Đề tài: Mẫu hình xu hướng
lượt xem 11
download
Đề tài: Mẫu hình xu hướng trình bày về mô hình đảo chiều (mô hình vai đầu vai; mô hình hai đỉnh và hai đáy; mô hình ba đỉnh và ba đáy; mô hình hình chữ nhật; mô hình cờ hiệu). Mời các ban tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Mẫu hình xu hướng
- NHÓM 7 – NGÂN HÀNG KHỐI II –K38 MẪU HÌNH XU HƯỚNG NGUYỄN HỮU CHIẾN. NGUYỄN TIẾN LÂM. NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG. BÀNH THÚY BÍCH. LÂM TẤN BỬU. NGUYỄN HỮU ĐẠT. MAI QUỐC TRỌNG. NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG 3/8/2015
- MẪU HÌNH XU HƯỚNG A. MÔ HÌNH ĐẢO CHIỀU I. MÔ HÌNH VAI ĐẦU VAI Hãy tìm hiểu mô hình có lẽ được coi là phổ biến và đáng tin cậy nhất trong các mô hình đảo chiều hiện nay – mô hình đảo chiều đầu và vai (the Head and Shouder Reversal). Chúng ta sẽ dành nhiều thời gian cho mô hình này vì tầm quan trọng của nó đồng thời để giải thích tất cả các sắc thái có liên quan. Phần lớn các mô hình đảo chiều khác đều là biến thể của mô hình đầu và vai, vì thế, chúng ta không cần nghiên cứu thêm. Đầu và vai là gì? – Là mô hình đảo chiều phổ biến nhất. Khi thị trường đạt đỉnh, ba đỉnh nổi bật hình thành với đỉnh giữa (hay đầu) hơi cao hơn hai đỉnh kia (vai). Khi đường xu hướng (đường viền cổ) nối các đáy ở giữa bị phá vỡ, mô hình kết thúc. Một mô hình đáy là phiên bản đảo ngược của một mô hình đỉnh và được gọi là đầu và vai đảo chiều. Hình 5.1a ví dụ đỉnh đầu và vai. Vai trái và phải (A và E có cùng chiều cao. Đầu C cao hơn hai vai kia. Khối lượng giao dịch tại mỗi đỉnh giảm dần. Mô hình hoàn chỉnh khi giá đóng cửa bên dưới đường viền cổ (đường 2). Mục tiêu giá tối thiểu được tính từ điểm phá vỡ đường viền cổ hướng xuống một khoảng cách thẳng đứng bằng khoảng cách từ đầu đến đường cổ. Sự dịch chuyển ngược lại
- thường diễn ra trở lại với đường viền cổ và sẽ không cắt đường viền cổ một khi nó đã bị phá vỡ. Hình 5.1b Đỉnh đầu và vai. Ba điểm cao nhất trong hình cho thấy đầu cao hơn hai vai. Ta có thể dự đoán sự dịch chuyển sẽ quay lại đường viền cổ sau đó. Sự hình thành mô hình đầu và vai Mô hình gồm 4 bước chính để hoàn thành và báo hiệu sự đảo chiều. Trước hết thì chúng ta cần một xu hướng tăng đang diễn ra trước đó với hàng loạt đỉnh và đáy tăng dần đang bắt đầu đánh mất xung lượng. Bước 1: Vai trái được hình thành khi giá đạt đến một độ cao mới tại A sau đó thoái lui đến một điểm thấp mới tại B Bước 2: Sự hình thành phần đầu khi giá lại tăng đến một độ cao mới cao hơn tại C sau đó giật lùi lại đến một điểm thấp gần với điểm thấp đã hình thành ở phần vai trái chính là điểm D Bước 3: Sự hình thành vai phải khi giá tăng đến điểm E thấp hơn điểm đỉnh của phần đầu –điều này là tín hiệu cảnh báo rằng đồ thị sẽ diễn ra theo hướng ngược lại ( do để xu hướng tăng tiếp diễn thì mỗi điểm cai nhất ở sau phải cao hơn điểm cao nhất của đợt phục hồi giá trước) Bước 4: Mô hình hoàn thành một khi giá giảm xuống phía dưới đường viền cổ (đường viền cổ hình thành khi nối hai điểm thấp nhất là B và D. Thông thường, đường này nghiêng một góc nhỏ tại đỉnh) Yếu tố quyết định hình thành một đỉnh đầu và vai là sự phá vỡ đường viền cổ một cách dứt khoát. Thị trường đã bẻ gãy đường xu hướng nối các đáy B và D, rơi xuống ngưỡng hỗ trợ tại điểm D tạo đủ điều kiện hình thành một xu hướng
- giảm mới – gồm những đỉnh và đáy đi xuống. Những đỉnh và đáy giảm dần tại C, D, E và F xác định xu hướng giảm mới. Khối lượng giao dịch có thể tăng khi đường viền cổ bị phá vỡ. Tuy nhiên, việc khối lượng giao dịch tăng trong thị trường giá giảm cũng chưa phải là yếu tố then chốt để có thể bắt đầu hình thành một đỉnh thị trường. Điểm phá vỡ khi mà hầu hết nhà giao dịch đi theo mô hình tham gia thị trường Biến động quay đầu Thông thường, một biến động được gọi là quay đầu khi bật trở lại mức đáy của đường viền cổ hay mức đáy trước đó tại điểm D (xem điểm G) và bây giờ, cả hai điểm này đều trở thành ngưỡng kháng cự. Không phải lúc nào biến động quay đầu cũng diễn ra hay đôi khi chỉ đơn thuần là một sự bật lại không đáng kể. Biến động quay đầu có thể dùng để đánh giá độ tin cậy của mô hình, xem rằng liệu mô hình có đi đúng với sự đảo chiều mà nó dự báo không hay sẽ tiếp diễn với xu hướng cũ. Khối lượng giao dịch có thể xác định phạm vi bật lại. Nếu điểm gãy ban đầu của đường viền cổ nằm tại mức giao dịch rất lớn thì khả năng xuất hiện biến động quay đầu là không có bởi khối lượng giao dịch tăng tức là áp lực giảm giá cũng tăng. Khối lượng giao dịch tại những điểm phá vỡ đường viền cổ ít hơn làm gia tăng khả năng một biến động quay đầu. Tuy nhiên, sự hồi phục nên diễn ra với khối lượng giao dịch nhỏ trong khi một xu hướng giảm mới diễn ra sau đó có thể bắt đầu cùng với khối lượng giao dịch tăng đáng kể. Tầm quan trọng của khối lượng giao dịch Mô hình khối lượng giao dịch đi kèm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển đỉnh đầu và vai cũng như bất kỳ một mô hình giá nào. Nhìn chung, khối lượng giao dịch tại điểm đầu nên thấp hơn vai trái. Đó không phải là điều kiện nhưng lại là một xu thế phổ biến và là cảnh báo sớm cho sự sụt giảm áp lực mua. Khối lượng giao dịch trong giai đoạn ba đỉnh (vai phải) là quan trọng nhất. Khối lượng giao dịch phải thấp hơn hai đỉnh kia rất nhiều. Trong mô hình đầu và vai, khối lượng giao dịch sử dụng chủ yếu ở điểm phá vỡ để giúp đánh giá mô hình. Tại điểm này, rất quan trọng khi sự phá vỡ xảy ra đi cùng với khối lượng giao dịch lớn vì khi đó khả năng xuất hiện biến động quay đầu là không có bởi khối lượng giao dịch tăng tức là áp lực giảm giá cũng tăng. Khối lượng giao dịch tại những điểm phá vỡ đường viền cổ ít hơn làm gia tăng khả năng có một biến động quay đầu. .
- Xác định mục tiêu giá Phương pháp để đạt được mục tiêu giá sử dụng chiều cao của mô hình. Ta sẽ lấy khoảng cách theo chiều dọc từ đầu (điểm C) xuống đường viền cổ rồi sau đó chiếu khoảng cách này từ điểm đường viền cổ bị phá vỡ. Ví dụ điểm cao nhất của đầu là 100 và đường viền cổ là 80. Do đó khoảng cách theo chiều dọc là khoảng chênh lệch 20. Điểm chênh lệch 20 này sẽ được đo xuống từ điểm mà đường viền cổ bị phá vỡ. Nếu như đường viền cổ trên hình 5.1a bị phá vỡ tại mức 82, mục tiêu giá giảm sẽ là 62 (8220=62). Một kỹ thuật khác cũng có thể được sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ tương tự nhưng nhẹ nhàng hơn là chỉ cần đo chiều dài của đợt sóng suy giảm đầu tiên (từ C đến D) rồi sau đó nhân đôi. Đối với cả hai trường hợp thì chiều cao hay biên độ dao động của mô hình càng lớn thì mục tiêu càng xa. Việc đo lường dựa trên điểm phá vỡ đường xu hướng cũng tương tự như thước đo được sử dụng trong mô hình đầu và vai. Chúng ta có thể nhìn thấy vấn đề này ngay sau đây. Giá cả dịch chuyển mạnh dưới đường viền cổ bị phá vỡ với khoảng cách tương tự như trên đường viền cổ. Bạn sẽ nhận ra rằng gần như tất cả mục tiêu giá trên đồ thị thanh đều được xác định dựa trên chiều cao hoặc độ dao động của các dạng mô hình khác nhau. Chủ đề đo chiều cao của mô hình và chiếu khoảng cách đó từ điểm phá vỡ hướng xuống sẽ được lặp lại liên tục. Cần nhớ rằng mục tiêu giá đạt được ở đây chỉ là mục tiêu tối thiểu. Giá sẽ còn di chuyển ra ngoài phạm vi mục tiêu này. Tuy nhiên, việc có được mục tiêu giá tối thiểu là rất hữu dụng trong việc xác định sớm tiềm năng biến động thị trường để chiếm vị thế. Nếu thị trường vượt qua khỏi mục tiêu giá, có nghĩa là thần may mắn đã mỉm cười với bạn. Mục tiêu tối đa là kích thước của biến động trước đó. Nếu thị trường tăng giá trước đó di chuyển từ 30 đến 100 thì mục tiêu tối đa tính từ mô hình đỉnh sẽ được tính bằng cách thoái lùi toàn bộ xu hướng tăng xuống mức 30. Các mô hình đảo chiều có thể được mong đợi sẽ đảo chiều hay thoái lùi những gì đã diễn ra trước đó. Điều chỉnh mục tiêu giá Có nhiều yếu tồ cần được xem xét khi xác định mục tiêu giá. Những kỹ thuật như cho mô hình đầu và vai chỉ là bước đầu tiên. Còn nhiều yếu tố kỹ thuật khác cần phải xem xét. Ví dụ, những ngưỡng hỗ trợ nổi bật của xu hướng tăng trước đó ở đâu? Vì thị trường giảm giá thường đứng tại những mức này. Thoái lùi theo tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu? Mục tiêu tối đa sẽ là sự thoái lùi 100% thị trường tăng giá trước đó. Vậy những mức thoái lùi 50% và 66% nằm ở đâu?
- Những mức này sẽ cho ta biết được ngưỡng hổ trợ quan trọng khi thị trường giảm giá. Vậy những vùng trống bên dưới thì sao? Nó sẽ có chức năng như khu vực hỗ trợ. Liệu có đường xu hướng dài hạn nào xuất hiện bên dưới thị trường không? Nhà phân tích kĩ thuật cần xem xét những dữ liệu kỹ thuật khác nhằm xác định các mục tiêu giá từ các mô hình giá. Ví dụ, khi giá giảm mục tiêu được xác định tại 30 và có một ngưỡng hỗ trợ nổi bật nằm tại 32 thì người sử dụng sẽ linh hoạt điều chỉnh mức 32 thành mục tiêu giá thay vì 30. Nhìn chung, nếu có sự chênh lệch giữa mục tiêu giá đo được và ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự rõ ràng thì nên chọn mục tiêu giá tại ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự. Việc xem xét thêm những thông tin kỹ thuật khác để điều chỉnh mục tiêu giá là điều cần thiết. Nhà phân tích kĩ thuật sẽ có nhiều công cụ hỗ trợ lọc lại những thông tin này. Một nhà phân tích kĩ thuật khôn ngoan là người biết cách kết hợp những công cụ này một cách thích hợp. II. MÔ HÌNH HAI ĐỈNH VÀ HAI ĐÁY Một mô hình đảo chiều phổ biến hơn là hai đỉnh hoặc hai đáy. Sau mô hình đầu và vai thì đây là dạng được sử dụng nhiều nhất và được nhận dạng dễ dàng nhất. (Xem hình 5.5ac). Các hình 5.5a và 5.5b là ví dụ về trạng thái khác nhau của cả đỉnh lẫn đáy. Như hình dạng mà chúng ta có thể thấy được trên đồ thị, đỉnh thường được gắn với chữ M và đáy là chữ W. Các đặc điểm chung của một mô hình hai đỉnh cũng tương tự như các đặc điểm của mô hình đầu và vai và ba đỉnh, ngoại trừ việc chỉ có hai đỉnh xuất hiện thay vì ba. Mô hình khối lượng giao dịch cũng tương tự theo nguyên trạng của quy tắc đo lường. Trong một xu hướng tăng (như được thể hiện trong hình 5.5a), thị trường sẽ thiết lập ngưỡng cao mới tại điểm A với khối lượng giao dịch tăng, sau đó rớt xuống điểm B với khối lượng giảm. Cho đến giờ, mọi thứ diễn ra như kỳ vọng trong một xu hướng tăng thông thường. Tuy nhiên, đợt hồi phục tiếp theo tới
- điểm C thì không thể vượt qua đỉnh trước đó tại A để đóng lại mô hình và bắt đầu giảm xuống lần nữa. Một Hình 5.5a Mô hình hai đỉnh. Mô hình này có hai ngưỡng cao nhất (A và C) ở cùng một mức giá. Giá đóng cửa tại điểm B thấp hơn đáy giữa với khối lượng giao dịch lớn sẽ hoàn chỉnh mô hình và cho biết tín hiệu đảo chiều xu hướng đi xuống. Không có gì ngạc nhiên khi biến động quay đầu hướng đến điểm phá vỡ trước khi hồi phục xu hướng giảm.
- Hình 5.5b Mô hình hai đáy. Đây là hình ảnh tương phản của mô hình hai đỉnh. Khối lượng giao dịch trở nên quan trọng hơn ở điểm phá vỡ hướng lên. Các biến động quay đầu hướng đến điểm phá vỡ thường xảy ra ở đáy.
- Hình 5.5c Ví dụ về mô hình hai đáy. Giá cổ phiếu giảm mạnh hai lần ở mức 68 trong thời gian ba tháng. Lưu ý rằng điểm đáy thứ hai còn là một phiên giao dịch đảo chiều đi lên. Sự phá vỡ ngưỡng kháng cự 80 hoàn chỉnh ở phần đáy.
- Hình 5.5d Ví dụ về mô hình hai đỉnh. Đôi khi, đỉnh thứ hai không đạt đến mức giá của đỉnh thứ nhất như trong ví dụ này. Mô hình hai đỉnh kéo dài hai tháng này báo hiệu một xu hướng giảm giá lớn. Tín hiệu thật sự là điểm phá vỡ của ngưỡng hỗ trợ gần mức 46.
- Hình 5.5e Các mô hình giá thường xuất hiện trên đồ thị của các đường trung bình giá chính. Trên đồ thị này, chỉ số Nasdaq Composite hình thành nên một mô hình hai đáy gần mức 1470 trước khi quay đầu hướng lên. Điểm phá vỡ của đường xu hướng giảm sẽ khẳng định xu hướng tăng giá. mô hình hai đỉnh tiềm năng đã được thiết lập. Sử dụng từ “tiềm năng” bởi theo nguyên trạng của tình huống với các mô hình đảo chiều thì sự đảo chiều vẫn chưa kết thúc cho đến khi ngưỡng hỗ trợ trước đó tại điểm B bị phá vỡ. Cho đến khi điều đó xảy ra, giá vẫn trong giai đoạn củng cố, chuẩn bị cho sự hồi phục xu hướng tăng ban đầu. Một đỉnh lý tưởng sẽ có hai ngưỡng cao nhất ở cùng một mức giá. Khối lượng giao dịch tại ngưỡng thứ nhất sẽ rất lớn và giảm đi ở ngưỡng thứ hai. Giá đóng cửa tại điểm B thấp hơn đáy giữa với khối lượng giao dịch lớn sẽ hoàn chỉnh
- mô hình và cho biết tín hiệu đảo chiều xu hướng đi xuống. Không có gì ngạc nhiên khi biến động quay đầu hướng đến điểm phá vỡ trước khi hồi phục xu hướng giảm. Kỹ thuật đo lường đối với mô hình hai đỉnh Kỹ thuật đo lường được sử dụng trong mô hình hai đỉnh là đo chiều cao mô hình từ hai đỉnh A&C đến đáy giữa B và chiếu khoảng cách đó từ điểm phá vỡ xuống dưới. Cách đo lường đối với mô hình hai đáy thì ngược lại. III. MÔ HÌNH BA ĐỈNH VÀ BA ĐÁY Gần như mọi đặc điểm được nhắc đến trong mô hình đầu và vai (Head and Shouder) đều có thể được áp dụng cho các dạng mô hình đảo chiều khác trong đó có mô hình ba đỉnh và ba đáy (Triple Tops and Triple Bottoms) (Xem hình 5.4ac). Thực tế hai mô hình này – vốn rất hiếm khi xảy ra – là biến thể phụ của mô hình trên, sự khác biệt rõ rệt nhất chính là sự tương quan giữa các đỉnh hoặc các đáy của mô hình (Xem hình 5.4a). Người sử dụng đồ thị thường bất đồng trong việc xem xét khả năng liệu một mô hình đảo chiều là đầu và vai cơ bản hay là ba đỉnh. Lập luận này mang tính học thuật vì cả hai mô hình đều có cùng hàm ý như nhau.
- Hình 5.4a Mô hình ba đỉnh. Cũng giống như mô hình đầu và vai nhưng các đỉnh ở đây có cùng kích cỡ gần như là như nhau. Khối lượng giao dịch tại mỗi đỉnh thường giảm dần. Mô hình chỉ hoàn chỉnh khi cả hai đáy đều bị phá vỡ với khối lượng giao dịch lớn. Kỹ thuật đo lường là tính chiều cao từ điểm phá vỡ đi xuống. Biến động quay đầu chạm đường bên dưới là điều bình thường.
- Hình 5.4b Một mô hình ba đáy. Cũng tương tự như đáy đầu và vai, ngoại trừ mức độ các đáy như nhau. Nó là hình ảnh đảo ngược của mô hình ba đỉnh ngoại trừ khối lượng giao dịch có ý nghĩa quan trọng hơn tại điểm phá vỡ tăng giá.
- Khối lượng giao dịch có xu hướng giảm dần tại mỗi đỉnh và tăng dần tại các điểm phá vỡ. Mô hình ba đỉnh sẽ chưa hoàn chỉnh nếu ngưỡng hỗ trợ tại các đáy xen giữa vẫn chưa bị phá vỡ. Ngược lại, giá phải đóng thông qua hai đỉnh xen giữa tại đáy nhằm hoàn chỉnh mô hình ba đáy. (Như một chiến lược thay thế, việc phá vỡ đỉnh hoặc đáy gần nhất có thể được sử dụng như một tín hiệu đảo chiều). Khối lượng giao dịch lớn phía trên khi hoàn thiện đáy cũng là điều kiện quyết định. Hàm ý đo lường cũng tương tự đầu và vai, và cũng được dựa vào chiều cao của mô hình. Giá thường biến động với một khoảng cách tối thiểu từ điểm phá vỡ ít nhất bằng chiều cao mô hình. Một khi sự phá vỡ xảy ra, biến động quay đầu tới điểm phá vỡ là bình thường. Vì mô hình ba đỉnh và đáy chỉ là một biến thể nhỏ của mô hình đầu và vai nên chúng ta sẽ không dành nhiều thời gian cho đề tài này.
- B. MÔ HÌNH ĐẢO CHIỀU I. MÔ HÌNH HÌNH CHỮ NHẬT. Mô hình hình chữ nhật là sự tạm ngừng xu hướng, trong đó giá biến động đi ngang giữa hai đường ngang nằm song song nhau, (xem hình 6.9ac) Hình chữ nhật thường được xem như biên độ giao dịch hoặc khu vực giằng co giá. Nó là một giai đoạn củng cố xu hướng hiện có, và được xác định theo hướng thị trường diễn ra trước đó. Hình 6.9a Ví dụ một hình chữ nhật( Mô hình hình chữ nhật) trong thị trường giá lên trong xu hướng tăng. Mô hình này được gọi là biên độ giao dịch, và thể hiện giá đang giao dịch trong phạm vi giữa hai đường xu hướng nằm ngang. Nó còn được gọi là khu vực giằng co giá.
- Hình 6.9b là Ví dụ về một hình chữ nhật( Mô hình hình chữ nhật) trong thị trường giá xuống. Mặc dù hình chữ nhật thường được xem như mô hình tiếp diễn, nhưng nhà giao dịch phải luôn luôn cảnh giác tín hiệu mô hình đảo chiều, chẳng hạn như mô ba đáy.
- Hình 6.9c Một hình chữ nhật trong thị trường giá lên. Xu thế tăng của Compaq bị ngắt quãng trong bốn tháng bằng những diễn biến giá đi ngang. Cú phá vỡ đi lên trên đường xu hướng phía trên đầu tháng năm giúp hoàn chỉnh mô hình và hồi phục xu hướng tăng. Hình chữ nhật thường là dạng mô hình tiếp diễn. Giá vượt ra khỏi đường biên trên hoặc dưới một cách dứt khoát báo hiệu sự hoàn thành mô hình hình chữ nhật và chỉ ra hướng phát triển của xu hướng. Tuy nhiên, nhà phân tích phải luôn ghi nhớ rằng sự củng cố hình chữ nhật sẽ không chuyển thành mô hình đảo chiều. Trong xu hướng tăng trên hình 6.9a, ba đỉnh có thể được hiểu như mô hình đảo chiều ba đỉnh. Giao dịch theo những dao động trong phạm vi biên độ Một số người sử dụng đồ thị giao dịch theo sự dao động trong phạm vi mô hình bằng cách mua khi giá rớt gần đáy và bán khi giá phục hồi lên đỉnh của biên độ. Kỹ thuật này được các nhà giao dịch ngắn hạn sử dụng để tận dụng ưu thế của những đường biên giá đã được xác định sẵn và thu được lợi nhuận từ một thị
- trường không rõ xu hướng. Vì các vị thế được nắm giữ tại điểm cực của biên độ nên rủi ro tương đối thấp và có thể xác định được. Nếu biên độ giao dịch không đổi thì cách tiếp cận ngược xu hướng này rất hiệu quả. Khi một sự phá vỡ xuất hiện thì nhà giao dịch không chỉ thoát khỏi tình trạng thua lỗ một cách nhanh chóng mà còn đảo ngược được vị thế trước đó bằng cách khởi động giao dịch theo hướng phát triển thị trường mới. Những nhà giao dịch khác thừa nhận hình chữ nhật là một mô hình tiếp diễn và giữ vị thế mua gần biên dưới dải giá trong xu hướng tăng hoặc khởi động vị thế bán gần đỉnh biên độ trong xu hướng giảm. Những người khác cố né tránh các thị trường không rõ xu hướng như vậy và chờ đợi sự phá vỡ rõ rệt trước khi tiêu tiền của mình. Hầu hết những hệ thống theo xu hướng đều ít hiệu quả trong giai đoạn thị trường không rõ xu hướng như thế này. Những điểm tương đồng và bất đồng khác Về khía cạnh thời gian, hình chữ nhật thường bị phân vào nhóm mô hình từ một đến ba tháng. Mô hình khối lượng giao dịch khác vớinhững mô hình tiếp diễn khác ở chỗ biên độ dao động giá rộng sẽ ngăn chặn sự giảm sút mạnh mẽ hoạt động giao dịch thường thấy trong những mô hình khác. Kỹ thuật đo lường phổ biến nhất được áp dụng cho hình chữ nhật dựa trên chiều cao của biên độ giá. Ta sẽ đo chiều cao của biên độ giao dịch từ đáy đến đỉnh rồi chiếu khoảng cách đó từ điểm phá vỡ. Phương pháp này giống như những phương pháp đã được đề cập, và được dựa trên độ dao động của thị trường. Khi nói về phương pháp đếm trong đồ thị điểm và hình, chúng ta sẽ nói nhiều về phương pháp đo lường theo chiều ngang. Những điều mà chúng ta đã đề cập như khối lượng giao dịch tại điểm phá vỡ và khả năng biến động quay đầu cũng có thể được áp dụng ở đây. Vì các đường biên bên trên và bên dưới trong hình chữ nhật đều nằm ngang và được xác định rõ nên ngưỡng kháng cụ và hỗ trợ cũng xuất hiện rõ ràng. Điều này có nghĩa là khi có sự phá vỡ giá thì đỉnh của dải giá trước đó sẽ tạo ra ngưỡng hổ trợ chắc chắn để tiến hành bán tháo. Sau một sự phá vỡ hướng xuống của xu hướng giảm, đáy của biên độ giao dịch (khu vực hỗ trợ trước đó) cũng tạo ra mức kháng cự chắc chắn phía trên cho mọi đợt hồi phục. II. MÔ HÌNH TAM GIÁC
- Có ba loại tam giác – đối xứng, tăng và giảm. (Một số người sử dụng đồ thị tính cả loại thứ tư là tam giác nối dài, hay dạng mở rộng. Loại này sẽ được đề cập như một mô hình riêng biệt). Mỗi loại tam giác có hình dạng và ý nghĩa dự báo khác nhau. Hình 6.1a Ví dụ về một tam giác đối xứng trong thị trường giá lên. Chú ý hai đường xu hướng cắt nhau. Giá đóng cửa bên ngoài hai đường xu hướng giúp hoàn chỉnh mô hình. Đường thẳng đứng bên trái là đáy. Điểm giao nhau của hai đường nằm bên phải là đỉnh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ô tô tại công ty TNHH TM & DV Nam Bình
42 p | 2470 | 534
-
Đề tài: Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gian đoạn 2007- 2009
39 p | 664 | 307
-
Đề tài: KẾ HOẠCH MARKETING TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
31 p | 390 | 101
-
Đề tài về “ Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam”
91 p | 170 | 73
-
Đề tài về 'Hoàn thiện tổ chức hoạt động marketing của Công ty lắp máy và xây dựng số 10'
40 p | 290 | 67
-
Đề tài "Công ty cổ phần và các công ty cổ phần trong tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam"
15 p | 303 | 53
-
Đề tài: Khảo sát nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển nhà của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên
22 p | 220 | 40
-
Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp nhà nước: Cục diện chính trị thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
220 p | 136 | 35
-
Đồ án tốt nghiệp: Robot vận chuyển mẫu xét nghiệm trong bệnh viện
117 p | 109 | 30
-
Luận văn: MÔ HÌNH QUẢN LÝ TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA TỈNH HÀ GIANG
107 p | 162 | 28
-
Luận văn đề tài: Phân tích tình hình quản lý chất lượng ở Xí nghiệp Cơ điện – Vật tư và một số giải pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm
80 p | 125 | 23
-
Khảo sát thực tế kế tóan bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Cty Tam Kim - 1
13 p | 74 | 13
-
Đồ án tốt nghiệp: Tranh kính
0 p | 133 | 12
-
Đề tài: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng công ty dệt may Việt Nam
85 p | 77 | 10
-
Ý kiến về kênh phân phối xe máy tại Cty COTIMEX - 7
7 p | 100 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xử lý asen trong nước ngầm bằng vật liệu zeolit biến tính đioxít mangan (MnO2)
78 p | 37 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học máy tính: Mô hình Markov ẩn và ứng dụng xây dựng hệ thống nhận dạng tiếng nói
61 p | 38 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn