý III, IV năm 2009 của Vincom ......................................................................................................... 52 Bảng 3.1: Chỉ tiêu nguồn vốn năm 2006 – 2007 của Vincom ..................... 54 Bảng 3.2 : Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Vincom năm 2006 – 2007 . 55 Bảng 3.3 : Phân tích cơ cấu nguồn vốn thay đổi qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ............................................................................................................. 58 Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn thay đổi năm 2008 – 2009 của Vincom ....... 60 Bảng 3.5: Bảng tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ các năm của Vincom .......... 61 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu của Vincom năm 2007 – 2009 ..................................................... 64 Bảng 3.7: Bảng cơ cấu nguồn vốn và chi phí huy động của hình thức phát hành cổ phiếu của Vincom năm 2007- 2009 ............................................... 65 Bảng 3.8: Bảng cơ cấu nguồn vốn và chi phí huy động của hình thức phát hành trái phiếu của Vincom năm 2007- 2009 ............................................. 66 http://svnckh.com.vn 5
- DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh STT Bông Bạch Tuyết BBT 1 BĐS Bất động sản 2 Cổ phần CP 3 Công ty cổ phần CTCP 4 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 5 ĐHNT Đại học Ngoại thương 6 Lợi nhuận trước thuế và Earnings Before Interest and EBIT 7 lãi vay Taxes Phát hành cổ phiếu lần IPO Initial public offering 8 đầu ra công chúng Hồ Chí Minh HCM 9 HĐQT Hội đồng quản trị 10 Sàn giao dich chứng HOSE 11 khoán tại Hồ Chí Minh National Association of NASDAQ Securities Dealers Automated 12 Quotation System Nhà xuất bản NXB 13 Sàn chứng khoán New NYSE New York Stock Exchange 14 York Over The Counter Bulletin OTCBB 15 Board Thị trường yết giá điện tử Pink Sheets ("Bảng Pink Sheet 16 hồng") Thành phố TP 17 Tiến sĩ TS 18 Thị trường chứng khoán TTCK 19 VIC Vincom 20 http://svnckh.com.vn 6
- VNĐ Việt Nam Đồng 21 http://svnckh.com.vn 7
- LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Đối với các doanh nghiệp, bài toán về vốn luôn là vấn đề nan giải nhất. Nó không chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp mà còn đi theo suốt trong cả quá trình kinh doanh. Thêm vào đó, việc chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization) vào ngày 11/01/2007 đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức to lớn trong việc hội nhập vào nền kinh toàn cầu. Trước tình hình này, sự “khát vốn” của các doanh nghiệp tại Việt Nam lại càng trở nên mạnh mẽ. Đặc biệt là công ty đa ngành như Vincom thì nhu cầu về nguồn vốn lại càng rất lớn. Tuy hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh dịch vụ khách sạn, sân golf,…nhưng lĩnh vực chủ chốt nhất của Vincom vẫn là kinh doanh bất động sản. Hiện tại, trong các dự án bất động sản mà công ty đang tiến hành phải kể đến một số dự án lớn sau: dự án trung tâm thương mại- dịch vụ - khách sạn – văn phòng – căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe ngầm Vincom tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (Dự án EDEN) ước tính cần 4.500 tỷ đồng; tổ hợp khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, giáo dục và căn hộ - thành phố Hoàng Gia (ROYAL CITY) ước tính cần 9.999 tỷ đồng; dự án tổ hợp 8/3 và Hanosimex (ECO CITY) ước tính cần tới 20.000 tỷ đồng,1... Với một nhu cầu vốn lớn đến như vậy, việc chỉ trông chờ vào nguồn vốn vay từ ngân hàng là không thể. Để giải quyết tình hình, công ty Vincom đã tìm đến hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc huy động vốn, đặc biệt là hình thức huy động thông qua thị trường chứng khoán, cùng với sự ham thích nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, chúng em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần 1 Nguồn: Báo cáo niêm yết của Vincom trên sàn HOSE ngày 26/2/2010 http://svnckh.com.vn 8
- thông qua mô hình công ty Vincom” để làm đề tài nghiên cứu khoa học. Thông qua việc nghiên cứu những thành công và vấn đề mà công ty Vincom gặp phải, chúng tôi mong sẽ tìm kiếm được những phương pháp hữu ích giúp các công ty cổ phần tại Việt Nam có thể gỡ bỏ mối lo lắng về vấn đề “huy động vốn”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay huy động vốn đang là vấn đề nóng bỏng đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp và là đề tài nghiên cứu của nhiều sinh viên vàcác nhà nghiên cứu kinh tế. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã được tiếp cận với một số tài liệu như sau: - TS. Bùi Nguyên Hoàn (2002) “ Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần”, NXB Lao động. Đây là một trong những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về thị trường chứng khoán của Việt Nam. Nó đã đưa ra được đặc điểm, kết cấu của thị trường chứng khoán, cũng như đưa ra những cách thức chung nhất để lựa chọn các loại cổ phiếu của công ty cổ phần. - TS. Đàm Văn Huệ (2006) “ Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Tài liệu này cung cấp cái nhìn tổng quan về đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ đến những kiến thức chuyên khảo về vốn, từ đó dẫn dắt đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng, tính toán chi phí và xây dựng nguồn vốn tối ưu cho doanh nghiệp. - Mạc Quang Huy (2008) “ Cẩm nang ngân hàng đầu tư”, NXB Thống kê. Tài liệu này dành một chương nghiên cứu về thực trạng thị trường vốn và tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó giới thiệu và phân tích về hình thức ngân hàng đầu tư – một hình thức công ty mới trong thị trường chứng khoán Việt Nam. - Luận văn: “Sử dụng các công cụ tài chính có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu để huy động vốn” – Phạm Thị Thanh Tâm, Phan Trần Trung Dũng, ĐHNT, 2005. Đề tài này đã đưa ra cái nhìn khái quát về thị trường chứng khoán Việt Năm từ năm 2000 – 2007 và tập trung vào công cụ chứng khoán chuyển đổi, đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi do các Ngân hàng Thương mại phát hành để huy động vốn. Đây cũng sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả cho huy động vốn tại các doanh nghiệp http://svnckh.com.vn 9
- Việt Nam trong những năm tới sau khi đã giải quyết được những trở ngại còn tồn tại. Tuy nhiên hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các công ty cổ phần, và làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của hình thức huy động vốn này. Vì thế đề tài của chúng tôi không trùng lặp với các nghiên cứu khoa học khác. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả huy động vốn của công ty CP thông qua phân tích quá trình phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty Vincom. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: trong quá trình nghiên cứu đề tài, một số câu hỏi đặt ra cần giải quyết như sau: - Huy động vốn của công ty cổ phần bao gồm những hình thức nào? - Các chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh giá hiệu quả huy động vốn? - Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn là gì, như thế nào? - Huy động vốn của công ty Vincom có hiệu quả không? - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các công ty cổ phần Việt Nam trong thời gian tới? 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp, điều tra, phỏng vấn, tổng hợp, so sánh, vận dụng lý luận, đối chiếu thực tiễn, phân tích số liệu liên quan đến việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán để nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài có tham khảo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế về vấn đề tài chính. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và hiệu quả huy động vốn của công ty cổ phần. Phân tích và đánh giá thực trạng về vấn đề huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu tại Vincom - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứ phân tích, đánh giá các số liệu liên quan tới việc huy động vốn của Vincom trong thời gian 2007 – 2009. http://svnckh.com.vn 10
- 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Thông qua việc nghiên cứu, đề tài có những đóng góp như sau: - Về mặt lý luận: Bổ sung cơ sở lý luận về vấn đề hiệu quả huy động vốn cho các công ty cổ phần thông qua thị trường chứng khoán. - Về mặt thực tiễn: Đưa ra những giải pháp, kiến nghị là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược tài chính của công ty Vincom nói riêng và các công ty cổ phần nói chung. http://svnckh.com.vn 11
- CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN. 1.1 Công ty cổ phần “Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông”.2 Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó. Các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông tương đối lớn. Các quy định cụ thể của cả 6 sàn chứng khoán Hoa Kỳ đều cho thấy điều này, từ các sàn sơ khai như Pink Sheet, OTCBB, NASDAQ, NYSE3; trong đó OTCBB yêu cầu công ty ít nhất có 40 cổ đông, còn NYSE lại yêu cầu công ty phải có ít nhất 2.000 cổ đông. 1.2 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần 1.2.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn Cơ cấu vốn (capital structure) là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Phần đông doanh nghiệp chúng ta, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn nhận về tỷ lệ này khá đơn giản. Thường thì chúng ta tự nhẩm tính khi nào thì nên mượn nợ, khi nào thì kêu gọi thêm vốn chủ sỡ hữu. Dĩ nhiên những tính toán đó phần nào cũng có “lý” của người quyết định. Tuy vậy, nếu chúng ta biết rằng, việc xác định 2 Trích điều 77, chương IV, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005, NXB Lao Động 3 Pink Sheet: thị trường yết giá điện tử Pink Sheets ("Bảng hồng"); OTCBB: Over The Counter Bulletin Board; NASDAQ: National Association of Securities Dealers Automated Quotation System; NYSE: New York Stock Exchange – NYSE (Sàn chứng khoán New York) http://svnckh.com.vn 12
- một cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn, rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp, làm tốn không biết bao nhiêu bút mực của giới học thuật lẫn các nhà quản lý tài chánh kinh nghiệm, thì có lẽ chúng ta sẽ bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và sẽ thận trọng hơn trong quyết định của mình. Các doanh nghiệp cần phải nhận định rõ ràng những ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng nợ phải trả cũng như vốn chủ sở hữu để có thể linh hoạt vận dụng và điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp với tình hình thực tế và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. 1.2.1.1 Ưu và nhược điểm của việc sử dụng nợ - Ưu điểm: Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc dùng nợ thay cho vốn chủ sỡ hữu đó là lãi suất mà doanh nghiệp phải trả trên nợ được miễn thuế. Trong khi đó thì cổ tức hay các hình thức thưởng khác cho chủ sỡ hữu phải bị đánh thuế. Trên nguyên tắc mà nói, nếu chúng ta thay vốn chủ sở hữu bằng nợ thì sẽ giảm được thuế doanh nghiệp phải trả, và vì thế tăng giá trị của doanh nghiệp lên. Một điều cần lưu ý, với những nước mà nhà đầu tư phải trả thuế thu nhập cá nhân với mức cao thì ưu điểm này của nợ sẽ bị giảm hay trở thành yếu điểm. Ưu điểm thứ hai của nợ, đó là thông thường nợ rẻ hơn vốn chủ sỡ hữu. – nói đơn giản là lãi suất ngân hàng, hay lãi suất trái phiếu thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư. Do đó khi tăng nợ tức là giảm chi phí chi ra trên một đồng tiền mặt và vì thế tăng cao lợi nhuận, cũng như gía trị của công ty. Vì tính chất này mà tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu còn được gọi là tỷ số đòn bẩy. - Nhược điểm: Doanh nghiệp không thể tăng nợ lên mức quá cao so với chủ sỡ hữu. Khi đó công ty sẽ rơi vào tình trạng tài chính không lành mạnh, và dẫn đến những rủi ro khác. Những công ty có tỷ lệ nợ cao, sẽ "nhát tay” trong việc nắm bắt những cơ hội đầu tư. Chúng cũng có khuynh hướng giảm bớt những chi phí tạo ra hiệu quả trong tương lai như chi phí nghiên cứu và phát triển, huấn luyện, xây dựng thương hiệu. Kết quả là những doanh nghiệp này đã bỏ qua những cơ hội để tăng giá trị của http://svnckh.com.vn 13
- doanh nghiệp. Mức nợ cao còn dẫn đến những nguy cơ mất khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp. Nguy cơ càng cao hơn khi sản phẩm của công ty có vòng đời phục vụ và bảo hành lâu dài. Một ví dụ rõ nhất là công ty xe hơi Chrysler đã bị giảm 40% doanh số khi phải đối diện nguy cơ phá sản vì nợ nần vào năm 1979. Ngoài ra công ty có mức nợ cao còn tạo ra sự mâu thuẫn giữa các chủ nợ và nhà đầu tư khi công ty sắp phải ngừng họat động để trả nợ. Khi có nguy cơ đó xảy ra, các nhà đầu tư “khôn ngoan” sẽ tìm cách đầu tư dưới mức – under investment. Tức là họ sẽ tập trung đầu tư vào những dự án, rủi ro cao, tạo ra giá trị thấp trong tương lai, nhưng có thể đem lại tiền mặt để có thể chia dưới dạng cổ tức ngay lúc này. Trong khi đó những chủ nợ lại muốn công ty đầu tư vào những dự án ít rủi ro và tạo được giá trị cao trong tương lai. Và mâu thuẫn vì thế phát sinh. 1.2.1.2 Ưu và nhược diểm của việc sử dụng vốn chủ sở hữu - Ưu điểm: Vốn chủ sở hữu sẽ vẫn cần phải tăng khi công ty cần thêm vốn đẻ hoạt động, mở rộng kinh doanh. Tăng để cân bằng với nợ và giữ cho công ty ở trong tình trạnh tài chính lành mạnh. Một lý do để các nhà đầu tư tăng vốn chủ sở hữu nữa là khi thị trường định giá cổ phiếu của nó cao hơn giá trị nội tại (overprice). Phát hành vốn trong trường hợp đó sẽ tạo ra lợi nhuận tài chính cho công ty, và thực chất là tăng phần lãi nhuận cho những nhà đầu tư hiện hữu. - Nhược điểm: Một trong những điểm không thuận lợi của vốn chủ sỡ hữu đó là giá thành (hay chi phí) của nó cao hơn chi phí của nợ. Dĩ nhiên, vì không người đầu tư nào bỏ tiền đầu tư vào công ty gánh chịu những rủi ro về họat động và kết quả kinh doanh của công ty mà lại chịu nhận tiền lãi bằng lãi suất cho vay nợ. Việc này cùng với tính chất không được miễn trừ thuế làm cho chi phí vốn càng cao hơn. Việc này này dẫn tới một điểm không thuận lợi khác, là khi vốn chủ sỡ hữu càng cao, số lượng người chủ sỡ hữu càng nhiều, thì áp lực về kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như sự quản lý, giám sát của họ lên các nhà điều hành công ty càng lớn. http://svnckh.com.vn 14
- 1.2.2 Cơ cấu vốn mục tiêu Do cơ cấu vốn có ảnh hưởng đến lợi nhuận dành cho cổ đông nên công ty cần thiết hoạch định cơ cấu vốn mục tiêu (target capital structure). Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp hài hoà giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề ra. Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro, vì sử dụng nhiều nợ làm gia tăng rủi ro công ty, nhưng tỷ lệ nợ cao nói chung đưa đến lợi nhuận kỳ vọng cao. Bên cạnh đó, mọi cấu trúc vốn chỉ có thể tối ưu trong một giai đoạn nào đó, một thời điểm nào đó tương ứng với tỷ trọng về nợ và cổ phần thích hợp. Do đó ở mỗi giai đoạn khác nhau thì cơ cấu vốn mục tiêu cũng khác nhau. Điều quan trọng của các nhà hoạch định chính sách cơ cấu vốn doanh nghiệp là phải xác định được những nhân tố có thể, đang, đã và sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành cơ cấu vốn. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu vốn mục tiêu Có những nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn cơ cấu vốn của doanh nghiệp do đó khi xây dựng cơ cấu vốn tối ưu cần lưu ý các nhân tố ảnh hưởng sau : Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp: Rủi ro phát sinh đối với tài sản của doanh nghiệp ngay cả khi doanh nghiệp không sử dụng nợ. Doanh nghiệp nào có rủi ro doanh nghiệp càng lớn thì càng hạ thấp tỷ lệ nợ tối ưu. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Do lãi vay là yếu tố chi phí trước thuế nên sử dụng nợ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế. Tuy nhiên điều này sẽ không còn ý nghĩa nữa đối với những doanh nghiệp nào được ưu đãi hay vì lý do gì đó mà thuế suất thuế thu nhập ở mức thấp. Rủi ro tài chính: Sử dụng nợ nhiều làm giảm đi sự chủ động về tài chính đồng thời làm xấu đi tình hình bảng cân đối kế tóan khiến cho những nhà cung cấp vốn ngần ngại cho vay hay đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Mặt khác sử dụng nợ nhiều làm giảm tính thanh khỏan, làm tăng rủi ro tài chính. Điểm hòa vốn EBIT: Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn đó chính là lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT4) đạt được của doanh nghiệp có đủ bù đắp được lãi vay hay chưa? Nếu EBIT nhỏ hơn lãi vay thì rõ 4 EBIT: Earnings Before Interest and Taxes http://svnckh.com.vn 15
- ràng doanh nghiệp đã bị rủi ro tài chính, khi đó doanh nghiệp không nên sử dụng nợ vay để hạn chế bớt rủi ro. Nếu EBIT lớn hơn lãi vay, khi đó ta xem doanh nghiệp đã sử dụng nợ có hiệu quả chưa? Muốn biết điều này phải so sánh mối quan hệ giữa EBIT và EBIT hòa vốn. Giai đọan phát triển trong chu kỳ sống của doanh nghiệp: Bất kỳ doanh nghiệp nào tồn tại và họat động đều trải qua 4 giai đọan là khởi sự, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái. Trong mỗi giai đọan thì nhu cầu vốn rất khác nhau, do đó cấu trúc vốn cũng có sự khác biệt rất lớn. Giai đọan phát triển của doanh nghiệp trong chu kỳ sống đó ảnh huởng rất lớn đến việc xác lập cho doanh nghiệp một cấu trúc vốn hợp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất và rủi ro thấp nhất, từ đó làm cho tỷ lệ nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn cổ phần cũng thay đổi theo mỗi giai đọan. Vì vậy điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định được mình đang nằm trong giai đọan nào để có chiến lược huy động xây dựng cấu trúc vốn hợp lý. Các nhân tố khác : Chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc điểm của nền kinh tế, khả năng tài trợ linh họat của thị trường vốn, những diễn biến của thị trường vốn, quyền kiểm soát, đặc tính của từng ngành kinh doanh … 1.3. Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần có rất nhiều kênh để huy động vốn. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn một số những kênh huy động vốn chính mà các công ty cổ phần thường sử dụng. 1.3.1 Vay vốn ngân hàng Đây là nguồn tài trợ hết sức quan trọng đối với các công ty cổ phần hiện nay. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, do việc sử dụng vay nợ ngân hàng có thể mang lại lợi ích cho chủ sở hữu doanh nghiệp nên nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vay nợ ngân hàng như một nguồn vốn thường xuyên của mình. 1.3.2 Tín dụng thương mại Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau, biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Để thanh toán hoặc đòi tiền lẫn http://svnckh.com.vn 16
- nhau, các doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ như hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ hay séc... Những loại giấy tờ này, nếu còn giá trị, đều có thể chuyển nhượng lại. 1.3.3 Phát hành chứng khoán Đây là hình thức huy động vốn thông qua phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể hình thức này trong phần sau. 1.3.4 Các hình thức huy động vốn khác Các hình thức kể trên là các hình thức huy động vốn chủ yếu của công ty cổ phần, ngoài ra, công ty cũng có thể huy dộng vốn bằng một số hình thức khác tuy nhiên không đạt được hiệu quả bằng. Ví dụ như: - Thuê tài chính: một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên thuê và bên cho thuê. Trong các hình thức kể trên thì hình thức huy động vốn thông qua phát hành chứng khoán được đánh giá cao và cho là hiệu quả nhất. Đặc biệt, do tính chất loại hình doanh nghiệp, chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Cho nên, hầu như các công ty cổ phần tại Việt Nam đều rất chú trọng vào hình thức này. 1.4 Huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu 1.4.1 Cổ phiếu và hình thức phát hành cổ phiếu 1.4.1.1 Khái niệm cổ phiếu “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”5 Như vậy số vốn chủ sở hữu ban đầu của công ty cổ phần được hình thành thông qua việc phát hành cổ phiếu. Việc góp vốn cổ phần được thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu. Khi mua cổ phiếu, những người đầu tư hay các cổ đông sẽ trở thành những người chủ sở hữu với công ty. Mức độ sở hữu đó tùy thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà công ty nắm giữ. Là chủ sở hữu, các cổ đông cùng nhau chia sẻ mọi thành quả cũng như tổn thất trong quá trình hoạt động của công ty. 5 Trích Khoản 1 Điều 85, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005, NXB Lao Động http://svnckh.com.vn 17
- 1.4.1.2. Phân loại và ưu nhược điểm của các loại cổ phiếu Trong các nghiên cứu về cổ phiếu thì loại hình chứng khoán này được phân chia thành nhiều loại dựa trên những tiêu chí về quyền lợi cổ đông, hình thức cổ phiếu…Tuy nhiên khi xem xét cổ phiếu của công ty cổ phần, người ta thường phân chia theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. a. Cổ phiếu phổ thông hay còn gọi là cổ phiếu thường là nền tảng của công ty cổ phần. Cổ phiếu thường tạo cho người chủ sở hữu những quyền và lợi ích cơ bản khi đầu tư vào công ty cổ phần. Đặc trưng cơ bản nhất của cổ phiếu thường là gắn với quyền bỏ phiếu và được xác lập theo nguyên tắc “mỗi cổ phần một lá phiếu”. Lợi ích việc phát hành cổ phiếu thường - Phát hành cổ phiếu thường giúp công ty tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải trả lợi tức cố định như sử dụng vốn vay. Nếu công ty không may chỉ thu được ít lợi nhuận hoặc bị lỗ thì công ty có thể quyết định không phân chia lợi tức cổ phần cho các cổ đông thường đến khi tình hình hoạt động của công ty tốt hơn. Hơn nữa, đây là hình thức huy động vốn từ bên ngoài nhưng công ty không phải hoàn trả vốn gốc theo kỳ hạn cố định. Điều này giúp công ty chủ động sử dụng vốn linh hoạt trong kinh doanh mà không phải lo gánh nặng nợ nần như sử dụng vốn vay. - Việc phát hành thêm cổ phiếu thường làm tăng thêm vốn chủ sở hữu của công ty, từ đó làm giảm hệ số nợ và tăng thêm mức độ vững chắc về tài chính của công ty, làm tăng mức độ tín nhiệm và khả năng vay vốn cho công ty - Thông thường thì cổ phiếu thường được bán ra dễ dàng hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu do có mức lợi tức cao và không bị giới hạn. Mặt khác, đối với http://svnckh.com.vn 18
- nhà đầu tư thì cổ phiếu thường còn tạo ra sự bảo vệ chống tác hại của lạm phát tốt hơn so với cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu. Bởi cổ phiếu thường đại biểu cho quyền sở hữu công ty, đầu tư vào cổ phiếu thường là đầu tư vào tài sản trong công ty chứ không dưới dạng tiền như trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi. Khi lạm phát, trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi sẽ bị mất giá một cách tương đối trên thị trường. Hạn chế của phát hành cổ phiếu thường - Việc phát hành cổ phiếu thường sẽ làm tăng thêm cổ đông mới, từ đó làm phân chia quyền biểu quyết và kiểm soát của công ty, dẫn tới quyền phân phối thu nhập cao cho các cổ đông mới, nó làm bất lợi cho cổ đông hiện hành. Vì thế các công ty nhỏ hoặc mới thành lập thường tránh việc phát hành thêm cổ phiếu ra bên ngoài. - Chi phí cho việc phát hành cổ phiếu thường: chi phí hoa hồng, quảng cáo, bảo hiểm, bảo lãnh…cao hơn nhiều so với chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu do mức độ rủi ro của cổ phiếu thường cao hơn, cần quảng cáo để hấp dẫn các nhà đầu tư. - Lợi tức cổ phần không được tính trừ vào thu nhập chịu thuế, trong khi đó, lợi tức trái phiếu hay lợi tức tiền đi vay được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. - Việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng làm tăng số cổ phiếu đang lưu hành. Nếu công ty kinh doanh không tốt thì sẽ có nguy cơ làm sụt giảm thu nhập trên một cổ phần. Điều này tác động bất lợi tới giá cổ phiếu trên thị trường. b. Cổ phiếu ưu đãi Ngoài cổ phiếu phổ thông là cổ phiếu bắt buộc, công ty cổ phần có quyền lựa chọn và phát hành các cổ phiếu ưu đãi tù y thuộc điều kiện cụ thể của mỗi công ty nhằm thiết lập cơ cấu vốn linh hoạt phù hợp với yêu cầu phát triển của mình. http://svnckh.com.vn 19
- Thông thường, cổ phiếu ưu đãi được công ty sử dụng để tăng vốn khi tỷ trọng nợ đã quá cao làm giảm vị thế tín dụng của công ty. Lợi ích của phát hành cổ phiếu ưu đãi: - Mặc dù cổ phiếu ưu đãi phải trả lợi tức nhất định giống như trái phiếu nhưng điểm lợi hơn là không phải trả đúng hạn mà có thể hoãn lại nếu điều kiện công ty chưa cho phép. Điều này giúp công ty tránh khỏi những nguy cơ khi trong tình trạng khó khăn, chưa thanh toán được khoản lợi tức. Đặc biệt vì khoản lợi tức này cố định nên cổ đông thường sẽ không bị chia sẻ quyền lợi hay lợi ích cổ tức của mình. Hình thức này cũng giúp cho công ty tránh việc chia sẻ quyền kiểm soát và quản lý cho cổ đông mới. - Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi không bắt buộc công ty phải thế chấp, cầm cố tài sản. Hơn nữa, do cổ phiếu ưu đãi không có thời hạn hoàn trả và không bắt buộc phải lập quỹ thanh toán nên việc sử dụng cổ phiếu ưu đãu linh hoạt hơn tr ái phiếu Hạn chế của hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi: - Lợi tức của cổ phiếu ưu đãi cũng như cổ phiếu thường không được trừ vào thu nhập chịu thuế của công ty. Điều này khiến cho chi phí sử dụng cổ phiếu ưu đãi cao hơn so với sử dụng trái phiếu. Đây là điểm bất lợi mà các công ty thường xem xét để ra quyết định chọn phát hành cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu để huy động vốn. 1.4.2 Trái phiếu và hình thức phát hành trái phiếu 1.4.2.1 Khái niệm trái phiếu Cùng với cổ phiếu là công cụ huy động vốn chủ sở hữu, công ty cổ phần có thế sử dụng trái phiếu để vay vốn trung và dài hạn, đáp ứng về nhu cầu vốn kinh doanh có lúc vượt ngoài khả năng tài chính của các cổ đông. http://svnckh.com.vn 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh Bắc Hà Nội – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
83 p | 1808 | 322
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm
122 p | 497 | 226
-
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại CP An Bình chi nhánh An Giang
61 p | 558 | 167
-
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tam Nông - Đồng Tháp
78 p | 471 | 145
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thị xã Lagi
111 p | 247 | 79
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng NN&PTNT Quảng Uyên – Cao Bằng
52 p | 304 | 75
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội
70 p | 242 | 75
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á chi nhánh Hà Nội
79 p | 251 | 63
-
Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Huế
90 p | 112 | 24
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Nam Sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế
72 p | 67 | 12
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đông Á - CN Huế
81 p | 97 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Dung Quất - Quảng Ngãi
94 p | 75 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Vietinbank - Chi nhánh thành phố Nam Định
91 p | 8 | 3
-
Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á
113 p | 10 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phủ Quỳ
99 p | 9 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh - Chi nhánh Hồ Gươm
121 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Tăng cường hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sa Đéc
109 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh huyện Mai Sơn
92 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn