ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
lượt xem 38
download
Trong kinh tế học, tăng trưởng kinh tế được biểu hiện phổ quát là sự tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế theo thời gian. Trong kinh tế học phương Tây, tăng trưởng kinh tế thường chỉ sự gia tăng của giá trị tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc sự gia tăng của giá trị GNP bình quân đầu người. Tuy nhiên, để phán ánh chính xác hơn sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, người ta thường chỉ tính sản lượng ròng của một nền kinh tế, tức là tổng sản phẩm quốc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ************** TIỂU LUẬN KINH TẾ §ÇU T¦ ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 1
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế MỤC LỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO...................................................................................................1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN..........................................................................1 **************..............................................................................................................................1 TIỂU LUẬN KINH TẾ §ÇU T¦....................................................................................................1 ĐỀ TÀI: ...........................................................................................................................................1 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM..............................................................................................................................1 PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ...................................................................................................................3 1.1. Khái quát quan niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế.........................................3 1.2. Khái niệm đầu tư và vốn đầu tư........................................................................................7 1.3 Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trường và phát triển kinh tế...............................12 1.3.1 Tốc độ tăng đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế....................................................12 1.3.2. Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và tốc độ tăng trưởng........................................16 PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.................................................................................19 2.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và đầu tư tròng vòng 5 năm trở lại đây – những kết quả đạt được........................................................................................................................19 2.2 Tác động của Đầu tư nước ngoài đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong hơn 20 năm qua:.............................................................................................35 2.3 Những tồn tại về tình hình đầu tư trong quá phát triển kinh tế của Việt Nam.....39 PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ ................................................47 CHO TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ..............................................................47 3.1 Giải pháp chung cho đầu tư phát triển............................................................................47 3.2 Giải pháp thu hút đầu tư vốn đầu tư nước ngoài.........................................................48 PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................50 2
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Khái quát quan niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế Trong kinh tế học, tăng trưởng kinh tế được biểu hiện phổ quát là sự tăng sản l ượng thực tế của một nền kinh tế theo thời gian. Trong kinh tế học phương Tây, tăng trưởng kinh tế thường chỉ sự gia tăng của giá trị tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc sự gia tăng của giá trị GNP bình quân đầu người. Tuy nhiên, để phán ánh chính xác hơn sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, người ta thường chỉ tính sản lượng ròng của một nền kinh tế, tức là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế đó. Như vậy, tăng trưởng kinh tế được tính bằng mức tăng GDP theo thời gian hoặc mức tăng GDP bình quân đầu người theo thời gian. Điều này có nghĩa là tăng trưởng kinh tế chỉ thể hi ện mặt lượng của nền kinh tế theo thời gian. Nhà kinh tế học người Mỹ Walter Wiliam Rostow đã dùng khái niệm tăng tr ưởng trong một lý thuyết tổng quát về phát triển. Ông chia tiến trình phát triển của xã hội loài người thành năm giai đoạn tăng trưởng từ xã hội truyền thống đến xã hội hiện đ ại. Quan niệm của W. W. Rostow nhấn mạnh đến nội dung kinh tế của tiến trình phát triển, coi tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết cho phát triển. Và cũng chính vì vậy, nó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề và nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển, trong đó có công bằng xã hội vì công bằng xã hội là một nội dung quan trọng của phát triển. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế Để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mô hình kinh tế. • Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nong phẩm tăng, tiền l ương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông 3
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng. • Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima. • Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. • Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0)). • Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ. • Mô hình Sung Sang Park nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người. • Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L). Trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạch tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các trường phái trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod- Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng 4
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất ổn định kinh tế). Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động. Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng. - Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. • Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến."[1] • Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, r ừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các 5
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô. • Vốn (hay còn gọi là Tư bản): là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi.... Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, môi trường, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi tr ường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Phát triển kinh tế là phải nói đến các yếu tố như công bằng xã hội, vấn đề môi trường, phúc lợi xã hội, tuổi thọ trung bình,... Trong kinh tế học, các công trình nghiên cứu cũng như các báo cáo phát triển chính thức ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế, người ta thường sử dụng một số công cụ và thước đo chủ yếu như: Đường cong Lorenz; Hệ số Gini; Mức độ nghèo khổ; Mức độ thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người; Chỉ số phát triển xã hội tổng hợp; Chỉ số chất lượng vật chất của cuộc sống. Trong thời gian gần đây, một thước đo được sử dụng nhiều là Chỉ số phát triển con người (HDI), do Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đưa ra và sử dụng lần đầu tiên năm 1990. Chỉ số này trải từ 0 (mức độ phát triển con người thấp nhất) đến 1 (mức độ 6
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế phát triển con người cao nhất) và là trung bình cộng của các chỉ số tuổi thọ, trình độ giáo dục và thu nhập. 1.2. Khái niệm đầu tư và vốn đầu tư • Khái niệm đầu tư Theo luật đầu tư năm 2005, Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy đ ịnh của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư; Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài s ản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư Trong kinh tế “Đầu tư” được hiểu là sự chi tiêu mà kết quả làm tăng tài sản cho nền kinh tế (giá trị của những tài sản mua đi bán lại giữa các thực thể kinh tế với nhau không được coi là đầu tư đối với nền kinh tế). Vì vậy, có những tr ường h ợp đ ối với một cá nhân, hoặc của một tổ chức nào đó là đầu tư, nhưng xét trên phạm vi toàn n ền kinh tế thì đó không phải là đầu tư nếu quá trình đầu tư đó không tạo thêm tài sản mới. (ví dụ: một người bỏ ra một khoản tiền để mua một ngôi nhà của người khác đ ể ở thì hành vi mua bán đó không được tính là đầu tư trên phạm vi toàn nền kinh tế). Các nhà kinh tế vĩ mô chia đầu tư thành 3 loại chính như sau: đầu tư vào tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh; đầu tư vào tài sản lưu động và đầu tư vào nhà ở. 7
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế Đầu tư tài sản cố định là sự bỏ vốn ra để xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng và mua sắm trang, thiết bị và các tài sản đủ tiêu chuẩn là TSCĐ của các đơn vị sản xuất kinh doanh (làm tăng thực sự tài sản sản xuất). Theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính là những tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên 1 năm. Đầu tư tài sản lưu động là sự bỏ vốn ra để làm tăng thêm giá trị hàng hoá tồn kho của các doanh nghiệp, bao gồm cả nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm tồn kho. Đầu tư nhà ở là sự bỏ vốn ra của các hộ gia đình, các chủ đất để xây dựng nhà ở mới dùng để ở và cho thuê. Tuy nhiên có những ý kiến cho rằng đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc phạm vi đầu tư trên phương diện toàn nền kinh tế. Người ta cho rằng nhà ở thuộc tài sản tiêu dùng của các hộ gia đình. Nhưng trong cuốn sách xuất bản lần thứ 3, của N.Gregory Mankiw, Tiến sỹ kinh tế của trường Đại học Harvard coi đầu tư nhà ở thuộc phạm trù đầu tư của nền kinh tế. Đồng thời thuật ngữ “Investment” của nhiều nước hiện nay vẫn bao gồm cả lĩnh vực đầu tư về nhà ở. Vì vậy, trong bài viết này, nội dung đầu tư được đề cập đến cả lĩnh vực đầu tư vào nhà ở vì nhà ở được coi là tài sản cố định của nền kinh tế (khác với các tài sản dùng trong tiêu dùng của hộ gia đình khác mặc dù về giá tr ị và thời gian sử dụng trên một năm, nhưng không được coi là tài sản cố đ ịnh c ủa nền kinh tế). Việc phân định ranh giới giữa tài sản cố định và tài sản lưu động không phải lúc nào cũng rõ ràng, đôi khi cũng gây lúng túng cho người thu thập và xử lý thông tin, chẳng hạn đối với thiết bị, máy móc, đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định nhưng chúng chưa được đưa vào sản xuất, vẫn nằm trong kho của các đơn vị thì được xếp vào nhóm tài sản l ưu động. • Vốn đầu tư Luật đầu tư 2005 đã định nghĩa: Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Vốn nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư khác của Nhà nước. 8
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế Vốn đầu tư là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư. Như vậy theo quan điểm kinh tế vĩ mô vốn đầu tư trong kinh tế bao gồm ba nội dung chính là: Vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định; Vốn đầu tư tài sản lưu động và Vốn đầu tư vào nhà ở. Chỉ tiêu “Vốn đầu tư” với nội dung như trên là rất cần thiết cho việc tính toán các chỉ tiêu liên quan như: tích luỹ tài sản, vốn hiện có,... và dùng trong phân tích về hiệu quả của đầu tư và các phân tích khác có liên quan đến vốn đầu tư, đồng thời khái ni ệm này cũng bảo đảm phạm vi của chỉ tiêu trong so sánh quốc tế. Trước những năm 2000, do chế độ và điều kiện hạch toán, chỉ tiêu “vốn đầu tư cơ bản” hay thường gọi là “vốn đầu tư xây dựng cơ bản” được sử dụng phổ biến. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây do thay đổi cơ chế quản lý, chế độ và điều kiện hạch toán, đồng thời do quan điểm của các nhà lãnh đạo, chỉ tiêu “Vốn đ ầu tư phát tri ển” đã trở thành một chỉ tiêu thay thế chỉ tiêu “vốn đầu tư XDCB” (trong niêm giám của ngành thống kê hiện nay chỉ công bố số liệu của chỉ tiêu “vốn đầu tư phát triển”). Do vậy, phần này tôi muốn so sánh nội dung của hai chỉ tiêu “Vốn đầu tư cơ bản” và “Vốn đầu tư phát triển” với nội dung của “Vốn đầu tư trong kinh tế”. * Vốn đầu tư cơ bản và vốn đầu tư trong kinh tế Vốn đầu tư cơ bản (hay vẫn quen gọi là vốn đầu tư XDCB) là toàn bộ chi phí dành cho việc tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố đ ịnh cho nền kinh. Nội dung của vốn đầu tư cơ bản gồm: các khoản chi phí cho khảo sát thiết kế và xây lắp nhà cửa và vật kiến trúc; mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc; chi phí trồng mới cây lâu năm; mua sắm súc vật đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định và một số chi phí khác phát sinh trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định. Vốn đầu tư cơ bản không bao gồm chi phí sửa chữa lớn tài sản cố đ ịnh của các c ơ s ở sản xuất; chi phí khảo sát thăm dò chung không liên quan trực tiếp đến việc xây dựng một công trình cụ thể. Vốn đầu tư cơ bản gồm: vốn đầu tư xây lắp; vốn đầu tư mua sắm thiết bị và v ốn đ ầu tư cơ bản khác. - Vốn đầu tư xây lắp (vốn xây lắp) là phần vốn đầu tư cơ bản dành cho công tác xây dựng và lắp đặt thiết bị, máy móc gồm: vốn đầu tư dành cho 9
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế xây dựng mới, mở rộng và xây dựng lại nhà cửa, vật kiến trúc; vốn đầu tư để lắp đặt thiết bị, máy móc. - Vốn đầu tư mua sắm thiết bị (vốn thiết bị) là phần vốn đầu tư cơ bản dành cho việc mua sắm thiết bị, máy móc, công cụ, khí cụ, súc vật, cây con đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định bao gồm cả chi phí vận chuyển, bốc dỡ và chi phí kiểm tra, sửa chữa thiết bị máy móc trước khi lắp đặt. Đối với các trang thiết bị chưa đủ là tài sản cố định nhưng có trong dự toán của công trình hay hạng mục công trình để trang bị lần đầu của các công trình xây dựng thì giá trị mua sắm cũng được tính vào vốn đầu tư mua sắm thiết bị. - Vốn đầu tư cơ bản khác là phần vốn đầu tư cơ bản dùng để giải phóng mặt bằng xây dựng, đền bù hoa màu và tài sản của nhân dân, chi phí cho bộ máy quản lý của ban kiến thiết, chi phí cho xây dựng công trình tạm loại lớn. Như vậy, so với tổng số vốn đầu tư trong kinh tế như trên đề cập ta thấy như sau: nội dung của “Vốn đầu tư cơ bản” là trùng với 2 nội dung chính (trong 3 nội dung) của vốn đầu tư cho nền kinh tế đó là đầu tư tài sản cố định và đầu tư xây dựng nhà. Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề còn gây tranh luận là phần vốn chi cho việc sửa chữa lớn tài sản cố định tại các doanh nghiệp có tính vào tổng vốn đầu tư trong kinh tế hay không? vì trong nội dung của vốn đầu tư cơ bản không bao gồm phần vốn này và cách tính này là hoàn toàn phù hợp với hạch toán của các doanh nghiệp hiện nay. Tại các doanh nghiệp phần vốn này không được quyết toán vào tăng tài sản của doanh nghiệp mà được tính vào phần chi phí và được phép hạch toán vào giá thành sản ph ẩm. Nguồn vốn sửa chữa lớn TSCĐ thường lấy từ phần trích khấu hao tài sản nên không coi là đầu tư mới trong năm. Điều này hiện nay là mâu thuẫn với chỉ tiêu “Tích luỹ tài sản (giá trị tài sản tăng trong kỳ)” của Tài khoản quốc gia. Như vậy để có nội dung đầy đủ của chỉ tiêu vốn đầu tư trong kinh tế, chúng ta chỉ cần cộng thêm phần vốn đầu tư bổ sung tài sản lưu động (đầu tư hàng tồn kho) và phần vốn mua sắm TSCĐ không thuộc công trình xây dựng) vào vốn đầu tư cơ bản là đủ, tức là: 10
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế Vốn ĐT trong = Vốn ĐTCB (bao gồm cả vốn mua sắm TSCĐ+ Vốn bổ sung tài kinh tế không thuộc công trình XD) sản lưu động • Vốn đầu tư phát triển và vốn đầu tư trong kinh tế Khái niệm và nội dung vốn đầu tư phát triển hiện nay còn nhiều tranh luận. Trong đó có hai khái niệm về vốn đầu tư phát triển đang sử dụng trong ngành thống kê như sau: Vốn đầu tư phát triển là những chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động đầu tư nhằm tăng thêm tài sản tài chính (tiền vốn); tài sản vật chất (nhà máy, thiết bị, vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá, cầu cống, đường xá); tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực (trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật). Vốn đầu tư phát triển gồm: vốn đầu tư XDCB và sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn lưu động bổ sung; vốn đầu tư phát triển khác. Về nội dung của vốn đầu tư XDCB và vốn lưu động bổ sung là thống nhất với phần đã nêu trên. Vốn đầu tư phát triển khác bao gồm: chi phí thăm dò, khảo sát và qui hoạch ngành, vùng lãnh thổ; chi phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình 773 phủ xanh đất trống ven sông ven biển, Chương trình 135 hỗ trợ các xã nghèo, Chương trình sắp xếp lao động và giải quyết việc làm, chương trình giáo dục và đào tạo, chương trình y tế; Chương trình văn hoá; Chương trình phủ sóng phát thanh; chương trình mục tiêu về truyền hình; Chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình; Chương trình phát triển công nghệ thông tin, chương trình hành động phòng chống ma tuý, Chương trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình phòng chống tệ nạn mại dâm...); chi phí cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực không thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Vốn đầu tư phát triển là vốn được bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư nhằm sau một chu kỳ hoạt động hoặc sau một thời gian nhất định thu về một giá trị nhất định lớn hơn giá trị vốn đã bỏ ra ban đầu. Nội dung của vốn đầu tư phát triển gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư mua sắm thiết bị máy móc, tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư cho sửa chữa lớn tài sản cố định; vốn đầu tư bổ sung cho vốn lưu động và các nguồn vốn đầu tư phát triển khác như vốn đầu tư để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cho khoa học công nghệ, cho đào tạo nguồn nhân l ực con người 11
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế So sánh giữa nội dung của chỉ tiêu “Vốn đầu tư trong kinh tế” và “Vốn đầu tư phát triển” ta thấy: nội dung của chỉ tiêu “Vốn đầu tư” trong kinh tế không bao gồm nh ững phần đầu tư cho người lao động (hoặc nguồn lao động) như: Chi cho giáo dục, đào tạo nguồn lao động kể cả đào tạo của các doanh nghiệp và các đơn vị hành chính sự nghiệp; chi sự nghiệp khoa học công nghệ và chi cho nghiên cứu không trực tiếp liên quan đ ến công trình xây dựng nào; chi sự nghiệp y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,... và các khoản chi khác không được quyết toán vào tăng tài sản của nền kinh tế. 1.3 Mối quan hệ giữa đầu tư với tăng trường và phát triển kinh tế 1.3.1 Tốc độ tăng đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đầu tư tác động lên tăng trưởng kinh tế ở c ả hai mặt; tổng cung và tổng cầu. Yếu tố đầu tư là một nhân tố của hàm tổng cầu có dạng: Y = C + I + G + X - M (4) Trong kinh tế vĩ mô cũng như trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) Y là GDP; C là tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; I là đầu tư; G là chi tiêu dùng của nhà nước; X là xuất khẩu và M là nhập khẩu. Từ quan hệ trên ta thấy khi đầu tư (I) tăng sẽ trực tiếp làm tăng GDP. Theo Keynes thì khi đầu tư tăng một đơn vị thì sẽ làm cho GDP tăng hơn một đơn vị. Trong thực tế thì mức độ của ảnh hưởng trên còn tuỳ thuộc vào năng lực cung của nền kinh tế. Nếu năng lực cung hạn chế thì việc gia tăng tổng cầu, với bất kỳ lý do nào chỉ làm tăng giá mà thôi, sản lượng thực tế không tăng là bao. Ngược lại, nếu năng lực sản xuất (cung) dồi dào thì gia tăng tổng cầu sẽ thực sự làm tăng sản lượng, ở đây l ý thuyết của Keynes được khẳng định. Các mô hình tăng trưởng đơn giản dạng tổng cung đều nhấn mạnh đến yếu tố vốn trong tăng trưởng. Mô hình Harrod - Domar (Do hai nhà kinh tế Roy Harrod của Anh và Evsey Domar của Mỹ đưa ra vào những thập niên 40 của thế kỷ 20 và đ ược s ử dụng rộng rãi cho đến ngay nay) đưa ra mối quan hệ hàm số giữa vốn (ký hiệu K) và tăng trưởng sản lượng (ký hiệu là Y). Mô hình này cho rằng sản lượng của bất kỳ một thực thể kinh tế nào - cho dù là một doanh nghiệp, một ngành hay toàn bộ nền kinh tế - đều phụ thuộc vào số lượng vốn đã đầu tư đối với thực thể kinh tế đó và được biểu diễn dưới dạng hàm: 12
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế Y = K/k (5) Với k là hằng số, được gọi là hệ số vốn - sản lượng (Capital - output ratio) (Gillis at al,1992, trang 43), quan hệ trên chuyển sang dạng tốc độ tăng hoặc vi phân ta có: Y(t)/Y(t0) = K(t)/Y(t0).1/k (6) => k = K(t)/Y(t0)/ Y(t)/Y(t0)(7) ở đây: t là năm tính toán; t0 là năm trước năm tính toán Người ta coi Y(t)/Y(t0) chính là tốc độ tăng GDP; K(t)/Y(t0) là tỷ lệ đầu tư của năm tính toán trên GDP của năm trước đó. Điều này có nghĩa để đạt được tốc độ tăng trưởng nào đó thì nền kinh tế phải đầu tư theo một tỷ lệ nhất định nào đó từ GDP; khi chuyển sang dạng tốc độ hệ số k gọi là hệ số ICOR (incremental capital - output ratio); hệ số này cho biết để tăng thêm một đồng GDP thì cần tăng thêm bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Có một thời gian rất nhiều người thích sử dụng cách tính ICOR theo công thức này và họ đ ơn giản lấy Y(t)/Y(t0) là tốc độ tăng trưởng (công bố trong niên giám Thống kê) và họ rất băn khoăn không biết lấy tỷ lệ và giá gì cho phần tử số. Cách tính này là không th ực t ế đối với Việt Nam do nguồn số liệu không khả thi, ví dụ như họ thường lấy K là vốn từ trong Niên giám Thống kê; khái niệm vốn đầu tư trong Niên giám Thống kê thực ra không phải là vốn theo định nghĩa của các nhà kinh tế, mà cũng không hẳn là đầu tư theo SNA, nó là cái gì thì hiện nay còn đang tranh cãi! Từ quan hệ (5) cũng có thể khai tri ển (vi phân hai v ế) v ới công th ức tính ICOR nh ư sau: k = (K(t)-K(t0))/ ( GDP(t)-GDP(t0)) Đặt I = K(t) - K(t0) =>k = I/( GDP(t)-GDP(t0)) (8) Công thức tính ICOR này là chuẩn tắc và truyền thống (theo từ điển các thuật ngữ kinh tế). Khi tính toán ICOR theo công thức này cần chú ý đến vấn đề giá. Hệ số ICOR cao là không hiệu quả, thấp là hiệu quả, nhưng đối với những nền kinh tế lạc hậu, hệ số này thường cũng không cao. * Vận dụng chỉ tiêu ICOR xác định nhu cầu vốn và mục tiêu tăng trưởng Vì vốn đầu tư (I) có tác dụng tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế (g) và mức tiết kiệm (S) là nguồn gốc của đầu tư. 13
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế Ta có: g = Y/Y, (trong đó Y là chỉ tiêu kết quả sản xuất - ở đây lấy chỉ tiêu GDP), nếu gọi S là mức tiết kiệm của nền kinh tế thì tỷ lệ tích luỹ trong GDP là: s = S/Y Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên về mặt lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm (S = I). Mục đích của đầu tư là tạo ra vốn sản xuất (I = K) Từ công thức hệ số ICOR ta có: k= K/Y = I/Y Vì g = Y/Y = (IY)/(IY) = (I/Y):(I/Y) hay g = S/K Từ quan hệ trên ta, chúng ta có thể rút ra được hai điểm cơ bản sau: Một là: Xác định mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho thời kỳ mới khi xác định được khả năng tiết kiệm của nền kinh tế thời kỳ gốc và dự báo hệ số ICOR thời kỳ kế hoạch là một trong những căn cứ quan trọng đối với các nhà hoạch định trong xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Hai là: Khi đứng trước một mục tiêu tăng trưởng do yêu cầu của các cấp lãnh đ ạo đ ặt ra, mô hình cho phép chúng ta xác định được nhu cầu tích luỹ cần có đ ể đ ạt đ ược mục tiêu đó. Là căn cứ để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đã đề ra * Nhược điểm của ICOR: - Là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên khó đánh giá các hiệu quả kinh tế - xã hội. - Đầu tư ở đây chỉ là đầu tư tài sản hữu hình, còn đầu tư tài sản vô hình, tài sản tài chính không được tính đến, nên phản ánh chưa trung thực ảnh hưởng của đầu tư tới thu nhập quốc dân. - Chỉ số này không biểu hiện được rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất, vì ICOR là tỷ lệ đầu tư/sản lượng gia tăng. Chẳng hạn một bên có kỹ thuật sản xuất kém hơn, với một lượng đầu tư tương đối cũng có thể cải thiện chỉ số ICOR xấp xỉ với bên có trình độ kỹ thuật cao hơn, do kỹ thuật càng cao thì càng chậm cải tiến. Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan h ệ vận đ ộng và chuy ển hoá. M ối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thường theo chi ều thu ận, nghĩa là đ ầu t ư l ớn thì 14
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế tăng trưởng cao. Tuy nhiên cũng có nh ững tr ường h ợp di ễn bi ến theo chi ều ng ược lại, đầu tư lớn mà không hiệu quả, hoặc l ỗ nhiều. Có nh ững tr ường h ợp đ ầu t ư chưa đem lại hiệu quả ngay như đầu t ư vào các d ự án trung và dài h ạn, đ ầu t ư vào cơ sở hạ tầng. Chính do đặc điểm có đ ộ tr ễ trong hi ệu qu ả đ ầu t ư nên H ệ s ố ICOR thường được dự tính cho các kế hoạch phát tri ển dài h ạn, th ường là 5 năm. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng đ ược thể hiện thông qua h ệ s ố ICOR (Incremental Capital-Output Ratio). H ệ s ố ICOR là t ỷ l ệ v ốn đ ầu t ư so v ới t ốc đ ộ tăng trưởng (còn gọi là hệ số đ ầu t ư tăng tr ưởng). H ệ s ố ICOR cho bi ết mu ốn có một đồng tăng trưởng thì phải cần bao nhiều đồng v ốn đ ầu t ư. Hệ số ICOR biểu hiện mối quan hệ giữa mức tăng s ản l ượng đ ầu ra (kỳ t) và m ức đầu tư của kỳ (t-1) và được tính bằng công th ức: Hệ số ICOR phụ thuộc vào nguồn dự tr ữ và công ngh ệ s ản xuất. ICOR càng cao chứng tỏ đầu tư càng đắt. Hệ số ICOR ở một số nước có xu hướng tăng và ICOR ở các nước phát triển thường cao hơn ở các nước đang phát tri ển. Số liệu thống kê cho thấy hệ số ICOR th ường nằm trong kho ảng 3 và 4 trong th ế k ỷ 19, nhưng hệ số ICOR khác nhau đáng kể gi ữa các ngành kinh t ế. M ức tăng tr ưởng tiềm năng được tính bằng cách chia t ỷ l ệ đ ầu t ư cho h ệ s ố ICOR. Ví d ụ m ột n ước dùng 12% tổng thu nhập vào đầu t ư mới, và c ần 3 đ ồng đ ầu t ư đ ể tăng 1 đ ồng k ết quả/năm, khi đó tốc độ tăng tr ưởng sẽ là 4% (12%/3). N ếu h ệ s ố ICOR cao h ơn, gi ả dụ cần 4 đồng đầu tư mới để tăng 1 đồng kết quả/năm, khi đó mức tăng trưởng sẽ là 3% (12%/4). Cần lưu ý rằng một nền kinh t ế mạnh thườ ng “sống bằng” 80% kết quả, 20% còn lại có thể dùng đ ể đ ầu tư mới và làm tăng m ức tăng tr ưởng. Vì v ậy một trong số nhân tố quy ết đ ịnh mức tăng trưởng là quy mô và s ử d ụng thặng d ư xã hội. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao h ơn t ốc đ ộ tăng dân s ố thì s ản l ượng bình quân đầu người không tăng. Nếu ta muốn tính t ốc đ ộ tăng tr ưởng kinh t ế bình quân đầu ngườ i thì phải trừ đi mức tăng dân s ố t ừ mức tăng tr ưởng kinh t ế. Vì v ậy theo ví dụ trên mức tăng trưởng 4%, mức tăng dân s ố là 2% /năm s ẽ có m ức tăng tr ưởng trên 1 đồng đầu tư chỉ là 2%. Tăng trưởng kinh tế hoạt động như l ợi ích kết hợp. M ột n ền kinh t ế có s ản l ượng bình quân đầu người tăng ở mức 2%/năm s ẽ gấp đôi s ản l ượng bình quân đ ầu ng ười 15
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế trong vòng 36 năm. Nếu tốc độ tăng giảm xuống còn 1,5%, s ẽ c ần 48 năm đ ể g ấp đôi sản lượ ng. Nếu tốc độ tăng trưởng tăng lên 2,5%/năm s ẽ c ần kho ảng 29 năm. Vì vậy, việc tăng hoặc giảm tốc độ tăng tr ưởng có ý nghĩa khi xét tác đ ộng c ủa nó trong vòng 3 hoặc 4 thập kỷ (nguyên tắc 72 là ph ương pháp nhanh nh ất đ ể tính tác đ ộng của tăng trưởng tích luỹ. Đơn giản, l ấy 72 chia cho m ức tăng tr ưởng hàng năm ta sẽ có kết quả là số năm cần để gấp đôi mức sản l ượng bình quân đ ầu người). Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế bắt đ ầu khi có đ ầu t ư đ ủ đ ể chuy ển m ức tăng trưởng kinh tế trên mức tăng dân số và duy trì đ ược s ự tăng tr ưởng. Rostow, m ột sử gia kinh tế đã phát triển thuy ết “giai đo ạn” phát tri ển kinh t ế, ông g ọi đi ểm b ắt đ ầu quan trọng là giai đoạn “cất cánh” và t ừ c ất cánh đ ược s ử d ụng ph ổ bi ến. Tuy nhiên Rostow đã cố gắng để chứng tỏ r ằng phần còn l ại c ủa quá trình phát tri ển kinh t ế chắc chắn sẽ xảy ra (ít hoặc nhiều) khi giai đo ạn “c ất cánh” đã x ảy ra, m ột g ợi ý cho rằng từ “cất cánh” không hoàn toàn phù h ợp v ới th ực t ế c ủa l ịch s ử. M ột nhà kinh tế khác gọi giai đoạn bắt đầu này là “s ự đâm chồi”- b ằng ch ứng c ủa các d ấu hiệu tăng trưởng đầu tiên. Cần xét đến một số khía cạnh ít mang tính s ố l ượng hơn c ủa vi ệc tăng tr ưởng. M ột thời kỳ dài của tăng trưởng bền vững dẫn đ ến s ự tăng tr ưởng bình th ường. Các nhà lập chính sách hy vọng sẽ có tăng tr ưởng liên t ục và s ẽ s ửa đ ổi chính sách n ếu không tăng trưởng. Nếu thặng dư xã hội, hệ số ICOR và mức tăng tr ưởng kinh t ế k ết h ợp mang lại cho xã hội tốc đ ộ tăng tr ưởng 0,5%/năm / v ốn đ ầu t ư tăng tr ưởng, đi ều chắc chắn là không một ai muốn có tốc đ ộ tăng tr ưởng này. N ếu t ốc đ ộ tăng tr ưởng duy trì ở mức 0,5%/năm thì phải cần tới 144 năm đ ể gấp đôi thu nh ập t ừ 1 đ ồng v ốn. [4]. 1.3.2. Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư và tốc độ tăng trưởng Các nhà kinh tế đều thừa nhận đầu tư là một trong nh ững nhân t ố quan tr ọng nh ất đối với tăng trưởng kinh tế, muốn có tăng tr ưởng ph ải có đ ầu t ư. Tuy nhiên c ơ c ấu đầu tư (đầu tư vào đâu) là một vấn đ ề gây nhi ều tranh cãi. Các nhà kinh tế đều đồng ý với nhau rằng cần có một cơ cấu đ ầu tư hợp lý, đ ể t ạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý. Thuật ngữ "hợp lý" ở đây được hiểu là cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế như thế nào để đảm bảo được tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Mặc dù đồng ý với nhau như vậy nhưng các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về cách thức tạo ra một cơ cấu đầu tư "hợp lý". Có một số quan điểm chủ yếu sau đây: 16
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế + Quan điểm của trường phái tân cổ điển Quan điểm này cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực (Vốn, lao động...) mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này. Trường phái này khẳng định một trong những ưu điểm của kinh tế thị trường đó là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động dưới sự tự điều khiển của thị trường. Các doanh nghiệp với mục đích tối đa hoá lợi nhuận sẽ tìm kiếm những cơ hội đầu tư tốt nhất cho mình. Tuy nhiên giả thiết của trường phái tân cổ điển là thị tr ường cạnh tranh hoàn hảo. Đó là thị trường mà người bán và người mua không ai kiểm soát và có khả năng kiểm soát giá cả và có đầy đủ thông tin trong cả hiện tại và tương lai. Trong thực tế giả định này là một điều phi thực tế, nhất là về thông tin. + Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của chính phủ Quan điểm nay cho rằng do thị trường không hoàn hảo, nhất là đối với các nước đang phát triển, nên tự vận động của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu. Thông tin không hoàn hảo có thể dẫn đến sản xuất và đầu tư quá mức. Mặt khác, ở hầu hết các nước đang phát triển, kinh tế còn lạc hậu, phụ thuộc vào nông nghiệp, nếu để thị trường tự vận động sẽ không tạo ra sự phát triển mạnh mẽ. Nhà nước cần tạo ra sự khởi động ban đầu để hình thành nên các ngành công nghiệp. Sự can thiệp của Nhà nước trong việc phân bổ nguồn lực cho công nghiệp là cần thiết. Sở dĩ phải phát triển công nhiệp bởi đây là khu vực có thể tăng năng suất nhanh nhất do ứng dụng tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngoài ra khu vực này còn tạo ra kích thích cho toàn nền kinh tế. Vì lý do đó mà các nước đang phát triển chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp, hay còn gọi là quá trình công nhiệp hoá. Tuy nhiên, ở nhiều nước sự can thiệp quá mức của nhà nước vào quá trình công nghiệp đôi khi không hiệu quả. Rất nhiều ngành công nghiệp được hình thành theo ý chí ch ủ quan của một số nhà lãnh đạo, chứ không dựa trên các phân tích kinh tế kỹ càng. Tham nhũng, các hoạt động tìm kiếm đặc lợi càng làm cho vấn đề thêm nghiêm tr ọng, lúc đó nền kinh tế chịu sự rủi ro rất cao của những quyết định sai. + Quan điểm về tăng trưởng cân đối Theo Rosenstain - Rodan, khái niệm tăng trưởng cân đối được đưa ra nhằm mô tả s ự tăng trưởng cân đối giữa các ngành trong nền kinh tế. Ông đề nghị đầu tư nên hướng 17
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế một lúc vào nhiều ngành để tăng cung cũng như kích thích cầu cho nhiều sản phẩm. Sự phát triển trong công nghiệp chế biến đòi hỏi một lượng đầu tư trong một thời gian dài; từ đó phát sinh sự phát triển song song cả hàng hoá phục vụ sản xuất cũng như phục vụ tiêu dùng. Ý tưởng về cú huých lập luận rằng gia tăng mạnh mẽ về đầu tư sẽ dẫn đến mức tiết kiệm tăng lên do gia tăng trong thu nhập. Theo Rosenstain - Rodan, mục đích của viện trợ nước ngoài cho các nước kém phát triển là đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế tới một điểm mà ở đó tốc độ tăng trưởng kinh tế mong muốn có thể đạt đ ược trên nền tảng tự duy trì, không phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài. Theo Nurske: ông ủng h ộ s ự phát tri ển cân đ ối, s ản xu ất hàng lo ạt nhi ều lo ại s ản phẩm để gia tăng c ầu, lúc đó s ẽ khai thác đ ược "l ợi th ế v ề qui mô", nh ư v ậy hi ệu quả đầu tư mới cao và đ ẩy nhanh t ốc đ ộ phát tri ển. + Tăng trưởng không cân đối Hirschman (1958) đưa ra một mô hình mang tính trái ngược. Ông cho rằng sự mất cân đối giữa cung và cầu tạo ra động lực cho nhiều dự án mới. Theo cách tiếp cận này vốn đầu tư cần được nhà nước phân phối cho những ngành công nghiệp trọng điểm, nhằm tạo ra cơ hội ở những ngành khác trong nền kinh tế; khái niệm về "liên hệ ngược" và "liên hệ xuôi" cũng ra đời từ ông này. Hai khái niệm này được tính toán từ mô hình I/O. Ông cho rằng sự mất cân đối này sẽ tạo ra sự phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, nhiều định chế của cơ chế thị trường chưa hoàn chỉnh, nên các điều kiện của thị trường cạnh tranh hoàn hảo rõ ràng là chưa đáp ứng được. Mặt khác, nền kinh tế của ta đang ở mức phát triển thấp, chịu ảnh hưởng của một thời gian dài trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung... Tất cả những đặc tính đó cho thấy Nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, không thể để thị trường tự thân vận động. 18
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế PHẦN II. THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và đầu tư tròng vòng 5 năm trở lại đây – những kết quả đạt được Ở góc độ toàn nền kinh tế, hệ số ICOR biểu hiện tỷ lệ vốn đầu tư so với tốc độ tăng trưởng GDP. ở nước ta tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP còn thấp so v ới các quốc gia trong khu vực. Vấn đề đặt ra là phải có các chính sách và biện pháp đ ể tăng huy động vốn (cả về số lượng và tỷ lệ) và đặc biệt quan trọng là phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Hệ số ICOR năm 1991 của Việt Nam là 0,39, tức là để có 1 đồng tăng trưởng cần phải đầu tư 0,39 đồng vốn. Đến năm 2001, số liệu này là 3,82. Thực tế cho thấy càng tiếp cận sâu rộng với thị trường thế giới thì lợi thế cạnh tranh ban đầu sẽ giảm đi (tài nguyên phong phú, lao động rẻ). Nếu không phát huy được lợi thế cạnh tranh ban đầu và không tạo được những lợi thế cạnh tranh mới thì khó có thể đạt được mức tăng trưởng mong muốn. Đầu tư vốn cho khoa học công nghệ là một hướng đầu tư quan trọng và mang tính đ ặc thù. Vốn đầu tư cho công nghệ sẽ mang lại hiệu quả cao trong phát triển dài hạn, tuy nhiên đây cũng là lĩnh vực đầu tư có nhiều rủi ro. ở các nước mới thực hiện công nghiệp hoá, chính phủ đóng vai trò hỗ trợ chính trong phát triển khoa học và công nghệ. Hiện nay ở nước ta quy định sử dụng 2% tổng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, nhưng trong thực tế chỉ đạt 1%, (chiếm 0,2% GDP). Đây là một tỷ lệ rất thấp và bất hợp lý so với tỷ lệ 2,5-3% ở các nước công nghiệp phát triển . Theo phân tích của Báo đầu tư thì nguyên nhân của đầu tư kém hiệu quả ở nước ta hiện nay, trước hết là do việc chọn và quyết định dự án đầu tư. Nếu thời kỳ 1991-1997, h ệ số ICOR là 2,6 thì hiện nay đã tăng lên khoảng 8,0. Cùng một đơn vị vốn có thể tạo ra những mức sản lượng rất khác nhau, phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu suất của một đơn vị vốn có thể giảm nếu việc quản lý lực lượng làm việc không hiệu quả hoặc không bảo đảm đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, đồng thời cũng bị những ràng buộc về lực lượng lao động. Vì những lý do này mà mức sản lượng thu được từ một lượng vốn sẽ rất khác nhau giữa các nước. So sánh mang tính quốc tế về hệ số ICOR sẽ gặp khó khăn trong việc tính sự thay đổi về vốn. Ví dụ, 19
- Tiểu luận Kinh tế đầu tư Mối quan hệ giữa Đầu tư với Tăng trưởngvà phát triển kinh tế trong liên doanh liên kết đầu tư ở nước ta phần góp vốn đầu tư của nước chủ nhà thường tính bằng giá trị đất đai, nhà xưởng và thực tế ở nước ta giá đất quá đắt và thay đổi rất nhanh. Hoặc trong đầu tư xây dựng cơ bản thì chi phí cho giải phóng mặt bằng chiếm một phần rất lớn và chi phí này tăng lên theo giá đất đai ... do v ậy cũng gây khó khăn cho việc xác định giá trị đầu tư. Mặc dù có những khó khăn trong việc tính vốn đầu tư cũng như các yếu tố thuộc lĩnh vực quản lý, thì hệ số ICOR vẫn được sử dụng là một số đo hiệu quả đầu tư và so sánh hiệu quả đầu tư ở các nước khác nhau. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế, không chỉ được đặt ra đối với nền kinh tế của một quốc gia mà còn phải đặt ra cho từng lĩnh vực, từng ngành kinh tế và từng đơn vị kinh tế. Việc đầu tư vào đâu, đầu tư bao nhiêu và đầu tư vào thời đi ểm nào đ ể đạt được hiệu qủa kinh tế cao là những vấn đề mà các nhà đ ầu tư, đ ặc bi ệt là các nhà hoạch định chính sách, xây dựng dự án đầu tư phải nghiên cứu kỹ. Đầu tư và tăng trưởng đang trở thành vấn đề kinh tế quan trọng hiện nay của đất nước. Tăng thêm vốn đầu tư và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đầu tư và tăng trưởng sẽ mang lại hiệu quả nếu có những giải pháp thích hợp Chỉ số ICOR đo lường hiệu quả đầu tư, tính trên lượng vốn cần tăng thêm để đạt mức gia tăng một đơn vị sản lượng, chính là thông số biểu hiện cụ thể nhất của thể trạng sức khỏe nền kinh tế. Chỉ so ICOR cao đồng nghĩa với hiệu suất kinh tế thấp, nói lên tính cách “tinh và gọn” của hệ thống. Tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Tính trung bình từ năm 2007 đến 2008 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là 39.7%. Năm 2008, tỷ lệ đầu tư/GDP lên đến 43.1%, còn theo ước tính sơ bộ đ ến hết tháng 8 năm 2009 tỷ lệ này là 43,9%. Dù đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng tr ưởng ch ỉ t ừ 6 - 8.5%, và dự kiến, năm 2009, mức tăng trưởng cao của Việt Nam cũng chỉ dừng ở 5,2%, do đó, hệ số ICOR luôn ở mức cao. ICOR càng cao đồng nghĩa với hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế càng thấp. Chất lượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Ngay từ năm 2007, khi hệ số ICOR của Việt Nam dừng ở mức 5-6, đã có những cảnh báo về sự lãng phí trong đầu tư và hiệu quả thấp trong sử dụng nguồn l ực của Vi ệt Nam. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước ta hiện nay?
28 p | 4378 | 568
-
Đề tài " MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ ĐỔI MỚI CHÍNH TRỊ, NHÌN TỪ THỰC TIỄN VIỆT NAM "
18 p | 1162 | 321
-
Đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội”
18 p | 1247 | 157
-
Tiểu luận triết học: Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
24 p | 420 | 116
-
Đề tài "Mối quan hệ biện chứng giữa hội nhập kinh tế với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ"
23 p | 275 | 94
-
Tiểu luận Triết học: Mối quan hệ cá nhân và xã hội
20 p | 607 | 78
-
Tiểu luận: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế mới hiện nay ở nước ta
23 p | 293 | 66
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020
58 p | 220 | 60
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng nền kinh tế mới hiện nay ở nước ta
21 p | 182 | 44
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài
65 p | 222 | 37
-
Đề tài “Mối quan hệ biện chứng của quan hệ sản xuất - lực lượng sản xuất và sự vận dụng trong công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay”
20 p | 171 | 34
-
Tên đề tài : Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
17 p | 171 | 32
-
Đề tài "Mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế "
23 p | 175 | 22
-
Đề tài: Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam.
28 p | 159 | 21
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa tư bản chủ nghĩa với người lao động
17 p | 118 | 20
-
Đề tài : Mối quan hệ giữa tư bản và người lao động
0 p | 167 | 18
-
Đề tài: Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam
231 p | 121 | 14
-
Thông tin về những đóng góp mới của luận án - Đề tài: Mối quan hệ giữa lãnh đạo ba chiều và kết quả hoạt động của doanh nghiệp
3 p | 91 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn