ĐỀ TÀI KINH TẾ CÔNG CÁI GIÁ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NHỮNG TỈNH NGHÈO
lượt xem 39
download
Khi nhắc đến tăng trưởng người ta thường nghĩ tới những thành tựu, kết quả khả quan. Tuy nhiên không thể phủ nhận sự tồn tại của một bức tranh màu tối. Đó là mặt trái của sự tăng trưởng đang được quan tâm hiện nay. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, đặc biệt dưới tác động của công cuộc đổi mới, hơn một thập niên trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng mừng với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tương đối cao...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI KINH TẾ CÔNG CÁI GIÁ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NHỮNG TỈNH NGHÈO
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐỀ TÀI KINH TẾ CÔNG CÁI GIÁ CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở NHỮNG TỈNH NGHÈO Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Thu Trang Sinh viên thực hiện: Tạ Vũ Ngọc Hân K094010035 Nguyễn Thị Thu Hiền K094010036 Hoàng Thị Nhã Phương K094010086 Nguyễn Thị Hồng Thọ K094010096 Ngô Thị Kiều Trinh K094010114 MỤC LỤC Lời mở đầu
- Kết cấu đề tài Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ KHÁI NIỆM NGHÈO Ở VIỆT NAM 1.1 Khái niệm nghèo ở Việt Nam 1.1.1 Nghèo tương đối............................................................................................... 4 1.1.2 Nghèo tuyệt đối................................................................................................. 4 1.2 Khái niệm công bằng 1.2.1 Công bằng ngang............................................................................................... 5 1.2.2 Công bằng dọc.................................................................................................. 5 1.3 Các thước đo về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.3.1 Đường cong Lorenz..........................................................................................5 1.3.2.Hệ số Gini......................................................................................................... 7 1.4 Lý thuyết về tăng trưởng triển bền vững 1.4.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế...................................................................8 1.4.2 Khái niệm về phát triển bền vững..................................................................8 1.5 Lý thuyết về phân phối thu nhập 1.5.1 Một số khái niệm............................................................................................. 8 1.5.2 Thuyết vị lợi...................................................................................................10 1.5.2.1 Nội dung và hàm phúc lợi xã hội...........................................................10 1.5.2.2 Mô tả........................................................................................................ 11 1.5.2.3 Phân phối thu nhập theo thuyết vị lợi...................................................11 1.5.2.4 Đánh giá................................................................................................... 12 1.5.2.5 Kết luận................................................................................................... 12 1.5.3 Quan điểm bình quân đồng đều...................................................................13 1.5.4 Thuyết cực đại thấp nhất ( Thuyết Rawls )..............................................13 1.5.4.1 Nội dung và hàm phúc lợi xã hội..........................................................13 1.5.4.2 Mô tả....................................................................................................... 14 1.5.4.3 Phân tích.................................................................................................. 14 1.5.4.4 Đánh giá.................................................................................................. 14
- 1.5.4.5 Kết luận.................................................................................................. 15 1.5.5 Các quan điểm không dựa trên độ thỏa dụng cá nhân...............................15 Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC TĂNG TRƯỞNG, TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH NGHÈO 2.1 Thực trạng tăng trưởng của các tỉnh nghèo Việt Nam 2.1.1 Thành tựu tăng trưởng của các tỉnh nghèo giai đoạn 2000-2010.....................................................................................16 2.1.2 Mặt trái của sự tăng trưởng.........................................................................18 2.2 Quan hệ tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay 2.2.1 Thực trạng về mối quan hệ, tác động.........................................................19 2.2.2 Những thành tựu đạt được............................................................................ 21 2.2.3 Hạn chế.......................................................................................................... 23 Chương 3: VAI TRÒ VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC 3.1 Vai trò của nhà nước trong thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.................................................................................26 3.2...................................................... Các chính sách, giải pháp nhà nước áp dụng ................................................................................................................................. 27 Chương 4 : KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 4.1 Quan điểm và định hướng giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.....................32 4.1. 1 Một số quan điểm về tăng trưởng và công bằng xã hội...........................32 4.1.2 Kiến nghị giải pháp ......................................................................................33 4.2 Kết luận................................................................................................................. 38 Nguồn tài liệu tham khảo LỜI MỞ ĐẦU
- Khi nhắc đến tăng trưởng người ta thường nghĩ tới những thành tựu, kết quả khả quan. Tuy nhiên không thể phủ nhận sự tồn tại của một bức tranh màu tối. Đó là mặt trái của sự tăng trưởng đang được quan tâm hiện nay. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, đặc biệt dưới tác động của công cuộc đổi mới, hơn một thập niên trở lại đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng mừng với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tương đối cao (6-7%, đứng thứ hai sau Trung Quốc), đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhưng do xuất phát điểm quá thấp, vốn là một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, cộng với điều kiện t ự nhiên ít thuận lợi, thiên tai thường xuyên xảy ra, nên mặc dù tốc độ tăng tr ưởng khá cao nh ưng không bền vững, có thể dẫn đến nhiều hệ quả khác như vấn đề môi trường, chênh lệch giàu nghèo, bản sắc văn hóa… Tính đến năm 2009, nước ta có khoảng 20 tỉnh nghèo trên tổng số 63 tỉnh thành, chiếm gấn 1/3. Tuy nhiên theo thống kê, các tỉnh này có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, GDP bình quân và chỉ số cạnh tranh liên tục được cải thiện. Nhưng liệu tốc độ tăng trưởng đó có là đáng mừng khi mà nó không dựa trên nền tảng bền vững. Trong t ương lai, có thể những tỉnh này sẽ phải trả một cái giá khá cao cho sự tăng trưởng ấy. Tăng trưởng nóng và không bền vững có thể dẫn tới nhiều hệ lụy như vấn đề ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, chảy máu chất xám… Tuy nhiên, trong đề tài này, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở các tỉnh nghèo. Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, PHÂN PHỐI THU NHẬP VÀ KHÁI NIỆM NGHÈO Ở VIỆT NAM
- Khái niệm nghèo ở Việt Nam 1.1 1.1.1 Nghèo tuyệt đối Theo Robert McNamara, cựu giám đốc Ngân Hàng Thế Giới, nghèo tuyệt đối là "Nghèo ở mức độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng t ượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta." Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997). Ở Việt Nam, chuẩn nghèo được thay đổi nhiều lần từ 1993 đến nay. Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 + Khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/người/tháng (4.200.000 đồng/người/năm)trở xuống là hộ nghèo. +Khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 450.000 đồng/người/tháng (dưới 5.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. 1.1.2 Nghèo tương đối Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần đ ược các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. Khái niệm công bằng 1.2
- Khái niệm công bằng xã hội mang tính chuẩn tắc. Khái niệm công bằng không đồng nhất. Và khoa học kinh tế không thể khái niệm nào là đúng nhất và duy nhất. Có 2 cách hiểu khác nhau về công bằng xã hội. 1.2.1 Công bằng ngang Công bằng ngang (Horizontal equality): là đối xử như nhau đối với những người có tình trạng kinh tế như nhau. Tình trạng kinh tế như nhau được xét theo một số tiêu chí nào đó như thu nhập, hoàn cảnh gia đình, tôn giáo, dân tộc… 1.2.2 Công bằng dọc Công bằng dọc (Vertical equality) là đối xử khác nhau với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc tình trạng kinh tế ban đầu khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt sẵn có . Việc chính phủ có những chính sách ưu tiên cho các đối tượng là nạn nhân chiến tranh, bệnh tật bẩm sinh, người yếu thế nên gặp khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng…là những biểu hiện của cân bằng dọc. Các thước đo về mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập 1.3 1.3.1 Đường cong Lorenz Khái niệm Đường cong Lorenz là cách thể hiện bằng hình học mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua việc phản ánh mối quan hệ giữa phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số với phần trăm thu nhập cộng dồn tương ứng của nhóm đó
- Cách xây dựng Bước 1: sắp xếp thu nhập dân cư theo thứ tự tăng dần Bước 2: chia tổng dân cư thành 5 nhóm có số dân bằng nhau Bước 3: cạnh đáy hình vuông Lorenz thể hiện % dân số cộng dồn, cạnh bên thể hiện % thu nhập cộng dồn Bước 4: biểu diễn các giá trị % thu nhập cộng dồn tương ứng với % dân số cộng dồn bằng các điểm trên đồ thị
- Cách thức đánh giá Tất cả các đường Lorenz đều bắt đầu từ gốc 0 của hình vuông và kết thúc ở điểm A đối diện của hình. Điều đó cho biết 0% dân số được nhận tương ứng với 0% thu nhập và 100 % dân số sẽ có 100% thu nhập. Trong trường hợp thu nhập được phân phối tuyệt đối bình đẳng thì bao nhiêu phần trăm dân số sẽ có tương ứng với bấy nhiêu phần trăm thu nhập. Khi đó đ ường Lorenz sẽ trùng với đường OA của hình vuông và đường này được gọi là đ ường bình đẳng tuyệt đối Ngược lại nếu nhận toàn bộ thu nhập và những người khác thì không có chút thu nhập nào đường Lorenz sẽ chạy từ cạnh đáy và cạnh bên phải của hình vuông, là dường bất bình đẳng tuyệt đối. đó Nhìn chung đường Lorenz thường năm ở giữa đường chéo và đường bất bình đẳng tuyệt đối. Càng gần đường chéo thì độ công bằng càng cao, càng xa thì càng bất bình đẳng càng cao. 1.3.2 Hệ số Gini Khái niệm Được công bố lần đầu năm 1912, là thước đo được sử dụng phổ biến nhất. Về mặt hình học, hệ số Gini được xác định bằng cách lấy diện tích hình B đ ược xác đ ịnh bởi đường Lorenz và đường chéo 0A, chia cho diện tích nửa hình vuông có chứa đường Lorenz đó (B + C) g = B/(B+C) (0
- Cách thức tính Hệ số Gini g Về mặt số học: Trong đó: y1, y2,…yn: thu nhập của từng người theo thứ tự giảm dần - y: thu nhập bình quân - n: số người - Lý thuyết về tăng trưởng triển bền vững 1.4 1.4.1 Khái niệm về tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một kho ảng thời gian nhất định( thường là một năm). Sự gia tăng có thể là quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các tời kỳ. Bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay biệc đ ảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng cao. 1.4.2 Khái niệm về phát triển bền vững
- Vấn đề về phát triển bền vững được Ngân Hàng Thế giới đề cập lần đầu tiên vào năm 1987, theo đó phát triển bền vững là “ .. sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tạ mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai..” Hội nghị Thượng Đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug ( Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 xác định: phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặc chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm : tăng tr ưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Lý thuyết về phân phối thu nhập 1.5 1.5.1 Một số khái niệm cơ bản Nửa cuối thế kỷ XX, nghiên cứu về phân phối được tập trung chủ yếu vào vấn đề phân phối lại, đặc biệt là vấn đề tăng trưởng và công bằng trong phân phối, và xem đây là đặc trưng của sự phát triển hiện đại, vấn đề về vai trò của Nhà nước đ ối v ới phân phối nguồn lực nhằm tăng trưởng, ổn định, hiệu quả và công bằng. Vì vậy, các chính sách phân phối lại thu nhập đều nhằm mục đích tối đa hóa phúc lợi xã hội. • Hàm phúc lợi xã hội là một dạng hàm toán học biểu thị mối quan hệ giữa mức phúc lợi xã hội và độ thỏa dụng của từng cá nhân trong xã hội. • Điểm tối ưu hóa phúc lợi xã hội là tiếp điểm giữa đường bàng quan xã hội và đường khả năng thỏa dụng của xã hội. • Đường bàng quan xã hội là quỹ tích của tất cả các điểm kết hợp gi ữa độ thỏa dụng của mọi thành viên trong xã hội mà những điểm đó mang lại mức phúc lợi xã hội bằng nhau. • Đường khả năng thỏa dụng là đường biểu thị mức thỏa dụng tối đa mà một cá nhân hay nhóm người có thể đạt được trong xã hội khi cho trước mức thỏa dụng của những cá nhân hay nhóm người khác.
- Điểm tối đa hóa phúc lợi xã hội là điểm E và tại đây đường khả năng thỏa dụng của xã hội tiếp xúc với đường bàng quan cao nhất có thể đạt tới và đây cũng là một điểm đạt hiệu quả Pareto. Tuy nhiên trong thực tế, chính phủ không đi tìm những đường khả năng thỏa dụng, và cũng không mô tả các hàm phúc lợi của xã hội.Nhưng họ cố gắng xác định ảnh hưởng của những chương trình được đưa ra đối với các nhóm dân cư khác nhau, và
- những ảnh hưởng như vậy thường được quy lại là những ảnh hưởng đối với hiệu quả và công bằng. Như vậy, chúng ta có thể dựa vào các công cụ trên để phân tích một số lý thuy ết về phân phối lại thu nhập và tối đa hóa phúc lợi xã hội. 1.5.2 Thuyết vị lợi 1.5.2.1 Nội dung và hàm phúc lợi xã hội Phúc lợi xã hội suy cho cùng chỉ phụ thuộc vào độ thỏa dụng cá nhân.PLXH là tổng đại số độ thỏa dụng của tất cả các thành viên trong xã hội và mục tiêu của xã hội là phải tối đa hóa tổng số đó. Hàm phúc lợi xã hội : W = U1 + U2 + … + Un =i 1.5.2.2 Mô tả Độ thỏa dụng của nhóm A (UA) Thuyết vị lợi coi lợi ích của người giàu và người nghèo có trọng số như nhau nên đường bàng quan xã hội của thuyết vị lợi là một đường thẳng có độ dốc bằng (-1) như hình vẽ. 1.5.2.3 Phân phối thu nhập theo thuyết vị lợi
- Giả định : Các cá nhân có hàm thỏa dụng biên đồng nhất và chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập - của họ. Các hàm thỏa dụng biên này tuân theo quy luật mức thỏa dụng biên theo thu nhập - giảm dần. Tổng mức thu nhập sẵn có là cố định và không thay đổi khi tiến hành phân ph ối - lại. Phân tích : e f n O’ O m b a Thu nhập của A Thu nhập của B 1.5.2.4 Đánh giá Ưu điểm : Đưa ra một nguyên tắc về phân phối lại là phân phối cho đến khi độ thỏa dụng - biên của tất cả các cá nhân trong xã hội bằng nhau. Nếu các giả định của thuyết vị lợi được thõa mãn thì phân phối lại thu nhập cuối - cùng sẽ đảm bảo sự bình đẳng tuyệt đối giữa các thành viên.
- Nhược điểm : Ba giả định được đánh giá là quá chặt chẽ, không có tính khả thi trên thực tế. - Nếu các cá nhân được phép có các hàm thỏa dụng biên khác nhau thì không có gì - đảm bảo điểm phân phối thu nhập tối ưu lại chính là điểm giữa đoạn OO’. Mặc dù quy luật thỏa dụng biên giảm dần đúng với đa số các hàng hóa nhưng - chưa chắc đã đúng với thu nhập. Nếu hàm thỏa dụng biên không bằng nhau thì phân phối lại tại điểm m chưa - chắc đã xóa bỏ được sự phân cách giàu nghèo. Khi tiến hành phân phối lại có thể bị thất thoát nguồn lực. - 1.5.2.5 Kết luận Phân phối thu nhập tối ưu theo thuyết vị lợi sẽ là phân phối thu nhập có : MUA = MUB. Khi đó, phân phối thu nhập tuyệt đối bình đẳng. 1.5.3 Quan điểm bình quân đồng đều Nội dung Với một lượng thu nhập quốc dân cố định, quan điểm bình quân đồng đều cho rằng phải phân phối lượng thu nhập đó sao cho tổng độ thỏa dụng c ủa mọi người là như nhau. Hàm phúc lợi xã hội: W = U1 = U2 = … = Un Nếu hàm thỏa dụng biên của mọi cá nhân là như nhau thì quan điểm này cũng - giống với thuyết vị lợi là đều dẫn đến kết quả phân phối thu nhập hoàn toàn bằng nhau cho tất cả mọi người. Nếu hàm thỏa dụng biên của mọi cá nhân là khác nhau thì hình thái chênh lệch thu - nhập giữa hai quan điểm này sẽ khác nhau. Hạn chế : Quan điểm bình quân đồng đều chỉ chấp nhận sự khác biệt về mức thỏa dụng do - những nhân tố khách quan tạo ra như qui mô gia đình, tình trạng sức khỏe… chứ không chấp nhận những khác biệt do sở hữu tài sản hay các nhân tố chủ quan khác.
- Quan điểm này tuy có thể giảm bớt khoảng cách thu nhập giữa hai người nhưng - đồng thời cũng làm giảm thu nhập của cả hai. Bên cạnh đó, quan điểm cũng có thể dẫn đến một thái cực phải hi sinh tính hiệu - quả rất nhiều và rất khó chấp nhận trừ khi xã hội sẵn sàng dánh đổi tính hiệu quả lấy sự công bằng với cái giá rất cao. 1.5.4 Thuyết cực đại thấp nhất ( Thuyết Rawls ) 1.5.4.1 Nội dung và hàm phúc lợi xã hội Nội dung PLXH chỉ phụ thuộc vào lợi ích của người nghèo nhất.Vì vậy, muốn PLXH đạt tối đa thì phải cực đại hóa độ thỏa dụng của người nghèo nhất. Hàm PLXH : Thuyết Rawls đặt trọng số bằng 1 đối với người có mức thỏa dụng thấp nhất, còn những người khác có trọng số bằng 0. W = minimum{U1, U2, … , Un} 1.5.4.2 Mô tả Đường bàng quan xã hội theo thuyết Rawls có dạng chữ L, có độ dốc bằng 0 hoặc bằng 1 và đỉnh của chữ L nằm trên đường phân giác góc O. Theo đó, đ ường bàng
- quan xã hội cao nhất tiếp xúc với đường khả năng thỏa dụng tại đỉnh chữ L cũng là điểm tối ưu hóa PLXH (điểm E trong hình vẽ). 1.5.4.3 Phân tích Bắt đầu từ việc phân phối lại bằng cách tăng độ thỏa dụng cho người nghèo nhất đến khi địa vị của họ được cải thiện sẽ chuyển sang đối tượng khác mà lúc này có mức địa vị thấp nhất trong xã hội. Vì vậy, phân phối lại thu nhập chỉ dừng l ại khi đ ộ thỏa dụng của mọi cá nhân bằng nhau hoặc độ thỏa dụng của người nghèo nhất đạt tối đa. Điều đó có nghĩa là, điều kiện tối đa hóa PLXH theo thuyết cực đại thấp nhất là : W = U1 = U2 = … = Un Nếu như tổng thu nhập quốc dân không đổi thì thuyết Rawls sẽ giống như quan điểm bình quân đồng đều, tức là phân phối thu nhập tuyệt đối bình đẳng nhưng khác ở chỗ phải bắt đầu từ việc nâng cao phúc lợi cho người thấp nhất. 1.5.4.4 Đánh giá Ưu điểm : Khắc phục được một phần nhược điểm của thuyết vị lợi do đặt trọng số 100% - vào phúc lợi của người nghèo. Nếu giả thiết của thuyết này được thỏa mãn thì phân phối PLXH cuối cùng s ẽ - đảm bảo sự bình đẳng tuyệt đối. Hạn chế : Thuyết này dễ dẫn đến chủ nghĩa bình quân làm giảm động lực phấn đ ấu ở - nhóm người nghèo và giảm động cơ làm việc ở nhóm người có năng lực, do đó làm giảm năng suất lao động xã hội. Thuyết này vẫn chấp nhận cách phân phối làm cho lợi ích của người giàu tăng - nhiều hơn lợi ích của người nghèo. 1.5.4.5 Kết luận Kết quả cuối cùng phân phối tối ưu xã hội sẽ đạt được khi : UA = UB. 1.5.5 Các quan điểm không dựa trên độ thỏa dụng cá nhân
- Cần quan tâm đến một mức sống tối thiểu mà tất cả mọi cá nhân trong xã hội có quyền được hưởng, được xác định trực tiếp bằng thu nhập mà bằng những hàng hoá tiêu dùng được coi là thiết yếu như thực phẩm, quần áo, học hành, chữa bệnh, nhà ở.... Chi phí cho những khoản tiêu dùng tối thiểu này sẽ được tập hợp lại để tính ra mức thu nhập tối thiểu mà những ai có thu nhập dưới mức tối thiểu sẽ được chính phủ giúp đỡ qua các chương trình trợ cấp và an sinh xã hội. Các lý thuyết phân phối thu nhập có sự đa dạng, thậm chí mâu thuẫn trong nhận thức, lý giải về các vấn đề phân phối thu nhập. Điều này cho thấy phân phối thu nhập là một vấn đề phức tạp, liên đới cả kinh tế - chính trị và xã hội, mặt khác, nó còn phản ánh sự khó khăn trong việc vận dụng lý thuyết phân phối thu nhập để có được các chính sách phân phối thu nhập hợp lý. CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VIỆC TĂNG TRƯỞNG, TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở CÁC TỈNH NGHÈO Thực trạng tăng trưởng của các tỉnh nghèo Việt Nam 2.1 2.1.1 Thành tựu tăng trưởng của các tỉnh nghèo giai đoạn 2000-2010 Tính từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ năm 1991 đến nay, có thể thấy các nghị quyết của Đảng đ ều quán xuyến quan điểm: Gắn các vấn đề kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Trong các kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kỳ, đặc biệt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo (được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 5-2002), đều thể hiện r ất rõ quan điểm gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong bài toán phát triển. Do đó, Việt Nam luôn chú trọng đ ịnh hướng phát triển kinh t ế hướng vào con người, nhất là những người nghèo. Để thực thi chiến lược phát triển
- toàn diện, bên cạnh việc đạt được chỉ tiêu tăng trưởng GDP cao, thì tất cả các chỉ tiêu về xã hội, môi trường có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng phải được sử dụng một cách có hiệu quả. Việc định hướng và triển khai thực thi những chiến lược một cách cụ thể mà chúng ta đã đạt được một số thành tựu nổi bật : Về kinh tế, kết quả thực hiện chiến lược 10 năm (2001 - 2010) ước tính GDP tăng bình quân 7,2%/năm; GDP bình quân đầu người tăng 3,17 lần và đã vượt ngưỡng 1.000 USD. Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất gia tăng đáng kể: Đóng góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng GDP đã giảm từ 70% (giai đoạn kế hoạch 1991 - 1995) xuống còn khoảng 52% (giai đoạn 2006 - 2010); đóng góp của yếu tố lao động vào tăng trưởng GDP đã tăng từ 16% (giai đoạn kế hoạch 1991 - 1995) lên khoảng 20% (giai đoạn 2006 - 2010); đóng góp của yếu tố tăng trưởng tổng hợp (TFP) đã tăng từ 14% (giai đoạn kế hoạch 1991 - 1995) lên khoảng 28% (giai đoạn 2006 - 2010). Các số liệu trên cho thấy, hiệu quả quản lý nền kinh tế đất nước được nâng cao trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục và thuộc nhóm "thị trường mới nổi" có nhiều tiềm năng; vị trí kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao đáng kể. Bên cạnh đó, tiến bộ và công bằng xã hội càng thể hiện rõ nét hơn những thành quả của tăng trưởng kinh tế.Nhờ đường lối sáng suốt của Đảng ta trong việc kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội trong hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu về tiến bộ xã hội, chúng ta đã rất thành công trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo; nhất là các Chương trình 135, 132 của Chính phủ đã giải quyết được tình trạng nghèo tuyệt đối ở các đ ịa bàn nông thôn. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm rất ấn tượng trong 15 năm qua: từ 58,1% (năm 1993) xuống còn khoảng 11% (năm 2009). Bên cạnh đó, chỉ số HDI đạt 0,733, xếp hạng 105/177 quốc gia, thuộc nhóm trung bình cao (nhóm trung bình từ 0,503 đến 0,798). Bảo hiểm y tế được mở rộng đ ến 52% dân số, 100% số xã có trạm y tế và 78% số xã có bác sĩ phụ trách. Tuổi thọ trung bình
- đạt 72 tuổi.Trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 20%. Ngân sách nhà nước đã bảo đảm được 78% chi phí cho giáo dục đào tạo toàn xã hội (đạt 20% ngân sách nhà nước) v.v.. Những thành tựu nêu trên phần nào phản ánh được sự đúng đắn trong đ ường l ối đổi mới của Đảng nói chung và trong Chiến lược xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010 nói riêng. Tuy vậy, trong quá trình thực thi chính sách, vẫn bộc lộ không ít những hạn chế cùng nhiều vấn đề xã hội khác đang đặt ra. 2.1.2 Mặt trái của sự tăng trưởng Với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cao liên tục của Chính phủ, cùng với chỉ tiêu tín dụng hàng năm hơn 30% trong những năm trở gần đây lại gây tác đ ộng tiêu c ực khiến thị trường Việt Nam tràn ngập dòng vốn và gây ra nhiều vấn đề đối với đồng nội tệ, đẩy lạm phát lên mức cao, như mức lạm phát ở các thị trường mới nổi khác, làm giảm niềm tin vào tiền đồng do người dân nghi ngờ việc Chính phủ có thể kiểm soát giá cả tăng trong những tháng tới. Bên cạnh đó, Việt Nam lại thâm hụt thương mại lớn.Điều này cũng gây áp l ực giảm giá lên tiền đồng.Tiền đồng đã mất khoảng 1/5 giá trị so với USD kể từ giữa năm
- 2008.Khi tiền đồng yếu đi thì giá hàng hóa nhập khẩu tăng, điều này lại tiếp t ục gây lo ngại lạm phát cao. Mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ngoạn mục nhưng nếu tiến bộ và công bằng xã hội lại không được quan tâm, cải thiện thì sự tăng trưởng đó cũng không có ý nghĩa. Hệ số GINI chia theo thành thị, nông thôn và vùng : (Nguồn : TCTK) Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sự bất bình đẳng ở nước ta vẫn tiếp tục tăng, điều này cũng được thể hiện thông qua hệ số GINI của khu vực thành thị với nông thôn và giữa các vùng. Sự bất bình đẳng này là tương đối cao và có thể sẽ còn ti ếp t ục gia tăng nữa nếu như không có một chính sách hay phương hướng hiệu quả nào để giải quyết tình trạng bất bình đẳng này. Quan hệ tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam hiện 2.2 nay
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài "Đánh giá quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2010"
51 p | 1092 | 563
-
ĐỀ TÀI: NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
29 p | 599 | 168
-
Đề tài: Hoàn thiện công tác thu thuế ngoài quốc doanh huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai
61 p | 143 | 51
-
LUẬN VĂN: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa mang tính chất chung, vừa mang tính chất đặc thù
12 p | 191 | 50
-
Đề tài: Con đường đi tới thành công cho M&A Việt Nam
96 p | 138 | 37
-
Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gốm sứ tại Cty TOCONTAP - 1
10 p | 180 | 34
-
Đề tài: Vai trò của nền kinh tế vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam
33 p | 143 | 32
-
Đề tài : Vai trò, thực trạng của kinh tế tư bản tư nhân, đánh giá kinh tế tư bản tư nhân và một số phương hướng giải pháp.
42 p | 141 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Cải tiến qui trình sản xuất tại Công ty Điện tử Jabil Việt Nam bằng phương pháp Lean Six Sigma
93 p | 55 | 17
-
Tiểu luận môn Kinh tế chính trị Mác-Lênin: Kinh tế nông nghiệp công nghệ cao - Động lực phát triển kinh tế huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
31 p | 86 | 15
-
Đề tài: Kinh tế lao động
15 p | 102 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Kinh tế vận tải: Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty cổ phần đại lý Giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng năm 2019
73 p | 26 | 14
-
Đề tài: Hợp đồng thuê nhà xưởng tại công ty đồng thuê nhà xưởng Quan hệ quốc tế - Đầu t sản xuất (CIRT), Đầu xuất chế độ pháp lý và thực tiễn áp dụng chế pháp thực tiễn
66 p | 78 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích vai trò của cộng đồng dân cư trong tham gia xây dựng nông thôn mới - Trường hợp tại xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang
81 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Giải pháp tăng hiệu quả hoạt động khu kinh tế của khẩu An Giang
75 p | 23 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học kinh tế: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Lào Cai
140 p | 44 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của nền kinh tế ngầm đến nợ công và lãi suất vay nợ của chính phủ tại các quốc gia Châu Á
77 p | 27 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn