Đề tài: Khảo sát kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thương Mại
lượt xem 332
download
Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thế bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ Quốc Việt Nam . Nhất là các bạn sinh viên – nguồn lao động trí thức góp phần quan trọng phát triển nền...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Khảo sát kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thương Mại
- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài Khảo sát kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Thương Mại
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................. 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ ..... 1 1.2. XÁC LẬP VÀ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI .............................. 2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................... 2 1.4. CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU ......................................... 3 1.5. PH ẠM VI NGHIÊN CỨU. ................................ ................................................ 3 1.6. Ý NGH ĨA CỦA NGHIÊN CỨU ........................................................................ 3 CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG MỀM. ................................................................ ................................................................... 4 2.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN. ................................ ........... 4 2.1.1. Khái niệm kỹ năng. ......................................................................................... 4 2.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm. ................................ ................................................ 5 2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀM VỚI SINH VIÊN ................... 7 2.2.1. Tầm quan trọng............................................................................................... 7 2.2.2. Các kỹ năng mềm cần thiết. .......................................................................... 12 2.3 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC H ÀNH KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ..................................... 27 2.3.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm. ................. 27 2.3.2 . Ý thức của sinh viên trong việc rèn luyện kỹ năng mềm. ............................ 28 2.4. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VỀ VIỆC NH ÌN NH ẬN ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI ............................... 29 2.4.1. Trên thế giới. ................................ ................................................................. 29 2.4.2. Ở Việt Nam. ................................................................................................ ... 31 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC K ẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN THƯƠNG MẠI. ... 34
- 3.1. PHƯƠNG PHÁP THU TH ẬP VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .......................... 34 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ....................................................................... 34 3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. ......................................................... 34 3.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. ....................................................... 36 3.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu. .................................................................... 36 3.2. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN THƯƠNG ....................................................................... 37 3.2.1. Nhân tố khách quan ...................................................................................... 37 3.2.1.1. Chính sách đào tạo của nhà nước............................................................... 37 3.2.1.2. Cơ chế đào tạo của nhà trường ................................................................ ... 38 3.2.2. Nhân tố chủ quan .......................................................................................... 44 3.2.2 .1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của kỹ năng mềm .................. 45 3.2.2 .2.Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của bản thân mỗi sinh viên ........................ 46 3.3. K ẾT QUẢ ĐIỀU TRA ................................ ................................ ..................... 47 CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN THƯƠNG MẠI. ................................................................................. 51 4.1. XU THẾ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN GIAI ĐOẠN 2010 -2015................................................................................................................. 51 4.1.1. Sự phát triển kinh tế ................................ ................................ ..................... 51 4.1.2. Đào tạo của nhà trường ................................................................................ 53 4.1.3. Tự bản thân mỗi SV. ................................ ................................ ..................... 53 4.2. CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN ................................................................ 54 4.2.1. Các kết luận. ................................................................ ................................ .. 54 4.2.1.1. Thành công và nguyên nhân....................................................................... 54 4.2.1.2. Tồn tại và nguyên nhân................................................................ ............... 56 4.2.2. Các phát hiện. ................................................................................................ 59 4.2.2.1. Chính sách đào tạo của nhà trường. ................................ ........................... 59 4.2.2.2. Đội ngũ đào tạo. .......................................................................................... 60 4.2.2.3. Môi trường rèn luyện kỹ năng mềm. ................................ ........................... 61 4.2.2.4. Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên. ............................................ 61 4.3. CÁC ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP .................................................................... 62
- 4.3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao chính sách đào tạo của nhà trường. ................ 62 4.3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao đội ngũ đào tạo. ..................................... 63 4.3.3. Giải pháp nhằm tạo môi trường cho sinh viên rèn luyện kỹ năng mềm. .... 63 4.3.4. Giải pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên.... 65 K ẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PH Ụ LỤC
- LỜI CẢM ƠN Chúng em xin chân thành cảm ơn khoa quản trị doanh nghiệp trường đại học Thương Mại đã tạo điều kiện tốt cho chúng em thực hiện đề tài nghiên cứu này. Chúng em xin chân thành cám ơn cô Trần Th ị Hoàng Hà đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Chúng em xin chân thành cám ơn thầy cô trong trường đã tận tình giảng dạy trang bị cho chúng em kiến thức quý báu trong thời gian qua. Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cám ơn các bạn sinh viên trong trường đac giúp đỡ chúng tôi trong quá trình nghiên cứu điều tra phục vụ cho đề tài. Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thiện bài nghiên cứu trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không thiếu khỏi những thiếu sót. Chúng em kính mong nhận được sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của thầy cô và các bạn. Nhóm sinh viên thực hiện. Đinh Thị Phương Liên Đặng Thị Phương Thảo Nguyễn Thị Lan
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 .SV Sinh viên 2 .ĐHTM Đại Học Thương Mại Thương mại 3 .TM Kỹ năng mềm 4 .KNM Học chế tín chỉ 5 .HCTC Giáo dục 6 .GD 7 .ĐT Đào tạo Việt Nam 8 .VN 9 .ĐH Đại học
- DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Yêu cầu về kỹ năng đố i với sinh viên m ới tố t nghiệp phân th eo hình thức sở hữ u, n gành, và vị trí tu yển dụng…………………………………………………6 + 7 Biểu đồ 1: Kết quả tự đánh giá của các bạn sinh viên Thương m ại về kỹ năng mềm của bản thân ………………………………………………………………............47 Biểu đồ 2: Kết quả đánh giá của sinh viên Thương Mại về mức độ cần thiết của các kỹ năng trong học tập ………………………………………………………...........48 Biểu đồ 3 : Kết quả đánh giá của sinh viên Thương Mại về mức độ cần thiết của các kỹ năng khi đi làm ………………………………………………………………..49
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Th ế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất n ước. Để có thế bắt kịp đ à phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, m à lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lư ợng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ Quốc Việt Nam . Nhất là các bạn sinh viên – nguồn lao động trí thức góp phần quan trọng phát triển nền kinh tế đất nước. Nhưng th ời gian gần đây, vấn đề đang được xã hội quan tâm và ph ản ánh đó là ph ần lớn sinh viên thiếu kỹ năng mềm . Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục cho thấy 83% học sinh thiếu các kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng tập trung cho hành trang vào đời của mình. Thậm chí, nhiều người còn phàn nàn giới trẻ thiếu kỹ năng để giữ gìn hạnh phúc gia đình, kiểm soát bản thân, rèn chỉ số cảm xúc, làm chủ sự thay đổi, làm chủ thời gian sống, hoạch định mục tiêu nghề nghiệp, mục tiêu cuộc đời, ra quyết định. Nhiều sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp đã thừa nhận không được nhận vào làm vì thiếu kỹ năng m ềm , cụ thể là kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp.... Điều này đã không còn là trường hợp ngoại lệ đối với các sinh viên hiện nay. Đa số các bạn sinh viên đều có thể tự làm tốt, thậm chí xuất sắc nhưng khi làm việc nhóm thì lại đùn đẩy công việc, có tình trạng “cha chung không ai khóc”. Các bạn sinh viên đang học ở trường cũng luôn khẳng định kỹ năng mềm rất quan trọng trong việc học tập cũng như trong cuộc sống và trong môi trường làm việc sau này của các bạn.Hình thức đ ào tạo cùng môi trường học tập trong trường giúp các bạn sinh viên rất nhiều trong việc học tập và rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết song ph ần lớn các bạn sinh viên đang học ở trư ờng luôn nhận thấy bản thân còn rất thiếu và yếu những kỹ năng mềm cần thiết. Nguyên nhân của những nhận thức đó một ph ần do các bạn sinh viên còn thiếu chủ động trong việc nhận thức cũng như rèn luyện những kỹ năng mềm. 1
- Nhận thức đ ược tầm quan trọng của kỹ năng m ềm, việc đào tạo, phát triển và rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên được nhà trường rất chú trọng. Tuy nhiên việc m ở các lớp đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên hiện nay ở trường vẫn còn rất hạn chế, phần nhiều chỉ trên góc độ lý thuyết, v ì vậy không tạo nên được niềm say mê và hứng thú của sinh viên trong các khóa học. Dẫn đến việc hiện nay với nhiều bạn sinh viên, kỹ năng mềm vẫn còn là một thuật ngữ khá xa lạ. Do vậy các bạn chưa có định hướng đúng đắn cho việc phát triển và hoàn thiện kỹ năng mềm. Từ ý kiến chủ quan của của những ngư ời nghiên cứu đề tài nhận thấy : việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp để hoàn thiện và nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên là một vấn đề rất cần thiết, không chỉ sinh viên Thương Mại nói riêng m à còn mang ý nghĩa với sinh viên các trường nói chung. Xuất phát từ lý do trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài này 1.2. XÁC LẬP VÀ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI Từ tính cấp thiết của đề tài, nhóm nghiên cứu quyết định nghiên cứu về “giải pháp nhằm tăng cường thực hành k ỹ năng mềm cho sinh viên Thương Mại”. Nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện làm sáng tỏ : các kỹ năng mềm cần thiết phục vụ trong cuộc sống, học tập cũng như trong công việc sau này của các sinh viên. Các k ỹ năng (điểm m ạnh) mà sinh viên TM có và các kỹ năng m à sinh viên TM còn thiếu và từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kỹ năng mềm cho sinh viên ĐHTM. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu sau: Thứ nhất: nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống, trong học tập cũng nh ư trong môi trường làm việc sau này của các bạn sinh viên . Thứ hai: Phân tích và đánh giá thực trạng việc phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Thương Mại hiện nay. Cuối cùng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cường thực hành k ỹ năng mềm cho sinh viên Thương Mại. 2
- 1.4. CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU Trong khi nghiên cứu đề tài này có một số câu hỏi đặt ra cần giải quyết đó là: Về mặt lý thuyết: Khái niệm kỹ năng, khái niệm kỹ năng mềm? Về mặt thực tiễn: kỹ năng mềm cần thiết như thế nào đối với sinh viên và đối với nhà tuyển dụng? Những kỹ năng mềm cần thiết với mỗi sinh viên? Thực trạng việc rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm của sinh viên Thương Mại trong thời gian qua? Liệu những kỹ năng m ềm mà sinh viên Thương Mại hiện có đã đủ để giúp sinh viên TM tự tin trong học tập, cuộc sống và trong môi trường làm việc sau này? Giải pháp nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên TM hiện nay là gì? 1.5. PH ẠM VI NGHIÊN CỨU. Về mặt không gian: chúng tôi tập trung nghiên cứu tại trường ĐHTM, Phường Mai Dịch-Quận Cầu Giấy-Thành Phố Hà Nội Về mặt thời gian: nghiên cứu kỹ năng mềm hiện có của sinh viên trong năm 2010 và đưa ra giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Thương Mại trong giai đoạn hiện nay. Nội dung nghiên cứu bao gồm: các lý luận về kỹ năng mềm nói chung, thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên Thương Mại hiện nay, yêu cầu về những kỹ năng m ềm cơ b ản mà mỗi sinh viên cần có trong việc học tập, trong cuộc sống và yêu cầu về kỹ năng mềm của các công ty hiện nay, các giải pháp nhằm tăng cường thực hành kỹ năng mềm cho sinh viên Thương Mại. 1.6. Ý NGH ĨA CỦA NGHIÊN CỨU Cung cấp cái nhìn tổng thể về những kỹ năng mềm mà sinh viên Thương Mại hiện có và những yêu cầu về kỹ năng mềm cần có của mỗi sinh viên để thành công hơn trong cuộc sống, học tập cũng như trong môi trường làm việc sau này. Đưa ra giải pháp giúp sinh viên Thương Mại định hướng, n âng cao và phát triển các kỹ năng m ềm .Ý nghĩa sâu xa cuối cùng đối với những người làm đề tài này là tìm ra phương pháp học tập một cách khoa học, hiệu quả. 3
- CHƯƠNG II: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG MỀM. 2.1. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 2.1.1. Khái niệm kỹ năng. Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc n ào đó phát sinh trong cuộc sống. Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng có lẽ không có cơ sở lý thu yết nào tốt hơn 2 lý thuyết về p hản xạ có điều kiện (được hình thành trong thực tế cuộc sống của cá nhân) và ph ản xạ không điều kiện (là những phản xạ bẩm sinh mà cá nhân sinh ra đ ã sẵn có). Trong đó, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là k ỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. Ví dụ: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng qu ản trị chỉ được h ình thành trong ho ạt động công việc của một cá nhân. Bản thân chúng ta sinh ra chưa có k ỹ năng về một khía cụ thể nào (trừ kỹ năng bẩm sinh) nhất là kỹ năng công việc, đó là lý do hình thành hệ thống đ ào tạo nghề nghiệp hiện có ở bất kỳ quốc gia nào. Như vậy, đa số kỹ n ăng mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xu ất phát từ việc chúng ta được đào tạo. Và như thế, nền tảng của sự thành công của chúng ta trong cuộc sống là do 98 % là do được đào tạo và tự đ ào tạo rèn luyện kỹ năng, chỉ có 2 % là kỹ năng b ẩm sinh tham gia vào sự thành công của chúng ta. Vì sao phải cần có kỹ năng? Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống của chúng ta đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn nh ững kỹ năng tương ứng. Ví dụ: Nghề tư vấn thì tương ứng là nhà tư vấn phải có những kỹ năng tư vấn; nghề lu ật sư thì phải có kỹ năng hành ngh ề luật sư. Như thế bất kỳ hoạt động hay nghề nghiệp nào 4
- mà chúng ta tham gia thì chúng ta đều phải đáp ứng những kỹ năng mà ho ạt động hay nghề nghiệp đó đòi hỏi nếu không chúng ta không thể tham gia cuộc chơi. Có những loại kỹ năng nào? Có người đã phân loại kỹ năng thành 2 loại cơ bản là k ỹ năng cứng và k ỹ năng mềm. Kỹ năng cứng là k ỹ năng mà chúng ta có được do được đào tạo từ nh à trường hoặc tự học, đây là k ỹ năng có tính nền tảng. Loại thứ 2 là kỹ năng mềm là lo ại kỹ năng mà chúng ta có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc thực tế nghề nghiệp. Kỹ năng mềm là lo ại kỹ năng cực kỳ phong phú và không kém phần quan trọng như kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm có thể là: k ỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, k ỹ năng đàm phán… Để thành công trong cuộc sống, chúng ta phải thỏa mãn cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm; phải vận dụng linh hoạt và phù hợp hai loại kỹ năng cơ bản này trong cuộc sống và công việc. 2.1.2. Khái niệm kỹ năng mềm. Thế nào là những kỹ năng “mềm”? Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đ ạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng qu ản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... Kỹ năng m ềm là hành vi ứng xử của mỗi con người, cách thức tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm. Bên cạnh tầm hiểu biết và chuyên môn, kỹ năng mềm cũng là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp. Kỹ năng này th ể hiện cách sống, cách tích lũy kinh nghiệm từ cuộc sống và trong xã hội hiện đại, đây đư ợc xem là chìa khóa vàng dẫn đến thành công. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không m ang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở th ành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay ngư ời hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xu ất hiện trên bản lý lịch - khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự th ành thạo về chuyên môn. Bạn có phải là một người dễ chịu? Tận tâm? Bạn giao tiếp có ấn tượng không? Giải quyết các vấn đề có hiệu quả không? Đây chính là các d ạng câu hỏi ưa dùng để xác định đư ợc mức độ kỹ năng “mềm” của bạn. 5
- Yêu cầu về kỹ năng mềm của doanh nghiệp: Những nhà tuyển dụng rất coi trọng các kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền thống hay còn gọi là k ỹ năng “cứng”. Một cuộc nghiên cứu mới đây cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người nh ư sự tận tâm, tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và kinh nghiệm làm việc. Dựa trên kết quả nghiên cứu về “Yêu cầu của nhà tuyển dụng về những kỹ năng đối với sinh viên mới tố t nghiệp các ngành quản lý – kinh tế : Ứng dụng phương pháp phân tích nội dung “ của TS. Vũ Th ế Dũn g –Trần Th anh Tòn g(Khoa Quản Lý Côn g Ngh iệp – Đại Học Bách Kho a Tp.HCM), nghiên cứu chỉ ra rằng : Bảng 1: Yêu cầu về kỹ năng đố i với sinh viên mới tốt nghiệp phân theo hình thức sở hữu , ngành, và vị trí tu yển dụng Theo hình thức sở hữu Theo vị trí tuyển dụng Ngành Sản Tiếp thị - Hành xuất – Kế kinh Toàn chính Kỹ năng Stt Nước Cổ Sản Dịch chất Liên doanh – toán – mẫu TNHH – phần xuất vụ lượng Chăm ngoài Doanh tài nhân – mua sóckhách chính sự hàng hàng Nhóm 1: Cơ bản Ngoại ngữ 1 78% 91% 69% 89% 68% 76% 80% 80% 81% 79% 79% Tin họcvăn phòng 2 65% 68% 68% 70% 53% 62% 68% 57% 74% 60% 74% Giao tiếp 3 42% 38% 42% 44% 47% 36% 46% 23% 53% 52% 24% Làm việc độclập 4 30% 32% 30% 30% 25% 28% 31% 30% 33% 30% 24% Nhóm 2: Giá trị gia tăng Tổ chức 5 19% 19% 25% 11% 10% 16% 21% 23% 29% 13% 10% Quản Lý 6 19% 19% 19% 19% 17% 27% 11% 37% 14% 13% 17% 7 Phân tích 18% 18% 11% 22% 27% 14% 21% 17% 4% 25% 24% Làm việcnhóm 8 15% 18% 8% 30% 15% 13% 17% 22% 17% 10% 17% Tin họcchuyên ngành 14% 9 21% 13% 4% 10% 19% 11% 20% 6% 7% 40% 6
- Truyềnthông 10 14% 9% 13% 15% 22% 10% 17% 12% 17% 18% 14% Hoạchđịnh 11 13% 9% 13% 15% 17% 9% 15% 12% 14% 13% 10% Đàm phán 12 13% 18% 6% 11% 17% 11% 14% 14% 7% 25% 2% Nhóm 3: Nhà lãnh đạo tương lai Tổng hợp 13 9% 5% 6% 7% 24% 8% 11% 7% 4% 16% 5% Lãnh đạo 14 5% 3% 6% 0% 8% 5% 5% 7% 4% 3% 2% Xây dựngvà phát 15 5% 5% 6% 0% 3% 5% 5% 3% 4% 9% 2% triển quan hệ Tổ chứcnguồn nhân 16 4% 1% 8% 0% 2% 5% 3% 0% 10% 0% 0% lực Ra quyếtđịnh 17 3% 3% 4% 0% 2% 2% 4% 2% 3% 4% 2% Số kỹ năng trung bình trên một vị trí 3.63 3.82 3.45 3.70 3.67 3.4 3.8 3.8 3.8 3.5 3.5 tuyển dụng Ta có thể nh ận thấy các lĩnh vực khác nhau th ì yêu cầu về các kỹ năng khác nh au . yêu cầu của các doan h nghiệp tron g lĩnh vực dịch vụ cao hơn hẳn so với các do anh n ghiệp trong lĩnh vự sản xuất. Và từ bảng kết qu ả trên, ta có thể nhận thấy rằng các k ỹ n ăn g mềm như: kỹ n ăn g giao tiếp, làm việc n hóm , làm việc độc lập … là tiêu chí đ ánh giá của các nh à tu yển dụng. 2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỸ NĂNG MỀM VỚI SINH VIÊN 2.2.1 . Tầm quan trọng a . Trong cuộc sống Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thống, n ghi thức, quy tắc đ ạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo n ên những nền tảng của xã hội loài người. Có thể nói giao tiếp xã h ội là một trong những thuộc tính đặc biệt và duy nhất giúp lo ài người khác biệt so với các sinh vật khác. Đó là sự tương tác giữa con người với con người với một cá nhân, tập thể, một cộng đồng. Có thể nói con người không thể sống mà thiếu đi sợi dây liên kết với xung quanh. Ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việc tạo ra sự kết nối ngày càng mở rộng. Điều đó làm cho sự tương tác của con người 7
- với con người không chỉ theo chiều rộng mà còn phát triển theo cả chiều sâu. Do đó ngoài các kỹ năng giao tiếp con người còn phải chuẩn bị cho mình rất nhiều kỹ năng như: k ỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo, k ỹ năng học và tự học, kỹ năng lãnh đ ạo bản thân…..Kỹ năng mềm cần thiết cho tất cả mọi người từ nam đến nữ, người già ngư ời trẻ , cho dù bạn vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường hay bạn đ ã đ i làm . Với các bạn sinh viên, việc học tập trau dồi kỹ năng mềm lại càng quan trọng . Khi trở thành sinh viên, môi trường thay đổi . Khi còn là một học sinh , chúng ta chỉ biết học th ế n ào cho giỏi , để đậu vào đại học . Được bố mẹ lo lắng chu đáo cho từng cái ăn cái m ặc, cho n ên chúng ta cũng không mấy quan tâm đến thế giới bên ngoài . Nhưng khi trở thành một sinh viên lại khác , chúng ta phải tự học , làm quen với cuộc sống tự lập , nhất là các bạn sinh viên đi học xa nhà . Sinh viên phải làm quen với cuộc sống mới , với những con người mới đến từ các vùng miền khác nhau . Không chỉ làm quen với cuộc sống mới m à các bạn còn ph ải làm quen với phương pháp học tập mới. Nếu như các b ạn vẫn áp dụng ph ương pháp học tập như phổ thông đến lớp nghe thầy cô giáo giảng, ghi chép bài, và chỉ học tập và làm bài theo đúng những yêu cầu của thầy cô giáo đưa ra, không có bất kỳ sự sáng tạo nào khác trong học tập thì việc học như vậy ở đại học của bạn sẽ không mang lại cho bạn kết quả học tập cao như b ạn mong muốn. Để đạt được kết quả học tập cao trong trường đại học ngo ài việc lắng nghe thầy cô giáo giảng, tiếp thu ý kiến của thầy cô, bạn còn cần phải tự m ình nghiên cứu những tài liệu liên quan đ ến học tập, bạn cần ph ải sáng tạo trong học tập. Môi trường học đại học yêu cầu bạn không chỉ tiếp thu ý kiến từ phía thầy cô m à bạn cần phải n êu lên ý kiến của chính bản thân mình, đ iều này yêu cầu bạn cần tự tin trong giao tiếp. Hơn thế nữa hiện nay rất nhiều trường đại học đào tạo theo hình thức tín chỉ yêu cầu kỹ năng học và tự học ở sinh viên với những buổi thuyết trình cũng như phản biện rất sôi nổi và bổ ích trên lớp.Vậy nếu nh ư bạn không tự tin, không trau dồi kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, mạnh dạn nói trước đám đông cũng như k ỹ năng học tập bạn có thể đạt được kết quả tốt không. Tại Việt Nam, trong nhiều năm gần đây bộ GD-ĐT đã nhiều lần lên tiếng đề cập đến kỹ năng mềm cũng như tầm quan trọng củ a kỹ năng mềm. Ta có thể nhận th ấy điều đó qua việc đại học Quốc Gia đưa ra yêu cầu phải có chứng chỉ kỹ năng m ềm. Chứng chỉ kỹ năng mềm là m ột trong các điều kiện để được công nhận tốt 8
- nghiệp và cấp bằn g. Chứng chỉ kỹ năng mềm có thể sẽ trở thành điều kiện để công nh ận tốt nghiệp cho sinh viên các trường sau này.Việc đư ợc trang bị kỹ năng mềm đầy đủ và sớm sẽ giúp sinh viên nhanh chóng thích ứng , hòa nhập môi trường học tập, lao động. Việc trang bị kỹ năng m ềm càng sớm càng có lợi cho sinh viên, vì khi đó sinh viên có được động lực, sự tự tin, lý tưởng để theo đuổi ngành nghề, có phương pháp để làm việc nhanh chóng, có khoa học… Sinh viên biết tạo cho mình nh ững điều kiện thuận lợi để hỗ trợ phát triển năng lực ngành ngh ề (như có khả năng giao tiếp để trao đổi chuyên môn cùng b ạn bè, trao đổi chuyên môn với giảng viên chuyên ngành… b .Trong môi trường làm việc sau này. Kỹ năng mềm đóng vai trò chất xúc tác quan trọng giúp cá nhân trang bị nh ững phương pháp làm việc có khoa h ọc, nhanh chóng. Người đã được trang bị kỹ năng mềm biết phương pháp tự tạo cho bản thân điều kiện thuận lợi, những cơ hội để phát triển năng lực chuyên môn, và hòa nhập môi trường làm việc sản xuất một cách nhanh chóng và thuận lợi Trong quá trình tuyển dụng: Hầu hết các nhà quản lý và nhà tuyển dụng đều than phiền nhân viên trẻ thiếu và rất yếu về kỹ năng mềm, đa số không đáp ứng đư ợc yêu cầu công việc dù họ có bằng cấp rất tốt. Một nghiên cứu khác của L&A cho thấy, khoảng 70% sinh viên ra trường khó xin việc vì không có kinh nghiệm và thiếu các kỹ năng cần thiết. Cơ hội tìm được công việc thích hợp, lương cao, môi trường tốt ở các công ty lớn hay tập đoàn nước ngoài là khá xa vời. Ở các công ty, tập đoàn có b ề d ày hoạt động lâu năm và tổ chức hoàn chỉnh, việc một nhân viên thiếu kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, nói chuyện trước đám đông, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng làm ch ủ bản thân…là hạn chế khiến họ khó có thể hòa đồng và tồn tại lâu. Ví dụ: Intel từng thất vọng khi tuyển 2.000 nhân viên cho dự án đầu tư vào Việt Nam nhưng ch ỉ có 40 ứng viên đủ trình độ kiến thức lẫn kỹ năng mềm. 40 ứng viên này không dễ tuyển vì các ứng viên h ầu như không nhận thức được thế mạnh bản 9
- thân, hoặc biết nhưng không thể hiện được khả năng nổi trội của m ình và thường bối rối khi nói về bản thân. Một ví dụ khác: Trong một buổi phỏng vấn tuyển dụng vào công ty A, đang trao đổi về nghiệp vụ kinh doanh, nhà tuyển dụng bỗng bất ngờ hỏi câu hỏi chẳng ăn nhập gì với công việc đang tuyển, ví dụ: “Theo em, khi phi một con dao vừa dùng để phết bơ th ì mặt nào sẽ tiếp đất, mặt phết bơ hay không phết bơ?”. Thật ra, ý đồ của các nhà tuyển dụng qua những câu hỏi “vu vơ” là nhằm kiểm tra kỹ năng mềm của các ứng viên. Sẽ không có đáp án cụ thể nào cho câu hỏi này mà ứng viên phải thuyết phục đ ược nhà tuyển dụng tin vào đáp án của m ình. “Chính vì vậy, việc học và đào tạo kỹ năng mềm cần đ ược xem là vấn đề đư ợc quan tâm đặc biệt”, ông Đức lưu ý. Từ các ví dụ trên ta có thể thấy thực trạng tuyển dụng hiện nay các doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến bằng cấp,kỹ năng chuyên môn của các ứng viên mà kỹ năng mềm là một yếu tố quan trọng tác động đến quyết định tuyển dụng của doanh nghiệp. Khi đi làm: Để có một công việc làm và giữ được việc làm đó, tất yếu bạn phải được đào tạo đủ kỹ năng chuyên môn đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của vị trí công việc. Nha sỹ ph ải biết hàn răng sâu. Thư ký phải biết đánh máy trên 100 từ một phút. Kế toán dứt khoát ph ải biết tính toán số liệu, định khoản và lập bảng cân đổi. Vậy thì, n ếu chuyên môn của các Nha sỹ đều như nhau, bạn sẽ chọn Nha sỹ nào để đến chăm sóc răng m ình đ ây? Chắc phải là Nha sỹ nào đó tính tình dễ chịu, trả lời chu đáo các câu hỏi của bạn chứ không phải người đối xử với bạn như một con số trong một h àng dài dãy nh ững cái m iệng được đánh số đúng không? Bạn sẽ chọn thư ký nào khi qu ỹ thời gian của mình eo hẹp? ngươi thư ký có thái độ tích cực, trách nhiệm và là người luôn sẵn sàng giúp đ ỡ; hay là người cứng nhắc, một người ít khi thừa nhận lỗi lầm của m ình? Tương tự như vậy với kế toán. Người có đạo đức nghề nghiệp cao và người biết động viên khuyến khích đồng nghiệp là người sẽ có khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp và phát triển trong tổ chức nhất. Trong những tình huống nói trên, và với tất cả mọi người cũng vậy , kỹ năng m ềm là rất quan trọng. 10
- Trong khi k ỹ năng chuyên môn (kỹ năng “cứng”) của bạn chỉ giúp bạn bước chân qua cánh cửa thì kỹ năng con người, kỹ năng mềm của bạn mới là thứ giúp mở ra thêm cho bạn hầu hết các cánh cửa phía trước. Đạo đức nghề nghiệp, thái độ đối với công việc, kỹ năng giao tiếp, trí tuệ tình cảm và đức tính, giá trị cá nhân khác là nh ững kỹ năng mềm không thể thiếu đ ể bạn phát triển nghề nghiệp. Với các kỹ năng m ềm, bạn có thể phát triển thành một người lãnh đạo. Giải quyết vấn đề, phân quyền, xây dựng đội nhóm sẽ dễ d àng hơn cho bạn nếu bạn có kỹ năng mềm tốt. Làm thế nào để hài hòa với mọi người và thể hiện một thái độ tích cực đó là điều cốt lõi cho thành công của bạn. Khoảng trống kỹ năng: Khi lực lượng lao động của công ty có rất nhiều kỹ năng chuyên môn nhưng lại thiếu các kỹ năng mềm, như vậy là có khoảng trống. Các kỹ năng mềm đồng hành cùng các kỹ năng cứng và chính nó giúp cho các k ỹ năng cững được phát huy đến hết mức. Chẳng hạn nếu bạn rất giỏi kiếm khách h àng, nhưng lại không giỏi để giữ họ, vậy là có khoảng trống kỹ năng. Nếu công ty bạn có tỷ lệ nhân viên bỏ việc cao trong khi lại phải giữ những người đã quen việc, chắc chắn đó là có khoảng cách kỹ năng. Khi bạn có rất nhiều nhà quản lý nhưng lại không có những người lãnh đạo đúng nghĩa – đó chính là khoảng trống kỹ năng mềm. Trên thực tế, bất kỳ khi nào bạn không thể vốn hóa các kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề trong nhóm, trong tổ chức th ì bạn phải đánh giá lại mức độ giao tiếp và các k ỹ năng quan hệ con n gười (interpersonal skills) đang có trong tổ chức của m ình. Môi trường tổ chức làm việc đ ã tạo ra những động lực về kỹ năng quan hệ con người mà chúng ta không thể xem nhẹ. Hành động lắng nghe, trình bày ý tưởng, giải quyết mâu thuẫn và thúc đ ẩy một môi trường làm việc cởi mở và trung thực tất cả đều nằm ở chỗ làm thế nào để giữ được mối quan hệ giữa con ngư ời với nhau. Đó là nh ững mối quan hệ cho phép người ta tham gia một cách đầy đủ vào các dự án, đề án của nhóm, thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao người khác và sẵn sàng giúp đỡ nhau trong công việc. Là một người quản lý, bạn càng ph ải nhận thức được vai trò kỹ năng m ềm quan trọng thế nào trong đội nhóm, trong tổ chức của mình và b ạn không chỉ 11
- ph ải phát triển các kỹ năng đó cho riêng mình mà phải cả trong tổ chức. Những lĩnh vực kỹ năng bạn cần quan tâm là: Trách nhiệm giải trình của cá nhân. Mức độ hợp tác. Kỹ năng đàm phán cá nhân Giải quyết mâu thuẫn. Khả năng thích ứng và linh hoạt. Truyền đạt giao tiếp rõ ràng. Suy nghĩ sáng tạo Huấn luyện và kèm việc. Bạn càng thấy nhiều những cái đó xung quanh mình có nghĩa là k ỹ năng m ềm của con người đang có và đang phát huy tác dụng trong tổ chức của bạn. Những kỹ năng này sẽ có tác động lớn đến thái độ mà một người sẽ thể hiện ra trong giao tiếp với đồng nghiệp, khách h àng, người quản lý giám sát cũng như với các đối tác liên quan đến tổ chức. Thái độ của một người tích cực bao nhiêu, mối quan hệ cá nhân của người đó tốt bấy nhiêu. Điều này sẽ thúc đẩy m ãnh liệt hiệu quả đội nhóm và nhờ đó nó định hư ớng dẫn dắt các cá nhân đóng góp mạnh mẽ h ơn vào tầm nhìn, chiến lược của tổ chức. Kỹ năng mềm đang ngày càng quan trọng như kỹ năng cứng trong lực lượng lao động ngày nay. Chỉ thuần túy đ ược đào tạo tốt về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn là chưa đủ nếu không được phát triển các kỹ năng mềm, kỹ năng quan hệ con người, xây d ựng đội nhóm giúp người ta giao tiếp, tương tác và h ợp tác với nhau hiệu quả hơn. Những kỹ năng con người này đang trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết với các tổ chức trong bối cảnh phải tìm ra các cách có ý nghĩa để duy trì sức cạnh tranh và năng suất lao động. Mỗi kỹ năng mềm đều thiết yếu đối với sự phát triển cá nhân cũng như thành công của tổ chức, phát triển chúng đóng một vai trò quan trọng và thực sự rất cần thiết. 2.2.2. Các kỹ năng mềm cần thiết. Kỹ năng năng mềm cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống? 12
- Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ b ản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ b ản cần thiết để th ành công trong công việc: Kỹ năng học và tự học (learning to learn) 1. Kỹ năng lắng nghe (Listening skills) 2. Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills) 3. Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills) 4. Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills) 5. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn (Self esteem) 6. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc (Goal setting/ motivation 7. skills) Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp (Personal and career 8. development skills) Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills) 9. 10. Kỹ năng làm việc đồng đội (Teamwork) 11. Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills) 12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả (Organizational effectiveness) 13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân (Leadership skills) Năm 1989, Bộ Lao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy b an Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết (The Secretary’s Commission on Achieving Necessary Skills - SCANS). Thành viên của ủy ban n ày đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh, doanh nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằng nguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao”. (http://wdr.doleta.gov/SCANS/) 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Khảo sát thực trạng và nhu cầu trang bị kỹ năng mềm của sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay
13 p | 407 | 71
-
Báo cáo: Khảo sát trong điều kiện nhiệt độ cao hệ hợp kim cứng BK, TK sử dụng trong chế tạo dao cắt, khoan thai thác đá
71 p | 161 | 28
-
Đề tài: Khảo sát hệ thống truyền động thủy lực trên máy sáng đá RM74BRU
91 p | 109 | 18
-
Báo cáo khoa học: "KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LỰA CHỌN THỨC ĂN CỦA CÁ BỐNG TƯỢNG (Oxyeleotris marmorata)"
6 p | 68 | 15
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Tăng cường kỹ năng biên phiên dịch cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Trung thương mại của trường Đại học Thương mại
165 p | 31 | 13
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Đào tạo kỹ năng viết tiếng Anh học thuật cho mục đích công bố quốc tế của giảng viên trường Đại học Thương Mại
115 p | 26 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non tại một số trường mầm non công lập trên địa bàn huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương
180 p | 37 | 11
-
Báo cáo khảo sát Báo chí Hòa Bình với truyền thông bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình
62 p | 148 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ: Xây dựng bộ công cụ đánh giá kỹ năng quản lý thời gian học tập cho sinh viên nội trú tại trường Đại học Thủy Lợi
122 p | 57 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo Việt Nam về vấn đề nợ xấu
121 p | 55 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Khảo sát hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại công ty cổ phần thép Vạn Lợi
76 p | 61 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khảo sát động lực học ô tô tăng tốc và quay vòng bằng mô hình một dãy phi tuyến
84 p | 33 | 9
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển kĩ năng thuyết trình cho sinh viên ngành Chính trị học trường Đại học Nội Vụ Hà Nội
71 p | 34 | 9
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát một số chỉ tiêu hóa lý (pH, TSS, COD, DO...) và đánh giá chất lượng nước mặt trên lưu vực sông Thị Vải
75 p | 45 | 6
-
Đề tài: KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG PROGESTERONE TRONG SỮA BẰNG KỸ THUẬT ELISA ĐỂ CHẨN ĐOÁN MANG THAI SỚM, CHẬM ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN KHÔNG ĐẬU TRÊN BÕ CHO SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÕ SỮA LONG THÀNH VÀ CÁC HỘ LÂN CẬN TỈNH ĐỒNG NAI (part 7)
8 p | 115 | 5
-
Luận án tiến sĩ Y học: Tạo hình tai nhỏ bằng kỹ thuật Nagata có cải tiến
172 p | 35 | 4
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Khảo sát kiến thức và một số yếu tố liên quan về tự chăm sóc của người bệnh suy tim mạn điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2024
60 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn