intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Đào tạo kỹ năng viết tiếng Anh học thuật cho mục đích công bố quốc tế của giảng viên trường Đại học Thương Mại

Chia sẻ: Tieuduongchi Duongchi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

27
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Đào tạo kỹ năng viết tiếng Anh học thuật cho mục đích công bố quốc tế của giảng viên trường Đại học Thương Mại" nhằm hệ thống cơ sở lý luận về công bố quốc tế, các tiêu chuẩn và khó khăn trong công bố quốc tế; hệ thống cơ sở lý luận về kỹ năng viết học thuật; hệ thống cơ sở lý luận về thiết kế chương trình đào tạo; khảo sát thực trạng và nhu cầu đối với kỹ năng viết học thuật của giảng viên trường Đại học Thương Mại;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Đào tạo kỹ năng viết tiếng Anh học thuật cho mục đích công bố quốc tế của giảng viên trường Đại học Thương Mại

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -----***----- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG VIẾT TIẾNG ANH HỌC THUẬT CHO MỤC ĐÍCH CÔNG BỐ QUỐC TẾ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Mã số: CS20-47 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Lan Phương Thành viên: ThS. Phạm Thị Tố Loan ThS. Đinh Thị Hà ThS. Nguyễn Thị Liên Hương Hà Nội, Tháng 3/2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI -----***----- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG VIẾT TIẾNG ANH HỌC THUẬT CHO MỤC ĐÍCH CÔNG BỐ QUỐC TẾ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Mã số: CS20-47 Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Lan Phương Thành viên: ThS. Phạm Thị Tố Loan ThS. Đinh Thị Hà ThS. Nguyễn Thị Liên Hương Hà Nội, Tháng 3/2021
  3. LỜI CÁM ƠN Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Quản lý Khoa học, lãnh đạo Khoa Tiếng Anh, khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử và khoa Tài chính Ngân Hàng trường đại học Thương Mại đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu cấp trường này. Nhóm nghiên cứu cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới các giảng viên trường Đại học Thương mại đã tích cực tham gia trả lời phiếu khảo sát và trả lời câu hỏi phỏng vấn, giúp nhóm tác giả thu thập dữ liệu cho việc thực hiện nghiên cứu này. i
  4. TÓM TẮT Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát nhu cầu và mong muốn của giảng viên trường đại học Thương mại trong chương trình đào tạo kỹ năng viết tiếng Anh học thuật nhằm góp phần nâng cao năng lực công bố quốc tế của giảng viên nhà trường. Dữ liệu được thu thập từ 135 giảng viên thông qua bảng khảo sát và phỏng vấn sâu 10 giảng viên và 3 cán bộ quản lý. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp định lượng và định tính nhằm tìm hiểu thực trạng, nhận thức, nhu cầu và mong muốn của giảng viên cũng như quan điểm của lãnh đạo về khóa học. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất Chương trình đào tạo kỹ năng viết học thuật hướng mục tiêu công bố quốc tế cùng một số kiến nghị để triển khai chương trình này. Cụ thể, về nội dung, nhóm nghiên cứu đã thiết kế chương trình đào tạo với 2 phần lớn là Huấn luyện và Hoàn thiện bản thảo. Về thời lượng đào tạo, nhóm nghiên cứu đề xuất khóa học kéo dài 3 tháng với tổng số 48 giờ học, trong đó 32 giờ dành cho Huấn luyện và 16 giờ cho Hoàn thiện bản thảo, tần suất học là 2 buổi/ tuần, mỗi buổi học kéo dài 120 phút được tổ chức ngoài giờ hành chính. Về giảng viên huấn luyện, nhóm nghiên cứu đề xuất có sự kết hợp giữa giảng viên tiếng Anh và giảng viên các chuyên ngành khác đã từng có công bố quốc tế. Về tài chính, nhóm nghiên cứu đề xuất kinh phí học tập được chia sẻ giữa Nhà trường và học viên theo tỉ lệ 70 - 30. Về cam kết tham gia, nhóm nghiên cứu đề xuất học viên đảm bảo tham gia tối thiểu 80% số giờ học và hoàn thành 80% nhiệm vụ được giao. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất các đơn vị làm đầu mối triển khai khóa đào tạo và phụ trách chuyên môn của chương trình. ii
  5. MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................ i TÓM TẮT ............................................................................................................. ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. v DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................. 1 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 1 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................................. 1 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 4 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 5 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 6 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................... 6 1.6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................... 8 1.1. Công bố quốc tế.............................................................................................. 8 1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................................................8 1.1.2. Qui trình đăng bài báo trên tạp chí quốc tế ..................................................................................10 1.1.3. Các nhân tố quyết định đến công bố quốc tế................................................................................12 1.1.4. Những khó khăn đối với việc viết và công bố quốc tế .................................................................15 1.2. Kỹ năng viết học thuật ................................................................................. 16 1.2.1. Định nghĩa ....................................................................................................................................16 1.2.2. Những khó khăn trong kỹ năng viết học thuật bằng tiếng Anh....................................................17 1.3. Thiết kế chương trình đào tạo ...................................................................... 18 1.3.1. Khái niệm đào tạo ........................................................................................................................18 1.3.2. Vai trò của hoạt động phân tích nhu cầu đào tạo ........................................................................19 1.3.3. Các yếu tố liên quan đến chương trình đào tạo ..........................................................................20 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 22 2.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ............... 22 iii
  6. 2.2. CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................... 23 2.3. QUY TRÌNH THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................... 23 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 28 3.1. KẾT QUẢ TỪ BẢNG HỎI ......................................................................... 28 3.1.1. Đối với nhóm biến về nhân khẩu học ....................................................... 28 3.1.2. Đối với nhóm biến năng lực Tiếng Anh ................................................... 30 3.1.3. Đối với nhóm biến về nhu cầu và mong muốn đối với khóa đào tạo ....... 34 3.2. KẾT QUẢ PHỎNG VẤN VỚI GIẢNG VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ . 39 3.2.1. Đối với giảng viên ..................................................................................... 39 3.2.2. Đối với cán bộ quản lý .............................................................................. 40 CHƯƠNG 4 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ................................... 42 4.1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO .................................................................... 42 4.1.1. Huấn luyện ................................................................................................ 42 4.1.2. Hoàn thiện bản thảo .................................................................................. 48 4.2. PHƯƠNG THỨC TRIỂN KHAI ................................................................. 48 4.2.1. Thời lượng đào tạo .................................................................................... 48 4.2.2. Giảng viên huấn luyện .............................................................................. 51 4.2.3. Các vấn đề tài chính .................................................................................. 52 4.2.4. Các cam kết tham gia khóa đào tạo........................................................... 53 4.2.5. Các vấn đề khác......................................................................................... 54 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 56 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ 65 PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 71 PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................... 72 iv
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT - Đại học Thương mại - ĐHTM v
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Danh sách các biến trong tập dữ liệu .................................................. 24 Hình 3.1. Tỉ lệ giảng viên theo giới tính ............................................................. 28 Hình 3.2. Tỉ lệ công bố quốc tế theo giới tính..................................................... 28 Hình 3.3. Tỉ lệ giảng viên theo độ tuổi ................................................................ 28 Hình 3.4. Tỉ lệ công bố quốc tế theo độ tuổi ....................................................... 28 Hình 3.5. Tỉ lệ giảng viên theo học vị ................................................................. 29 Hình 3.6. Tỉ lệ công bố quốc tế theo học vị ........................................................ 29 Hình 3.7. Kết quả công bố quốc tế theo xếp hạng tạp chí .................................. 29 Hình 3.8. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha. ................................................ 30 Hình 3.9. Kết quả kiểm định tương quan Pearson .............................................. 31 Hình 3.10. Kết quả chạy của mô hình hồi quy với 2 biến Reading và Writing .. 32 Hình 3.11. Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................... 32 Hình 3.12. Kết quả chạy hồi quy với biến Reading ............................................ 33 Hình 3.13. Kết quả chạy hồi quy với biến Writing.............................................. 33 Hình 3.14. Biểu đồ về tỉ lệ giảng viên lựa chọn nội dung khóa đào tạo ............. 34 Hình 3.15. Đồ thị về tỉ lệ chọn độ dài của khóa học ........................................... 35 Hình 3.16. Đồ thị về tỉ lệ chọn độ dài của mỗi buổi học .................................... 35 Hình 3.17. Đồ thị về tỉ lệ chọn thời điểm học....................................................... 36 Hình 3.18. Đồ thị về tỉ lệ chọn tần suất học ........................................................ 36 Hình 3.19. Đồ thị về tỉ lệ chọn hình thức học của khóa học ............................... 36 Hình 3.20. Đồ thị về tỉ lệ chọn giảng viên tham gia giảng dạy khóa học........... 37 Hình 3.21. Đồ thị về tỉ lệ chọn cách thức trả học phí ......................................... 38 Hình 3.22. Đồ thị về tỉ lệ chọn các hình thức cam kết đầu ra ............................ 39 vi
  9. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: ĐÀO TẠO KỸ NĂNG VIẾT TIẾNG ANH HỌC THUẬT CHO MỤC ĐÍCH CÔNG BỐ QUỐC TẾ CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - Mã số: CS20-47 - Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Thị Lan Phương - Cơ quan chủ trì: Đại học Thương Mại - Thời gian thực hiện: 30/08 năm 2020 đến tháng 30/03 năm 2021 2. Mục tiêu: Xây dựng Chương trình đào tạo kỹ năng viết tiếng Anh học thuật cho giảng viên trường Đại học Thương mại nhằm góp phần nâng cao năng lực công bố quốc tế của giảng viên 3. Tính mới và sáng tạo: + Hiện chưa có đề tài nào được thực hiện nhằm xây dựng một chương trình đào tạo kỹ năng viết học thuật cho mục đích công bố quốc tế tại trường ĐHTM cũng như các trường đại học – cao đẳng khác trên địa bàn Hà nội. + Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở phân tích nhu cầu đào tạo của người học, do đó có tính khả thi cao. 4. Kết quả nghiên cứu: Nhóm nghiên cứu đã xây dựng được đề cương chi tiết chương trình đào tạo kỹ năng viết học thuật cho mục tiêu công bố quốc tế và các đề xuất nhằm triển khai chương trình. 5. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có): vii
  10. Nguyễn Thị Lan Phương, Phạm Thị Tố Loan. (2021). Nâng cao năng lực tiếng Anh nhằm cải thiện khả năng công bố quốc tế của giảng viên trong các trường đại học tại Việt Nam, Tạp chí Dạy và học ngày nay, Kỳ 1 – 01/2021. 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Đề tài có khả năng chuyển giao cho các bộ phận chức năng của trường Đại học Thương mại và có khả năng ứng dụng nhằm nâng cao kỹ năng viết học thuật, góp phần cải thiện năng suất công bố quốc tế của giảng viên trường Đại học Thương mại. Ngày 30 tháng 3 năm 2021 Chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Thị Lan Phương viii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Công bố quốc tế không chỉ là một trong những tiêu chí quan trọng trong xếp hạng đại học mà còn là lợi thế cạnh tranh bền vững nhằm nâng cao vị thế và uy tín của nhà trường ở trong nước và trên thế giới. Công bố quốc tế cũng là cơ hội để các giảng viên Việt Nam giới thiệu kết quả nghiên cứu trong nước ra thế giới, từ đó tăng cường trao đổi học thuật, mở rộng hợp tác quốc tế giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Do không tự viết được bằng tiếng Anh, muốn đăng bài trên các tạp chí quốc tế, các giảng viên thường phải hợp tác với một giảng viên chuyên ngành tiếng Anh hoặc phải chi trả một khoản kinh phí cho dịch thuật, hiệu đính và biên tập ngôn ngữ. Điều này càng làm giảm động lực viết bài và đăng bài quốc tế của các giảng viên ở nhiều cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam nói chung và tại trường Đại học Thương mại nói riêng. Việc tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng viết được coi là giải pháp nhằm hỗ trợ các giảng viên nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh học thuật, từ đó tạo sự tự tin và động lực để giảng viên nỗ lực công bố các công trình trên tạp chí quốc tế (Pho và Tran, 2016) qua đó tăng số lượng xuất bản, gắn kết đồng nghiệp và mở rộng cơ hội hợp tác viết bài. Vì lý do này, nhóm nghiên cứu đề xuất xây dựng một khóa học viết tiếng Anh học thuật cho các giảng viên của trường Đại học Thương mại (ĐHTM) với mong muốn nâng cao kỹ năng viết hàn lâm nhằm hướng tới nâng cao năng lực công bố quốc tế của giảng viên trường Đại học Thương Mại. 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hoạt động nghiên cứu khoa học của trường đại học và số lượng công bố quốc tế của giảng viên luôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong bảng xếp hạng đại học toàn cầu. Vì vậy, các trường đại học trên thế giới đã đưa ra nhiều quy định và chính sách nhằm khuyến khích đẩy mạnh xuất bản quốc tế. 1
  12. Trong tiến trình hội nhập sâu rộng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, giảng viên ở các nước không nói tiếng Anh (non-native speakers of English) như châu Á, châu Phi, châu Âu đều gặp rào cản về ngôn ngữ khi viết bài báo bằng tiếng Anh (Flowerdew, 1999; Lillis và Curry, 2006; Hyland, 2009; Hyland, 2011; Omer, 2015; Garwe, 2015; Lehto và cộng sự, 2012). Một trong những phương thức hiệu quả để tăng cường khả năng viết và công bố quốc tế là cộng tác viết bài cùng một nhà khoa học đến từ những nước nói tiếng Anh (native speaker). Tuy nhiên, nguồn lực những nhà khoa học này không sẵn có (Cargill và O’Connor, 2006). Một cách thức khác mà các nhà nghiên cứu có thể áp dụng là trả phí cho dịch vụ dịch thuật từ tiếng mẻ đẻ sang tiếng Anh nhưng khoản phí này thường rất cao và không phải nhà khoa học nào cũng có đủ năng lực tài chính để chi trả (Burrough-Boenisch, 2003; Luellen, 2001). Vì vậy, Cargill và O’Connor (2006) và Jafari, Jafari và Kafipour (2018), O’Farrell (2013) đã đề xuất khóa đào tạo viết học thuật nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho nhà khoa học có thể viết bài độc lập. Trong khóa học này, người học không những được đào tạo về ngôn ngữ mà còn về đặc điểm diễn ngôn (hoạt động giao tiếp giữa người nói và người nghe bằng lời nói hoặc văn viết) của bài báo. Nghiên cứu của O’Farrell (2013) đề cập đến hai khóa đào tạo viết học thuật cho mục đích xuất bản (Writing for academic publication programs) vào năm 2010 và 2011 tại trường Trinity College Dublin của Ireland. Hai khóa học diễn ra hai buổi một tháng kéo dài trong 6 tháng và 4 tháng, thời lượng mỗi buổi học là ba tiếng. Nội dung khóa học xoay quanh các chủ đề như 1. Thách thức và lợi ích của việc công bố quốc tế, 2. Lựa chọn tạp chí phù hợp, 3. Các chiến lược viết bài, 4. Chiến lược phúc đáp phản biện, 5. Viết thử bản thảo. Sau khi kết thúc khóa học, các thành viên tham gia được khảo sát về hiệu quả của khóa đào tạo. Hầu hết các giảng viên đều cho rằng khóa học giúp họ nâng cao động lực cũng như sự tự tin trong kỹ năng viết học thuật. Ngoài ra, khóa học cũng thắt chặt tình cảm đồng nghiệp qua việc thấu hiểu và giúp đỡ nhau trong nghiên cứu. Các giảng viên tham gia đều mong muốn tổ chức các khóa học viết 2
  13. tiếp theo để họ có thể nắm vững kỹ năng viết một cách thuần thục và tiến tới mục tiêu tự thân viết bản thảo mà không cần các hỗ trợ khác từ bên ngoài. Trong một nghiên cứu khác, Goryanova và cộng sự (2015) đã trình bày kết quả của việc áp dụng chương trình Viết học thuật cho mục đích xuất bản được thực hiện tại trường đại học National Research Tomsk Polytechnic University của nước Nga. Theo đó, nghiên cứu mô tả về chương trình và cách thức triển khai khóa học theo các tiêu chí như ngôn ngữ sử dụng trong khóa học (language of instruction), cấu trúc khóa học (course structure), nội dung khóa học (course content), quá trình triển khai (course delivery), tài liệu học tập (learning materials), đánh giá khóa học (final assessement) và phương hướng phát triển trong tương lai (future developments). Về ngôn ngữ giảng dạy, chuyên gia giảng dạy là giảng viên bản xứ và giảng viên Nga, vì vậy các bài học sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Nga để người tham gia được tiếp xúc với tiếng Anh chuẩn mực nhưng vẫn đảm bảo các kiến thức khoa học được truyền đạt rõ ràng. Cấu trúc khóa học bao gồm 92 giờ học trong đó một nửa thời gian học trên lớp và nửa còn lại dành cho tự nghiên cứu. Khóa học được chia làm ba Module về 1) cấu trúc, nội dung, phong cách bài báo nghiên cứu, 2) đặc trưng ngữ pháp của bài báo khoa học và 3) tính thống nhất và mạch lạc của bài báo khoa học. Về cách thức thực hiện, khóa học được phân tách thành hai phần. Phần 1 trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để có thể viết một bài báo khoa học. Kết thúc phần 1, các học viên phải chuẩn bị một bài báo về mảng nghiên cứu của mình để thảo luận trong phần 2. Phần 2 bao gồm các hoạt động sửa bài chéo cho nhau (peer correction), đọc soát lỗi (proofreading), và hoàn thành bản thảo cuối cùng để nộp tạp chí. Về tính hiệu quả của khóa học, văn phong tiếng Anh của các học viên nhìn chung đã cải thiện đáng kể. Học viên nhận biết và sử dụng ngôn ngữ học thuật một cách chính xác hơn, đồng thời viết đúng cấu trúc chuẩn mực của một bài báo. Sau khóa học, tất cả các học viên đều có bản thảo gửi các tạp chí được xếp hạng trọng danh mục Scopus và ISI. Ba bài báo đã được chấp nhận đăng trong hệ thống dữ liệu Scopus và ISI. 11 bài báo khác đang trong quá 3
  14. trình bình duyệt tại thời điểm tác giả báo cáo tổng kết về khóa học. Như vậy, chương trình đào tạo đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc nâng cao kỹ năng viết khoa học, và giúp giảng viên đáp ứng các yêu cầu về xuất bản trong môi trường quốc tế. Ở một nghiên cứu khác của Baroga và Mitoma (2018), thông qua khảo sát nhu cầu các giảng viên, một hệ thống hỗ trợ biên tập nội bộ gồm các chuyên gia có thành tích xuất sắc trong xuất bản quốc tế trong nhà trường đã được thành lập; cùng với đó là chương trình nâng cao kỹ năng viết hàn lâm dành cho các giảng viên. Kết quả chỉ ra rằng chương trình viết học thuật và hệ thống hỗ trợ biên tập giúp tăng cường kỹ năng viết và thúc đẩy khả năng công bố quốc tế. Rõ ràng là, các khóa học viết học thuật mang lại những tín hiệu đáng mừng cho các giảng viên tại các trường đại học trên thế giới trong việc nâng cao khả năng viết cũng như khả năng công bố quốc tế. Mô hình ưu việt này nên được nhân rộng ở các trường đại học tại Việt Nam để đẩy mạnh năng lực công bố của các giảng viên trong nước. Tuy nhiên, để khóa học diễn ra hiệu quả, nhà trường cần phân tích nhu cầu của giảng viên về thời lượng, nội dung, chương trình, giáo viên huấn luyện, hỗ trợ tài chính và hình thức tổ chức lớp học. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Trong những năm gần đây, quy chế tuyển sinh và đào tạo tiến sĩ của bộ Giáo dục Đào tạo đã có nhiều thay đổi. Theo đó, tiêu chuẩn bảo vệ luận án của nghiên cứu sinh và tiêu chuẩn với người hướng dẫn đều được nâng lên, trong đó có yêu cầu về công bố quốc tế (Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT Quy chế tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ). Việc thực hiện quy chế này cộng với các chính sách khen thưởng những giảng viên có bài báo đăng trên các tạp chí ISI-Scopus của các cơ sở giáo dục đại học trong nước cũng góp phần thúc đẩy sự gia tăng xuất bản quốc tế (Nhóm Nghiên cứu Đại học Duy Tân, 2018). Một trong những lý do giảng viên trong nước còn phụ thuộc nhiều vào học giả nước ngoài là khả năng viết tiếng Anh còn hạn chế. Thực tế là yêu cầu về văn phong viết tiếng Anh chuẩn mực trên các tạp chí quốc tế là trở ngại lớn cho các nhà nghiên cứu ở những quốc gia không nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ 4
  15. trong đó có Việt Nam (Pho và Tran, 2016). Vì vậy, theo Pho và Tran (2016), các cơ sở giáo dục cần tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng viết học thuật nhằm hỗ trợ các giảng viên nâng cao kỹ năng này, từ đó tạo sự tự tin và động lực để giảng viên nỗ lực công bố các công trình trên tạp chí quốc tế. Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng một trong những phương pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực viết tiếng Anh học thuật là xây dựng và áp dụng các khóa tiếng Anh học thuật nhằm nâng cao kỹ năng này cho các giảng viên. Mục đích của chương trình bổ trợ kiến thức về kỹ năng viết học thuật nhằm giúp (1) tăng số lượng xuất bản cả về chất và lượng; (2) tăng kỹ năng và kiến thức về viết học thuật; (3) tăng động lực viết bài bằng tiếng Anh; và (4) gắn kết đồng nghiệp và mở rộng cơ hội hợp tác viết bài (Phạm Quang Minh và Nguyễn Văn Chính, 2019). Như vậy, tổng quan các nghiên cứu trong nước cho thấy các tác giả đã xác định được một số rào cản chính đối với công bố quốc tế, trong đó có tiếng Anh. Do đó nhóm nghiên cứu nhận thấy việc đào tạo kỹ năng tiếng Anh viết học thuật tại đại học Thương mại đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao năng suất công bố quốc tế cho các giảng viên của trường. Thừa dấu 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài hướng tới mục tiêu xây dựng Chương trình đào tạo kỹ năng viết tiếng Anh học thuật cho giảng viên trường ĐHTM nhằm góp phần nâng cao năng lực công bố quốc tế của giảng viên. Để thực hiện mục tiêu này, đề tài đã giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Hệ thống cơ sở lý luận về công bố quốc tế, các tiêu chuẩn và khó khăn trong công bố quốc tế; Hệ thống cơ sở lý luận về kỹ năng viết học thuật; Hệ thống cơ sở lý luận về thiết kế chương trình đào tạo; - Khảo sát thực trạng và nhu cầu đối với kỹ năng viết học thuật của giảng viên trường ĐHTM; 5
  16. - Dựa trên thực trạng và nhu cầu, thiết kế chương trình Đào tạo kỹ năng viết học thuật nhằm hướng tới mục tiêu công bố quốc tế cho giảng viên trường ĐHTM và các kiến nghị để thực hiện chương trình đào tạo 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1. Giảng viên trường ĐHTM nhìn nhận như thế nào về vai trò của tiếng Anh trong công bố quốc tế? 2. Giảng viên trường ĐHTM có nhu cầu và mong muốn như thế nào đối với khóa đào tạo kỹ năng viết học thuật cho mục tiêu công bố quốc tế? 3. Khóa đào tạo kỹ năng viết học thuật cho mục tiêu công bố quốc tế của giảng viên trường ĐHTM nên được thiết kế và tổ chức như thế nào để mang lại hiệu quả tối ưu? 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan tới Đào tạo kỹ năng viết học thuật hướng tới mục tiêu công bố quốc tế của giảng viên trường ĐHTM Do hạn chế về thời gian, nhân lực và tài lực, đề tài lựa chọn giới hạn ở các phạm vi nghiên cứu như sau: - Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và nhu cầu của giảng viên trường ĐHTM để từ đó thiết kế khóa đào tạo kỹ năng viết học thuật hướng tới mục tiêu gia tăng số lượng công bố quốc tế của giảng viên. - Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại trường ĐHTM. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2020 đến tháng 3/2021. 1.6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có bố cục gồm bốn chương với các nội dung cụ thể như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận: hệ thống các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nhằm kế thừa các kết quả nghiên cứu trước; trình bày các 6
  17. lý thuyết liên quan đến đề tài nhằm tạo nền tảng cho việc xây dựng Chương trình đào tạo kỹ năng viết học thuật cho mục đích công bố quốc tế tại trường ĐHTM. - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu: cung cấp thông tin về khách thể nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. - Chương 3: Kết quả nghiên cứu: trình bày các kết quả chính thu thập được từ khảo sát làm nền tảng đề xuất thiết kế và triển khai Chương trình đào tạo kỹ năng viết học thuật cho mục đích công bố quốc tế tại trường ĐHTM. - Chương 4: Thiết kế Chương trình đào tạo: mô tả nội dung và hình thức triển khai Chương trình đào tạo kỹ năng viết học thuật cho mục đích công bố quốc tế tại trường ĐHTM. 7
  18. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Công bố quốc tế 1.1.1. Định nghĩa Khái niệm “Công bố hay diệt vong” (publish or perish) xuất hiện từ những năm 1930 tại các trường đại học phương Tây, phản ánh một thực tế mà các nhà khoa học phải đối mặt: họ phải có công bố quốc tế thường xuyên thì mới có thể tồn tại, nếu không có thể sẽ bị loại khỏi hệ thống khoa học. Các nhà khoa học có trách nhiệm đóng góp tri thức vào sự tiến bộ chung của nhân loại thông qua các công trình nghiên cứu, cũng là thước đo đánh giá năng lực lao động của họ trong sự nghiệp khoa học. Ngoài ra, công bố quốc tế của nhà khoa học cũng làm gia tăng uy tín và danh dự của viện hoặc trường đại học nơi họ làm việc, đồng thời giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong nền kinh tế tri thức vốn xem bài báo khoa học là một thước đo quan trọng. Tuy nhiên, trong bức tranh chung của nền giáo dục đại học thế giới, chỉ một tỷ lệ nhỏ các nhà khoa học xuất bản một số lượng lớn các bài báo khoa học, trong khi số khác xuất bản rất ít hoặc không hề có công bố quốc tế (Kyvik, 1991; Teodorescu, 2000). Vì vậy, từ trước tới nay đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu những nhân tố tác động đến năng suất công bố quốc tế của các nhà khoa học. Trong nghiên cứu này, công bố quốc tế được hiểu là những xuất bản được đăng tải trên các tạp chí được ISI Clavirate Web of Science (bao gồm các tạp chí SCIE, SSCI, AHCI, ESCI) và Scopus chỉ mục (indexed). Bàn về các tạp chí thuộc ISI Clavirate Web of Science, ISI – Viện Thông tin khoa học Mỹ (Institute for Scientific Information) đã tuyển chọn chất lượng của các tạp chí trên thế giới một cách khắt khe, chặt chẽ với tính chuyên môn và khoa học cao để đưa vào cơ sở dữ liệu của họ. ISI bao gồm hơn 10,000 các tạp chí trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ SCI (Scientific Citation Index) và SCIE (Scientific Citation Index Expanded), khoa học xã hội SSCI (Social Science Citation Index), nghệ thuật và nhân văn A&HCI (Arts and Humanities Citation Index) và tạp chí mới nổi ESCI (Emerging Sources Citation 8
  19. Index). Với các tạp chí phân loại theo Scopus (thuộc sở hữu của Nhà xuất bản Elsevier – Hà Lan), khi được đưa vào danh sách Scopus, các tạp chí cũng được lựa chọn nghiêm ngặt và kĩ lưỡng. Số lượng tạp chí thuộc danh mục Scopus gần gấp đôi số lượng nằm trong ISI, nhưng không bao gồm mà chỉ chứa khoảng 70% số lượng của ISI. Cơ sở dữ liệu Scopus bao gồm các ấn phẩm xuất bản nhiều kỳ (serial publications) có ISSN như tạp chí, chuỗi sách, chuỗi kỷ yếu và các ấn phẩm không xuất bản nhiều kỳ (non-serial publications) có chỉ số ISBN như sách hay kỷ yếu xuất bản một lần. Tạp chí Scopus được phân loại thành bốn tứ phân vị (quartiles) gồm Q1, Q2, Q3, Q4. Theo đó, Q1 gồm các tạp chí chiếm vị trí cao nhất (thuộc top 25%) về chỉ số ảnh hưởng IF (impact factor); Q2 gồm các tạp chí chiếm vị trí trung bình cao về IF (từ top 25% đến top 50%); Q3 gồm các tạp chí chiếm vị trí trung bình thấp về IF (từ top 50% đến top 75%); Q4 gồm các tạp chí đứng ở vị trí thấp còn lại (25% còn lại). Cách đánh giá chất lượng của tạp chí của ISI và Scopus thường dựa vào các chỉ số đo chất lượng khoa học của tạp chí như chỉ số ảnh hưởng IF và chỉ số H (H-index). IF là chỉ số trích dẫn của một tạp chí hay tham khảo trung bình các bài báo mà tạp chí đã công bố hai năm trước. Những công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng cao thường có chất lượng khoa học cao và càng khó để có thể đăng bài trong tạp chí đó. Tuy nhiên, chỉ số ảnh hưởng của tạp chí cũng được đánh giá phụ thuộc vào các ngành khoa học khác nhau. Một giảng viên được đăng bài trên tạp chí chất lượng và bài báo được trích dẫn nhiều sẽ được đánh giá cao. Chỉ số ảnh hưởng cá nhân nhà khoa học H dùng để đánh giá các kết quả khoa học và làm cơ sở so sánh đóng góp khoa học của các nhà khoa học khác nhau trong cùng một lĩnh vực. Chỉ số H chứa đựng cả hai thông tin, bao gồm số lượng các bài báo được công bố và chất lượng, tầm ảnh hưởng - tức là số lần được các nhà khoa học khác trích dẫn. Hiện nay, chỉ số H của các nhà khoa học được thể hiện trên trang web của Scopus. 9
  20. 1.1.2. Qui trình đăng bài báo trên tạp chí quốc tế Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của trường đại học là nghiên cứu khoa học. Để đánh giá chất lượng nghiên cứu của trường đại học, số lượng và chất lượng bài báo được đăng tải trên các tạp chí khoa học quốc tế được xem là một tiêu chí quan trọng. Với các giảng viên chưa có kinh nghiệm trong xuất bản quốc tế, việc làm quen với qui trình đăng bài trên tạp chí quốc tế là điều hết sức cần thiết. Sau đây, bài nghiên cứu sẽ trình bày năm bước để công bố bài báo quốc tế. Bước 1: Chuẩn bị bản thảo Bản thảo muốn được duyệt đăng ở tạp chí quốc tế phải chứa đựng đóng góp mới cho khoa học, phù hợp với chuyên ngành làm việc và lĩnh vực nghiên cứu của tác giả. Để có tính mới thì ý tưởng của công trình phải khác với các nghiên cứu trước đây. Bố cục một bài báo khoa học theo thông lệ quốc tế bao gồm những thành phần sau đây: - Tiêu đề (title): mô tả ngắn gọn, súc tích, chính xác với lượng thông tin cao nhất về vấn đề mà bài viết đề cập. - Tóm tắt nội dung (Abstract): bao gồm các vấn đề của nghiên cứu về mục đích nghiên cứu, phương pháp luận, kết quả nghiên cứu, thảo luận, và kết luận (Santos, 1996; Swales, 2004). Các tạp chí thường có yêu cầu về độ dài đối với phần này. - Phần giới thiệu (Introduction): nêu được vấn đề nghiên cứu, tổng quan các khái niệm cơ sở và các công trình nghiên cứu liên quan. Phần này cũng đề cập đến mục đích nghiên cứu, phương pháp luận, các kết quả chính, đóng góp quan trọng của nghiên cứu (Swales, 2004). - Phần phương pháp nghiên cứu (Methodology): trình bày về mẫu và bối cảnh nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, qui trình thu thập dữ liệu, qui trình phân tích dữ liệu (Phó Phương Dung, 2008). - Phần kết quả nghiên cứu và thảo luận: trình bày kết quả thu được từ dữ liệu, so sánh kết quả của nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu trước, 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2